Chương VII Nghị định 102/2015/NĐ-CP: Hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Số hiệu: | 102/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 12/12/2015 |
Ngày công báo: | 01/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1079 đến số 1080 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 102/2015/NĐ-CP quy định quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay bao gồm: quy hoạch cảng hàng không, sân bay; thủ tục mở, đóng cảng hàng không;khai thác sân bay và khu vực lân cận; hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay...được ban hành ngày 20/10/2015
-
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Theo Nghị định 102, đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật do BGTVT ban hành; phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong ngành hàng không dân dụng;
- Theo Nghị định số 102 dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay phải được BGTVT thỏa thuận, thống nhất với Bộ Quốc phòng;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Nghị định 102/2015 còn quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài không được góp vốn đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay với tỷ lệ vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án hoặc tổng vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư. Chủ đầu tư được xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay sau khi được giao đất, cho thuê đất.
-
Mở, đóng cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Điều kiện cho phép mở cảng hàng không, sân bay được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 102/2015/NĐ-CP như sau:
- Cảng hàng không, sân bay đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 102.
- Cảng hàng không, sân bay đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay.
Chương 3 Nghị định 102 quy định cụ thể việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay và đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trừ sân bay chuyên dùng.
-
Quản lý hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Điều 21 Nghị định 102 năm 2015 quy định việc kiểm soát hoạt động tại cảng hàng không, sân bay:
- Người, đồ vật, phương tiện vào, rời, hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay chịu sự kiểm tra, giám sát về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Nghị định số 102 quy định: Cục Hàng không Việt Nam tổ chức, giám sát việc đăng kiểm kỹ thuật của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
- Cảng vụ hàng không cấp, thu hồi biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
-
Hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Hoạt động của doanh nghiệp cảng hàng không được quy định tại Điều 38 Nghị định 102/2015 như sau:
- Doanh nghiệp cảng hàng không là DN kinh doanh có điều kiện. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đồng thời là giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
- DN cảng hàng không được quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để cung cấp dịch vụ phi hàng không theo quy định.
- Theo Nghị định số 102, DN cảng hàng không ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định đối với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
Nghị định 102/2015/NĐ-CP còn quy định về sân bay dùng chung quân dụng và quân sự; bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng. Nghị định 102 có hiệu lực từ ngày 12/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến tàu bay, khai thác, bảo dưỡng tàu bay, trang thiết bị hàng không, khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động bay.
2. Danh mục dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách;
b) Dịch vụ khai thác khu bay;
c) Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa;
d) Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bao gồm dịch vụ không lưu, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ khí tượng hàng không; dịch vụ thông báo tin tức hàng không; dịch vụ tìm kiếm cứu nạn;
đ) Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không;
e) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
g) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay;
h) Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
i) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không;
k) Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
l) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Đối với doanh nghiệp cảng hàng không:
a) Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 200 (hai trăm) tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 100 (một trăm) tỷ đồng Việt Nam.
2. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này: 30 (ba mươi) tỷ đồng Việt Nam.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không quy định tại các Điểm i, k và l Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này: 10 (mười) tỷ đồng Việt Nam.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp nhiều loại dịch vụ hàng không thì áp dụng quy định về mức vốn tối thiểu cao nhất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải là pháp nhân Việt Nam.
6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
7. Đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác khu bay, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không:
a) Tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ;
b) Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ.
8. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ.
9. Các hãng hàng không không được chiếm quá 30% tỷ lệ vốn điều lệ đối với:
a) Doanh nghiệp cảng hàng không;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách hoặc nhà ga hàng hóa.
10. Doanh nghiệp quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này phải đăng ký thay đổi cổ đông chiếm giữ từ 5% vốn điều lệ trở lên tại Cục Hàng không Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thực hiện việc thay đổi.
11. Văn bản xác nhận vốn để được cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được quy định như sau:
a) Đối với vốn góp bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi: Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép; việc giải phóng khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoặc khi tổ chức, cá nhân nhận được văn bản thông báo từ chối cấp giấy phép;
b) Đối với vốn góp bằng tài sản, bất động sản trực tiếp phục vụ cho mục đích kinh doanh: Văn bản của tổ chức định giá có thẩm quyền xác nhận giá trị quy đổi thành tiền của tài sản, bất động sản;
c) Tổ chức, cá nhân trực tiếp xác nhận vốn của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu tại thời điểm xác nhận;
d) Đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không đang khai thác có nhu cầu tham gia cung cấp bổ sung danh mục dịch vụ hàng không có thể sử dụng Bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị hoặc giấy bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận vốn phù hợp;
đ) Doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm duy trì vốn tối thiểu theo quy định.
12. Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra việc tuân thủ các quy định về vốn của doanh nghiệp; đình chỉ có thời hạn hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không đối với doanh nghiệp vi phạm.
1. Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đồng thời là giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không quyết định cho tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để cung cấp dịch vụ phi hàng không theo quy định.
3. Doanh nghiệp cảng hàng không ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định đối với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được cấp căn cứ vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay, quy định của pháp luật liên quan đến loại hình dịch vụ tương ứng, sự đáp ứng của kết cấu hạ tầng và khả năng cung ứng của các đơn vị đang cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo quy định của pháp luật về bảo đảm hoạt động bay đồng thời là giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ trong phạm vi giấy phép được cấp; được giao hoặc thuê đất và đầu tư xây dựng công trình phục vụ cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định với người khai thác cảng hàng không, sân bay.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải có phương án dự phòng để bảo đảm cung cấp dịch vụ liên tục, không làm gián đoạn đến hoạt động hàng không, được phép thực hiện và tự chịu trách nhiệm về việc ngừng cung cấp dịch vụ theo quy định của hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật. Việc đơn phương ngừng cung cấp dịch vụ phải được báo cáo trước bằng văn bản gửi đến Cục Hàng không Việt Nam và báo trước cho đối tác liên quan tối thiểu là 7 (bảy) ngày làm việc trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ, có nêu rõ lý do.
5. Căn cứ vào điều kiện thực tế của cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo việc cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay đáp ứng nhu cầu khai thác và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; việc ký hợp đồng giao kết khai thác giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay; kiểm tra yếu tố hình thành giá, hiệp thương giá cung cấp dịch vụ hàng không trong trường hợp cần thiết; đình chỉ có thời hạn hoặc thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không đối với tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.
6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, giá dịch vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ.
7. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
1. Việc tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không không được làm ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng không. Mặt bằng tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không trong nhà ga phải tuân thủ theo tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay. Không được tổ chức kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại khu bay, trừ các dịch vụ cần thiết như cắt cỏ, xây dựng, lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình, trang thiết bị hàng không.
2. Việc cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải đảm bảo giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu dịch vụ, phù hợp với tính chất, quy mô và điều kiện của kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước phải thực hiện theo nguyên tắc đấu thầu cạnh tranh, chống độc quyền.
3. Cục Hàng không Việt Nam giám sát việc tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không đáp ứng nhu cầu tại cảng hàng không; kiểm tra yếu tố hình thành giá, trường hợp cần thiết quy định giá hoặc khung giá; đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ phi hàng không đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá dịch vụ; đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, sản phẩm bán ra; niêm yết công khai giá; bảo đảm văn minh, lịch sự, chu đáo.
5. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không.
BUSINESS OPERATION AT AIRPORTS/AIRFIELDS, EXCEPT FOR SPECIALIZED AIRFIELDS
Article 36. List of aviation services at airport/airfield
1. Aviation services at the airport/airfield are those directly related to aircraft, operation and maintenance of aircraft, aviation equipment, air transport, and flights.
2. List of aviation services at the airport/airfield:
a) Passenger terminal operation services;
b) Air operations area services;
c) Cargo terminal and depot operation services;
d) Air navigation services, including air traffic control services, aeronautical information, guiding, supervision services; aviation meteorology services, aeronautical information services; search and rescue services;
dd) Aviation fuel supply services;
e) Ground services;
g) Aircraft repair and maintenance services;
h) In-flight food and drink services;
i) Aviation equipment repair and maintenance services;
k) Technical aviation services;
l) Aviation security services.
Article 37. Minimum capital for establishment and operation of airport enterprises, enterprises providing aviation services at the airport/airfield
1. For enterprises operating at the airport (hereinafter referred to as airport enterprises):
a) Enterprises operating at international airports: VND 200 billion;
b) Enterprises operating at domestic airports: VND 100 billion;
2. For enterprises providing aviation services mentioned in Point a through h Clause 2 Article 36 of this Decree: VND 30 billion.
3. For enterprises providing aviation services mentioned in Point i through l Clause 2 Article 36 of this Decree: VND 10 billion.
4. In case an enterprise provides various aviation services, the highest minimum capital prescribed in Clause 1, Clause 2, and Clause 3 of this Article shall apply.
5. Airport enterprises and enterprises providing aviation services at the airport/airfield must be Vietnamese legal entities.
6. Enterprises providing air traffic control services, aeronautical information services, search and rescue services must be wholly state-owned enterprises.
7. For airport enterprises and enterprises providing air operations area services, information, guiding, supervision services, and aviation meteorology services:
a) The ratio of state capital to charter capital must not fall below 65%;
b) The ratio of foreign capital to charter capital must not exceed 30%.
8. For enterprises providing passenger/cargo terminal operation services, aviation fuel supply services, ground services, ratio of foreign capital to charter capital must not exceed 30%.
9. The ratio of capital of airlines to charter capital in the following enterprises must not exceed 30%:
a) Airport enterprises;
b) Enterprises providing passenger/cargo terminal operation services.
10. The enterprises mentioned in Clause 7 and Clause 8 of this Article must register the change of shareholders that hold 5% charter capital or more (if any) at Civil Aviation Authority of Vietnam within 30 days from the change.
11. Certification of capital for issuance of the license for airport operation, license to provide aviation services at the airport/airfield:
a) For contributed capital in VND and convertible foreign currencies: Certification issued by a credit institution of the applicant’s frozen deposit in the credit institution; the deposit at the credit institution shall only be unfrozen after the applicant receives the license or a notice of rejection;
b) For property, real estate contributed as capital: Certification issued by a valuation organization of the monetary value of the property, real estate;
c) The entity that issues the enterprise’s capital is responsible for the accuracy and truthfulness of the information;
d) The airport enterprise or provider of aviation services that wishes to provide additional aviation services may use the balance sheet of the financial statement within the last 03 months before the application date or the bank guarantee as the capital certification;
dd) Airport enterprises and enterprises providing aviation services are responsible for maintaining the minimum capital as prescribed.
12. Civil Aviation Authority of Vietnam shall inspect adherence to regulations on enterprises’ capital; suspend or revoke the licenses for airport operation and licenses to provide aviation services of enterprises that violating such regulations.
Article 38. Operation of airport enterprises
1. Operation of airport enterprises is conditional.
2. The airport enterprise shall decide whether to lease out the area under their management to other entities for provision of non-aviation services.
3. The airport enterprises shall conclude contracts with the enterprise granted the license to provide aviation services at airports/airfields by Civil Aviation Authority of Vietnam within 30 days from the receipt of the proposal from the service provider.
Article 39. Provision of aviation services at airport/airfield
1. Provision of aviation services at airports/airfields is conditional. The license to provide aviation services at airports/airfields is granted according to the airport/airfield planning, regulations of law on corresponding services, capacity of infrastructure and capacity of existing service providers at the airport/airfield, except for the case in Clause 2 of this Article.
2. The license to operate air navigation service facility of the provider of air navigation services is considered the license to provide aviation services at airports/airfields.
3. Providers of aviation services at airports/airfields shall provide services within the scope of the license; are permitted to allocate or lease out land, make investment in construction works serving the process of service provision as prescribed by law, sign operation contract with the airport/airfield operator.
4. Every provider of aviation services at airports/airfields must have a backup plan for ensuring continuous service provision without interrupting the aviation activities, and is permitted to decide and take responsibility for suspension of service provision according to the contract and regulations of law. An advance notice of the unilaterally suspension of service provision must be must be sent to Civil Aviation Authority of Vietnam and relevant partners at least 7 working days before the intended date of suspension. Explanation must be provided.
5. Depending on the condition of the airport/airfield, Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct the provision of aviation services at the airport/airfield to satisfy demands and ensure healthy competition; conclusion of contracts between providers of aviation services and the airport/airfield operator, price inspection where necessary; suspension or revocation of the licenses to provide aviation services of organizations that seriously violate regulations of law.
6. Providers of aviation services at airports/airfields must comply with regulations on aviation security and safety, fire safety, environmental safety, service prices, and assurance of service quality.
7. The Ministry of Transport shall promulgate specific regulations on provision of aviation services at airports/airfields and procedures for issuance of licenses to provide aviation services at airports/airfields.
Article 40. Provision of non-aviation services at airport/airfield
1. The provision of non-aviation services at an airport must not affect the provision and quality of air transport services. The area for provision of non-aviation services in the terminal must comply with documents about operation of the airport. Do not provide non-aviation services in the air operations area, except for essential services such as grass trimming, installation, cleaning, repair, maintenance of aviation works and equipment.
2. Non-aviation services at the airport/airfield must be provided at reasonable prices, satisfy demands for services, suit the characteristics, scale, and condition of the airport infrastructure. The selection of providers of non-aviation services at the airport shall be covered by state budget and carried out through competitive bidding.
3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall supervise the provision of non-aviation services to satisfy demands at airports; inspect pricing elements, impose prices of price brackets where necessary; suspend or terminate contracts to provide non-aviation services with entities that violate regulations of law.
4. Providers of non-aviation services at airports/airfields must comply with regulations on aviation security and safety, fire safety, environmental safety, food safety, service pricing, ensure quality of sold animal products; fix prices; ensure courteousness.
5. The Ministry of Transport shall promulgate specific regulations on provision of non-aviation services at airports.