Chương V Nghị định 102/2015/NĐ-CP: Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự
Số hiệu: | 102/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 12/12/2015 |
Ngày công báo: | 01/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1079 đến số 1080 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 102/2015/NĐ-CP quy định quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay bao gồm: quy hoạch cảng hàng không, sân bay; thủ tục mở, đóng cảng hàng không;khai thác sân bay và khu vực lân cận; hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay...được ban hành ngày 20/10/2015
-
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Theo Nghị định 102, đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật do BGTVT ban hành; phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong ngành hàng không dân dụng;
- Theo Nghị định số 102 dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay phải được BGTVT thỏa thuận, thống nhất với Bộ Quốc phòng;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Nghị định 102/2015 còn quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài không được góp vốn đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay với tỷ lệ vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án hoặc tổng vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư. Chủ đầu tư được xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay sau khi được giao đất, cho thuê đất.
-
Mở, đóng cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Điều kiện cho phép mở cảng hàng không, sân bay được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 102/2015/NĐ-CP như sau:
- Cảng hàng không, sân bay đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 102.
- Cảng hàng không, sân bay đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay.
Chương 3 Nghị định 102 quy định cụ thể việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay và đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trừ sân bay chuyên dùng.
-
Quản lý hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Điều 21 Nghị định 102 năm 2015 quy định việc kiểm soát hoạt động tại cảng hàng không, sân bay:
- Người, đồ vật, phương tiện vào, rời, hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay chịu sự kiểm tra, giám sát về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Nghị định số 102 quy định: Cục Hàng không Việt Nam tổ chức, giám sát việc đăng kiểm kỹ thuật của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
- Cảng vụ hàng không cấp, thu hồi biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
-
Hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Hoạt động của doanh nghiệp cảng hàng không được quy định tại Điều 38 Nghị định 102/2015 như sau:
- Doanh nghiệp cảng hàng không là DN kinh doanh có điều kiện. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đồng thời là giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
- DN cảng hàng không được quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để cung cấp dịch vụ phi hàng không theo quy định.
- Theo Nghị định số 102, DN cảng hàng không ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định đối với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
Nghị định 102/2015/NĐ-CP còn quy định về sân bay dùng chung quân dụng và quân sự; bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng. Nghị định 102 có hiệu lực từ ngày 12/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm các khu vực sau đây:
a) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng;
c) Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
1. Trách nhiệm quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự:
a) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng;
c) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định ranh giới khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng, khu vực sử dụng cho hoạt động quân sự, khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
3. Việc quản lý, khai thác sân bay dùng chung dân dụng và quân sự phải được hiệp đồng bằng văn bản. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đơn vị quân đội trong khu vực cảng hàng không, sân bay xây dựng văn bản hiệp đồng, bao gồm các nội dung sau:
a) Phân định khu vực, kết cấu hạ tầng do từng bên quản lý, khai thác; trách nhiệm quản lý, khai thác, kiểm tra điều kiện khai thác khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự; mức độ ưu tiên sử dụng khu vực, kết cấu hạ tầng trong các tình huống đột xuất, đặc biệt;
b) Phối hợp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an toàn trong khu bay; trách nhiệm của các bên trong trường hợp khẩn cấp có hoạt động của tàu bay quân sự;
c) Điều kiện thiết bị và nhân lực tối thiểu để đáp ứng các yêu cầu về điều hành tàu bay dân dụng, quân sự; phối hợp quản lý, khai thác chung mặt bằng, thiết bị, dịch vụ dành riêng cho hoạt động dân dụng hoặc quân sự trong trường hợp cần thiết; vị trí, thành phần làm nhiệm vụ tại đài kiểm soát không lưu chung khi có hoạt động bay hỗn hợp;
d) Trách nhiệm thông báo kế hoạch bay dân dụng, quân sự cho các đơn vị có liên quan; phối hợp trao đổi thông tin, thống nhất biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
đ) Các yêu cầu đặc thù của từng bên trong điều kiện bay đêm, tầm nhìn hạn chế đối với tàu bay quân sự;
e) Phối hợp xử lý các trường hợp xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, khai thác kết cấu hạ tầng và thiết bị thuộc khu vực dành riêng cho hoạt động quân sự, dân dụng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau.
Article 23. Determination of management area in civil-military airfield
1. Civil-military airfields are those that serve both civil and military activities.
2. A civil-military airfield consists of:
a) Area dedicated to military activities;
b) Area dedicated to civil activities;
c) Area serving both civil and military activities (shared area).
Article 24. Management of civil-military airfields
1. Responsibility for management of civil-military airfields:
a) The Ministry of National Defense is responsible for management of the area dedicated to military activities;
b) The Ministry of Transport is responsible for management of the area dedicated to civil activities;
c) The Ministry of Transport shall cooperate with the Ministry of National Defense in determining responsibility for management of the area serving both civil and military activities.
2. The Ministry of Transport shall cooperate with the Ministry of National Defense in determining the boundaries of civil area, military area, and shared area.
3. Management and operation of a civil-military airfield must be made into a written agreement. The airport/airfield operator shall cooperate with providers of air navigation services and military units in the airport/airfield in drafting the agreement, which consists of;
a) The areas and infrastructure under the management of each party; responsibility for management, operation, inspection of the shared area; priority of each area and infrastructure in unexpected or special situations;
b) Cooperation in provision of air navigation and security services in the air operations area; responsibility of parties in an emergency where military aircraft are used.
c) Necessary equipment and personnel for dispatch of civil and military aircraft; cooperation in management and operation of area, equipment, services dedicated to civil or military purposes where necessary; personnel of air traffic control tower in case of cooperative flights.
d) Responsibility to notify civil and military flight plans to relevant units; exchange of information; uniform measures for aviation security and safety;
dd) Special requirements of each party for night flights, limited visibility of civil aircraft;
e) Cooperation in construction, renovation, upgrade, repair, operation of infrastructure and equipment in areas dedicated to military and civil activities that might affect each other.