Chương II Nghị định 102/2015/NĐ-CP: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Số hiệu: | 102/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 12/12/2015 |
Ngày công báo: | 01/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1079 đến số 1080 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 102/2015/NĐ-CP quy định quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay bao gồm: quy hoạch cảng hàng không, sân bay; thủ tục mở, đóng cảng hàng không;khai thác sân bay và khu vực lân cận; hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay...được ban hành ngày 20/10/2015
-
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Theo Nghị định 102, đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật do BGTVT ban hành; phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong ngành hàng không dân dụng;
- Theo Nghị định số 102 dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay phải được BGTVT thỏa thuận, thống nhất với Bộ Quốc phòng;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Nghị định 102/2015 còn quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài không được góp vốn đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay với tỷ lệ vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án hoặc tổng vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư. Chủ đầu tư được xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay sau khi được giao đất, cho thuê đất.
-
Mở, đóng cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Điều kiện cho phép mở cảng hàng không, sân bay được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 102/2015/NĐ-CP như sau:
- Cảng hàng không, sân bay đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 102.
- Cảng hàng không, sân bay đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay.
Chương 3 Nghị định 102 quy định cụ thể việc mở, đóng cảng hàng không, sân bay và đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trừ sân bay chuyên dùng.
-
Quản lý hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Điều 21 Nghị định 102 năm 2015 quy định việc kiểm soát hoạt động tại cảng hàng không, sân bay:
- Người, đồ vật, phương tiện vào, rời, hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay chịu sự kiểm tra, giám sát về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Nghị định số 102 quy định: Cục Hàng không Việt Nam tổ chức, giám sát việc đăng kiểm kỹ thuật của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
- Cảng vụ hàng không cấp, thu hồi biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
-
Hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Hoạt động của doanh nghiệp cảng hàng không được quy định tại Điều 38 Nghị định 102/2015 như sau:
- Doanh nghiệp cảng hàng không là DN kinh doanh có điều kiện. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đồng thời là giấy phép kinh doanh cảng hàng không, giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
- DN cảng hàng không được quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để cung cấp dịch vụ phi hàng không theo quy định.
- Theo Nghị định số 102, DN cảng hàng không ký hợp đồng giao kết khai thác theo quy định đối với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
Nghị định 102/2015/NĐ-CP còn quy định về sân bay dùng chung quân dụng và quân sự; bán, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng. Nghị định 102 có hiệu lực từ ngày 12/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay, bao gồm:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc;
b) Quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay;
c) Quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay.
2. Yêu cầu về quy hoạch cảng hàng không, sân bay
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, địa phương;
b) Đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng không Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển hàng không dân dụng quốc tế;
d) Bảo đảm các yếu tố về địa lý, dân số, phát triển vùng, miền; chính sách sử dụng đất nông nghiệp; bảo vệ môi trường bền vững;
đ) Bảo đảm khai thác an toàn, hiệu quả cảng hàng không, sân bay.
3. Kinh phí lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định định mức kinh tế - kỹ thuật đối với việc lập, công bố quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
1. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Xác định nhu cầu và yêu cầu về vận chuyển hàng không dân dụng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển kinh tế vùng, địa phương;
b) Xác định quy mô, mạng đường bay khai thác của hệ thống cảng hàng không, sân bay;
c) Xác định quy hoạch phát triển đối với từng cảng hàng không, sân bay bao gồm: Loại hình, vai trò, vị trí, quy mô; dự báo các đường bay dự kiến khai thác; nhu cầu sử dụng đất; ước toán chi phí đầu tư, đề xuất các danh mục cảng hàng không, sân bay ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện;
d) Đánh giá môi trường chiến lược theo quy định.
2. Tỉ lệ bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc là 1/1.000.000 hoặc lớn hơn.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, bao gồm các tài liệu sau:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;
b) Đồ án quy hoạch;
c) Văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;
d) Văn bản giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc.
1. Quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, gồm các nội dung sau:
a) Ranh giới chi tiết khu vực hoạt động của các cơ quan, đơn vị quốc phòng và khu vực hoạt động chung quân sự và dân dụng; khu vực hoạt động hàng không dân dụng; nhu cầu sử dụng đất; diện tích đất công cộng không có mục đích kinh doanh và diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh;
b) Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, bản đồ tiếng ồn;
c) Vị trí, mặt bằng các khu chức năng của cảng hàng không, sân bay;
d) Vị trí, hệ thống các hạng mục công trình khu bay; tọa độ đường cất, hạ cánh;
đ) Vị trí, hệ thống các hạng mục công trình bảo đảm hoạt động bay; cơ sở công nghiệp hàng không, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
e) Vị trí khu vực xây dựng trụ sở các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; khu vực xây dựng các công trình cung cấp dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không; khu vực cách ly y tế đối với cảng hàng không quốc tế; các công trình quảng cáo;
g) Mạng lưới đường giao thông nội bộ trong sân bay, đường giao thông nội bộ trong cảng; tuyến đường kết nối với đường giao thông công cộng;
h) Hệ thống cấp nước chung; cấp nước chữa cháy; cấp nước cho tàu bay; hệ thống thoát nước thải; hệ thống công trình ngầm;
i) Vị trí, quy mô công trình cấp điện; nguồn điện;
k) Vị trí, quy mô hệ thống cung cấp nhiên liệu;
l) Vị trí, quy mô hệ thống khẩn nguy, cứu nạn;
m) Quy hoạch vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay;
n) Vị trí, quy mô nhà ga, khu phục vụ kỹ thuật, sân đỗ ô tô;
o) Vị trí, quy mô hạ tầng bảo đảm an ninh cảng hàng không, sân bay;
p) Khu tập trung, xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường;
q) Quy hoạch cây xanh;
r) Đánh giá môi trường chiến lược;
s) Tổng khái toán đầu tư và phân kỳ xây dựng.
2. Tỉ lệ bản đồ quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay là 1/2.000 hoặc lớn hơn.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay.
1. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Hệ thống các công trình xây dựng, kỹ thuật: Diện tích xây dựng; mật độ, số lượng, cao độ và độ cao công trình xây dựng; hệ số sử dụng đất;
b) Hệ thống giao thông: Quy mô, cấp đường; cao độ khống chế các đầu mối; các mặt cắt ngang điển hình;
c) Tổng khái toán đầu tư và phân kỳ đầu tư xây dựng.
2. Tỉ lệ bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng cảng hàng không, sân bay là 1/500 hoặc lớn hơn.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng cảng hàng không, sân bay.
1. Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
b) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành; phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong ngành hàng không dân dụng;
c) Được Bộ Giao thông vận tải thống nhất với Bộ Quốc phòng thỏa thuận dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép góp vốn đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay với tỷ lệ vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án hoặc tổng vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư.
3. Chủ đầu tư được xây dựng công trình cảng hàng không, sân bay sau khi được giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
1. Cảng vụ hàng không phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay để xác định ranh giới, mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay trên bản đồ địa chính, trên bản đồ ranh giới, mốc giới và ngoài thực địa.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ hàng không công bố, bảo vệ mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay và các đơn vị được giao đất, thuê đất có trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc giới, xây dựng và quản lý, bảo trì hàng rào nằm trong ranh giới đất được giao, được thuê theo quy định.
4. Chi phí xác định, đánh dấu, cắm mốc và quản lý mốc giới cảng hàng không, sân bay được thực hiện từ ngân sách nhà nước.
5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu chi phí xây dựng hệ thống hàng rào an ninh, trừ trường hợp được ngân sách nhà nước cấp.
AIRPORT/AIRFIELD PLANNING AND IMPLEMENTATION THEREOF, EXCEPT FOR SPECIALIZED AIRFIELDS
Article 8. General provisions on airport/airfield planning
1. Airport/airfield planning includes:
a) Master plan for development of the national airport/airfield system;
b) Detailed airport/airfield planning;
c) Detailed planning for construction of specialized areas of the airport/airfield.
2. Airport/airfield planning must:
a) Conform to development strategy, planning of the sector or national, local socio-economic development plans;
b) Meet requirements for assurance of national defense and security;
c) Meet demand for development of Vietnam’s aviation industry and development tendency of international civil aviation;
d) Meet requirements in terms of geography, population, local development; policies on use of agricultural land; sustainable environmental protection;
dd) Ensure safe and effective operation of the airport/airfield.
3. Funding for airport/airfield planning is provided by state budget, sponsorships of domestic and overseas entities, and other lawful sources.
4. The Minister of Transport shall specify economic – technical norms for making and announcing airport/airfield planning.
Article 9. Master plan for development of the national airport/airfield system
1. Contents of a master plan for development of the national airport/airfield system:
a) Demand for civil aviation transport, assurance of national defense and security, national socio-economic development, local economic development;
b) Scale, flight routes of the airport/airfield system;
c) Development plan for each airport/airfield, including: type, roles, location, scale; intended flight routes; land use demand; estimated costs, list of airports/airfields to be given priority, and resources;
d) Strategic environment assessment.
2. The master plan for development of the national airport/airfield system shall be made on a scale of 1:1,000,000 or over.
3. An application for approval of the master plan for development of the national airport/airfield system consists of:
a) The written request for approval for the master plan;
b) Planning documents;
c) Opinions of relevant agencies/units;
d) Responses to opinions of relevant agencies/units.
4. The Ministry of Transport has the responsibility to make and submit the master plan for development of the national airport/airfield system to the Prime Minister for approval.
Article 10. Detailed airport/airfield planning
1. Contents of a detailed airport/airfield planning:
a) Detailed boundaries of national defense units, shared area; civil aviation area; land use demand, public land areas not used for commercial purposes, and public land area used for commercial purposes;
b) Obstacle limitation surface, noise map;
c) Locations, area of specialized areas of the airport/airfield;
d) Locations, system of works in the air operations area; coordinates of the runway;
dd) Location, system of air navigation works; aviation industrial facilities, aircraft repair and maintenance facilities;
e) Locations of office buildings of agencies/units in the airport/airfield; area for construction of works for provision of aviation and non-aviation services; quarantine area (for international airports); advertisement works;
g) Network of internal roads in the airport/airfield; roads connected to public roads;
h) Shared water supply system; water supply for firefighting, aircraft; wastewater drainage system; underground works;
i) Locations, scales of power supply works; power supply sources;
k) Location and scale of the fuel supply system;
l) Location and scale of the emergency and rescue system;
m) Planning for the airspace, flight routes, and flight approach serving operation of the airfield;
n) Locations and scale of terminals, technical services areas, car parking lot;
o) Locations and scale of infrastructural works serving security of the airport/airfield;
p) Area for gathering and treating wastes to reduce environmental pollution;
q) Tree planning;
r) Strategic environment assessment;
s) Overall cost estimate and construction stages.
2. The detailed map of the airport/airfield is drawn to a scale of 1:2,000 or over.
3. The Minister of Transport shall provide specific regulations on procedures for formulating, appraising, approving, and announcing detailed airport/airfield planning.
Article 11. Detailed planning for construction of specialized areas of the airport/airfield
1. Contents of detailed planning for construction of specialized areas of an airport/airfield:
a) A system of construction and technical works: construction area; density, quantity, height, and elevation of construction works; land use coefficient;
b) Traffic system: Scale, level, height limits, typical cross sections;
c) Overall cost estimate and construction stages.
2. The detailed map of specialized areas the airport/airfield is drawn to a scale of 1:500 or over.
3. The Minister of Transport shall provide specific regulations on procedures for formulating, appraising, and approving, detailed planning for construction of specialized areas of airports/airfields.
Article 12. Investment in construction of airports/airfields
1. Investment in construction of an airport/airfield must:
a) Conform to the approved airport/airfield planning;
b) Meet technical regulations promulgated by the Ministry of Transport, standards of ICAO, and internal civil aviation standards;
c) Agreed by the Ministry of Transport and the Ministry of National Defense;
d) Comply with regulations of law on investment, construction, and environmental protection.
2. Foreign organizations and individuals are not permitted to contribute capital that exceeds 30% of charter capital or total capital of investors to construction of the airport/airfield.
3. Investors may commence the construction of the airport/airfield after land is allocated or leased as prescribed by law.
Article 13. Management boundaries and fences of airport/airfield
1. The airport authority shall cooperate with the People’s Committee of the administrative division in which the airport/airfield is located to determine boundaries of the airport/airfield and its vicinity on the cadastral map and in reality.
2. The People’s Committee of the district shall cooperate with the airport authority in announcing, protecting boundaries of the airport/airfield and its vicinity.
3. The airport/airfield operator and units using allocated/leased land have the responsibility to manage, protect, maintain the boundaries and fences of their land areas.
4. The costs of determining, marking, and managing boundaries of airports/airfields are covered by state budget.
5. The airport/airfield operator shall cover the cost of building the security perimeter system, unless it is covered by state budget.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực