Nghị định 102/2015/NĐ-CP quản lý khai thác cảng hàng không sân bay
Số hiệu: | 102/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 12/12/2015 |
Ngày công báo: | 01/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1079 đến số 1080 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 102/2015/NĐ-CP quy định quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay bao gồm: quy hoạch cảng hàng không, sân bay; thủ tục mở, đóng cảng hàng không;khai thác sân bay và khu vực lân cận; hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay...được ban hành ngày 20/10/2015
-
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Theo Nghị định 102, đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật do BGTVT ban hành; phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong ngành hàng không dân dụng;
- Theo Nghị định số 102 dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay phải được BGTVT thỏa thuận, thống nhất với Bộ Quốc phòng;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Nghị định 102/2015 còn quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài không được góp vốn đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay với tỷ lệ vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án hoặc tổng vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư. Chủ đầu tư được xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay sau khi được giao đất, cho thuê đất.
-
Mở, đóng cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Điều kiện cho phép mở cảng hàng không, sân bay được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 102/2015/NĐ-CP như sau:
- Cảng hàng không, sân bay đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 102.
- Cảng hàng không, sân bay đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay.
Chương 3 Nghị định 102 quy định cụ thể việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay và đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trừ sân bay chuyên dùng.
-
Quản lý hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Điều 21 Nghị định 102 năm 2015 quy định việc kiểm soát hoạt động tại cảng hàng không, sân bay:
- Người, đồ vật, phương tiện vào, rời, hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay chịu sự kiểm tra, giám sát về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Nghị định số 102 quy định: Cục Hàng không Việt Nam tổ chức, giám sát việc đăng kiểm kỹ thuật của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
- Cảng vụ hàng không cấp, thu hồi biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
-
Hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Hoạt động của doanh nghiệp cảng hàng không được quy định tại Điều 38 Nghị định 102/2015 như sau:
- Doanh nghiệp cảng hàng không là DN kinh doanh có điều kiện. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đồng thời là giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
- DN cảng hàng không được quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để cung cấp dịch vụ phi hàng không theo quy định.
- Theo Nghị định số 102, DN cảng hàng không ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định đối với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
Nghị định 102/2015/NĐ-CP còn quy định về sân bay dùng chung quân dụng và quân sự; bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng. Nghị định 102 có hiệu lực từ ngày 12/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam, bao gồm: Nguyên tắc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay; thủ tục mở, đóng cảng hàng không, sân bay; quản lý hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận; sân bay dùng chung dân dụng và quân sự; bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất cảng hàng không, sân bay; hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay là tổ chức được cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Kết cấu hạ tầng cảng hàng không bao gồm:
a) Kết cấu hạ tầng sân bay;
b) Công trình cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
c) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay;
d) Công trình hàng rào cảng hàng không; đường giao thông nội bộ trong cảng hàng không; công trình cấp điện; công trình cấp, thoát nước; công trình chiếu sáng;
đ) Công trình nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa;
e) Công trình cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, trang thiết bị hàng không; dịch vụ kỹ thuật hàng không; dịch vụ suất ăn hàng không; dịch vụ xăng dầu hàng không, nhiên liệu tàu bay.
3. Kết cấu hạ tầng sân bay bao gồm các công trình: Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ và các công trình, khu phụ trợ của sân bay; phòng, chống cháy nổ; hàng rào sân bay; đường giao thông nội bộ trong sân bay; công trình bảo vệ môi trường và các công trình khác thuộc khu bay.
4. Tài sản gắn liền với đất tại cảng hàng không, sân bay là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng trên đất tại cảng hàng không, sân bay.
5. Cho thuê kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay là việc chủ sở hữu giao quyền quản lý, khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay có thời hạn cho người thuê để cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tương ứng, có thu tiền theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
6. Công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước là công trình được đầu tư xây dựng trong đó nguồn vốn nhà nước chiếm từ 30% tổng mức đầu tư trở lên.
7. Công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn khác là công trình được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn nhà nước.
1. Bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay; giữa các cơ quan, đơn vị hàng không dân dụng và quân sự liên quan đến sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
2. Bảo đảm dây chuyền hoạt động cảng hàng không, sân bay thống nhất, đồng bộ, liên tục, hiệu quả. Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, văn minh, lịch sự, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay. Bảo vệ trật tự và lợi ích công cộng, lợi ích của khách hàng; bảo vệ môi trường.
3. Bảo đảm sự phát triển đồng bộ hệ thống cảng hàng không, sân bay phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương, xu thế phát triển hàng không dân dụng quốc tế và đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hàng không của Việt Nam.
4. Trong trường hợp cần thiết vì mục đích quốc phòng, an ninh, tìm kiếm, cứu nạn, ứng phó thảm họa, thiên tai, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quyết định trưng dụng một phần hoặc toàn bộ kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay có bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Duy trì đủ điều kiện cấp giấy đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ trì điều phối việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay.
2. Quản lý, khai thác đồng bộ kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi được giao quản lý đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay; duy trì khai thác cảng hàng không, sân bay theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh hoặc phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay.
3. Ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng tại cảng hàng không, sân bay.
4. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định.
5. Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không đối với hoạt động tại cảng hàng không, sân bay theo quy định.
2. Triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức lập và trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay. Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng của cảng hàng không, sân bay. Công bố cấp sân bay và thông số kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay.
3. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định dự án, cấp giấy phép xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay. Giám sát việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
4. Giao nhiệm vụ sân bay dự bị cho cảng hàng không, sân bay. Hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý, tổ chức khai thác, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường đối với hoạt động hàng không chung tại sân bay chuyên dùng sau khi được Bộ Quốc phòng cho phép tổ chức khai thác. Thông báo về hoạt động của sân bay chuyên dùng trên hệ thống thông tin hàng không theo quy định.
5. Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay. Công bố năng lực khai thác của cảng hàng không, sân bay; điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay.
6. Chỉ đạo việc thiết lập, bảo vệ, duy trì chất lượng hệ thống thông tin bảo đảm hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay; việc nối mạng dữ liệu, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay. Quản lý số liệu thống kê về lưu lượng chuyến bay, hành khách, hàng hóa thông qua cảng hàng không, sân bay.
7. Chỉ đạo bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay. Chỉ đạo, hướng dẫn Cảng vụ hàng không thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay.
8. Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường cảng hàng không, sân bay.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương xác định ranh giới, tổ chức cắm và bảo vệ mốc giới, xác định ranh giới khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chính quyền địa phương thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
4. Kiểm tra, giám sát trực tiếp việc cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
1. Phối hợp thực hiện quy hoạch, xác định ranh giới, mốc giới, tổ chức cắm và bảo vệ mốc giới cảng hàng không, sân bay; xác định ranh giới khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
2. Bảo đảm quỹ đất, giải phóng mặt bằng để phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quy hoạch, quản lý sử dụng đất, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không tại khu vực lân cận của cảng hàng không, sân bay. Phối hợp thực hiện công tác khẩn nguy sân bay, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm về an ninh, an toàn hàng không tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định.
5. Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
1. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc;
b) Quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay;
c) Quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay.
2. Yêu cầu về quy hoạch cảng hàng không, sân bay
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, địa phương;
b) Đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng không Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển hàng không dân dụng quốc tế;
d) Bảo đảm các yếu tố về địa lý, dân số, phát triển vùng, miền; chính sách sử dụng đất nông nghiệp; bảo vệ môi trường bền vững;
đ) Bảo đảm khai thác an toàn, hiệu quả cảng hàng không, sân bay.
3. Kinh phí lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định định mức kinh tế - kỹ thuật đối với việc lập, công bố quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
1. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Xác định nhu cầu và yêu cầu về vận chuyển hàng không dân dụng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển kinh tế vùng, địa phương;
b) Xác định quy mô, mạng đường bay khai thác của hệ thống cảng hàng không, sân bay;
c) Xác định quy hoạch phát triển đối với từng cảng hàng không, sân bay bao gồm: Loại hình, vai trò, vị trí, quy mô; dự báo các đường bay dự kiến khai thác; nhu cầu sử dụng đất; ước toán chi phí đầu tư, đề xuất các danh mục cảng hàng không, sân bay ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện;
d) Đánh giá môi trường chiến lược theo quy định.
2. Tỉ lệ bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc là 1/1.000.000 hoặc lớn hơn.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, bao gồm các tài liệu sau:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;
b) Đồ án quy hoạch;
c) Văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;
d) Văn bản giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc.
1. Quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, gồm các nội dung sau:
a) Ranh giới chi tiết khu vực hoạt động của các cơ quan, đơn vị quốc phòng và khu vực hoạt động chung quân sự và dân dụng; khu vực hoạt động hàng không dân dụng; nhu cầu sử dụng đất; diện tích đất công cộng không có mục đích kinh doanh và diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh;
b) Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, bản đồ tiếng ồn;
c) Vị trí, mặt bằng các khu chức năng của cảng hàng không, sân bay;
d) Vị trí, hệ thống các hạng mục công trình khu bay; tọa độ đường cất, hạ cánh;
đ) Vị trí, hệ thống các hạng mục công trình bảo đảm hoạt động bay; cơ sở công nghiệp hàng không, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
e) Vị trí khu vực xây dựng trụ sở các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; khu vực xây dựng các công trình cung cấp dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không; khu vực cách ly y tế đối với cảng hàng không quốc tế; các công trình quảng cáo;
g) Mạng lưới đường giao thông nội bộ trong sân bay, đường giao thông nội bộ trong cảng; tuyến đường kết nối với đường giao thông công cộng;
h) Hệ thống cấp nước chung; cấp nước chữa cháy; cấp nước cho tàu bay; hệ thống thoát nước thải; hệ thống công trình ngầm;
i) Vị trí, quy mô công trình cấp điện; nguồn điện;
k) Vị trí, quy mô hệ thống cung cấp nhiên liệu;
l) Vị trí, quy mô hệ thống khẩn nguy, cứu nạn;
m) Quy hoạch vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay;
n) Vị trí, quy mô nhà ga, khu phục vụ kỹ thuật, sân đỗ ô tô;
o) Vị trí, quy mô hạ tầng bảo đảm an ninh cảng hàng không, sân bay;
p) Khu tập trung, xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường;
q) Quy hoạch cây xanh;
r) Đánh giá môi trường chiến lược;
s) Tổng khái toán đầu tư và phân kỳ xây dựng.
2. Tỉ lệ bản đồ quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay là 1/2.000 hoặc lớn hơn.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay.
1. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Hệ thống các công trình xây dựng, kỹ thuật: Diện tích xây dựng; mật độ, số lượng, cao độ và độ cao công trình xây dựng; hệ số sử dụng đất;
b) Hệ thống giao thông: Quy mô, cấp đường; cao độ khống chế các đầu mối; các mặt cắt ngang điển hình;
c) Tổng khái toán đầu tư và phân kỳ đầu tư xây dựng.
2. Tỉ lệ bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay là 1/500 hoặc lớn hơn.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng cảng hàng không, sân bay.
1. Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
b) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành; phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong ngành hàng không dân dụng;
c) Được Bộ Giao thông vận tải thống nhất với Bộ Quốc phòng thỏa thuận dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép góp vốn đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay với tỷ lệ vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án hoặc tổng vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư.
3. Chủ đầu tư được xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay sau khi được giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
1. Cảng vụ hàng không phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay để xác định ranh giới, mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay trên bản đồ địa chính, trên bản đồ ranh giới, mốc giới và ngoài thực địa.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ hàng không công bố, bảo vệ mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay và các đơn vị được giao đất, thuê đất có trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc giới, xây dựng và quản lý, bảo trì hàng rào nằm trong ranh giới đất được giao, được thuê theo quy định.
4. Chi phí xác định, đánh dấu, cắm mốc và quản lý mốc giới cảng hàng không, sân bay được thực hiện từ ngân sách nhà nước.
5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu chi phí xây dựng hệ thống hàng rào an ninh, trừ trường hợp được ngân sách nhà nước cấp.
1. Điều kiện cho phép mở cảng hàng không, sân bay:
a) Cảng hàng không, sân bay đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 của Nghị định này;
b) Cảng hàng không, sân bay đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định;
c) Cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 08 bộ hồ sơ đề nghị mở cảng hàng không, sân bay trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị, bao gồm các nội dung: Tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, quy mô, loại hình cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay;
b) Văn bản giải trình, chứng minh về việc đủ điều kiện mở cảng hàng không, sân bay quy định tại Khoản 1 Điều này.
3 .Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị mở cảng hàng không, sân bay, Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mở cảng hàng không, sân bay. Trường hợp không chấp thuận mở cảng hàng không, sân bay, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
4. Bộ Giao thông vận tải tổ chức công bố mở cảng hàng không, sân bay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quyết định công bố mở cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc được phê duyệt.
1. Việc đóng cảng hàng không, sân bay bao gồm các loại hình sau:
a) Chấm dứt hoạt động của cảng hàng không, sân bay;
b) Chấm dứt hoạt động phục vụ cho vận chuyển hàng không quốc tế đối với cảng hàng không quốc tế.
2. Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định đóng cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau:
a) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Vì lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị đóng cảng hàng không, sân bay bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị đóng cảng hàng không, sân bay, bao gồm các thông tin: Tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, quy mô, loại hình cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay; lý do, thời điểm đóng cảng hàng không, sân bay;
b) Phương án tổng thể khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan đến việc đóng cảng hàng không, sân bay;
c) Các tài liệu liên quan đến đề nghị đóng cảng hàng không, sân bay.
4. Bộ Giao thông vận tải tổ chức công bố việc đóng cảng hàng không, sân bay; phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan.
1. Toàn bộ hoặc một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay bị đóng tạm thời trong các trường hợp sau:
a) Việc cải tạo, mở rộng, sửa chữa cần ngừng hoạt động của cảng hàng không, sân bay;
b) Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi, đình chỉ;
c) Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không.
2. Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Theo đề nghị của người khai thác cảng hàng không, sân bay, Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong thời gian không quá 24 giờ vì sự cố đột xuất hoặc do điều kiện thời tiết để bảo đảm an toàn, an ninh hàng không; báo cáo ngay Cục Hàng không Việt Nam.
4. Cục Hàng không Việt Nam (đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) và Cảng vụ hàng không (đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này) có trách nhiệm công bố đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trên hệ thống thông tin hàng không theo quy định, thông báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan; chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan.
5. Cơ quan quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay quyết định cho phép cảng hàng không, sân bay hoạt động trở lại sau khi các lý do đóng tạm thời bị loại bỏ.
6. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.
1. Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp phục vụ, duy trì cung cấp dịch vụ cho chuyến bay hoạt động theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện khai thác công trình, thiết bị cảng hàng không, sân bay, cung cấp dịch vụ hàng không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; trường hợp xảy ra sự cố hoặc phát hiện hỏng hóc uy hiếp trực tiếp đến an toàn, an ninh hàng không, bảo vệ môi trường phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng không và triển khai các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nộp phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay cho Cảng vụ hàng không theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, không phải là dịch vụ bảo đảm hoạt động bay hoặc dịch vụ vận chuyển hàng không, nộp phí nhượng quyền khai thác cho người khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về việc thực hiện quy hoạch, xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị tại cảng hàng không, sân bay, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường cho Cảng vụ hàng không khi có yêu cầu.
6. Người khai thác tàu bay phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay thông tin về việc thay đổi kế hoạch bay, các chuyến bay bị chậm, bị hủy so với kế hoạch bay để phối hợp điều hành hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay.
7. Người khai thác tàu bay phải nộp bản cân bằng trọng tải, bản khai tổng hợp, danh sách hành khách, bản kê khai hàng hóa của mỗi chuyến bay cho Cảng vụ hàng không trong vòng 5 (năm giờ sau khi tàu bay cất cánh hoặc hạ cánh hoặc khi có yêu cầu đột xuất của Cảng vụ hàng không. Tài liệu được gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm lưu giữ tài liệu chuyến bay trong thời hạn 2 (hai) năm kể từ ngày nhận.
Người khai thác tàu bay có thể bị đình chỉ thực hiện chuyến bay trong trường hợp vi phạm quy định về nộp tài liệu chuyến bay.
8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về giá. Cảng vụ hàng không có quyền đình chỉ chuyến bay trong trường hợp người khai thác tàu bay cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho dịch vụ hàng không đã được cung cấp.
1. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình, lắp đặt thiết bị tại cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với mục đích sử dụng, quy hoạch cảng hàng không, sân bay, phương án, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Người quản lý, khai thác công trình, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình áp dụng và theo quy định của pháp luật.
3. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau đây phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận:
a) Xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình;
b) Bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị làm ngừng hoạt động của công trình, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không trên 24 giờ, trừ trường hợp đột xuất uy hiếp trực tiếp đến an toàn, an ninh hàng không cần thực hiện ngay hoặc trường hợp được thực hiện trong thời gian không phục vụ chuyến bay theo kế hoạch bay liên tục từ 30 ngày trở lên.
4. Việc bảo trì, sửa chữa công trình hoặc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của cảng hàng không, sân bay của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau đây phải thông báo trước cho Cảng vụ hàng không về kế hoạch, phương án thi công, phương án bảo đảm an toàn cho hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và hoạt động bay:
a) Ngừng hoạt động của công trình, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không chưa đến 24 giờ;
b) Ngừng hoạt động của công trình, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không trên 24 giờ trong trường hợp đột xuất uy hiếp trực tiếp đến an toàn, an ninh hàng không cần thực hiện ngay hoặc trường hợp được thực hiện trong thời gian không phục vụ chuyến bay theo kế hoạch bay liên tục dưới 30 ngày.
5. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay ảnh hưởng đến hoạt động bay phải được thông báo theo quy định về thông báo tin tức hàng không.
6. Thiết bị hàng không sau đây phải có giấy phép khai thác do Cục Hàng không Việt Nam cấp trước khi đưa vào khai thác:
a) Thiết bị thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay;
b) Thiết bị lắp đặt, hoạt động tại khu bay.
7. Giấy phép quy định tại Khoản 6 Điều này có hiệu lực không quá 2 (hai) năm.
8. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấp thuận việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị hàng không tại cảng hàng không, sân bay; việc xây dựng định mức, đơn giá đối với công tác bảo trì, sửa chữa cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp, thu hồi giấy phép khai thác thiết bị hàng không.
1. Công trình cảng hàng không, sân bay được đưa vào khai thác phải bảo đảm đủ điều kiện và tiêu chuẩn khai thác theo quy định.
2. Công trình cảng hàng không, sân bay ngừng khai thác phải bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp phải đóng, đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay theo quy định.
3. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục đưa vào khai thác, ngừng khai thác công trình cảng hàng không, sân bay.
1. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn trình tự thực hiện các quy trình làm thủ tục đối với tàu bay, hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi trên cơ sở thống nhất với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan.
2. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức hội nghị phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước hàng năm hoặc khi cần thiết để thống nhất công tác phối hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh đối với hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
3. Cảng vụ hàng không cung cấp, cập nhật sơ đồ cảng hàng không, sân bay cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay; chủ trì cuộc họp liên tịch hàng tháng hoặc khi cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh đối với hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
1. Người, đồ vật, phương tiện vào, rời, hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay chịu sự kiểm tra, giám sát về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức, giám sát việc đăng kiểm kỹ thuật của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
3. Cảng vụ hàng không cấp, thu hồi biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức khảo sát, công bố giới hạn khai thác của cảng hàng không, sân bay đối với chuyến bay thường lệ trên cơ sở các yếu tố sau:
a) Điều kiện khai thác của cảng hàng không, sân bay;
b) Hệ thống kết cấu hạ tầng, thiết bị của cảng hàng không, sân bay;
c) Khả năng cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
d) Năng lực thông qua vùng trời sân bay.
2. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức điều phối giờ hạ, cất cánh của tàu bay, sử dụng sân đỗ tàu bay trên cơ sở giới hạn khai thác được công bố quy định tại Khoản 1 Điều này; công bố giờ cao điểm và cơ chế quản lý, phân bổ giờ hạ, cất cánh trong giờ cao điểm tại cảng hàng không, sân bay được điều phối.
1. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm các khu vực sau đây:
a) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng;
c) Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
1. Trách nhiệm quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự:
a) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng;
c) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định ranh giới khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng, khu vực sử dụng cho hoạt động quân sự, khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
3. Việc quản lý, khai thác sân bay dùng chung dân dụng và quân sự phải được hiệp đồng bằng văn bản. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đơn vị quân đội trong khu vực cảng hàng không, sân bay xây dựng văn bản hiệp đồng, bao gồm các nội dung sau:
a) Phân định khu vực, kết cấu hạ tầng do từng bên quản lý, khai thác; trách nhiệm quản lý, khai thác, kiểm tra điều kiện khai thác khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự; mức độ ưu tiên sử dụng khu vực, kết cấu hạ tầng trong các tình huống đột xuất, đặc biệt;
b) Phối hợp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an toàn trong khu bay; trách nhiệm của các bên trong trường hợp khẩn cấp có hoạt động của tàu bay quân sự;
c) Điều kiện thiết bị và nhân lực tối thiểu để đáp ứng các yêu cầu về điều hành tàu bay dân dụng, quân sự; phối hợp quản lý, khai thác chung mặt bằng, thiết bị, dịch vụ dành riêng cho hoạt động dân dụng hoặc quân sự trong trường hợp cần thiết; vị trí, thành phần làm nhiệm vụ tại đài kiểm soát không lưu chung khi có hoạt động bay hỗn hợp;
d) Trách nhiệm thông báo kế hoạch bay dân dụng, quân sự cho các đơn vị có liên quan; phối hợp trao đổi thông tin, thống nhất biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
đ) Các yêu cầu đặc thù của từng bên trong điều kiện bay đêm, tầm nhìn hạn chế đối với tàu bay quân sự;
e) Phối hợp xử lý các trường hợp xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, khai thác kết cấu hạ tầng và thiết bị thuộc khu vực dành riêng cho hoạt động quân sự, dân dụng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau.
1. Cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn khác.
2. Thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn khác.
3. Bán tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn khác.
4. Góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn khác.
1. Bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng kết cấu hạ tầng sân bay.
2. Bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng công trình phục vụ cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, tìm kiếm cứu nạn; công trình bảo đảm an ninh hàng không.
3. Bán, góp vốn bằng kết cấu hạ tầng cảng hàng không được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước.
1. Việc bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 25 của Nghị định này chỉ được thực hiện trong phạm vi quyền đối với tài sản, quyền kinh doanh của tổ chức, cá nhân bán, cho thuê, góp vốn; không được làm thay đổi chức năng của công trình theo quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được phê duyệt, mục đích sử dụng đất; không làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của cảng hàng không, sân bay; không làm ảnh hưởng đến quyền kinh doanh, khai thác của các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức mua, thuê, nhận vốn góp phải duy trì đủ điều kiện khai thác công trình, cung cấp dịch vụ đúng chức năng công trình và đáp ứng các yêu cầu có liên quan đến an toàn hàng không, an ninh hàng không, bảo vệ môi trường và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch nâng cấp, mở rộng cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật; tuân thủ các quy định của pháp luật về giá dịch vụ chuyên ngành hàng không; không được lợi dụng vị thế độc quyền để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
3. Tổ chức bán, cho thuê, góp vốn phải duy trì việc cung cấp dịch vụ hàng không cho đến khi tổ chức mua, thuê, nhận góp vốn đủ năng lực quản lý, khai thác công trình và được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn gửi lưu hợp đồng được ký kết đến Cục Hàng không Việt Nam trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng được ký kết.
5. Việc bán, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Trường hợp tổ chức mua, thuê, nhận góp vốn không thực hiện các yêu cầu quy định, Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định chấm dứt việc quản lý, khai thác công trình của tổ chức đó để tổ chức lại việc quản lý, khai thác công trình theo đúng quy định. Quyết định của Bộ Giao thông vận tải là căn cứ để các Bên ký kết hợp đồng thực hiện việc thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
1. Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
2. Có năng lực về tài chính phù hợp với yêu cầu của loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng.
3. Có phương án đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác công trình, cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng.
1. Người được Nhà nước giao quản lý tài sản lập phương án cho thuê tài sản, trình Bộ Giao thông vận tải để tổ chức thẩm định.
2. Phương án cho thuê tài sản bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên tổ chức cho thuê;
b) Danh mục và đặc tính kỹ thuật của công trình;
c) Giá trị tài sản của công trình;
d) Thời hạn cho thuê;
đ) Giá cho thuê;
e) Điều kiện cho thuê;
g) Khả năng thu hồi vốn đầu tư;
h) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên cho thuê và bên thuê;
i) Điều kiện và hình thức lựa chọn tổ chức thuê;
k) Thời gian tổ chức lựa chọn bên thuê;
l) Phương án duy trì khai thác công trình; cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng;
m) Lộ trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình.
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án cho thuê tài sản, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt, bao gồm các thông tin: Tên, địa chỉ của tổ chức đề nghị; tên cảng hàng không, sân bay; tên và vị trí công trình;
b) Phương án cho thuê.
2. Tổ chức cho thuê gửi 08 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án cho thuê tài sản trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải.
3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổ chức thẩm định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
1. Phương án giá cho thuê tài sản được xây dựng theo các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật về giá.
2. Giá cho thuê bao gồm các loại sau:
a) Giá thu cố định là giá tính trên cơ sở tỷ lệ khấu hao công trình hàng năm, tiền trả nợ vay và lãi vay (nếu có), chi phí phục vụ quản lý khai thác công trình và các chi phí khác theo quy định; giá cho thuê công trình không thấp hơn giá thu cố định;
b) Giá thu thay đổi là giá thu theo tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu khai thác công trình hàng năm.
3. Giá cho thuê được xác định trên cơ sở các nội dung chính sau:
a) Giá trị tài sản của công trình;
b) Chức năng, đặc tính kỹ thuật công trình;
c) Điều kiện cho thuê;
d) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;
đ) Các điều kiện cần thiết khác.
4. Giá cho thuê trong hợp đồng cho thuê không được thấp hơn phương án giá đã được phê duyệt.
5. Giá cho thuê trong hợp đồng cho thuê được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Định kỳ 5 (năm) năm một lần;
b) Khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trên 15%/năm;
c) Các trường hợp khác do các bên liên quan đề xuất và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án giá chấp thuận.
6. Bộ Tài chính phê duyệt phương án giá cho thuê tài sản, phương án điều chỉnh giá cho thuê tài sản theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
1. Tổ chức cho thuê tài sản gửi 08 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu lựa chọn tổ chức thuê trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt, bao gồm các thông tin: Tên, địa chỉ của tổ chức đề nghị; tên cảng hàng không, sân bay; tên và vị trí công trình;
b) Hồ sơ mời thầu theo mẫu quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
4. Việc lựa chọn doanh nghiệp thuê được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định có liên quan của pháp luật về đấu thầu.
5. Doanh nghiệp thuê phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không theo quy định.
1. Hợp đồng cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê được ký kết, thực hiện trên cơ sở phương án cho thuê, kết quả lựa chọn tổ chức thuê.
2. Nội dung chính của hợp đồng cho thuê, bao gồm:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của các bên liên quan;
b) Giá cho thuê;
c) Điều kiện, phương thức thanh toán;
d) Danh mục công trình;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Điều kiện, trình tự điều chỉnh hợp đồng;
g) Quy định phương án cho thuê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là một bộ phận không tách rời của hợp đồng;
h) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn hợp đồng;
i) Giải quyết tranh chấp.
3. Hợp đồng cho thuê có thời hạn không quá 30 năm và có thể được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép gia hạn không quá 20 năm.
4. Nguồn thu cho thuê tài sản được ưu tiên sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Đầu tư xây dựng, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay;
b) Chi phí lập, thực hiện phương án cho thuê.
5. Bộ Giao thông vận tải quyết định phương án thu, nộp và sử dụng nguồn thu cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư bằng vốn nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
1. Người được Nhà nước giao quản lý tài sản lập phương án thế chấp tài sản, gửi 08 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án thế chấp trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án thế chấp bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị thỏa thuận, bao gồm các thông tin: Tên, địa chỉ của tổ chức đề nghị; tên cảng hàng không, sân bay; danh mục và đặc tính kỹ thuật công trình;
b) Văn bản giải trình về các nội dung sau: Giá trị công trình; điều kiện, hình thức lựa chọn tổ chức tín dụng nhận thế chấp; thời hạn thế chấp; lý do thế chấp; giá trị vay thế chấp; điều kiện thế chấp; quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thế chấp và bên nhận thế chấp; phương án duy trì khai thác công trình, cung cấp dịch vụ hàng không tương ứng; lộ trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình.
3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận phương án.
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
4. Căn cứ phương án thế chấp được chấp thuận, người được Nhà nước giao quản lý tài sản thực hiện việc thế chấp theo quy định của pháp luật có liên quan. Nội dung hợp đồng thế chấp không được trái với nội dung của phương án thế chấp đã được chấp thuận và các quy định của Nghị định này.
1. Chủ sở hữu tài sản gửi 08 bộ hồ sơ đề nghị thỏa thuận phương án bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải.
2. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị thỏa thuận, bao gồm các thông tin: Tên, địa chỉ của tổ chức đề nghị; tên cảng hàng không, sân bay; danh mục và đặc tính kỹ thuật công trình;
b) Văn bản giải trình, chứng minh việc tuân thủ các quy định tương ứng tại Điều 27, Điều 28 và Điều 37 của Nghị định này.
3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận phương án.
Trường hợp không chấp thuận việc thỏa thuận, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
4. Căn cứ thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải, chủ sở hữu tài sản thực hiện việc bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng tài sản theo quy định của pháp luật có liên quan. Nội dung hợp đồng bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn không được trái với các quy định của Nghị định này.
5. Người mua, thuê, nhận vốn góp bằng tài sản gắn liền với đất thuê tại cảng hàng không, sân bay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn khác phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không theo quy định.
1. Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến tàu bay, khai thác, bảo dưỡng tàu bay, trang thiết bị hàng không, khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động bay.
2. Danh mục dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách;
b) Dịch vụ khai thác khu bay;
c) Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa;
d) Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bao gồm dịch vụ không lưu, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ khí tượng hàng không; dịch vụ thông báo tin tức hàng không; dịch vụ tìm kiếm cứu nạn;
đ) Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không;
e) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
g) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay;
h) Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
i) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không;
k) Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
l) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Đối với doanh nghiệp cảng hàng không:
a) Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 200 (hai trăm) tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 100 (một trăm) tỷ đồng Việt Nam.
2. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này: 30 (ba mươi) tỷ đồng Việt Nam.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không quy định tại các Điểm i, k và l Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này: 10 (mười) tỷ đồng Việt Nam.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp nhiều loại dịch vụ hàng không thì áp dụng quy định về mức vốn tối thiểu cao nhất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải là pháp nhân Việt Nam.
6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
7. Đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác khu bay, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không:
a) Tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ;
b) Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ.
8. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ.
9. Các hãng hàng không không được chiếm quá 30% tỷ lệ vốn điều lệ đối với:
a) Doanh nghiệp cảng hàng không;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách hoặc nhà ga hàng hóa.
10. Doanh nghiệp quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này phải đăng ký thay đổi cổ đông chiếm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên tại Cục Hàng không Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thực hiện việc thay đổi.
11. Văn bản xác nhận vốn để được cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được quy định như sau:
a) Đối với vốn góp bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi: Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép; việc giải phóng khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoặc khi tổ chức, cá nhân nhận được văn bản thông báo từ chối cấp giấy phép;
b) Đối với vốn góp bằng tài sản, bất động sản trực tiếp phục vụ cho mục đích kinh doanh: Văn bản của tổ chức định giá có thẩm quyền xác nhận giá trị quy đổi thành tiền của tài sản, bất động sản;
c) Tổ chức, cá nhân trực tiếp xác nhận vốn của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu tại thời điểm xác nhận;
d) Đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không đang khai thác có nhu cầu tham gia cung cấp bổ sung danh mục dịch vụ hàng không có thể sử dụng Bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị hoặc giấy bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận vốn phù hợp;
đ) Doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm duy trì vốn tối thiểu theo quy định.
12. Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra việc tuân thủ các quy định về vốn của doanh nghiệp; đình chỉ có thời hạn hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không đối với doanh nghiệp vi phạm.
1. Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đồng thời là giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không quyết định cho tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để cung cấp dịch vụ phi hàng không theo quy định.
3. Doanh nghiệp cảng hàng không ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định đối với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được cấp căn cứ vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay, quy định của pháp luật liên quan đến loại hình dịch vụ tương ứng, sự đáp ứng của kết cấu hạ tầng và khả năng cung ứng của các đơn vị đang cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo quy định của pháp luật về bảo đảm hoạt động bay đồng thời là giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ trong phạm vi giấy phép được cấp; được giao hoặc thuê đất và đầu tư xây dựng công trình phục vụ cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định với người khai thác cảng hàng không, sân bay.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải có phương án dự phòng để bảo đảm cung cấp dịch vụ liên tục, không làm gián đoạn đến hoạt động hàng không, được phép thực hiện và tự chịu trách nhiệm về việc ngừng cung cấp dịch vụ theo quy định của hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật. Việc đơn phương ngừng cung cấp dịch vụ phải được báo cáo trước bằng văn bản gửi đến Cục Hàng không Việt Nam và báo trước cho đối tác liên quan tối thiểu là 7 (bảy) ngày làm việc trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ, có nêu rõ lý do.
5. Căn cứ vào điều kiện thực tế của cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo việc cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay đáp ứng nhu cầu khai thác và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; việc ký hợp đồng giao kết khai thác giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay; kiểm tra yếu tố hình thành giá, hiệp thương giá cung cấp dịch vụ hàng không trong trường hợp cần thiết; đình chỉ có thời hạn hoặc thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không đối với tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.
6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, giá dịch vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ.
7. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
1. Việc tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không không được làm ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng không. Mặt bằng tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không trong nhà ga phải tuân thủ theo tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay. Không được tổ chức kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại khu bay, trừ các dịch vụ cần thiết như cắt cỏ, xây dựng, lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình, trang thiết bị hàng không.
2. Việc cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải đảm bảo giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu dịch vụ, phù hợp với tính chất, quy mô và điều kiện của kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc đấu thầu cạnh tranh, chống độc quyền.
3. Cục Hàng không Việt Nam giám sát việc tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không đáp ứng nhu cầu tại cảng hàng không; kiểm tra yếu tố hình thành giá, trường hợp cần thiết quy định giá hoặc khung giá; đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ phi hàng không đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá dịch vụ; đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, sản phẩm bán ra; niêm yết công khai giá; bảo đảm văn minh, lịch sự, chu đáo.
5. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 102/2015/ND-CP |
Hanoi, October 20, 2015 |
MANAGEMENT AND OPERATION OF AIRPORTS AND AIRFIELDS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Civil Aviation dated June 29, 2006 and the Law on amendment to the Law on Civil aviation dated November 21, 2014;
Pursuant to the Law on Land dated November 29, 2013;
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;
At the request of the Minister of Transport,
The Government promulgates a Decree on management and operation of airports and airfields.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree deals with management and operation of airports/airfields in Vietnam, including: principles and responsibilities of agencies/units involved in management and operation of airports/airfields; airport/airfield planning and implementation thereof; procedures for opening, shutting down airports/airfields; operation of airports/airfields and the vicinity; airfields serving both civil and military purposes (hereinafter referred to as civil-military airfields); selling, mortgaging, leasing, contributing property on airport/airfield land; business operation at airports/airfields.
2. This Decree applies to Vietnamese and foreign entities involved in management and operation of airports and airfields in Vietnam.
Article 2. Interpretation of terms
1. Airport/airfield operator means the organization granted the license for airport/airfield operation.
2. Infrastructure of an airport includes:
a) Infrastructure of the airfield;
b) Works for provision of air navigation service;
c) Works for provision of security and emergency services
d) Perimeter fences; internal roads; power supply works, water supply and drainage works; lighting works;
dd) Passenger terminals and cargo terminals;
e) Works for provision of ground services; repair and maintenance services for aircraft and aviation equipment; technical aviation services; in-flight food and drink services; aviation fuel services.
3. Infrastructure of the airfield includes: runway, taxiway, aircraft stands, auxiliary works and areas of the airfield; fire safety works; airfield perimeter fences; internal roads of the airfield; environmental protection works, and other works in the air operations area.
4. Property on airport/airfield land means an infrastructural work of the airport/airfield which is built on its land.
5. Lease of airport/airfield infrastructure means the owner’s transferring the right to use an infrastructural works of the airport/airfield to the lessee for provision of corresponding aviation services and collect rents as prescribed by this Decree and relevant regulations of law.
6. Works invested by state budget are works that capital provided by state budget makes up at least 30% of total investment in which.
7. Works invested by other capital sources are works that are not invested by state budget.
Article 3. Rules for management and operation of airports/airfields
1. Ensure national defense and security; ensure aviation security and safety. Ensure close and effective cooperation between regulatory bodies of the airport/airfield; between civil and military aviation agencies/units and related to civil-military airfields.
2. Ensure the uniform, synchronous, continuous, and effective operation chain of the airport/airfield. Ensure healthy competition, civilization, and courteousness; facilitate civil aviation at the airport/airfield. Protect public order and interest, customers’ interest, and the environment.
3. Ensure comprehensive development of the system of airports/airfields, conformity with strategies and master plans for transport development, master plan for development of airports/airfields, local socio-economic development strategies, international tendency of civil aviation development, and satisfaction of demand for air transport in Vietnam.
4. If necessary for the purpose of national defense and security, search and rescue, disaster response, the Ministry of National Defense shall take charge and cooperate with the Ministry of Transport in requisitioning part of or the entire infrastructure of the airport/airfield and provide compensation as prescribed by law.
Article 4. Responsibility of airport/airfield operator
1. Maintain fulfillment of conditions for issuance of the license for airport operation; direct the assurance of service quality assurance at the airport/airfield.
2. Manage, make use of the infrastructure and equipment of the airport/airfield under their management in accordance with regulations of law, airport documents; maintain the operation of the airport/airfield in accordance with applied technical regulations and standards; cooperate in performance of national defense and security tasks or prevention of epidemics at the airport/airfield.
3. Sign airport/airfield operation contracts with enterprises granted licenses to provide corresponding aviation services at the airport/airfield by Civil Aviation Authority of Vietnam.
4. Maintain the infrastructure and equipment of the airport/airfield under their management.
5. Disseminate regulations of law on aviation security and safety.
Article 5. Responsibility of Civil Aviation Authority of Vietnam
1. Perform the duties and entitlements of aviation authorities to operation of airports/airfields as prescribed.
2. Launch and supervise implementation of airports/airfields planning approved by competent authorities. Formulate and submit detailed airport/airfield planning to the Minister of Transport for approval. Consider approving detailed plan for specialized areas of the airport/airfield. Announce levels and specifications of airports/airfields.
3. Perform the duties of regulatory bodies in the process of project approval, licensing construction of airport/airfields. Monitor adherence to regulations on environmental protection at airports/airfields.
4. Assigning backup airports/airfields. Provide guidance on management, operation, aviation security, safety, environmental protection of aviation activities at specialized airfields after the Ministry of National Defense grants permission. Announce the operation of specialized airfields on the aeronautical information system as prescribed.
5. Coordinate activities of regulatory bodies at the airport/airfield. Announce the capacity of airports/airfields; regulate take-off and landing time at airports/airfields.
6. Direct the establishment, protection, maintenance of the information system serving operation of airport/airfield; connection of data network, cooperation of regulatory bodies at airports/airfields. Manage statistics about quantity of flights, passengers, and cargo at airports/airfields.
7. Arrange workplaces for regulatory bodies at the airport/airfield. Direct airport authorities to perform their regulatory tasks at the airports/airfields.
8. Disseminate regulations of law on assurance of aviation security and safety, and environmental protection at airports/airfields.
9. Perform other tasks given by the Minister of Transport.
Article 6. Responsibility of airport authority
1. Perform the duties and entitlements prescribed by the Law on Civil aviation.
2. Cooperate with local governments in determining and protecting boundaries of the airport/airfield and its vicinity.
3. Cooperate with relevant agencies/units and local governments in disseminating regulations of law on assurance of aviation security and safety at the airport/airfield.
4. Inspect, supervise provision of aviation and non-aviation services at the airport/airfield.
5. Perform the duties and entitlements prescribed by Director of Civil Aviation Authority of Vietnam.
Article 7. Responsibility of the People’s Committees of areas having airports/airfields
1. Cooperate in planning, determining and protecting boundaries of the airport/airfield and its vicinity.
2. Reserve land, conduct land clearance to develop the system of airports/airfields according to planning approved by competent authorities.
3. Manage the use of land, ensure aviation security and safety in the vicinity of the airport/airfield. Cooperate in airport emergency tasks, response to illegal interference in civil aviation operation as prescribed by law.
4. Take actions against violations against regulations on aviation security and safety in the vicinity of the airport/airfield. Take charge and cooperate with competent authorities in enforcing penalties for administrative violations against regulations on civil aviation.
5. Disseminate regulations of law on aviation security and safety.
AIRPORT/AIRFIELD PLANNING AND IMPLEMENTATION THEREOF, EXCEPT FOR SPECIALIZED AIRFIELDS
Article 8. General provisions on airport/airfield planning
1. Airport/airfield planning includes:
a) Master plan for development of the national airport/airfield system;
b) Detailed airport/airfield planning;
c) Detailed planning for construction of specialized areas of the airport/airfield.
2. Airport/airfield planning must:
a) Conform to development strategy, planning of the sector or national, local socio-economic development plans;
b) Meet requirements for assurance of national defense and security;
c) Meet demand for development of Vietnam’s aviation industry and development tendency of international civil aviation;
d) Meet requirements in terms of geography, population, local development; policies on use of agricultural land; sustainable environmental protection;
dd) Ensure safe and effective operation of the airport/airfield.
3. Funding for airport/airfield planning is provided by state budget, sponsorships of domestic and overseas entities, and other lawful sources.
4. The Minister of Transport shall specify economic – technical norms for making and announcing airport/airfield planning.
Article 9. Master plan for development of the national airport/airfield system
1. Contents of a master plan for development of the national airport/airfield system:
a) Demand for civil aviation transport, assurance of national defense and security, national socio-economic development, local economic development;
b) Scale, flight routes of the airport/airfield system;
c) Development plan for each airport/airfield, including: type, roles, location, scale; intended flight routes; land use demand; estimated costs, list of airports/airfields to be given priority, and resources;
d) Strategic environment assessment.
2. The master plan for development of the national airport/airfield system shall be made on a scale of 1:1,000,000 or over.
3. An application for approval of the master plan for development of the national airport/airfield system consists of:
a) The written request for approval for the master plan;
b) Planning documents;
c) Opinions of relevant agencies/units;
d) Responses to opinions of relevant agencies/units.
4. The Ministry of Transport has the responsibility to make and submit the master plan for development of the national airport/airfield system to the Prime Minister for approval.
Article 10. Detailed airport/airfield planning
1. Contents of a detailed airport/airfield planning:
a) Detailed boundaries of national defense units, shared area; civil aviation area; land use demand, public land areas not used for commercial purposes, and public land area used for commercial purposes;
b) Obstacle limitation surface, noise map;
c) Locations, area of specialized areas of the airport/airfield;
d) Locations, system of works in the air operations area; coordinates of the runway;
dd) Location, system of air navigation works; aviation industrial facilities, aircraft repair and maintenance facilities;
e) Locations of office buildings of agencies/units in the airport/airfield; area for construction of works for provision of aviation and non-aviation services; quarantine area (for international airports); advertisement works;
g) Network of internal roads in the airport/airfield; roads connected to public roads;
h) Shared water supply system; water supply for firefighting, aircraft; wastewater drainage system; underground works;
i) Locations, scales of power supply works; power supply sources;
k) Location and scale of the fuel supply system;
l) Location and scale of the emergency and rescue system;
m) Planning for the airspace, flight routes, and flight approach serving operation of the airfield;
n) Locations and scale of terminals, technical services areas, car parking lot;
o) Locations and scale of infrastructural works serving security of the airport/airfield;
p) Area for gathering and treating wastes to reduce environmental pollution;
q) Tree planning;
r) Strategic environment assessment;
s) Overall cost estimate and construction stages.
2. The detailed map of the airport/airfield is drawn to a scale of 1:2,000 or over.
3. The Minister of Transport shall provide specific regulations on procedures for formulating, appraising, approving, and announcing detailed airport/airfield planning.
Article 11. Detailed planning for construction of specialized areas of the airport/airfield
1. Contents of detailed planning for construction of specialized areas of an airport/airfield:
a) A system of construction and technical works: construction area; density, quantity, height, and elevation of construction works; land use coefficient;
b) Traffic system: Scale, level, height limits, typical cross sections;
c) Overall cost estimate and construction stages.
2. The detailed map of specialized areas the airport/airfield is drawn to a scale of 1:500 or over.
3. The Minister of Transport shall provide specific regulations on procedures for formulating, appraising, and approving, detailed planning for construction of specialized areas of airports/airfields.
Article 12. Investment in construction of airports/airfields
1. Investment in construction of an airport/airfield must:
a) Conform to the approved airport/airfield planning;
b) Meet technical regulations promulgated by the Ministry of Transport, standards of ICAO, and internal civil aviation standards;
c) Agreed by the Ministry of Transport and the Ministry of National Defense;
d) Comply with regulations of law on investment, construction, and environmental protection.
2. Foreign organizations and individuals are not permitted to contribute capital that exceeds 30% of charter capital or total capital of investors to construction of the airport/airfield.
3. Investors may commence the construction of the airport/airfield after land is allocated or leased as prescribed by law.
Article 13. Management boundaries and fences of airport/airfield
1. The airport authority shall cooperate with the People’s Committee of the administrative division in which the airport/airfield is located to determine boundaries of the airport/airfield and its vicinity on the cadastral map and in reality.
2. The People’s Committee of the district shall cooperate with the airport authority in announcing, protecting boundaries of the airport/airfield and its vicinity.
3. The airport/airfield operator and units using allocated/leased land have the responsibility to manage, protect, maintain the boundaries and fences of their land areas.
4. The costs of determining, marking, and managing boundaries of airports/airfields are covered by state budget.
5. The airport/airfield operator shall cover the cost of building the security perimeter system, unless it is covered by state budget.
OPENING, SHUTTING DOWN AIRPORT/AIRFIELD, EXCEPT FOR SPECIALIZED AIRFIELDS
Article 14. Opening airport/airfield
1. Conditions for opening an airport/airfield:
a) The airport/airfield satisfies all requirements in Clause 1 and Clause 2 Article 12 of this Decree;
b) The airport/airfield is granted a certificate of registration, license for airport operation as prescribed;
c) The airspace, flight routes, and flight approach of the airport/airfield have been approved by competent authorities.
2. The airport/airfield operator shall send 08 sets of the application for opening the airport/airfield to the Ministry of Transport, whether directly or by post or another appropriate manner. The application consists of:
a) An application form that contains: name of the airport/airfield; location, scale, type, and level of the airport/airfield;
b) Written explanation and evidence for fulfillment of conditions for opening the airport/airfield prescribed in Clause 1 of this Article.
Within 15 days from the day on which the sufficient documents are received, the Ministry of Transport shall carry out appraisal and request the Prime Minister to decide whether to permit the opening of the airport/airfield. If the application is rejected, the Ministry of Transport shall send a written notification to the applicant and provide explanation.
4. The Ministry of Transport shall announce the opening of airport/airfields under the Prime Minister’s decisions; conversion of domestic airports into international airports according to the master plan for development of the national airport/airfield system.
Article 15. Shutdown of airport/airfield
1. An airport/airfield shall be shut down in the following manners:
a) Termination of the operation of the airport/airfield;
b) Termination of activities serving international air transport (for international airports).
2. The Ministry of Transport shall request the Prime Minister to decide the shutdown of an airport/airfield in the following cases:
a) For national defense and security purposes;
b) For socio-economic reasons.
3. An application for shutdown of an airport/airfield consists of:
a) A written request for shutdown of the airport/airfield that contains: name of the airport/airfield; location, scale, type, and level of the airport/airfield; reasons and time for shutting down the airport/airfield;
b) Overall plans for resolving the issues related to the shutdown of the airport/airfield;
c) Documents related to the request for shutdown of the airport/airfield.
4. The Ministry of Transport shall announce the shutdown of airports/airfields; cooperate with local governments and relevant agency/unit in implementing remedial measures.
Article 16. Suspension of airport/airfield
1. Part or the entire infrastructure of an airport/airfield shall be suspended in the following cases:
a) The renovation, extension, or repair requires suspension of the airport/airfield;
b) The license for airport operation of the airport/airfield is suspended or revoked;
c) A natural disaster, epidemic, environmental pollution, aviation accident, or unexpected situation occurs and threatens aviation safety and security.
2. Civil Aviation Authority of Vietnam shall request the Ministry of Transport to decide suspension of airports/airfields in the cases mentioned in Clause 1 of this Article.
3. At the request of the airport/airfield operator, Director of the airport authority shall decide suspension of the airport/airfield within 24 hours from the occurrence of the unexpected event or adverse weather conditions in order to ensure aviation security and safety, and immediately report to Civil Aviation Authority of Vietnam.
4. Civil Aviation Authority of Vietnam ( in the case mentioned in Clause 2 of this Article), airport authority (in the case mentioned in Clause 3 of this Article) shall announce the suspension of airports/airfields on the aeronautical information system as prescribed, notify local governments, relevant agency/unit; direct the implementation of remedial measures and resolution of relevant issues.
5. The agency that decides the suspension of an airport/airfield shall decide resumption of the airport/airfield operation after the causes of suspension are eliminated.
6. The Ministry of Transport shall provide specific regulations on procedures for airport/airfield suspension.
MANAGEMENT OF OPERATION OF AIRPORTS/AIRFIELDS, EXCEPT FOR SPECIALIZED AIRFIELDS
Article 17. Responsibility of the agencies, organizations, and individuals (hereinafter referred to as entities) operating at airport/airfield
1. Regulatory bodies at the airport/airfield; airport/airfield operator; providers of aviation services, providers of other services at the airport/airfield have the responsibility to cooperate in providing and maintaining provision of services for the flights in accordance with applied technical regulations and standards, ensuring aviation security and safety, and environmental safety.
2. The airport/airfield operator; providers of aviation services have the responsibility to maintain the fulfillment of conditions for using equipment of the airport/airfield; provide aviation services in accordance with applied technical regulations and standards; immediate report accidents or malfunctions that threaten aviation security and safety or environmental safety to the airport authority and take remedial measures.
3. The airport/airfield operator and providers of air navigation services shall pay franchise fees to airport authority according to regulations of the Ministry of Finance.
4. Providers of aviation services at the airport/airfield other than air navigation services or air transport services shall pay franchise fees to the airport/airfield operator according to regulations of the Ministry of Finance.
5. The airport/airfield operator, providers of aviation services have the responsibility to provide information and documents about implementation of planning, construction, installation of equipment at the airport/airfield, assurance of aviation security and safety, and environmental safety for the airport authority on request.
6. Aircraft operators must inform the airport authority and airport/airfield operator of changes to the flight plans, delayed and cancelled flights.
7. Every aircraft operator must submit the payload balancing statement, general statement, manifest of passengers and cargo of each flight to the airport authority within 5 hours after the aircraft takes off or lands, or at the request of the airport authority. Documents shall be sent directly, by post, or another appropriate manner. The airport authority shall retain flight documents for 2 years from the day on which they are received.
The flight might be suspended if the aircraft operator violates regulations on submission of flight documents.
8. Entities doing business at the airport/airfield shall comply with regulations on pricing. The airport authority is entitled to suspend the flight if the aircraft operator deliberately evades the obligation to pay for the aviation services provided.
Article 18. Construction, renovation, upgrade, maintenance, repair of works; installation, maintenance, repair, use of the equipment at airport/airfield
1. The construction, renovation, upgrade, of works, installation of the equipment at airport/airfield must be suitable for their purposes, airport/airfield planning, and detailed land use plan approved by competent authorities.
2. Operators of works and equipment at the airport/airfield have the responsibility to maintain and repair them in accordance with applied technical regulations and standards and regulations of law.
3. The construction, renovation, upgrade, maintenance, repair of construction works; installation, maintenance, repair of the equipment by service providers at airport/airfield in the following cases are subject to approval by Civil Aviation Authority of Vietnam:
s) Construction, renovation, upgrade of construction works;
b) Maintenance, repair of construction works, installation, maintenance, repair of equipment that suspend the operation of the construction work or aviation service provision for over 24 hours, except for urgent cases that threaten aviation security and safety and need to be resolved immediately or the suspended works/equipment do not serve any flight for 30 consecutive days or longer according to continuous flight plan.
4. In the following cases of maintenance, repair of construction works or installation, maintenance, repair of the equipment of the airport/airfield by service providers at airport/airfield, the plan for construction and assurance of safety at the airport/airfield and flights must be sent to airport authority in advance:
a) The aviation service facility is suspended for less than 24 hours;
b) The aviation service facility is suspended for more than 24 hours in urgent cases that threaten aviation security and safety and need to be resolved immediately or the suspended works/equipment do not serve any flight for less than 30 consecutive days according to continuous flight plan.
5. The construction, renovation, upgrade, maintenance, repair of construction works; installation, maintenance, repair of the equipment by service providers at airport/airfield that affect the flight must be announced in accordance with regulations on provision of aeronautical information.
6. The following aviation equipment must be licensed by Civil Aviation Authority of Vietnam before being put into operation:
a) Air navigation equipment;
b) Equipment installed, operated in the air operations area.
7. The effective period of the license mentioned in Clause 6 of this Article shall not exceed 02 years.
8. The Ministry of Transport shall provide specific regulations on procedures for granting approval for construction, renovation, upgrade, maintenance, repair of construction works; installation, maintenance, repair, use of the equipment at airport/airfield; unit prices for maintenance and repair of airports/airfields; procedures for issuance and revocation of licenses to use aviation equipment.
Article 19. Inauguration, shut down of construction works at airport/airfield
1. Construction works must satisfy all conditions and standards before inauguration as prescribed.
2. The shutdown of a construction work at the airport/airfield must ensure normal operation of the airport/airfield, unless the airport/airfield has to be suspended as prescribed.
3. The Ministry of Transport shall provide specific conditions and procedures for inauguration and shut down of construction works at airports/airfields.
Article 20. Cooperation of regulatory bodies at airports/airfields
1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall provide guidance on procedures for aircraft, passenger, luggage, cargo, postal packages by reaching a consensus among relevant specialized authorities.
2. Civil Aviation Authority of Vietnam shall hold annual conventions with other regulatory bodies on cooperation and resolution of issues to operation of airports/airfields.
3. Airport authorities shall provide, update airport/airfield maps for relevant regulatory bodies at airports/airfields; hold monthly or extraordinary meetings to solve issues to operation of airports/airfields.
Article 21. Controlling activities at airport/airfield
1. People, items, vehicles entering, leaving, operating within the restricted area of the airport/airfield shall be monitored to ensure aviation security and safety, and environmental protection as prescribed by law.
2. Civil Aviation Authority of Vietnam shall organize and supervise registration of specialized vehicles operating at airports/airfields.
3. Airport authorities shall issue and revoke license plates of specialized vehicles operating at airports/airfields.
Article 22. Regulating take-off and landing times
1. Civil Aviation Authority of Vietnam shall survey and announce the capacity of airports/airfields with regard to regular flights based on:
a) The condition of the airport/airfield;
b) Infrastructure and equipment of the airport/airfield;
c) Capacity of aviation services at the airport/airfield;
d) Airspace capacity of the airport/airfield.
2. Civil Aviation Authority of Vietnam shall regulate take-off and landing times, use aircraft stands according to the announced limits mentioned in Clause 1 of this Article; announce peak hours and mechanism for management, arrangement of take-off and landing times during peak hours at regulated airports/airfields.
Article 23. Determination of management area in civil-military airfield
1. Civil-military airfields are those that serve both civil and military activities.
2. A civil-military airfield consists of:
a) Area dedicated to military activities;
b) Area dedicated to civil activities;
c) Area serving both civil and military activities (shared area).
Article 24. Management of civil-military airfields
1. Responsibility for management of civil-military airfields:
a) The Ministry of National Defense is responsible for management of the area dedicated to military activities;
b) The Ministry of Transport is responsible for management of the area dedicated to civil activities;
c) The Ministry of Transport shall cooperate with the Ministry of National Defense in determining responsibility for management of the area serving both civil and military activities.
2. The Ministry of Transport shall cooperate with the Ministry of National Defense in determining the boundaries of civil area, military area, and shared area.
3. Management and operation of a civil-military airfield must be made into a written agreement. The airport/airfield operator shall cooperate with providers of air navigation services and military units in the airport/airfield in drafting the agreement, which consists of;
a) The areas and infrastructure under the management of each party; responsibility for management, operation, inspection of the shared area; priority of each area and infrastructure in unexpected or special situations;
b) Cooperation in provision of air navigation and security services in the air operations area; responsibility of parties in an emergency where military aircraft are used.
c) Necessary equipment and personnel for dispatch of civil and military aircraft; cooperation in management and operation of area, equipment, services dedicated to civil or military purposes where necessary; personnel of air traffic control tower in case of cooperative flights.
d) Responsibility to notify civil and military flight plans to relevant units; exchange of information; uniform measures for aviation security and safety;
dd) Special requirements of each party for night flights, limited visibility of civil aircraft;
e) Cooperation in construction, renovation, upgrade, repair, operation of infrastructure and equipment in areas dedicated to military and civil activities that might affect each other.
SELLING, MORTGAGING, LEASING, CONTRIBUTING PROPERTY ON AIRPORT/AIRFIELD LAND AS CAPITAL, EXCEPT FOR SPECIALIZED AIRFIELDS
Article 25. Cases in which property on airport/airfield land may be sold, mortgaged, leased out, contributed as capital
1. Property on leased land at the airport/airfield invested by state budget and other capital sources may be leased out.
2. Property on leased land at the airport/airfield invested by state budget and other capital sources may be mortgaged.
3. Property on leased land at the airport/airfield invested by capital sources other than state budget may be sold.
4. Property on leased land at the airport/airfield invested by capital sources other than state budget may be contributed as capital.
Article 26. Cases in which property on airport/airfield land must not be sold, mortgaged, leased out, or contributed as capital
1. Infrastructure of the airfield must not be sold, mortgaged, leased out, or contributed as capital.
2. Construction works serving provision of air traffic control services, aeronautical information notification, search and rescue, aviation security must not be sold, mortgaged, leased out, or contributed as capital.
3. Infrastructure of an airport invested by state budget must not be sold or contributed as capital.
Article 27. Rules for selling, mortgaging, leasing, contributing property on airport/airfield land as capital
1. The sale, mortgage, lease, contribution of property on land mentioned in Article 25 of this Decree may only be done within the right to property and right to do business of the seller/mortgagor/lessor/contributor, and must not change the functions of the construction works according to the approved airport/airfield planning or land use purpose, not interrupt or affect the operation of the airport/airfield; not affect the right to use and do business of other enterprises as prescribed by law.
2. The buyer/lessee/recipient of the property must be able to maintain the operation of the construction work, provide services consistently with functions of the construction work, satisfy requirements in terms of aviation security and safety, environmental safety, conform with the plan for upgrade, extension of the airport/airfield as prescribed by law; comply with regulations of law on aviation service pricing. Do not take advantage of the monopoly to exercise unhealthy competition.
3. The seller/lessor/contributor must maintain the provision of aviation services until the buyer/lessee/recipient of the property is capable of operating the construction work and granted the license to provide corresponding aviation services as prescribed by law.
4. The seller/lessor/contributor shall send the concluded contract to Civil Aviation Authority of Vietnam within 03 working days from the conclusion date.
5. The sale, lease out, contribution of property on airport/airfield land shall comply with this Decree and relevant regulations of law. In case the buyer/lessee/recipient of the property fails to satisfy the requirements, the Ministry of Public Security shall consider dismiss such entity from management and operation of the construction work in order to rearrange the management and operation of the construction work as prescribed. The decision of the Ministry of Transport is the basis for the parties to conclude and finalize the contract as prescribed by law.
Article 28. Criteria for selecting buyer/lessee/recipient of leased land at the airport/airfield
The buyer/lessee/recipient of leased land at the airport/airfield must:
1. Be an enterprise that has a legal status as prescribed by law.
2. Have financial capacity suitable for the provision of corresponding aviation services.
3. Have a plan that meets requirements for management, operation of the construction work, and provision of corresponding aviation services.
Article 29. Plan for leasing out property on leased land at the airport/airfield invested by state budget
1. The person assigned by the State to manage property shall make a plan for property lease and submit it to the Ministry of Transport for appraisal.
2. Contents of the plan for property lease:
a) Name of the lessor;
b) List and technical characteristics of the construction work;
c) Value of the construction work;
d) Lease duration;
dd) Rent;
e) Conditions for leasing;
g) Ability to recoup investment;
h) Rights and obligations of the lessor and the lessee;
i) Conditions and methods for selection of lessee;
k) Time for selection of lessee;
l) Plan for maintaining operation of the construction work and provision of corresponding aviation services;
m) Roadmap for renovation, upgrade of the construction work.
Article 30. Procedures for approving the plan for leasing out property on leased land at the airport/airfield invested by state budget
1. An application for approval of the plan for property lease consists of:
a) A written request for approval that contains name, address of the applying organization, Name of the airport/airfield; name and location of the construction work;
b) The leasing plan.
2. The lessor shall send 08 sets of the application to the Ministry of Transport, whether directly or by post or another appropriate manner.
3. Within 45 days from the day on which the satisfactory application is received, the Ministry of Transport shall cooperate with the Ministry of National Defense, the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Finance in appraising, and request the Prime Minister to decide.
If the application is not satisfactory, the Ministry of Transport shall send a written notification and instruct the applicant to complete it.
Article 31. Rents for property on leased land at the airport/airfield invested by state budget
1. The rents shall be determined in accordance with this Decree and regulations of law on pricing;
2. Rents include:
a) Fixed rent which is calculated according to annual depreciation of the construction work, loan repayment plus interest (if any), cost of management and operation of the construction work, and other costs as prescribed;
b) Variable rent is a percentage of annual revenue from the operation of the construction work.
3. Rent is determined according to:
a) Value of the construction work;
b) Functions and technical characteristics of the construction work;
c) Conditions for leasing;
d) Rights and obligations of the parties;
dd) Other conditions.
4. The rent on the lease contract must not fall below the approved pricing scheme.
5. The rent in the lease contract may be adjusted:
a) every five years;
b) when the inflation rate of Vietnam exceeds 15% per year;
c) Other cases proposed by the parties and accepted by the regulatory body that approved the pricing scheme.
6. The Ministry of Finance shall consider approving rents and rent adjustment at the request of the Ministry of Transport.
Article 32. Procedures for selecting the lessee of property on leased land at the airport/airfield invested by state budget
1. The lessor shall send 08 sets of the application for approval of the bidding documents sent to lessees to the Ministry of Transport, whether directly or by post or another appropriate manner.
2. The application consists of:
a) A written request for approval that contains name, address of the applying organization, Name of the airport/airfield; name and location of the construction work;
b) The bidding documents according to the template provided by the Minister of Transport.
3. Within 45 days from the day on which the satisfactory application is received, the Ministry of Transport shall approve the bidding documents.
If the application is rejected, the Ministry of Transport shall send a written notification to the applicant and provide explanation.
4. The lessee shall be selected in accordance with this Decree and relevant regulations of law on bidding.
5. The lessee must follow procedures for issuance of the license to provide aviation services as prescribed.
Article 33. Contract for lease of property on leased land at the airport/airfield invested by state budget
1. The lease contract is conclude and executed on the basis of the plan for leasing and result of lessee selection.
2. Main content of the lease contract:
a) Names, addresses, account numbers of the parties;
b) The rent;
c) Conditions and methods of payment;
d) List of construction works;
dd) Rights and obligations of the parties;
e) Conditions and procedures for contract revision;
g) Regulations that the plan for leasing approved by competent authorities is an integral part of the contract;
h) Effective date and duration of the contract;
i) Dispute settlement.
3. The duration of a lease contract shall not exceed 30 years and may be extended for up to 20 more years by the Minister of Transport.
4. Revenue from the lease shall be used for the following purposes:
a) Construction, maintenance, repair, upgrade, extension of infrastructure of the airport/airfield;
b) Covering the cost of making and executing the plan for leasing.
5. The Ministry of Transport shall decide the plan for collecting, transferring, the using the revenue from lease of property on leased land at the airport/airfield invested by state budget after reaching an agreement with the Ministry of Finance.
Article 34. Mortgaging property on leased land at the airport/airfield invested by state budget
1. The person assigned as property manager by the State shall send 08 sets of the application for approval of the mortgaging plan to the Ministry of Transport, whether directly or by post or another appropriate manner.
2. The application consists of:
a) A written request for approval that contains name, address of the applying organization, Name of the airport/airfield; technical characteristics of the construction work;
b) A written explanation for: value of the construction work, conditions and method for selection of the credit institution that receives the mortgage; mortgaging duration; reasons for mortgaging; conditions for mortgaging, rights and obligations of the mortgagor and mortgagee; plan for maintenance of the operation of the construction work and provision of corresponding aviation services; roadmap for renovation, upgrade, and extension of the construction work.
3. Within 45 days from the day on which the satisfactory application is received, the Ministry of Transport shall approve the plan.
If the application is rejected, the Ministry of Transport shall send a written notification to the applicant and provide explanation.
4. According to the approved mortgaging plan, the property manage shall take the mortgage as prescribed by relevant regulations of law. The content of the mortgaging contract must not contravene the approved mortgaging plan and regulations of this Decree.
Article 35. Selling, mortgaging, leasing out, contributing property on leased land at the airport/airfield invested by capital sources other than state budget
1. The property owner shall send 08 sets of the application for approval for the selling, mortgaging, leasing, contribution plan to the Ministry of Transport, whether directly or by post or another appropriate manner.
2. The application consists of:
a) A written request for approval that contains name, address of the applying organization, Name of the airport/airfield; technical characteristics of the construction work;
b) A written explanation and evidence for fulfillment of conditions prescribed in Article 27, Article 28, and Article 37 of this Decree.
3. Within 45 days from the day on which the satisfactory application is received, the Ministry of Transport shall approve the plan.
If the application is rejected, the Ministry of Transport shall send a written notification to the applicant and provide explanation.
4. According to the approval by the Ministry of Transport, the property owner shall sell, mortgage, lease out, contribute the property as prescribed by relevant regulations of law. The content of the contract for sale, mortgage, lease, contribution of property must not contravene regulations of this Decree.
5. The buyer/lessee/recipient of property shall follow procedures for issuance of the license to provide aviation services as prescribed.
BUSINESS OPERATION AT AIRPORTS/AIRFIELDS, EXCEPT FOR SPECIALIZED AIRFIELDS
Article 36. List of aviation services at airport/airfield
1. Aviation services at the airport/airfield are those directly related to aircraft, operation and maintenance of aircraft, aviation equipment, air transport, and flights.
2. List of aviation services at the airport/airfield:
a) Passenger terminal operation services;
b) Air operations area services;
c) Cargo terminal and depot operation services;
d) Air navigation services, including air traffic control services, aeronautical information, guiding, supervision services; aviation meteorology services, aeronautical information services; search and rescue services;
dd) Aviation fuel supply services;
e) Ground services;
g) Aircraft repair and maintenance services;
h) In-flight food and drink services;
i) Aviation equipment repair and maintenance services;
k) Technical aviation services;
l) Aviation security services.
Article 37. Minimum capital for establishment and operation of airport enterprises, enterprises providing aviation services at the airport/airfield
1. For enterprises operating at the airport (hereinafter referred to as airport enterprises):
a) Enterprises operating at international airports: VND 200 billion;
b) Enterprises operating at domestic airports: VND 100 billion;
2. For enterprises providing aviation services mentioned in Point a through h Clause 2 Article 36 of this Decree: VND 30 billion.
3. For enterprises providing aviation services mentioned in Point i through l Clause 2 Article 36 of this Decree: VND 10 billion.
4. In case an enterprise provides various aviation services, the highest minimum capital prescribed in Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article shall apply.
5. Airport enterprises and enterprises providing aviation services at the airport/airfield must be Vietnamese legal entities.
6. Enterprises providing air traffic control services, aeronautical information services, search and rescue services must be wholly state-owned enterprises.
7. For airport enterprises and enterprises providing air operations area services, information, guiding, supervision services, and aviation meteorology services:
a) The ratio of state capital to charter capital must not fall below 65%;
b) The ratio of foreign capital to charter capital must not exceed 30%.
8. For enterprises providing passenger/cargo terminal operation services, aviation fuel supply services, ground services, ratio of foreign capital to charter capital must not exceed 30%.
9. The ratio of capital of airlines to charter capital in the following enterprises must not exceed 30%:
a) Airport enterprises;
b) Enterprises providing passenger/cargo terminal operation services.
10. The enterprises mentioned in Clause 7 and Clause 8 of this Article must register the change of shareholders that hold 5% charter capital or more (if any) at Civil Aviation Authority of Vietnam within 30 days from the change.
11. Certification of capital for issuance of the license for airport operation, license to provide aviation services at the airport/airfield:
a) For contributed capital in VND and convertible foreign currencies: Certification issued by a credit institution of the applicant’s frozen deposit in the credit institution; the deposit at the credit institution shall only be unfrozen after the applicant receives the license or a notice of rejection;
b) For property, real estate contributed as capital: Certification issued by a valuation organization of the monetary value of the property, real estate;
c) The entity that issues the enterprise’s capital is responsible for the accuracy and truthfulness of the information;
d) The airport enterprise or provider of aviation services that wishes to provide additional aviation services may use the balance sheet of the financial statement within the last 03 months before the application date or the bank guarantee as the capital certification;
dd) Airport enterprises and enterprises providing aviation services are responsible for maintaining the minimum capital as prescribed.
12. Civil Aviation Authority of Vietnam shall inspect adherence to regulations on enterprises’ capital; suspend or revoke the licenses for airport operation and licenses to provide aviation services of enterprises that violating such regulations.
Article 38. Operation of airport enterprises
1. Operation of airport enterprises is conditional.
2. The airport enterprise shall decide whether to lease out the area under their management to other entities for provision of non-aviation services.
3. The airport enterprises shall conclude contracts with the enterprise granted the license to provide aviation services at airports/airfields by Civil Aviation Authority of Vietnam within 30 days from the receipt of the proposal from the service provider.
Article 39. Provision of aviation services at airport/airfield
1. Provision of aviation services at airports/airfields is conditional. The license to provide aviation services at airports/airfields is granted according to the airport/airfield planning, regulations of law on corresponding services, capacity of infrastructure and capacity of existing service providers at the airport/airfield, except for the case in Clause 2 of this Article.
2. The license to operate air navigation service facility of the provider of air navigation services is considered the license to provide aviation services at airports/airfields.
3. Providers of aviation services at airports/airfields shall provide services within the scope of the license; are permitted to allocate or lease out land, make investment in construction works serving the process of service provision as prescribed by law, sign operation contract with the airport/airfield operator.
4. Every provider of aviation services at airports/airfields must have a backup plan for ensuring continuous service provision without interrupting the aviation activities, and is permitted to decide and take responsibility for suspension of service provision according to the contract and regulations of law. An advance notice of the unilaterally suspension of service provision must be must be sent to Civil Aviation Authority of Vietnam and relevant partners at least 7 working days before the intended date of suspension. Explanation must be provided.
5. Depending on the condition of the airport/airfield, Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct the provision of aviation services at the airport/airfield to satisfy demands and ensure healthy competition; conclusion of contracts between providers of aviation services and the airport/airfield operator, price inspection where necessary; suspension or revocation of the licenses to provide aviation services of organizations that seriously violate regulations of law.
6. Providers of aviation services at airports/airfields must comply with regulations on aviation security and safety, fire safety, environmental safety, service prices, and assurance of service quality.
7. The Ministry of Transport shall promulgate specific regulations on provision of aviation services at airports/airfields and procedures for issuance of licenses to provide aviation services at airports/airfields.
Article 40. Provision of non-aviation services at airport/airfield
1. The provision of non-aviation services at an airport must not affect the provision and quality of air transport services. The area for provision of non-aviation services in the terminal must comply with documents about operation of the airport. Do not provide non-aviation services in the air operations area, except for essential services such as grass trimming, installation, cleaning, repair, maintenance of aviation works and equipment.
2. Non-aviation services at the airport/airfield must be provided at reasonable prices, satisfy demands for services, suit the characteristics, scale, and condition of the airport infrastructure. The selection of providers of non-aviation services at the airport shall be covered by state budget and carried out through competitive bidding.
3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall supervise the provision of non-aviation services to satisfy demands at airports; inspect pricing elements, impose prices of price brackets where necessary; suspend or terminate contracts to provide non-aviation services with entities that violate regulations of law.
4. Providers of non-aviation services at airports/airfields must comply with regulations on aviation security and safety, fire safety, environmental safety, food safety, service pricing, ensure quality of sold animal products; fix prices; ensure courteousness.
5. The Ministry of Transport shall promulgate specific regulations on provision of non-aviation services at airports.
This Decree comes into force from December 12, 2015 and replaces the Government's Decree No. 83/2007/ND-CP dated May 25, 2007 on management and operation of airports and airfields.
Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, and relevant agencies are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |