Quyết định 44/2009/QĐ-TTg
Số hiệu: | 44/2009/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/03/2009 | Ngày hiệu lực: | 10/05/2009 |
Ngày công báo: | 06/04/2009 | Số công báo: | Từ số 181 đến số 182 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
KHẨN NGUY TỔNG THỂ ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP VÀO HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG CHÂM CHỈ ĐẠO ĐỐI PHÓ VỚI CÁC HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
1. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả tác hại khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; ưu tiên bảo đảm an toàn cho tính mạng con người và chỉ sử dụng biện pháp bạo lực cần thiết khi không còn cách giải quyết nào khác.
2. Ưu tiên trợ giúp cần thiết đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
3. Duy trì tối đa khả năng hoạt động bình thường tại nơi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Công ước quốc tế về hàng không dân dụng và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam tham gia.
5. Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ: Phương án đối phó tại chỗ, lực lượng tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
II. PHÂN NHÓM HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi, hành vi can thiệp bất hợp pháp được phân thành các nhóm sau:
1. Nhóm hành vi nghiêm trọng cấp độ 1 bao gồm:
a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay;
b) Chiếm đoạt và có khả năng sử dụng tàu bay như vũ khí; sử dụng tàu bay vào mục đích ném bom, rải chất độc, vũ khí sinh học, hóa học và chất phóng xạ;
c) Tấn công vũ trang trên tàu bay đang bay (tàu bay đã cất cánh khỏi mặt đất và chưa tiếp đất);
d) Tấn công vũ trang có tổ chức tại cảng hàng không, sân bay, công trình và trang thiết bị phục vụ hoạt động bay;
đ) Chiếm đoạt, gây bạo loạn khủng bố tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
e) Bắt giữ con tin trên tàu bay.
2. Nhóm hành vi nghiêm trọng cấp độ 2 bao gồm:
a) Đưa bom, mìn, súng, đạn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
b) Tấn công bằng vũ khí vào Lực lượng an ninh hàng không dân dụng, Lực lượng bảo vệ cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
c) Bắt giữ con tin tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
d) Đe dọa đặt bom, mìn, vũ khí sinh học và hóa học trên tàu bay đang bay.
3. Nhóm hành vi nghiêm trọng cấp độ 3 bao gồm:
a) Đưa chất cháy, chất nổ, vũ khí thô sơ, chất thông thường tạo thành chất nguy hiểm với mục đích chế tạo chất nổ và các vật phẩm nguy hiểm khác trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
b) Đe dọa đặt bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
c) Các hành vi phá hoại tàu bay, cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
d) Tấn công lực lượng an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ để xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
III. LỰC LƯỢNG ĐỐI PHÓ TRỰC TIẾP
1. Các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp bao gồm:
a) Lực lượng hàng không dân dụng:
- Lực lượng an ninh hàng không dân dụng (Lực lượng an ninh mặt đất và bảo vệ trên không);
- Lực lượng khẩn nguy cứu nạn;
- Lực lượng hiệp đồng, điều hành, chỉ huy bay và tìm kiếm cứu nạn;
- Lực lượng bảo vệ chuyên ngành.
b) Lực lượng công an:
- Lực lượng an ninh của Bộ Công an;
- Lực lượng đặc nhiệm của Bộ Công an;
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy;
- Lực lượng của công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận huyện, xã phường;
- Lực lượng thương lượng chuyên nghiệp.
c) Lực lượng quân đội:
- Hệ thống quản lý vùng trời, quản lý bay;
- Bộ đội đặc công;
- Bộ đội hóa học, bộ đội công binh;
- Lực lượng tìm kiếm cứu nạn;
- Bộ đội biên phòng, Hải quân (Đối với cảng hàng không, sân bay tại hải đảo).
d) Lực lượng y tế:
- Lực lượng y tế dự phòng;
- Lực lượng y tế giao thông vận tải;
- Bệnh viện Trung ương, địa phương.
2. Trách nhiệm đối phó trực tiếp của các lực lượng theo loại hình của hành vi can thiệp bất hợp pháp:
a) Chống các hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay: Lực lượng hàng không dân dụng, lực lượng quân đội;
b) Xử lý vũ khí, chất độc hóa học, sinh học, bom, mìn và chất phóng xạ: Lực lượng quân đội;
c) Chống việc sử dụng tàu bay như một vũ khí, sử dụng tàu bay vào mục đích ném bom, rải chất độc, vũ khí sinh học, hóa học và chất phóng xạ: Lực lượng quân đội theo phương án tác chiến phòng không;
d) Tấn công các loại tội phạm có vũ trang, chiếm đoạt, phá hoại, bạo loạn và bắt giữ con tin trên mặt đất: Lực lượng công an, lực lượng hàng không dân dụng, lực lượng quân đội;
đ) Chống hành vi gây rối, đưa vật phẩm nguy hiểm, xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay, công trình và trang thiết bị phục vụ hoạt động bay: Lực lượng hàng không dân dụng, lực lượng công an;
e) Công tác tìm kiếm cứu nạn: Lực lượng hàng không dân dụng; lực lượng quân đội, lực lượng công an;
g) Công tác chăm sóc y tế: Lực lượng y tế, lực lượng hàng không dân dụng.
3. Các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp được huy động một cách tương ứng, phù hợp với đặc điểm, quy mô, tính chất của hành vi can thiệp bất hợp pháp và tình hình đối phó cụ thể.
4. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam), Bộ Công an (Cục chống phản động và chống khủng bố (A42); lực lượng phòng cháy, chữa cháy), Bộ Quốc phòng (Cục Tác chiến; Ủy ban tìm kiếm cứu nạn), Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) chỉ đạo xây dựng, đào tạo, huấn luyện, trang bị các phương tiện trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho lực lượng thuộc ngành trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; chỉ đạo xây dựng các phương án điều động lực lượng, chỉ huy, tác chiến và tác nghiệp cụ thể của lực lượng thuộc ngành.
5. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay:
a) Phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, nắm tình hình, đánh giá các mối đe dọa uy hiếp đến an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Hàng không Việt Nam về áp dụng bổ sung các biện pháp phòng ngừa thích hợp với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
b) Xây dựng Kế hoạch khẩn nguy sân bay trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện;
c) Xây dựng lực lượng đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay; chỉ đạo, điều hành phối hợp các đơn vị hàng không hoạt động tại cảng hàng không, sân bay thực hiện phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; chịu sự chỉ huy của chỉ huy trưởng điều hành phối hợp các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại hiện trường;
d) Xây dựng Trung tâm Khẩn nguy cảng hàng không, sân bay, trụ sở chính để chỉ huy, điều hành việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay.
6. Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nằm ngoài cảng hàng không, sân bay:
a) Theo dõi, nắm tình hình, đánh giá các mối đe dọa uy hiếp đến an ninh hàng không tại cơ sở; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Hàng không Việt Nam về áp dụng bổ sung các biện pháp phòng ngừa thích hợp với hành vi can thiệp bất hợp pháp; ưu tiên trợ giúp tối đa để đảm bảo an toàn cho tàu bay đang bị can thiệp bất hợp pháp;
b) Xây dựng kế hoạch ứng phó không lưu của cơ sở (Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu), kế hoạch khẩn nguy cơ sở (Đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác) trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện;
c) Xây dựng lực lượng trực thuộc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại cơ sở; triển khai thực hiện phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, chịu sự chỉ huy của chỉ huy trưởng điều hành phối hợp các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại hiện trường.
7. Trách nhiệm của các hãng hàng không liên quan: Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến tàu bay, hành khách cho Ban chỉ huy đối phó, phối hợp giải quyết vụ việc và tạm ứng kinh phí cho việc đối phó.
IV. CHỈ HUY LỰC LƯỢNG TRỰC TIẾP THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
1. Lãnh đạo trực khẩn nguy của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là chỉ huy trưởng ban đầu thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay, hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cơ sở. Lãnh đạo trực khẩn nguy của cảng hàng không, sân bay là chỉ huy trưởng ban đầu thực hiện phương án đối phó đối với các hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay. Chỉ huy trưởng ban đầu, tùy từng trường hợp, bàn giao ngay quyền chỉ huy cho đại diện lực lượng quân đội, đại diện ngành công an sớm nhất khi đại diện đó đã sẵn sàng tiếp nhận quyền chỉ huy.
2. Đại diện ngành công an là chỉ huy trưởng điều hành phối hợp các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại hiện trường, trừ trường hợp đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
3. Đại diện lực lượng quân đội là chỉ huy trưởng điều hành phối hợp các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay; bàn giao quyền chỉ huy điều hành phối hợp cho đại diện ngành công an khi tàu bay không còn ở trạng thái tàu bay đang bay và đại diện ngành công an đã sẵn sàng tiếp nhận quyền chỉ huy.
4. Các lực lượng đối phó trực tiếp tại hiện trường tuyệt đối thực hiện lệnh chỉ huy của chỉ huy trưởng.
Lực lượng chỉ huy, lực lượng đối phó trực tiếp tại hiện trường được quyền sử dụng vũ khí trong các trường hợp sau đây:
1. Nổ súng cảnh cáo để uy hiếp đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp.
2. Nổ súng gây thương tích để ngăn chặn phần tử xấu đang đột nhập vào tàu bay, khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay hoặc mục tiêu bảo vệ khác.
3. Nổ súng tiêu diệt để ngăn chặn kẻ dịch, phần tử xấu đang tấn công hoặc chuẩn bị tấn công vũ trang vào tàu bay trong khi bay, tàu bay đang đỗ, khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay hoặc lực lượng đang làm nhiệm vụ.
4. Các trường hợp tác chiến của lực lượng quân đội, công an theo quy định.
VI. CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ CHO LỰC LƯỢNG ĐỐI PHÓ KHẨN NGUY
Cán bộ, nhân viên của các cơ quan, đơn vị tham gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng bị thương, hy sinh được hưởng các chính sách chế độ như thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
HỆ THỐNG CHỈ ĐẠO KHẨN NGUY ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
I. BAN CHỈ HUY KHẨN NGUY HÀNG KHÔNG QUỐC GIA
1. Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không quốc gia đươc thành lập theo quy định tại Nghị định số 74/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An ninh quốc gia, theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải để chỉ huy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp nghiêm trọng cấp độ 1 hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Quyết định cách thức, tiến trình xử lý đối với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
- Đáp ứng hoặc từ chối các yêu sách về chính trị, kinh tế của đối tượng can thiệp bất hợp pháp;
- Cho phép tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay trong lãnh thổ Việt Nam; cho phép tàu bay đang bị can thiệp bất hợp pháp cất cánh để bảo vệ an toàn cho tính mạng của hành khách;
- Cho phép hoặc mời lực lượng của nước ngoài tham gia đối phó;
- Đáp ứng hoặc từ chối các yêu cầu của phía nước ngoài có liên quan đến việc đối phó;
- Quyết định của Trưởng Ban chỉ huy hoặc Phó trưởng Ban chỉ huy chủ trì là quyết định cuối cùng của Ban chỉ huy khi điều hành đối phó với trường hợp xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp.
3. Trung tâm chỉ huy Khẩn nguy hàng không quốc gia đặt tại Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay, là trụ sở chính để Ban chỉ huy quốc gia chỉ huy, điều hành việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
II. BAN CHỈ HUY KHẨN NGUY HÀNG KHÔNG CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu quyết định thành lập Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thành phần:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Các Phó trưởng ban:
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – Phó trưởng ban thường trực;
- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Các ủy viên:
- Tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không khu vực đối với các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất; Giám đốc Cảng hàng không đối với các cảng hàng không khác;
- Giám đốc Cảng vụ Hàng không khu vực đối với các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất; Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng không tại các cảng hàng không địa phương khác.
- Chánh Văn phòng (hoặc Phó Chánh Văn phòng) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- 01 Thủ trưởng Sư đoàn Không quân, Sư đoàn Phòng không đóng tại cảng hàng không Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất; 01 Thủ trưởng đơn vị không quân, đơn vị phòng không đóng tại các cảng hàng không khác;
- Chỉ huy trưởng đơn vị cảnh sát cơ động, đặc nhiệm công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- 01 Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- 01 Lãnh đạo Trung tâm quản lý bay khu vực tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; Lãnh đạo bộ phận quản lý bay tại các địa phương khác;
- 01 Lãnh đạo đơn vị xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch y tế tại cảng hàng không quốc tế.
d) Cơ quan thường trực: Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Được triệu tập theo đề nghị của cơ quan thường trực để chỉ đạo, điều hành các cơ quan, lực lượng Trung ương và địa phương liên quan thực hiện các biện pháp đối phó, biện pháp khắc phục khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp nghiêm trọng cấp độ 1, cấp độ 2 xảy ra tại địa phương hoặc trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không quốc gia, Cục Hàng không Việt Nam;
b) Báo cáo tình hình và xin ý kiến của Ban chỉ huy quốc gia về các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không quốc gia;
c) Quyết định của Trưởng Ban chỉ huy hoặc Phó trưởng Ban chỉ huy chủ trì là quyết định cuối cùng của Ban chỉ huy khi điều hành đối phó với trường hợp xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp;
d) Cơ quan thường trực của Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Là Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy;
- Triển khai thực hiện các quyết định, chỉ đạo, điều hành, yêu cầu của Ban chỉ huy, Trưởng ban, Phó trưởng ban chỉ huy;
- Phối hợp với Cảng vụ Hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình, đánh giá nguy cơ khủng bố hàng không hoặc mức độ uy hiếp an ninh hàng không tại địa phương; kịp thời báo cáo Ban chỉ huy về nguy cơ xảy ra các hành vi can thiệp bất hợp pháp nghiêm trọng;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cụ thể tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; thông báo Phương án khẩn nguy cho Cục Hàng không Việt Nam và các đầu mối thực hiện;
- Thay mặt Ban chỉ huy khi Ban chỉ huy chưa được triệu tập trong trường hợp xảy ra các tình huống can thiệp bất hợp pháp; báo cáo khẩn cấp và liên tục diễn biến vụ việc cho Ban chỉ huy để có quyết định kịp thời.
d) Văn phòng công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay là trụ sở chính để Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, điều hành việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
III. BAN CHỈ ĐẠO KHẨN NGUY HÀNG KHÔNG CẤP HUYỆN ĐẢO
1. Đối với 02 huyện đảo Côn Đảo, Phú Quốc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo quyết định thành lập Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không cấp huyện đảo.
2. Thành phần:
a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo.
b) Các Phó trưởng ban:
- Giám đốc Công an huyện đảo – Phó trưởng ban thường trực;
- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự huyện đảo.
c) Các ủy viên:
- Giám đốc Cảng hàng không Côn Đảo, Phú Quốc;
- Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng không tại Cảng hàng không Côn Đảo, Phú Quốc;
- Chánh Văn phòng (hoặc Phó Chánh Văn Phòng) Ủy ban nhân dân huyện đảo;
- 01 Thủ trưởng đơn vị Phòng không – không quân, đơn vị Hải quân, Bộ đội biên phòng đóng tại huyện đảo;
- Chỉ huy trưởng đơn vị cảnh sát cơ động, đặc nhiệm;
- 01 Phó Phòng y tế huyện đảo;
- 01 Lãnh đạo bộ phận quản lý bay tại Cảng hàng không Côn Đảo, Phú Quốc.
d) Cơ quan thường trực: Công an huyện đảo.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Được triệu tập theo đề nghị của cơ quan thường trực để chỉ đạo, điều hành các cơ quan, lực lượng Trung ương và địa phương liên quan thực hiện các biện pháp đối phó, biện pháp khắc phục khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp nghiêm trọng cấp độ 1, cấp độ 2 xảy ra tại địa phương hoặc trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không quốc gia, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Hàng không Việt Nam;
b) Báo cáo tình hình và xin ý kiến của Ban chỉ huy quốc gia về các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền trong quá trình đối phó; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Quyết định của Trưởng Ban chỉ huy hoặc Phó trưởng Ban chỉ huy chủ trì là quyết định cuối cùng của Ban chỉ huy khi chỉ đạo, điều hành đối phó với trường hợp xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp;
d) Cơ quan thường trực của Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không huyện đảo có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Là Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy;
- Triển khai thực hiện các quyết định, chỉ đạo, điều hành, yêu cầu của Ban chỉ huy, Trưởng ban, Phó trưởng Ban chỉ huy;
- Phối hợp với Cảng vụ Hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình, đánh giá nguy cơ khủng bố hàng không hoặc mức độ uy hiếp an ninh hàng không tại địa phương; kịp thời báo cáo Ban chỉ huy về nguy cơ xảy ra các hành vi can thiệp bất hợp pháp nghiêm trọng;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cụ thể tại cảng hàng không, sân bay, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo phê duyệt; thông báo Phương án khẩn nguy cho Cục Hàng không Việt Nam và các đầu mối thực hiện;
- Thay mặt Ban chỉ huy khi Ban chỉ huy chưa được triệu tập trong trường hợp xảy ra các tình huống can thiệp bất hợp pháp; báo cáo khẩn cấp và liên tục diễn biến vụ việc cho Ban chỉ huy để có quyết định kịp thời;
đ) Văn phòng Công an huyện đảo là trụ sở chính để Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, điều hành việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
TỔ CHỨC ĐỐI PHÓ TRỰC TIẾP VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
I. TRÁCH NHIỆM ĐỐI PHÓ BAN ĐẦU CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu là đơn vị đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay. Người chỉ huy giai đoạn đối phó ban đầu triển khai các công việc sau:
a) Triển khai phương án điều hành tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp, thực hiện các biện pháp ưu tiên trợ giúp cho tàu bay về điều hành bay và các trợ giúp cần thiết khác;
b) Báo cáo ngay cho Hệ thống quản lý vùng trời – quản lý bay, Bộ Quốc phòng để chuẩn bị tiếp nhận chỉ huy đối phó;
c) Thông báo cho các cảng hàng không, sân bay, hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu Việt Nam và nước ngoài, trung tâm tìm kiếm cứu nạn liên quan chuẩn bị thực hiện phương án khẩn nguy, phương án tìm kiếm cứu nạn;
d) Nhanh chóng đánh giá tình hình ban đầu, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không là đơn vị đối phó ban đầu với mọi hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay; đối với trường hợp tàu bay đang bay là đơn vị phối hợp đối phó ban đầu. Người chỉ huy giai đoạn đối phó ban đầu triển khai các công việc sau:
a) Triển khai thực hiện phương án đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp, phương án khẩn nguy của cảng hàng không, sân bay;
b) Lệnh cho các đơn vị hàng không thuộc các phương án triển khai lực lượng; lệnh cho lực lượng an ninh hàng không bao vây, kiểm soát chặt chẽ việc ra, vào khu vực xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp;
c) Quyết định sơ tán người, phương tiện, trang thiết bị, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm trong trường hợp xét thấy cần thiết;
d) Tìm cách khống chế đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp; cho phép nổ súng trong trường hợp cần thiết theo quy định;
đ) Quyết định các biện pháp an ninh hàng không tăng cường cần thiết trên toàn cảng hàng không, sân bay;
e) Trong trường hợp có thể, tiến hành đối thoại sơ bộ với đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp nhằm tìm hiểu sự việc, yêu sách của đối tượng và những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đối phó;
g) Triển khai các biện pháp có thể nhằm trì hoãn tàu bay cất cánh đối với trường hợp tàu bay đang đỗ tại cảng hàng không, sân bay bị can thiệp bất hợp pháp;
h) Thông tin cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu triển khai phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp; yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp ưu tiên trợ giúp cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp hạ cánh, cất cánh;
i) Căn cứ cấp độ nghiêm trọng, loại hình của hành vi can thiệp bất hợp pháp và diễn biến tình hình thực tế, thông báo cho các đầu mối tiếp nhận thông tin của các lực lượng phối hợp đối phó trực tiếp để triển khai thực hiện theo phương án khẩn nguy;
k) Nhanh chóng đánh giá tình hình ban đầu, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo liên quan.
3. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là đơn vị đối phó ban đầu với mọi hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cơ sở. Người chỉ huy giai đoạn đối phó ban đầu triển khai các công việc sau:
a) Triển khai thực hiện phương án đối phó của cơ sở;
b) Quyết định sơ tán người, phương tiện, trang thiết bị, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm trong trường hợp xét thấy cần thiết;
c) Lệnh cho lực lượng an ninh của cơ sở bao vây, kiểm soát chặt chẽ việc ra, vào cơ sở, khu vực có hệ thống, thiết bị kỹ thuật cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, khu vực xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp.
d) Tìm cách khống chế đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp; cho phép nổ súng trong trường hợp cần thiết theo quy định;
đ) Trong trường hợp có thể, tiến hành đối thoại sơ bộ với đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp nhằm tìm hiểu sự việc, yêu sách của đối tượng và những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đối phó;
e) Báo cáo Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay để triển khai trợ giúp cung cấp thay thế dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
g) Căn cứ cấp độ nghiêm trọng, loại hình của hành vi can thiệp bất hợp pháp và diễn biến tình hình thực tiễn, thông báo cho các đầu mối tiếp nhận thông tin của các lực lượng phối hợp đối phó trực tiếp để triển khai thực hiện theo phương án khẩn nguy;
h) Nhanh chóng đánh giá tình hình ban đầu, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan.
II. ĐẦU MỐI TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA CÁC LỰC LƯỢNG PHỐI HỢP ĐỐI PHÓ TRỰC TIẾP.
1. Lực lượng công an:
a) Lực lượng chống phản động và chống khủng bố, lực lượng đặc nhiệm, lực lượng thương lượng chuyên nghiệp;
b) Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận huyện, xã phường;
2. Lực lượng quân đội:
a) Các đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay: Trung tâm Điều hành bay quốc gia, đơn vị phòng không, không quân liên quan;
b) Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu;
c) Bộ đội Đặc công, Bộ đội Hóa học, Bộ đội Công binh, Bộ đội Biên phòng, Hải quân có liên quan;
d) Lực lượng tìm kiếm cứu nạn: Văn phòng thường trực Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
3. Lực lượng y tế: Sở Y tế, bệnh viện trên địa bàn tỉnh, thành phố.
4. Các đầu mối tiếp nhận thông tin của các lực lượng phối hợp đối phó trực tiếp khi nhận được thông báo về hành vi can thiệp bất hợp pháp từ các đơn vị đối phó ban đầu của ngành hàng không, căn cứ cấp độ nghiêm trọng, loại hình của hành vi can thiệp bất hợp pháp và diễn biến tình hình thực tiễn được thông báo, triển khai lực lượng theo phương án đối phó, phương án điều động lực lượng, chỉ huy, tác chiến, tác nghiệp cụ thể của mình.
1. Trong trường hợp cho phép, việc thương thuyết được thực hiện với những đối tượng can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, cụ thể như chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay, cảng hàng không, sân bay, bắt giữ con tin…; có thông dịch viên trong trường hợp cần thiết.
2. Người thương thuyết phải được lựa chọn kỹ càng, được đào tạo hoặc có năng lực về kỹ thuật thương lượng, tâm lý tội phạm cùng những kiến thức cần thiết khác có liên quan.
3. Việc thương thuyết được thực hiện theo chỉ đạo của chỉ huy trưởng hiện trường.Việc chấp thuận các yêu sách liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội chỉ được thực hiện nếu được Thủ tướng Chính phủ hoặc trưởng Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không quốc gia cho phép.
IV. CHO PHÉP TÀU BAY BỊ CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP HẠ, CẤT CÁNH
1. Trường hợp tàu bay không mang quốc tịch Việt Nam, thực hiện chuyến bay bị can thiệp bất hợp pháp xin hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, việc cho phép hạ cánh được chỉ huy trưởng thực hiện phương án đối phó quyết định nếu xét thấy cần thiết vì lý do an toàn cho tính mạng của con người trên tàu bay.
2. Trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp đang dưới mặt đất thì không cho phép tàu bay cất cánh, trừ trường hợp xét thấy cần thiết vì lý do an toàn cho tính mạng của con người trên tàu bay, được sự cho phép của chỉ huy trưởng thực hiện phương án đối phó.
V. LỰC LƯỢNG AN NINH HÀNG KHÔNG TRÊN TÀU BAY
Trong trường hợp trên tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp có Lực lượng an ninh hàng không, việc nhận dạng Lực lượng an ninh, tín hiệu liên lạc ngầm, phương án đối phó của Lực lượng an ninh hàng không phải được thông tin đầy đủ cho Ban chỉ huy, Chỉ huy trưởng tại hiện trường để phối hợp hành động một cách hiệu quả.
VI. HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Trong thời gian đang tổ chức đối phó với trường hợp can thiệp bất hợp pháp, mọi diễn biến vụ việc và công tác đối phó phải được thông tin kịp thời giữa Ban chỉ huy, Chỉ huy trưởng tại hiện trường, các lực lượng đối phó trực tiếp.
2. Đường dây thông tin vô tuyến, hữu tuyến phải được kết nối thông suốt liên tục giữa các trụ sở của Ban chỉ huy các cấp, giữa Ban chỉ huy với Chỉ huy trưởng tại hiện trường, giữa Chỉ huy trưởng tại hiện trường với các lực lượng đối phó trực tiếp.
3. Trưởng Ban chỉ huy, Chỉ huy trưởng lực lượng trực tiếp thực hiện đối phó chỉ định liên lạc viên để bảo đảm thông tin liên lạc trong trường hợp cần thiết.
VII. KẾT THÚC GIAI ĐOẠN ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
1. Trưởng Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không thực hiện chức năng chỉ đạo, điều hành thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp quyết định kết thúc giai đoạn đối phó; tổ chức rút kinh nghiệm tổng thể toàn bộ quá trình đối phó, báo cáo cơ quan cấp trên; tổ chức họp báo.
2. Chỉ huy trưởng các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại hiện trường quyết định khoanh vùng duy trì việc bảo vệ khu vực hiện trường cần thiết để phục vụ cho công tác khám nghiệm và điều tra.
3. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo việc khắc phục hậu quả và khôi phục các hoạt động hàng không trở lại bình thường; báo cáo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và các quốc gia khác có liên quan về hành vi can thiệp bất hợp pháp theo nghĩa vụ của quốc gia thành viên quy định tại các Công ước quốc tế.
1. Chỉ có Trưởng Ban chỉ huy Khẩn nguy các cấp, Người phát ngôn chính thức được cung cấp thông tin liên quan đến công tác đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cho các cơ quan thông tin đại chúng, người bị hại hay thân nhân của người bị hại; Ban chỉ huy Khẩn nguy các cấp chỉ định cán bộ là Người phát ngôn chính thức.
2. Cơ quan thường trực các cấp thu xếp địa điểm làm Trung tâm thông tin, cử người tham gia giúp việc cho Người phát ngôn chính thức.
3. Nội dung thông tin chính thức ra bên ngoài phải được Ban chỉ huy kiểm duyệt.
CƠ SỞ ĐẢM BẢO, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI LIỆU PHỤC VỤ ĐỐI PHÓ
I. TRUNG TÂM KHẨN NGUY HÀNG KHÔNG QUỐC GIA
1. Trung tâm Khẩn nguy hàng không quốc gia đặt tại Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay.
2. Trung tâm phải đảm bảo thuận lợi cho các bộ phận hoạt động theo từng chức năng riêng và thuận lợi cho việc chỉ huy, điều hành, sinh hoạt của Ban chỉ huy; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt theo quy định.
II. TRUNG TÂM KHẨN NGUY CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ HUYỆN ĐẢO
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo, căn cứ thực tiễn để quyết định vị trí thiết lập Trung tâm Khẩn nguy của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo trong đó có chức năng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Trung tâm phải đảm bảo thuận lợi cho các bộ phận hoạt động theo từng chức năng riêng và thuận lợi cho việc chỉ huy, điều hành và sinh hoạt của Ban chỉ huy; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt theo quy định.
III. TRUNG TÂM KHẨN NGUY CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
1. Tại mỗi cảng hàng không, sân bay dân dụng phải thiết lập một Trung tâm Khẩn nguy của cảng hàng không, sân bay, trong đó có chức năng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và chỉ huy thực hiện phương án khẩn nguy của cảng hàng không, sân bay.
2. Trung tâm Khẩn nguy của cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Vị trí đặt Trung tâm phải thuận lợi cho việc chỉ huy điều hành đối phó;
b) Trung tâm phải đảm bảo thuận lợi cho các bộ phận hoạt động theo từng chức năng riêng và thuận lợi cho việc chỉ huy, điều hành và sinh hoạt của Ban chỉ huy; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt theo quy định.
3. Trong trường hợp do hành vi can thiệp bất hợp pháp không thể sử dụng được Trung tâm Khẩn nguy của cảng hàng không, sân bay, Trung tâm chỉ huy được chuyển về Trung tâm Khẩn nguy của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo.
IV. TRUNG TÂM CHỈ HUY LƯU ĐỘNG TẠI HIỆN TRƯỜNG
1. Tùy từng trường hợp, có thể thiết lập trung tâm chỉ huy lưu động tại hiện trường, được trang bị đủ trang thiết bị, phương tiện, hệ thống thông tin cần thiết tối thiểu phục vụ cho việc chỉ huy của Chỉ huy trưởng hiện trường và thông tin thông suốt với Ban chỉ huy.
2. Tại mỗi cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất ít nhất phải có hai xe chỉ huy có các trang thiết bị, phương tiện, hệ thống thông tin cần thiết tối thiểu để phục vụ cho việc thiết lập Trung tâm chỉ huy đối phó lưu động tại hiện trường.
V. KHU VỰC TẬP KẾT TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
1. Tại mỗi cảng hàng không, sân bay phải bố trí các khu vực tập kết thích hợp nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc đối phó, an toàn cho các hoạt động bình thường khác và tiện lợi cho việc kiểm soát, di chuyển.
2. Các khu vực tập kết gồm:
a) Khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa khi được đưa từ tàu bay xuống;
b) Khu vực tập kết của các lực lượng tham gia đối phó;
c) Khu vực tập kết nạn nhân để tiến hành sơ cấp cứu;
d) Khu vực chứa, vận chuyển và xử lý bom mìn.
VI. KHU VỰC ĐỖ BIỆT LẬP CỦA TÀU BAY BỊ CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP
1. Mỗi cảng hàng không, sân bay phải thiết lập khu vực đỗ biệt lập dành cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp để ưu tiên sử dụng khi có thể.
2. Khu vực đỗ biệt lập phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Vị trí khu vực đỗ biệt lập không nằm trong sân đỗ chính và phải có một khoảng cách an toàn với nhà ga, nhà xưởng, ít gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường khác tại cảng hàng không, sân bay;
b) Thuận tiện cho việc quan sát và triển khai lực lượng đối phó.
VII. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN, HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC, TÀI LIỆU VÀ HẬU CẦN, Y TẾ
1. Bảo đảm trang thiết bị
a) Quần áo chuyên dụng xử lý bom mìn, chất phóng xạ, áo giáp mũ chống đạn, mặt nạ phòng độc dùng cho cá nhân;
b) Thiết bị phát hiện, xử lý vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất hóa học và chất phóng xạ;
c) Phương tiện, thiết bị, chứa, vận chuyển, rà, phá, xử lý bom, mìn;
d) Thiết bị nhìn, bao gồm cả thiết bị nhìn ban đêm;
đ) Thiết bị phát hiện đối tượng (Phát hiện đối tượng sau các bức tường bằng bức xạ nhiệt);
e) Thiết bị thông tin liên lạc đặc chủng trang bị cho cá nhân;
g) Thiết bị y tế phục vụ cấp cứu nạn nhân;
h) Trang bị, thiết bị tìm kiếm, cứu nạn theo quy định;
i) Máy tính, vô tuyến, bàn ghế, tủ và các trang thiết bị văn phòng, ống nhòm, đồng hồ các loại cho biết giờ địa phương và giờ quốc tế, bảng trắng, bút đánh dấu, thước chỉ dẫn, đèn pin,…;
k) Màn hình camera để quan sát trực tiếp hiện trường, máy thu băng, vô tuyến truyền hình có thể xem được chương trình của địa phương và máy, màn hình thông báo về các chuyến bay đang hoạt động tại sân bay;
l) Găng tay, mũ, ủng và mặt nạ các loại.
2. Bảo đảm phương tiện
a) Xe chỉ huy (Trực tại các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất);
b) Xe, thiết bị chữa cháy và các loại nguyên liệu chữa cháy;
c) Phương tiện vận chuyển lực lượng đối phó;
d) Xe cứu thương, lều bạt, cáng thương, dụng dụ y tế và thuốc men cho việc sơ cấp cứu;
đ) Phương tiện tìm kiếm, cứu nạn theo quy định;
e) Phương tiện thông tin liên lạc di động đặc chủng.
3. Bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc
a) Hệ thống thu phát vô tuyến lưu động UHF,
b) Máy thu VHF có khả năng thu được tần số trong giải băng tần trên tàu bay từ 117,0 đến 136,0 MHz;
c) Hệ thống thông tin có thể đàm thoại được giữa Trung tâm chỉ huy và tàu bay, giữa Trung tâm chỉ huy với các lực lượng tham gia đối phó và Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không quốc gia, Ban chỉ huy Khẩn nguy các cấp;
d) Hệ thống điện thoại liên lạc được giữa Trung tâm chỉ huy với các cơ quan trọng yếu trong và ngoài cảng hàng không;
đ) Máy Fax, máy điện báo, đường truyền SITA với các hãng hàng không và thiết bị ghi âm;
e) Hệ thống trang thiết bị phục vụ thương thuyết.
4. Bảo đảm tài liệu phục vụ cho hoạt động đối phó.
a) Phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
b) Các Chương trình an ninh hàng không;
c) Các phương án khẩn nguy của cảng hàng không, sân bay;
d) Phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp;
đ) Bản đồ cảng hàng không, sơ đồ hiện trường tỷ lệ 1/2000; 1/500 được vẽ trên giấy kẻ ô vuông (Các chi tiết thiết kế trong từng ô phải được thể hiện);
e) Sơ đồ bên trong của tất cả các loại máy bay đang hoạt động theo lịch tại sân bay (Những chi tiết kỹ thuật như chiều cao khung cửa tính từ mặt đất, các nơi có thể tiếp cận bí mật từ bên ngoài vào trong máy bay phải được thể hiện…)
g) Danh bạ điện thoại của tập thể, cá nhân liên quan đến việc chỉ đạo, chỉ huy, các cơ quan quan trọng của Chính phủ, các Đại sứ quán và các tổ chức, cá nhân cần thiết khác;
h) Tần số bộ đàm và các biểu đồ mạng lưới, danh hiệu để các nhân viên điều hành thiết bị sử dụng;
i) Phương án sơ cứu, cách ly nạn nhân.
5. Bảo đảm hậu cần, y tế
Bảo đảm hậu cần, y tế là việc bảo đảm ăn, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, cấp cứu y tế cho các lực lượng tham gia đối phó và phục vụ các yêu cầu của quá trình đối phó bao gồm:
a) Lương thực, thực phẩm, nước uống;
b) Thiết bị, thuốc chữa bệnh, sơ cấp cứu tại hiện trường.
I. DIỄN TẬP ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP CẤP CƠ SỞ
1. Các đơn vị liên quan thuộc các lực lượng tham gia trực tiếp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tổ chức diễn tập đối phó cấp cơ sở theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, có sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan.
2. Diễn tập đối phó cấp cơ sở được tổ chức tối thiểu 01 năm/01 lần đối với mỗi ngành.
II. DIỄN TẬP ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP CẤP NGÀNH
1. Cục Hàng không Việt Nam phối hợp Ban chỉ huy Khẩn nguy cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp ngành, có sự tham gia của các đơn vị thuộc ngành hàng không, các lực lượng liên quan tại địa phương.
2. Diễn tập đối phó cấp ngành được tổ chức tối thiểu 02 năm/01 lần.
III. DIỄN TẬP ĐỐI PHÓ VỚI HÀNH VI CAN THIỆP BẤT HỢP PHÁP CẤP QUỐC GIA
1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp quốc gia, có sự tham gia của các lực lượng liên ngành liên quan.
2. Diễn tập đối phó cấp quốc gia có thể được tiến hành cùng với diễn tập tìm kiếm cứu nạn cấp quốc gia do Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn tổ chức.
3. Diễn tập đối phó cấp quốc gia được tổ chức tối thiểu 03 năm/01 lần.
1. Ngân sách Trung ương;
2. Ngân sách địa phương;
3. Kinh phí của doanh nghiệp.
II. NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ KINH PHÍ
Lực lượng thuộc cơ quan cấp nào thì bố trí kinh phí và sử dụng từ nguồn kinh phí của cơ quan cấp đó, cụ thể:
1. Đối với kinh phí bảo đảm hoạt động cho Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không quốc gia, Trung tâm Khẩn nguy của Ban chỉ huy quốc gia; kinh phí tổ chức diễn tập đối phó cấp quốc gia, ngành; kinh phí cho hoạt động đào tạo, huấn luyện và mua sắm trang thiết bị của Ban chỉ huy và Trung tâm Khẩn nguy hàng không quốc gia quản lý do ngân sách Trung ương đảm nhận;
2. Đối với kinh phí bảo đảm hoạt động cho Ban chỉ huy Khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo, Trung tâm Khẩn nguy của Ban chỉ huy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo; kinh phí tổ chức diễn tập đối phó cấp cơ sở, kinh phí cho hoạt động đào tạo, huấn luyện và mua sắm trang thiết bị của Ban chỉ huy và Trung tâm Khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo quản lý do ngân sách địa phương đảm nhận.
3. Kinh phí cho các hoạt động nêu trên được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm. Việc lập, xây dựng dự toán và thanh toán kinh phí thực hiện theo đúng các quy định của Luật ngân sách nhà nước;
4. Các nhiệm vụ do doanh nghiệp thực hiện thì bố trí kinh phí của doanh nghiệp và được hạch toán vào chi phí kinh doanh để thực hiện./.
PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 44/2009/QD-TTg |
Hanoi, March 26, 2009 |
ON THE GENERAL EMERGENCY PLAN AGAINST ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE IN CIVIL AVIATION
PRIME MINISTER
Pursuant to the Law of Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law of Vietnam Civil Aviation dated July 12, 2006;
At the request of the Minister of Transport,
DECISION
Article 1. The general emergency plan against acts of unlawful interference in civil aviation is promulgated.
Article 2. This decision shall come into force 45 days after the date that it is signed.
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government agencies, chairpersons of provincial People's Committees and heads of relevant organizations shall be responsible for implementing this Decision./.
|
PRIME MINISTER |
FOR GENERAL EMERGENCY AGAINST ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE IN CIVIL AVIATION
(Annexed to the Prime Minister’s Decision No. 44/2009/QD-TTG dated March 26, 2009)
GENERAL PRINCIPLES AGAINST ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE
I. OBJECTIVE, REQUISITE AND PRECEPT OF INSTRUCTIONS ON COMBATING ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE
1. Preclude actively, combat effectively and minimize adverse consequences of acts of unlawful interference in civil aviation; prioritize the protection of human life and employ necessary violent measures only in the absence of other solutions.
2. Prioritize the provision of essential supports to unlawfully interfered aircrafts.
3. Maintain most of normal operations in unlawfully interfered places.
4. Adhere to the laws of Vietnam and accord with international civil aviation conventions and international agreements to which Vietnam is a signatory.
5. Incorporate 4 on-site principles: On-site procedure, on-site force, on-site equipment and on-site logistics.
II. CLASSIFICATION OF ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE
The following classification of the acts of unlawful interference is built on the seriousness of such acts:
1. Class 1 includes:
a) Unlawful seizure of an aircraft;
b) Seizure and possible use of an aircraft as weapon; use of an aircraft for the purpose of bombing or dispersing toxic substances, weapon-grade biological or chemical agents and radioactive materials;
c) Armed assault on an aircraft in flight (which took off and has not landed);
d) Organized armed assault on an airport or aerodrome or on aeronautical facilities;
dd) Seizing, rioting or terrorizing an airport, aerodrome and air navigation facilities;
e) Hostage-taking on board an aircraft.
2. Class 2 includes:
a) Unlawful introduction of bomb, mine, firearm, ammunition, biological or chemical weapon, radioactive material on board an aircraft or into an airport or aerodrome and into air navigation facilities;
b) Armed assault on civil aviation security staff or guards of an airport or aerodrome and of air navigation facilities;
c) Hostage-taking at an airport or aerodrome and at air navigation facilities.
d) Threatening to bomb or deploy biological and chemical weapon on board an aircraft in flight.
3. Class 3 includes:
a) Unlawful introduction of inflammables, detonating material, non-firearm weapon, common material convertible into dangerous substances on board an aircraft or into an airport or aerodrome and into air navigation facilities for the purpose of making explosives or other hazardous items;
b) Threatening to bomb or deploy biological or chemical weapon at an airport or aerodrome and at air navigation facilities;
c) Sabotage of an aircraft, airport or aerodrome and air navigation facilities;
d) Assault on aviation security staff or guards for unlawful intrusion on board an aircraft or into an airport or aerodrome and air navigation facilities.
1. The following units shall directly implement the plans against acts of unlawful interference:
a) Civil aviation units:
- Civil aviation security staff (ground and airspace security);
- Emergency rescue staff;
- Coordinating, operation, air traffic control, search and rescue staff;
- Specialized guard.
b) Police:
- Security units of the Ministry of Public Security;
- Special units of the Ministry of Public Security;
- Firefighting units;
- Provincial, district-level, communal or precinct-level police units;
- Professional negotiation units.
c) Military:
- Airspace and air traffic management system;
- Commando corps;
- Chemical corps, engineer corps;
- Search and rescue units;
- Border guards, naval units (for airports and aerodromes on islands).
d) Medical units:
- Preventive medicine units;
- Transport health service units;
- Central and local hospitals.
2. The units’ responsibilities for direct response to acts of unlawful interference:
a) Combat against acts of unlawful interference with aircrafts in flight: Civil aviation units, military units;
b) Handling of weapons, chemical or biological toxic, bombs, mines and radioactive materials: Military units;
c) Combat against the use of aircraft as weapon; use of aircraft for the purpose of bombing or dispersing toxic substances, weapon-grade biological or chemical agents and radioactive materials: Military units in compliance with tactical air defense plans;
d) Combat against armed criminals, seizure, sabotage, rebellion and hostage-taking on the ground; Police units, civil aviation units, military units;
dd) Combat against riot, unlawful introduction of hazardous items or unlawful intrusion on board an aircraft or into an airport or aerodrome and aeronautical facilities: Civil aviation units, police units;
e) Search and rescue: Civil aviation units, military units, police units;
g) Medical care: Medical units, civil aviation units.
3. The units that implement directly the plans against the acts of unlawful interference shall be mobilized according to the traits, scope and nature of the acts of unlawful interference and specific response.
4. Ministry of Transport (Civil Aviation Authority of Vietnam), Ministry of Public Security (Counter-terrorism and anti-reactionary bureau (A42); firefighting units), Ministry of National Defense (Department of Warfare; Search and rescue committee) and Ministry of Health (Preventive Medicine Department) shall instruct the development and training of personnel, the provision of the technical equipment necessary for the related units to implement the plans against the acts of unlawful interference, and the formulation of specific plans for the related units’ mobilization, command and operation, in accordance with their functions and missions.
5. Responsibilities of the operators of airports and aerodromes:
a) Cooperate with functional agencies in supervising, apprehending and evaluating threats against the aviation security at airports and aerodromes; in advising provincial People's Committees and the Civil Aviation Authority of Vietnam on implementing additional preventive measures against the acts of unlawful interference accordingly;
b) Formulate and present airport emergency plans to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval and implementation;
c) Develop the units responding to the acts of unlawful interference at airports and aerodromes; instruct, operate and cooperate with the aviation units functioning in airports and aerodromes in implementing the emergency plans against the acts of unlawful interference; adhere to instructions by the chief of command who coordinates the units implementing directly the plans against the acts of unlawful interference;
d) Set up an emergency center in airports, aerodromes and main premises to command and operate the combat against the acts of unlawful interference at airports and aerodromes.
6. Responsibilities of air navigation service providers located outside airports and aerodromes:
a) Supervise, apprehend and evaluate threats against the aviation security at their premises; advise provincial People's Committees and the Civil Aviation Authority of Vietnam on implementing additional preventive measures against the acts of unlawful interference accordingly; prioritize the provision of maximum supports to safeguard the aircrafts unlawfully interfered;
b) Formulate and present air traffic control response plan (if providing air traffic control services) or emergency plans (if providing other air navigation services) to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval and implementation;
c) Develop the related units that respond to the acts of unlawful interference in their premises; implement the emergency plans against the acts of unlawful interference, abide by the instructions of the chief of command who coordinate the units implementing directly and on-site the plans against the acts of unlawful interference.
7. Responsibility of relevant airlines: Furnish the information and documents concerning the aircrafts and passengers to the response command committee, cooperate in handling the situations and advance the response expenditure.
IV. CHIEF OF COMMAND OF THE UNITS IMPLEMENTING DIRECTLY THE PLANS AGAINST THE ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE
1. The managerial person on emergency response duty of an air navigation service provider shall be the initial chief of command for implementing the plan against the acts of unlawful interference with a relevant aircraft in flight or with the provider's premises. The managerial person on emergency response duty at an airport or aerodrome shall be the initial chief of command for implementing the plan against the acts of unlawful interference with such airport or aerodrome. The initial chief of command, as the cases vary, shall hand over the right of command to the representatives of the military and police immediately upon such representatives’ readiness for taking over command.
2. The representative of the police shall be the chief of command for coordinating the units that directly implement on-site the plans against the acts of unlawful interference, except for the unlawful interference with aircrafts in flight.
3. The representative of the military shall be the chief of command for coordinating the units that directly implement the plans against the acts of unlawful interference with an aircraft in flight. Such person shall hand over the right of command to the police representative when the aircraft no longer flies and the police representative is ready to take over command.
4. The units responding directly on-site shall strictly adhere to the instructions of the chief of command.
The units in command and giving on-site response shall have the right to deploy weapons in the following circumstances:
1. Fire warning shot(s) to intimidate the perpetrators of the acts of unlawful interference.
2. Shoot to wound and hinder malfeasants from intruding on board an aircraft or into a restricted area of an airport, aerodrome, air navigation facility or protected premises.
3. Shoot to kill and stop adversaries and malfeasants that are assaulting or going to commit an armed assault on a flying or parking aircraft, on a restricted area of an airport, aerodrome or air navigation facility, or on a unit on duty.
4. Military or police combats pursuant to regulations.
VI. BENEFITS FOR EMERGENCY RESPONSE UNITS
Personnel of the bodies and units responding to the acts of unlawful interference in civil aviation, when injured or killed in action, shall receive benefits similar to those for the soldiers wounded and killed in action pursuant to the legal regulations.
EMERGENCY COMMAND SYSTEM AGAINST ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE
I. NATIONAL AVIATION EMERGENCY COMMAND COMMITTEE
1. The national aviation emergency command committee is established pursuant to the Government’s Decree No. 74/2007/ND-CP dated May 09, 2007 on the implementation of certain articles of the National Security Law and the request by the Ministry of Transport with the aim of responding to the 1st-class acts of unlawful interference or upon requests of the Prime Minister.
2. Mission and authority:
- Decide the methods and processes to handle the acts of unlawful interference;
- Accede to or reject the political and financial demands of the perpetrators of the acts of unlawful interference;
- Approve the landing of aircrafts unlawfully interfered at airports and aerodromes in the territories of Vietnam; approve the take-off of aircrafts unlawfully interfered to safeguard the lives of passengers;
- Approve or solicit the participation of foreign forces;
- Agree to or decline foreign entities' demands concerning the response activities;
- The decisions of the committee’s head or vice head in charge shall be final for responding to the acts of unlawful interference.
3. National aviation emergency command center shall be based in the office of Vietnam Air Navigation Services Corporation and act as the National command committee’s headquarter for its commanding and operation of activities against the acts of unlawful interference.
II. AVIATION EMERGENCY COMMAND COMMITTEE OF PROVINCES AND CENTRAL-AFFILIATED CITIES
1. Chairpersons of People’s Committees of the provinces and central-affiliated cities where an airport, aerodrome or air traffic control service facility is located shall decide the establishment of the establishment of the provincial aviation emergency command center accordingly.
2. Composition of the committee:
a) Head: Chairperson of the People’s Committee of in the province or central-affiliated city.
b) Vice heads:
- Director of the police department of the province or central-affiliated city - Standing vice head;
- Chief of the military command of the province or central-affiliated city.
c) Members:
- General Director of the local airports corporation for international airports such as Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat; Director of the airport for other airports;
- General Director of the local airports authority for international airports such as Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat; Chief representative of the airports authority for other local airports.
- Chief of Office (of Deputy Chief of Office) of the People’s Committee of the province or central-affiliated city;
- 01 head officer of the air division or air defense division based in the airports that are Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat; 01 head officer of the air division or air defense division based in other airports;
- Chief of command of the mobile or special police unit of the province or central-affiliated city;
- 01 Vice Director of the Department of Health of the province or central-affiliated center;
- 01 manager of the local air traffic management center in Ha Noi, Da Nang or Ho Chi Minh city; a manager of the air traffic management body in other provinces;
- 01 manager of the immigration, customs and quarantine unit of the international airport.
d) Standing body: Police department of the province or central-affiliated city.
3. Mission and authority:
a) Be summoned by the standing body to command relevant central and local agencies’ and units’ implementation of response and rectification measures upon the occurrence of local 1st-class and 2nd-class acts of unlawful interference or upon the request of the National aviation emergency command committee or the Civil Aviation Authority of Vietnam;
b) Report to and enquire of the national command committee its instructions on the matters beyond authority, which ensue during the missions; adhere to the command of the National aviation emergency command committee;
c) The decisions of the committee’s head or vice head in charge shall be final for responding to the acts of unlawful interference;
d) The standing body of the aviation emergency command committee of a province or central-affiliated city shall be responsible for:
- Acting as the permanent office of the command committee;
- Carrying out the decisions, instructions, commands and requests of the command committee, its head or vice head in charge;
- Cooperating with airports authorities, airports corporations, relevant enterprises and units in supervising and summarizing situations, evaluating the risk of aviation terrorism or the level of threat to local aviation security; reporting to the command committee promptly about the possibility of the serious acts of unlawful interference;
- Leading and cooperating with relevant units in formulating emergency plans against the acts of unlawful interference at airports, aerodromes and air traffic control facilities, presenting such plans to the chairperson of the provincial People’s Committee for approval; notifying the Civil Aviation Authority of Vietnam and contact agencies of such emergency plans for implementation;
- Representing the command committee, if not yet summoned, upon the acts of unlawful interference; reporting the emergency and giving continuous updates to the command committee for timely decisions.
d) The police department of the province or central-affiliated city, when the airport, aerodrome or air navigation facility concerned is located, shall be the headquarter of the provincial aviation emergency command committee for the management of the response to the acts of unlawful interference.
III. ISLAND-BASED AVIATION EMERGENCY COMMAND COMMITTEE
1. Chairpersons of People’s Committees of Con Dao and Phu Quoc island districts shall decide the establishment of the relevant island-based aviation emergency command committee.
2. Composition of the committee:
a) Head: Chairperson of the People’s Committee of the island district.
b) Vice heads:
- Director of the police department of the island district - Standing vice head;
- Chief of the military command of the island district.
c) Members:
- Director of Con Dao or Phu Quoc airport;
- Chief representative of the airports authority of Con Dao or Phu Quoc airport;
- Chief of office (or Deputy Chief of office) of the People’s Committee of the island district;
- 01 head officer of the air force - air defense division, the naval unit and the border guard based in the island district;
- Chief of command of the mobile and special police units;
- 01 vice manager of the island district’s clinic;
- 01 head of the air traffic management division of Con Dao or Phu Quoc airport.
d) Standing body: Police department of the island district.
3. Mission and authority:
a) Be summoned by the standing body to command relevant central and local agencies’ and units’ implementation of response and rectification measures upon the occurrence of local 1st-class and 2nd-class acts of unlawful interference or upon the request of the National aviation emergency command committee or the Civil Aviation Authority of Vietnam;
b) Report to and enquire of the national command committee its instructions on the matters beyond authority, which ensue during the response process; adhere to the command of the aviation emergency command committee of the relevant province or central-affiliated city;
c) The decisions of the committee’s head or vice head in charge shall be final for responding to the acts of unlawful interference;
d) The standing body of the aviation emergency command committee of an island district shall be responsible for:
- Acting as the permanent office of the command committee;
- Carrying out the decisions, instructions, commands and requests of the command committee, its head or vice head in charge;
- Cooperating with airports authorities, airports corporations, relevant enterprises and units in supervising and summarizing situations, evaluating the risk of aviation terrorism or the level of threat to local aviation security; reporting to the command committee promptly about the possibility of the serious acts of unlawful interference;
- Leading and cooperating with relevant units in formulating emergency plans against the acts of unlawful interference at the airport or aerodrome, presenting such plans to the chairperson of the People’s Committee of the island district for approval; notifying the Civil Aviation Authority of Vietnam and contact agencies of such emergency plans for implementation;
- Representing the command committee, if not yet summoned, upon the acts of unlawful interference; reporting the emergency and giving continuous updates to the command committee for timely decisions.
dd) The office of the island district’s police department shall be the headquarter of the provincial aviation emergency command committee for responding to the acts of unlawful interference.
DIRECT RESPONSE TO THE ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE
I. AVIATION ENTITIES’ RESPONSIBILITY FOR INITIAL RESPONSE
1. Air traffic control service provider shall respond initially to the acts of unlawful interference with an aircraft in flight. The chief of command of initial response shall:
a) Implement the plan(s) for operating aircrafts unlawfully interfered, carry out priority measures to support the aircrafts in regard to flight management and other essential aids;
b) Report immediately to the airspace - air traffic management system and Ministry of National Defense for preparing the response;
c) Furnish information to Vietnamese and foreign airports, aerodromes and air traffic control facilities, relevant search and rescue centers for preparing to implement an emergency plan or search and rescue plan;
d) Evaluate the initial situation swiftly then report to the Civil Aviation Authority of Vietnam and Vietnam Air Navigation Services Corporation.
2. Airports corporations shall respond initially to all acts of unlawful interference in airports and aerodromes; or shall support initially the response to the unlawful interference with aircrafts in flight. The chief of command of initial response shall:
a) Carry out the plan(s) for response to the acts of unlawful interference and the airport and aerodrome emergency plan(s);
b) Command aviation units concerning such plan(s) to deploy personnel; command the aviation security unit to lay a siege and control closely the entry and exit at the area unlawfully interfered;
c) Decide the evacuation of people, vehicles, equipment and assets from danger if deemed necessary;
d) Strive to constrain the perpetrators of the acts of unlawful interference; authorize the discharge of firearm(s) pursuant to regulations when deemed necessary;
dd) Decide the additional aviation security measures necessary for the entire airport and aerodrome;
e) Engage in a basic conversation, when possible, with the perpetrators of the acts of unlawful interference to inquire the situation, their demands and other information necessary for the response process;
g) Carry out measures to defer the take-off of aircrafts parking at the airport or aerodrome under unlawful interference;
h) Furnish information to air traffic control service providers for their implementation of the plan(s) for operating a flying aircraft unlawfully interfered; request relevant units to conduct priority measures for supporting the landing or take-off of the aircraft unlawfully interfered;
i) Notify the direct response units’ contacts for their implementation of an emergency plan according to the seriousness and type of the acts of unlawful interference and the actual situation;
k) Evaluate the initial circumstance swiftly then report to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the police department of the relevant province, central-affiliated city or island district.
3. Air navigation service providers shall respond initially to all acts of unlawful interference in their premises. The chief of command of initial response shall:
a) Carry out the service provider's response plan(s);
b) Decide the evacuation of people, vehicles, equipment and assets from danger if deemed necessary;
c) Command the service provider’s security unit to lay a siege and control closely the entry and exit at the premises where technical systems and equipment for air navigation services are unlawfully interfered.
d) Strive to constrain the perpetrators of the acts of unlawful interference; authorize the discharge of firearm(s) pursuant to regulations when deemed necessary;
dd) Engage in a basic conversation, when possible, with the perpetrators of the acts of unlawful interference to inquire the situation, their demands and other information necessary for the response process;
e) Report to Vietnam Air Navigation Services Corporation for support of alternative air navigation services;
g) Notify the direct response units’ contacts for their implementation of an emergency plan according to the seriousness and type of the acts of unlawful interference and the actual situation;
h) Evaluate the initial circumstance swiftly then report to the Civil Aviation Authority of Vietnam and the police department of the relevant province or central-affiliated city.
II. THE CONTACTS OF DIRECT RESPONSE UNITS.
1. Police:
a) Anti-reactionary and counter-terrorism unit, special unit, professional negotiation unit;
b) Provincial, district-level, communal or precinct-level police units;
2. Military:
a) Airspace and air traffic management units: National flight management center, air defense and air force units concerned;
b) Warfare Department - General Staff;
c) Commando Corps, Chemical Corps, Engineer Corps, border guards, naval units concerned;
d) Search and rescue units: Standing Office of the National Search and Rescue Committee.
3. Medical units: Departments of Health, hospitals in the province or city.
4. The contacts of the direct response units, when notified of an act of unlawful interference by initial response units of the aviation organizations, shall deploy personnel by their specific plans for response, deployment, command, warfare and operation according to the seriousness and type of the act of unlawful interference and the actual situation announced.
1. Negotiation shall proceed, when possible, with the perpetrators of the acts of unlawful interference with civil aviation; for instance, unlawful seizure of aircraft, airport or aerodrome, hostage-taking, etc. Interpreter may be provided when necessary.
2. Negotiators shall be prudently selected and trained or be capable of negotiation, criminal psychology and other essential knowledge.
3. Negotiation shall adhere to the instructions of the chief of on-site command. The acceptance of demands concerning national defense, national security and social order shall be solely at the discretion of the Prime Minister of the head of the National aviation emergency command committee.
IV. AUTHORIZATION OF THE LANDING AND TAKE-OFF OF AIRCRAFTS UNLAWFULLY INTERFERED
1. When a non-Vietnamese aircraft unlawfully interfered asks for permission to land at an airport or aerodrome in Vietnam, such permission shall granted by the chief of command of the response plan if deemed necessary for the lives of the passengers.
2. An aircraft unlawfully interfered, if remaining on the ground, shall not obtain clearance for take-off, unless authorized by the chief of command of the response plan if deemed necessary for the lives of the passengers.
The identification of the air marshals, if available on an aircraft unlawfully interfered, covert signals and their response plans shall be fully informed to the command committee and the chief of on-site command for efficient cooperation.
1. All events and response activities, during the response to an act of unlawful interference, shall be timely notified to the command committee, the chief of on-site command and the direct response units.
2. Wired and wireless communications shall be maintained thoroughly and continuously among the command committees, between the command committees and the chief of on-site command, between the chief of on-site command and direct response units.
3. The head of the command committee and the chief of command of direct response units shall designate communicators to maintain communication when necessary.
VII. FINALIZATION OF RESPONSE TO THE ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE
1. Head of an aviation emergency command committee, when commanding the implementation of a response plan against an act of unlawful interference, shall decide to end the stage of response, initiate the review of the entire progress of response, report to the higher authorities and organize a press conference.
2. Chief of command of the units that directly implement on-site the plan against the act of unlawful interference shall decide to enclose and protect the scene when necessary for examination and investigation.
3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct the rectification of consequences and resumption of normal aviation activities, report to the International Civil Aviation Organization or other countries concerned by the act of unlawful interference pursuant to the duties of a state member of international treaties.
1. Only the head of an emergency command committee or the official speaker, designated by the emergency command committee, can disclose information regarding the process of response to the acts of unlawful interference to mass media agencies, victims and their relatives.
2. Standing bodies shall set up an area as the communication center and assign other people to support the official speaker.
3. The information official disclosed shall be subject to the command committee’s censorship.
FACILITIES, EQUIPMENT, VEHICLES AND DOCUMENTS FOR RESPONSE ACTIVITIES
I. NATIONAL AVIATION EMERGENCY CENTER
1. The national aviation emergency center is based in the office of Vietnam Air Traffic Management Corporation.
2. The center shall maintain the smoothness of all units' activities according to their functionalities and the command committee's management and activities. Moreover, the continuance of the communications system shall be maintained pursuant to regulations.
II. EMERGENCY CENTERS OF PROVINCES, CENTRAL-AFFILIATED CITIES AND ISLAND DISTRICTS
1. People’s Committee of a province, central-affiliated city or island district shall determine the location of the relevant emergency center according to actual conditions to command the response to the acts of unlawful interference in civil aviation.
2. The center shall maintain the smoothness of all units' activities according to their functionalities and the command committee's management and activities. Moreover, the continuance of the communications system shall be maintained pursuant to regulations.
III. EMERGENCY CENTERS OF AIPORTS AND AERODROMES
1. Each airport or aerodrome shall have an emergency center that commands and operates the response to the acts of unlawful interference and commands the implementation of the airport's or aerodrome's emergency plans.
2. An emergency center of an airport or aerodrome is subject to the following requirements:
a) The center is conveniently located so as to command the response;
b) The center shall maintain the smoothness of all units' activities according to their functionalities and the command committee's management and activities. Moreover, the continuance of the communications system shall be maintained pursuant to regulations.
3. If the emergency center of an airport or aerodrome is rendered unavailable by an act of unlawful interference, the emergency center of the relevant province, central-affiliated city or island district shall take command.
IV. ON-SITE MOBILE COMMAND CENTER
1. An on-site mobile command center, on case basis, may be set up with sufficient equipment and communications system at least necessary for the chief of on-site command to provide instructions and for continuous interaction with the command committee.
2. In each international airport such as Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat, there shall be at least two command vehicles with the equipment and communications system at least necessary for the establishment of an on-site mobile command center.
V. GATHERING POINTS IN AIRPORTS
1. In each airport or aerodrome, gathering points shall be disposed suitably for response, safely for normal activities and convenient for control and transport.
2. The gathering points include:
a) The gathering point for passengers, luggage and cargo unloaded from aircrafts;
b) The gathering point for the response units;
c) The gathering point for victims’ first aid;
d) The gathering point for storage, transport and handling of bombs.
VI. ISOLATED PARKING OF AIRCRAFTS UNLAWFULLY INTERFERED
1. Each airport or aerodrome has to set up an isolated parking area prioritized, when possible, for the aircrafts unlawfully interfered.
2. An isolated parking area is subject to the following requirements:
a) The isolated parking area is not in the main apron and has to be in safe distance from the terminals and workshops. Such area shall least affect normal operations of the airport or aerodrome;
b) The area is convenient for observation and deployment of response units.
VII. EQUIPMENT, VEHICLES, COMMUNICATIONS SYSTEM, DOCUMENTATION, LOGISTICS AND MEDICAL CARE
1. Equipment
a) Special clothing for handling bombs and radioactive materials, bullet-proof vest and helmet, personal respirator;
b) Equipment to detect and handle weapons, explosives, flammables, chemicals and radioactive materials;
c) Equipment and vehicles for storage, transportation, clearance and handling of bombs and mines;
d) Visual equipment, including night vision devices;
dd) Person detector (to expose individuals behind walls by heat radiation);
e) Special personal communications equipment;
g) First aid kits for victims;
h) Search and rescue equipment as per regulations;
i) Computers, radio equipment, tables, chairs, closets and stationery, binoculars, clocks that display local and international time, white board, markers, ruler, flashlights, etc.;
k) Camera screens for direct observation of the scene, tape recorders, televisions that display local channels, device or screen that display the active flights at the airport;
l) Gloves, headgears, boots and masks.
2. Vehicles
a) Command vehicles (on standby in international airports such as Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat);
b) Firefighting vehicles, equipment and materials;
c) Vehicles for transportation of response units;
d) Ambulances, tents, stretchers, medical supplies and medicines for first aid;
dd) Search and rescue equipment as per regulations;
e) Special mobile communications equipment.
3. Communications system
a) Mobile UHF transceiver system,
b) VHF receivers functional with the airband ranging from 117.0 to 136.0 MHz;
c) Voice communications system between the command center and the aircraft, response units, national aviation emergency command committee, emergency command committees;
d) Telephone system for the command center to communicate with vital agencies inside and outside the airport;
dd) Fax machines, telegraph machines, SITA lines connected with the airlines, voice recorders;
e) Negotiation equipment.
4. Documentation for response activities.
a) Plans for response to the acts of unlawful interference;
b) Aviation security programs;
c) Emergency plans of the airport or aerodrome;
d) Plans for operation of an aircraft unlawfully interfered;
dd) Airport map, site map at 1:2000 or 1:500 on graph paper (design details in each cell have to be shown);
e) Internal diagrams of all aircrafts scheduled to operate at the airport (with technical details such as the distance of the doors from the ground and positions through which outsiders can secretly infiltrate the aircraft, etc.)
g) Directory of phone numbers of commanding entities and individuals, vital bodies of the government, embassies and other essential organizations and persons;
h) Walkie-talkie frequencies, network diagrams and titles for users of the equipment;
i) Plans for first aid and victim isolation.
5. Logistics and medical care
Logistics and medical care mean the provision of food, transport and health care to the response units according to the requirements of the response process:
a) Food and drink;
b) On-site medical equipment, medicine and first aid kit.
I. PRACTICE OF RESPONSE TO THE ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE AT GRASS-ROOT LEVEL
1. Relevant forces of the units responding directly to the acts of unlawful interference shall organize drills at grass-root level in cooperation with other relevant entities according to the instructions of specialized state management authorities.
2. The drill at grass-root level shall be carried out at least once a year for each sector.
II. PRACTICE OF RESPONSE TO THE ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE AT SECTORAL LEVEL
1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall cooperate with the emergency command committees of provinces, central-affiliated cities and island districts in organizing sectoral-level drills in response to the acts of unlawful interference with the participation of aviation entities and local units concerned.
2. The drill at sectoral level shall be carried out at least once every two years.
III. PRACTICE OF RESPONSE TO THE ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE AT NATIONAL LEVEL
1. Ministry of Transport shall organize national drills in response to the acts of unlawful interference with the multi-disciplinary participation of the units concerned.
2. National response drills can proceed simultaneously with national search and rescue drills held by the National Search and Rescue Committee.
3. The national drill shall be carried out at least once every three years.
1. Central state budget;
2. Local state budgets;
3. Companies' funds.
II. PRINCIPLE OF EXPENDITURE ALLOCATION
Expenditures for an entity shall be allocated and sourced from its financial source in the following manner:
1. The central state budget shall provide for operational expenditure for the National aviation emergency command committee and the Emergency center of the National command committee; the expenditure for national and sectoral-level response drills; the expenditure for training and procurement of the National aviation emergency center and Command committee;
2. The operational expenditure of the aviation emergency command committee of a province, central-affiliated city or island district and such committee’s emergency center; the expenditure for grassroot-level drills, training and procurement of the command committee and the aviation emergency center of the province, central-affiliated city or island district shall be sourced from the relevant local state budget.
3. Such expenditures shall be included in the annual budgetary estimate. The estimation and settlement of the expenditures shall adhere to the Law of state budget;
4. The expenditure for an enterprise’s missions shall be sourced from its funds and recorded as business expense./.