Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay
Số hiệu: | 05/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 10/03/2021 |
Ngày công báo: | 09/02/2021 | Số công báo: | Từ số 289 đến số 290 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Ngày 25/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
Theo đó, thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay được quy định như sau:
- Thời hạn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay là không quá 03 tháng;
Thời hạn này sẽ không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
- Thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo nhiệm vụ lập quy hoạch được duyệt;
Thời hạn này không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
Đồng thời, Nghị định 05 quy định căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay như sau:
- Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh có liên quan, bảo đảm:
+ Phù hợp với các quy hoạch cao hơn;
+ Phù hợp với quy hoạch chung đô thị trong trường hợp vị trí xây dựng cảng hàng không, sân bay năm trong phạm vi ranh giới hành chính đô thị;
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
Nghị định 05/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách là hoạt động tổ chức vận hành nhà ga hành khách bao gồm cả khu tập kết hàng hóa để phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, các hãng hàng không và các tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhà ga hành khách trong dây chuyền vận chuyển hàng không.
2. Dịch vụ khai thác khu bay là hoạt động tổ chức vận hành kết cấu hạ tầng sân bay để phục vụ hoạt động khai thác tàu bay.
3. Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa là hoạt động khai thác nhà ga hàng hóa và khai thác kho hàng hóa, trong đó:
a) Khai thác nhà ga hàng hóa hàng không là hoạt động tiếp nhận, lưu giữ, xử lý, tổ chức thực hiện các thủ tục kiểm tra an ninh hàng không, kiểm tra giám sát hải quan và đưa lên tàu bay theo quy định đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không, nhà ga hàng hóa phải có vị trí tiếp giáp khu bay, kết nối trực tiếp với sân đỗ tàu bay;
b) Khai thác kho hàng hóa hàng không là hoạt động tiếp nhận, lưu giữ, xử lý, tổ chức thực hiện các thủ tục kiểm tra an ninh hạng không, kiểm tra giám sát hải quan theo quy định đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không, kho hàng hóa hàng không có vị trí nằm trong cảng hàng không, sân bay không tiếp giáp khu bay, không kết nối trực tiếp với sân đỗ tàu bay.
4. Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không là hoạt động sản xuất hoặc cung ứng và vận chuyển đồ ăn, đồ uống, các dụng cụ sử dụng kèm suất ăn trên tàu bay, vật phẩm suất ăn lên tàu bay để phục vụ hành khách; lưu trữ đồ ăn, đồ uống, vật phẩm suất ăn tại cảng hàng không, sân bay.
5. Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không là hoạt động lưu trữ, vận chuyển, tra nạp và hút nhiên liệu cho tàu bay tại cảng hàng không, sân bay.
6. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất là các hoạt động thực hiện chức năng phục vụ hành khách; phục vụ hành lý, bưu gửi; phục vụ tàu bay trên sân đỗ, kiểm soát trọng tải, khai thác chuyến bay và các hoạt động hỗ trợ khai thác tàu bay khác tại cảng hàng không, sân bay.
7. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không là các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng để đảm bảo các điều kiện kỹ thuật theo quy định của các phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
8. Trường hợp cơ sở hạ tầng của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không nằm ngoài phạm vi ranh giới cảng hàng không, sân bay nhưng quy trình, dây chuyền cung cấp dịch vụ có liên quan trực tiếp đến các quy định về an ninh hàng không, an toàn khai thác tại cảng hàng không sân bay thì phải được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không theo quy định.
9. Trường hợp hãng hàng không tự cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với dịch vụ vận chuyển của hãng hàng không, hãng hàng không có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cung cấp dịch vụ:
a) Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay;
b) Có trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm phục vụ an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận ngươi khai thác tàu bay.
1. Doanh nghiệp cảng hàng không quyết định cho tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không theo quy định.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không ký hợp đồng giao kết theo quy định đối với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ trong phạm vi giấy phép được cấp; được đầu tư xây dựng công trình phục vụ cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng giao kết theo quy định với doanh nghiệp cảng hàng không.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải có phương án dự phòng để bảo đảm cung cấp dịch vụ liên tục, không làm gián đoạn đến hoạt động hàng không, được phép thực hiện và tự chịu trách nhiệm về việc ngừng cung cấp dịch vụ theo quy định của hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật. Việc đơn phương ngừng cung cấp dịch vụ phải được báo cáo trước bằng văn bản gửi đến Cục Hàng không Việt Nam và báo trước cho đối tác liên quan tối thiểu là 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ, có nêu rõ lý do.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, giá dịch vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, công trình môi trường của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không đồng bộ, tương thích, phù hợp với hạ tầng kỹ thuật và môi trường của người khai cảng hàng không, sân bay và có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các yêu cầu về môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước.
1. Việc tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không không được làm ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng không. Mặt bằng tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không trong nhà ga hành khách, nhà ga, hàng hóa phải tuân thủ theo tài liệu khai thác công trình.
2. Việc cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu dịch vụ tối thiểu, phù hợp với tính chất, quy mô và điều kiện của kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, chống độc quyền.
3. Không được tổ chức kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại khu bay, trừ các dịch vụ cần thiết gồm: cắt cỏ; xây dựng, lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình, trang thiết bị hàng không và dịch vụ quảng cáo theo quy định tại Điều 71 của Nghị định này.
4. Cảng vụ hàng không giám sát việc tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không đáp ứng nhu cầu tại cảng hàng không; đình chỉ có thời hạn hoặc yêu cầu người khai thác công trình hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ phi hàng không đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá dịch vụ; đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, sản phẩm bán ra; niêm yết công khai giá; bảo đảm văn minh, lịch sự, chu đáo; đảm bảo sản phẩm đúng nhãn mác, có chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.
6. Các công trình kỹ thuật, công trình môi trường của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không phải đồng bộ, tương thích, phù hợp với hạ tầng kỹ thuật và môi trường của người khai cảng hàng không, sân bay.
1. Việc quy hoạch, xây dựng, lắp đặt và cấp phép cho các công trình quảng cáo tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo và pháp luật về xây dựng công trình.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không, người khai thác công trình được thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật về quảng cáo tại phạm vi quản lý, khai thác.
3. Việc xây dựng công trình quảng cáo, lắp đặt phương tiện quảng cáo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến mỹ quan, kiến trúc nhà ga, hệ thống biển báo trong nhà ga;
b) Không đặt biển quảng cáo, sử dụng tờ rơi, âm thanh để quảng cáo tại khu bay;
c) Không đặt biển quảng cáo tại vị trí cửa thoát hiểm của các công trình;
d) Không đặt biển quảng cáo ảnh hưởng đến công tác an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, cản trở luồng di chuyển của người và phương tiện;
đ) Không sử dụng âm thanh để quảng cáo tại các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; tại các công trình khác ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ hàng không;
e) Không lắp các đèn hiệu, biển quảng cáo có sử dụng đèn xoay, đèn laze và các thiết bị chiếu sáng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
g) Không quảng cáo bằng khinh khí cầu, bóng bay, diều và các vật thể bay khác trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
h) Không được lắp đặt các thiết bị điện tử, màn hình để quảng cáo trên các phương tiện mặt đất hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, các thiết bị tại sân đỗ tàu bay;
i) Không quảng cáo trên phương tiện mặt đất hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, các thiết bị tại sân đỗ tàu bay làm ảnh hưởng đến hoạt động bay hoặc tính năng hoạt động bình thường của phương tiện, thiết bị.
4. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xây dựng công trình quảng cáo, hoạt động quảng cáo; đình chỉ việc xây dựng công trình quảng cáo, hoạt động quảng cáo vi phạm các quy định của pháp luật; thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý các vi phạm về xây dựng công trình quảng cáo, hoạt động quảng cáo tại cảng hàng không, sân bay.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 3 năm 2021 và thay thế Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
1. Nghị định này quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam bao gồm:
a) Nguyên tắc và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay;
c) Mở, đóng cảng hàng không, sân bay;
d) Cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay;
đ) Cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không;
e) Quản lý công tác đầu tư xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay;
g) Quản lý hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay;
h) Hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay.
2. Nghị định này không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng, trừ các quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, tổ chức quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay và được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay là tổ chức trực tiếp khai thác kết cấu hạ tầng sân bay và các công trình thiết yếu khác của cảng hàng không, sân bay, trừ các công trình và cơ sở bảo đảm hoạt động bay do doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay quản lý, khai thác và được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
3. Kết cấu hạ tầng cảng hàng không bao gồm:
a) Kết cấu hạ tầng sân bay;
b) Công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay;
c) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay ngoài sân bay;
d) Công trình hàng rào cảng hàng không; đường giao thông nội cảng ngoài sân bay; công trình cấp điện; công trình cấp, thoát nước; công trình chiếu sáng; công trình thông tin liên lạc;
đ) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ngoài sân bay;
e) Công trình nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, khu logistics hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa;
g) Công trình dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; dịch vụ kỹ thuật hàng không; dịch vụ suất ăn hàng không; dịch vụ xăng dầu hàng không.
4. Kết cấu hạ tầng sân bay bao gồm các công trình:
a) Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và các công trình, khu phụ trợ của sân bay;
b) Công trình khẩn nguy sân bay và công trình phòng, chống cháy nổ trong sân bay;
c) Công trình hàng rào vành đai sân bay, bốt gác và đường giao thông nội cảng trong sân bay;
d) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong sân bay;
đ) Bãi tập kết phương tiện, thiết bị mặt đất, khu vực tra nạp nhiên liệu cho phương tiện, thiết bị mặt đất;
e) Các công trình khác thuộc khu bay.
5. Khu bay là phần sân bay dùng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn, bao gồm cả khu cất hạ cánh và các sân đỗ tàu bay.
6. Công trình bao gồm tổ hợp các hạng mục công trình chính và các hạng mục công trình phụ trợ. Hạng mục công trình chính là hạng mục công trình có quy mô, công năng quyết định đến mục tiêu đầu tư của dự án.
7. Người khai thác công trình là tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác công trình thuộc cảng hàng không, sân bay.
8. Đường giao thông nội cảng là đường giao thông trong ranh giới cảng hàng không, bao gồm đường giao thông nội cảng trong sân bay và đường giao thông nội cảng ngoài sân bay nhưng không bao gồm đường giao thông do địa phương quản lý.
9. Các công trình thiết yếu của cảng hàng không là hệ thống các công trình tối thiểu thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, đảm bảo cảng hàng không, sân bay có thể được đưa vào và duy trì khai thác, tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn khai thác và đảm bảo chất lượng dịch vụ theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Kết cấu hạ tầng sân bay;
b) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay ngoài sân bay; công trình hàng rào cảng hàng không;
c) Công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cảng hàng không, sân bay gồm: đường giao thông nội cảng ngoài sân bay; công trình cấp điện; công trình cấp, thoát nước; công trình chiếu sáng; công trình thông tin liên lạc; công trình bảo vệ môi trường;
d) Nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa;
đ) Công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay.
10. Hợp đồng giao kết là hợp đồng giữa doanh nghiệp cảng hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, chất lượng dịch vụ, môi trường và phù hợp với điều kiện khai thác tại cảng hàng không, sân bay theo tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay; bao gồm nội dung quyền và trách nhiệm của mỗi bên, giá nhượng quyền khai thác dịch vụ, thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
1. Bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay; giữa các cơ quan, đơn vị hàng không dân dụng và quân sự tại sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay trực tiếp khai thác sân bay, trừ các công trình do doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay khai thác; chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ các hoạt động khai thác, an ninh, an toàn tại sân bay và được cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
3. Bảo đảm dây chuyền hoạt động cảng hàng không, sân bay thống nhất, đồng bộ, liên tục, hiệu quả. Bảo đảm chất lượng dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh, văn minh, lịch sự, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
4. Bảo đảm sự phát triển đồng bộ hệ thống cảng hàng không, sân bay phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch cảng hàng không, sân bay, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương, xu thế phát triển hàng không dân dụng quốc tế và đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hàng không của Việt Nam.
5. Trường hợp nhà nước cần trưng dụng một phần hoặc toàn bộ kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
6. Cảng hàng không, sân bay, công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay được thiết kế, khai thác theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
7. Công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay phải được kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và bảo trì để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn khai thác áp dụng, tài liệu khai thác đã được ban hành.
8. Việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do nhà nước đầu tư, quản lý và tài sản kết cấu hạ tầng hàng không gắn với mặt đất, mặt nước chưa tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì thực hiện theo pháp luật về quản lý tài sản công.
9. Việc quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng hàng không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
10. Bảo đảm công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay thuộc quyền sở hữu hoặc được nhà nước giao, cho thuê quyền khai thác hoặc được chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác theo quy định của pháp luật, bao gồm các hình thức sau:
a) Trực tiếp quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật;
b) Giao hoặc thuê tổ chức trực tiếp khai thác cảng hàng không, sân bay; trường hợp này thì doanh nghiệp cảng hàng không vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch cảng hàng không đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với nhu cầu phát triển, phù hợp với việc khai thác cảng hàng không, sân bay; tổ chức thực hiện đầu tư, xây dựng theo kế hoạch được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
3. Ký hợp đồng giao kết theo quy định với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
4. Xây dựng, bảo trì, duy trì hoạt động các công trình hệ thống hàng rào an ninh, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung gồm đường giao thông nội cảng ngoài sân bay, công trình cấp điện, công trình cấp nước, công trình thoát nước, công trình bảo vệ môi trường, công trình thông tin liên lạc và các công trình thiết yếu của cảng hàng không, trừ các công trình thuộc phạm vi quản lý, khai thác của doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay.
5. Đầu tư, trang bị công cụ, công nghệ, các phần mềm hỗ trợ, phục vụ cho việc kiểm soát, điều hành sân bay theo năng lực khai thác và giờ cất hạ cánh của tàu bay, sử dụng sân đỗ tàu bay, phối hợp hiệp đồng ra quyết định tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu và kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phối hợp với các cơ quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu và kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 64 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo nhân sự chủ chốt trong việc khai thác, duy trì điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay tối thiểu gồm:
a) Giám đốc hoặc người đứng đầu phụ trách khai thác sân bay;
b) Người phụ trách các lĩnh vực: đánh giá và báo cáo tình trạng đường cất hạ cánh; bảo trì kết cấu hạ tầng sân bay, kiểm soát chất lượng sân bay; quản lý hoạt động xây dựng tại sân bay; quản lý vật ngoại lai; an toàn sân đỗ, an toàn khai thác đường cất hạ cánh; quản lý an toàn thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại sân bay.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về điều kiện, năng lực nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Trực tiếp khai thác sân bay, trừ các công trình do doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay khai thác; chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ các hoạt động khai thác, an ninh, an toàn tại sân bay; bảo vệ môi trường và chất lượng dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn áp dụng; duy trì đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
3. Chủ trì điều phối các hoạt động cung cấp dịch vụ trong phạm vi được giao quản lý, khai thác tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Chủ trì phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay lập phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay;
b) Yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay thực hiện các giải pháp đảm bảo dây chuyền vận chuyển hàng không đồng bộ, thông suốt;
c) Kịp thời thống nhất xử lý, giải quyết những vướng mắc, tồn tại của các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quyền và nghĩa vụ nhằm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, chất lượng phục vụ hành khách, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường; tổ chức diễn tập khẩn nguy sân bay và thực hiện phương án khẩn nguy sân bay theo quy định;
d) Phối hợp với các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Công an để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ bí mật nhà nước, phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
4. Quản lý, khai thác đồng bộ kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị của cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi được giao quản lý, khai thác và tài sản kết cấu hạ tầng cảng hàng không được nhà nước giao, cho thuê quyền khai thác hoặc được chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác theo quy định của pháp luật, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tài liệu khai thác sân bay; phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh; lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh và tổ chức thực hiện khi xảy ra dịch bệnh theo yêu cầu của nhà chức trách hàng không.
5. Lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và tổ chức thực hiện tài liệu khai thác sân bay, phương án khẩn nguy sân bay, đề án bảo vệ môi trường và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý hệ thống thống kê về lưu lượng chuyến bay, hành khách, hàng hóa thông qua cảng hàng không, sân bay.
7. Bảo trì kết cấu hạ tầng sân bay, công trình được giao hoặc thuê quản lý, khai thác và trang thiết bị, đảm bảo duy trì điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay theo giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
8. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tại cảng hàng không, sân bay để triển khai mô hình phối hợp ra quyết định khai thác tại cảng hàng không, sân bay theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
9. Chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đơn vị quân đội trong khu vực cảng hàng không, sân bay xây dựng văn bản hiệp đồng khai thác tại cảng hàng không, sân bay.
10. Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ hỗ trợ kiểm tra, giám sát đối với người và phương tiện sau khi được cấp phép, hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không.
11. Phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay; phối hợp xác định ranh giới, cắm và bảo vệ mốc giới cảng hàng không, sân bay và mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
12. Chia sẻ các dữ liệu gồm cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ hỗ trợ kiểm tra, giám sát đối với người và phương tiện; dữ liệu về hệ thống thông tin phục vụ hành khách và dữ liệu hệ thống thông tin có liên quan phục vụ công tác bảo đảm an ninh an toàn khai thác tại sân bay cho Cảng vụ hàng không để phục vụ việc kiểm tra, giám sát tại cảng hàng không, sân bay.
13. Đảm bảo độ chính xác và cung cấp thông tin dữ liệu hàng không, tin tức hàng không liên quan đến cảng hàng không, sân bay cho các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khi có yêu cầu.
14. Xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, gửi bản đồ tiếng ồn đã xây dựng đến Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không và Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với chính quyền địa phương để hạn chế tiếng ồn của hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay đến cộng đồng dân cư xung quanh cảng hàng không, sân bay.
15. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp cảng hàng không về khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định.
1. Thực hiện bảo trì, duy trì các điều kiện khai thác công trình; đảm bảo chất lượng dịch vụ trong phạm vi quản lý của người khai thác công trình; tuân thủ việc điều phối của người khai thác cảng hàng không, sân bay trong công tác đảm bảo chất lượng khai thác, an ninh, an toàn khai thác, bảo vệ môi trường và khẩn nguy cứu nạn theo quy định pháp luật.
2. Quản lý, khai thác công trình thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tài liệu khai thác có liên quan; thực hiện các quy định an toàn hàng không, an ninh hàng không và chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường; phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh hoặc phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay.
3. Bố trí vị trí làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước tại nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa và các công trình có liên quan theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không, phù hợp với quy trình, dây chuyền phục vụ hành khách, hàng hóa và đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Công an để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ bí mật nhà nước, phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
4. Xây dựng hàng rào ranh giới phạm vi đất giao, đất thuê, đảm bảo các yêu cầu về an ninh, an toàn khai thác và bảo vệ ranh giới đất cảng hàng không, sân bay.
5. Phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà chức trách hàng không đối với hoạt động tại cảng hàng không, sân bay theo quy định.
2. Triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công bố cấp sân bay và thông số kỹ thuật của cảng hàng không, sân bay.
3. Giao nhiệm vụ sân bay dự bị cho cảng hàng không, sân bay; hướng dẫn việc lập tài liệu khai thác sân bay, tài liệu khai thác công trình tại cảng hàng không, sân bay.
4. Phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng để hướng dẫn công tác bảo đảm an ninh, an toàn sân bay chuyên dùng; thực hiện quy chế phối hợp trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của sân bay chuyên dùng khi khai thác thương mại.
5. Phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động bảo đảm an ninh theo quy định.
6. Chủ trì, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay. Công bố năng lực khai thác của cảng hàng không, sân bay; điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay.
7. Chỉ đạo việc thiết lập, bảo vệ, duy trì chất lượng hệ thống thông tin bảo đảm hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay; việc nối mạng dữ liệu, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay. Quản lý số liệu thống kê về lưu lượng chuyến bay, hành khách, hàng hóa thông qua cảng hàng không, sân bay.
8. Chỉ đạo, hướng dẫn Cảng vụ hàng không thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay.
9. Xây dựng, lưu trữ, cập nhật hệ thống tài liệu kỹ thuật phục vụ việc cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay và hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy trình, tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng không dân dụng phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu, tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế liên quan tới việc thiết kế, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng sân bay.
10. Hướng dẫn, chỉ đạo, ban hành chỉ thị, huấn lệnh chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật và quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, bao gồm:
a) Tài liệu hướng dẫn về thiết kế cảng hàng không, sân bay;
b) Tài liệu hướng dẫn về khai thác, bảo đảm an ninh, an toàn tại cảng hàng không, sân bay;
c) Đề cương tài liệu khai thác sân bay;
d) Đề cương tài liệu khai thác công trình.
11. Tổ chức và triển khai lực lượng giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
12. Chỉ đạo tổ chức và tiến hành kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện khai thác tại các cảng hàng không, sân bay tối thiểu 02 năm/lần đối với các cảng hàng không toàn quốc.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương xác định ranh giới, tổ chức cắm và bảo vệ mốc giới cảng hàng không, sân bay theo ranh giới đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn giao; phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chính quyền địa phương thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
4. Kiểm tra, giám sát trực tiếp việc cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
5. Lưu trữ, cập nhật hệ thống tài liệu kỹ thuật phục vụ việc cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay và hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay, bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài do Cục Hàng không Việt Nam công nhận hoặc áp dụng liên quan tới việc thiết kế, vận hành, bảo trì kết cấu hạ tầng sân bay.
6. Xây dựng, bảo trì hàng rào ranh giới đất cảng hàng không, sân bay đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất, trừ hàng rào nằm trong phạm vi ranh giới đất đã được giao hoặc cho thuê đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay.
7. Chỉ đạo bố trí vị trí làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.
8. Tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của khách hàng liên quan đến dịch vụ cung cấp tại cảng hàng không, sân bay và chủ trì giải quyết các phản ánh, kiến nghị theo thẩm quyền hoặc chuyển giao, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết; yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ giải quyết những phản ánh, kiến nghị của khách hàng.
9. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình thi công xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay và việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
10. Phối hợp xử lý vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không phép tại cảng hàng không, sân bay theo thẩm quyền.
11. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không theo quy định.
12. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cảng hàng không, sân bay trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống khủng bố, khẩn nguy hàng không trực tiếp qua Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố địa phương.
13. Phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động bảo đảm an ninh theo quy định.
1. Phối hợp thực hiện quy hoạch, xác định ranh giới, mốc giới, tổ chức cắm biển công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định và bảo vệ mốc giới cảng hàng không, sân bay; xác định ranh giới khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; phê duyệt quy hoạch và cấp phép các công trình quảng cáo theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, môi trường tại khu vực lân cận của cảng hàng không, sân bay; xử lý vi phạm về an ninh, an toàn hàng không tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định.
3. Phối hợp thực hiện công tác khẩn nguy sân bay, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không và an ninh trật tự tại cảng hàng không sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay theo quy định pháp luật.
4. Quản lý hoạt động xây dựng các công trình, việc trồng cây xanh khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay đảm bảo các công trình, cây xanh không vi phạm bề mặt giới hạn chướng ngại vật của cảng hàng không, sân bay, của thiết bị cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay; phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện các biện pháp phù hợp để hạn chế tiếng ồn phát sinh trong hoạt động của cảng hàng không sân bay không ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh cảng hàng không.
5. Quản lý hoạt động chiếu đèn laze, đèn công suất lớn khu vực gần cảng hàng không, sân bay, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay.
6. Kiểm soát quản lý hoạt động sử dụng phương tiện bay siêu nhẹ, không người lái, điều khiển tự động xung quanh cảng hàng không, sân bay, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động bay theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; không thực hiện các hành vi gây nguy hại đến hoạt động hàng không (đốt rơm rạ, thả diều, chiếu đèn laser, đèn chiếu sáng công suất lớn...) cho toàn thể quần chúng nhân dân ở địa bàn giáp ranh cảng hàng không, sân bay.
1. Quy hoạch về cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc;
b) Quy hoạch cảng hàng không, sân bay được lập cho từng cảng hàng không, sân bay cụ thể.
2. Yêu cầu đối với các quy hoạch tại khoản 1 Điều này:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc được lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của vùng, địa phương;
c) Đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng không Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển hàng không dân dụng quốc tế;
đ) Bảo đảm các yếu tố về địa lý, dân số, phát triển vùng, miền; chính sách sử dụng đất nông nghiệp; bảo vệ môi trường;
e) Bảo đảm khai thác an toàn, hiệu quả cảng hàng không, sân bay.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch và cơ quan lập quy hoạch:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch là Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ quan lập quy hoạch là cơ quan được cơ quan tổ chức lập quy hoạch giao nhiệm vụ lập quy hoạch.
4. Định mức kinh tế - kỹ thuật với việc lập, công bố quy hoạch cảng hàng không, sân bay áp dụng theo quy định hiện hành.
1. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc phải đảm bảo tuân thủ theo Điều 15 của Luật Quy hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết của Luật Quy hoạch, đồng thời phải đảm bảo một số nội dung chuyên ngành hàng không liên quan đến yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch như sau:
a) Luận cứ, cơ sở hình thành phạm vi, mục tiêu, định hướng phát triển và thời hạn quy hoạch;
b) Khái quát dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không, nhu cầu phát triển của các ngành có liên quan, kinh tế xã hội của cả nước;
c) Các yêu cầu trong thu thập số liệu, phân tích, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển giao thông vận tải lĩnh vực hàng không dân dụng;
d) Xác định tính chất, vai trò cảng hàng không, sân bay; định hướng công suất cảng hàng không, cấp sân bay, loại tàu bay dự kiến khai thác, phương thức tiếp cận hạ cánh.
2. Cơ quan lập quy hoạch tiến hành lập nhiệm vụ quy hoạch, trình cơ quan tổ chức lập quy hoạch. Việc thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật Quy hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết của Luật Quy hoạch, đồng thời phải đảm bảo một số nội dung chuyên ngành hàng không sau:
a) Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng phân bổ, sử dụng không gian của hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, trong đó làm rõ các nội dung gồm: hiện trạng hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; những ưu thế, hạn chế của hệ thống cảng hàng không, sân bay và từng cảng hàng không, sân bay hiện hữu; khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không dân dụng;
b) Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc trong thời kỳ quy hoạch, trong đó làm rõ các nội dung gồm: dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển của ngành hàng không dân dụng trên thế giới; dự báo xu thế phát triển và kịch bản phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở dự báo xu thế phát triển ngành hàng không dân dụng trên thế giới và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước, khu vực vùng, miền; dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không dân dụng;
c) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành; những cơ hội và thách thức phát triển của hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, trong đó làm rõ các nội dung gồm: đánh giá về liên kết giữa hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc với các ngành giao thông khác và với quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển kinh tế vùng, địa phương; xác định yêu cầu của phát triển đối với hệ thống cảng hàng không, sân bay về quy mô, công nghệ và địa bàn phân bố; những cơ hội và thách thức phát triển liên quan đến công nghệ, kỹ thuật, vận hành khai thác;
d) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển của hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, trong đó làm rõ các nội dung gồm: mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc;
đ) Phương án phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ, trong đó làm rõ các nội dung gồm: xác định tính chất, vai trò cảng hàng không, sân bay, định hướng mạng đường bay, công suất cảng hàng không, cấp sân bay, loại tàu bay dự kiến khai thác, số lượng đường cất hạ cánh, phương thức tiếp cận hạ cánh; xác định các vấn đề cần xử lý về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia;
e) Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia; bao gồm tổng diện tích đất dự kiến của từng cảng hàng không chiếm dụng trên địa bàn cả nước, vùng và tỉnh;
g) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc và thứ tự ưu tiên thực hiện, trong đó làm rõ các nội dung gồm: đề xuất danh mục các cảng hàng không ưu tiên đầu tư xây dựng, xác định thứ tự ưu tiên;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch, trong đó làm rõ các nội dung gồm: ước toán chi phí đầu tư, đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng nhóm cảng hàng không hoặc từng cảng hàng không kèm nguồn lực cụ thể;
i) Các nội dung khác do cơ quan tổ chức lập quy hoạch yêu cầu.
2. Cơ quan lập quy hoạch tiến hành lập quy hoạch, trình cơ quan tổ chức lập quy hoạch. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
1. Quyết định cơ quan lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
2. Thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
3. Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Phê duyệt quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo thẩm quyền.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng và trình nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay; gửi hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tới cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức thẩm định.
2. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo quy định.
3. Tổ chức triển khai lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
4. Cung cấp đầy đủ tài liệu theo quy định cho Hội đồng thẩm định và các cơ quan có liên quan khi tham gia ý kiến, thẩm định phê duyệt quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
1. Chịu trách nhiệm về nội dung theo hợp đồng với cơ quan lập quy hoạch, bao gồm cả số lượng, thời gian thực hiện, tính chính xác và chất lượng của sản phẩm quy hoạch.
2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
1. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải có các chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm đồ án quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải có kinh nghiệm là chủ nhiệm 01 đồ án quy hoạch tối thiểu tương đương cùng cấp hoặc đã chủ trì thực hiện tối thiểu 02 đồ án quy hoạch cấp thấp hơn hoặc trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 đồ án quy hoạch trong lĩnh vực hàng không.
3. Chuyên gia tư vấn tham gia lập đồ án quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải có bằng đại học trở lên, đã có 03 năm kinh nghiệm chuyên môn trong công việc đảm nhận.
1. Thời hạn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay không quá 03 tháng.
2. Thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo nhiệm vụ lập quy hoạch được duyệt.
3. Thời hạn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay quy định tại khoản 1 và 2 Điều này không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
1. Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay:
a) Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh có liên quan, bảo đảm phù hợp với các quy hoạch cao hơn và phù hợp với quy hoạch chung đô thị trong trường hợp vị trí xây dựng cảng hàng không, sân bay nằm trong phạm vi ranh giới hành chính đô thị;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
2. Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay:
a) Căn cứ, quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch; phạm vi và thời kỳ quy hoạch;
b) Yêu cầu về phương pháp, nội dung lập quy hoạch như: xác định tính chất, vai trò cảng hàng không, sân bay; dự báo sơ bộ tính chất, quy mô cảng hàng không, sân bay cùng các chỉ tiêu Cơ bản về đất đai cho thời kỳ quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật; xác định yêu cầu về khảo sát, đánh giá hiện trạng, điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình, phạm vi, khối lượng khảo sát của khu vực quy hoạch; xác định các yêu cầu đối với từng phân khu chức năng, các hạng mục công trình chính cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật kèm theo;
c) Xác định các yêu cầu về bảo vệ môi trường và các yêu cầu khác phù hợp với mục tiêu phát triển của cảng hàng không, sân bay;
d) Yêu cầu về sản phẩm quy hoạch (thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ);
đ) Thời hạn lập quy hoạch, kế hoạch lập quy hoạch và trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức lập quy hoạch;
e) Dự toán chi phí và nguồn vốn lập quy hoạch;
g) Các nội dung khác do cơ quan tổ chức lập quy hoạch yêu cầu.
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch theo hình thức thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định.
2. Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay;
b) Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay;
c) Tài liệu khác (nếu có).
3. Nội dung thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay:
a) Sự phù hợp với các căn cứ pháp lý;
b) Sự phù hợp, tính khoa học, độ tin cậy của nội dung và phương pháp lập quy hoạch;
c) Sự phù hợp giữa nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch với dự toán chi phí và nguồn vốn để lập quy hoạch;
d) Tính khả thi của kế hoạch lập quy hoạch.
4. Thời gian thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch không quá 45 ngày tính từ ngày Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị có chức năng thẩm định nhận đủ hồ sơ trình thẩm định.
5. Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay:
a) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay phải thể hiện các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định, Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị có chức năng thẩm định phải gửi Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tới cơ quan lập quy hoạch;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
1. Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay;
b) Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay;
c) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay;
d) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định (nếu có) về nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay;
đ) Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được chỉnh lý, hoàn thiện;
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi, đối tượng quy hoạch;
b) Các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;
c) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;
d) Thời hạn lập quy hoạch;
đ) Số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch;
e) Chi phí lập quy hoạch;
g) Trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch;
h) Các nội dung khác do cơ quan phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch giao.
1. Nội dung quy hoạch cảng hàng không, sân bay gồm các nội dung sau:
a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất xây dựng, dân cư, hạ tầng kỹ thuật, địa hình; đánh giá các dự án, các quy hoạch đã và đang triển khai trong khu vực;
b) Xác định tính chất, vai trò, quy mô cảng hàng không, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch;
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: xác định vị trí và ranh giới các khu chức năng trong khu vực quy hoạch;
d) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung: hệ thống hạ tầng kỹ thuật được bố trí đến mạng lưới đường nội cảng của cảng hàng không, sân bay bao gồm xác định mạng lưới đường giao thông nội cảng ngoài sân bay, mặt cắt đường; xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết; xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối, trạm khí đốt; mạng lưới đường dẫn và chiếu sáng; xác định nhu cầu sử dụng và mạng lưới thoát nước; xác định nhu cầu và mạng lưới hạ tầng thông tin liên lạc;
đ) Vị trí, quy mô hệ thống các hạng mục công trình khu bay; hướng đường cất hạ cánh;
e) Vị trí các hạng mục công trình bảo đảm hoạt động bay;
g) Vị trí, quy mô các công trình cung cấp dịch vụ hàng không trong từng khu chức năng gồm: nhà ga hành khách; nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa, khu tập kết hàng hóa; cơ sở cung cấp xăng dầu hàng không; cơ sở kỹ thuật thương mại mặt đất; cơ sở cung cấp suất ăn hàng không; cơ sở tập kết, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; trạm cấp nhiên liệu cho phương tiện, thiết bị hàng không; trạm kiểm định phương tiện, thiết bị hàng không; cơ sở kỹ thuật hàng không; công trình bảo đảm an ninh hàng không; hệ thống xử lý nước thải, khu vực lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại, công trình thông tin liên lạc; vị trí và quy mô công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công trình cảnh quan khác (nếu có);
h) Vị trí, quy mô các công trình dịch vụ phi hàng không, công trình khác gồm: khu vực xây dựng trụ sở các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; khu vực cách ly y tế đối với cảng hàng không quốc tế;
i) Vị trí, quy mô công trình bảo đảm an ninh hàng không, hệ thống khẩn nguy, cứu nạn;
k) Quy hoạch vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay;
l) Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, bản đồ tiếng ồn theo quy hoạch;
m) Hệ thống xử lý nước thải, khu vực lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
n) Bản đồ cắm mốc giới theo quy hoạch cảng hàng không, sân bay;
o) Tổng khái toán đầu tư và phân kỳ xây dựng.
2. Tỷ lệ bản đồ quy hoạch được lựa chọn phù hợp để thể hiện đầy đủ phạm vi, ranh giới khu vực lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay, cụ thể:
a) Bản đồ thể hiện vị trí quy hoạch cảng hàng không, sân bay trong hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc được lập trên nền bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 hoặc lớn hơn;
b) Bản đồ bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, bản đồ tiếng ồn theo quy hoạch được lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 hoặc lớn hơn;
c) Bản đồ quy hoạch còn lại được lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc lớn hơn.
1. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch gồm: các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan. Tùy theo tính chất quy hoạch, cơ quan tổ chức lập quy hoạch quyết định lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch để hoàn thiện dự thảo quy hoạch.
2. Việc lấy ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức có liên quan về quy hoạch được thực hiện như sau:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch gồm báo cáo quy hoạch, bản đồ thể hiện nội dung quy hoạch;
b) Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trước khi trình thẩm định quy hoạch.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định quy hoạch.
1. Hội đồng thẩm định quy hoạch gồm Chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng. Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải. Các thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện của các bộ, ngành và một số địa phương liên quan trong phạm vi quy hoạch, đại diện cơ quan lập quy hoạch và một số cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, các chuyên gia về quy hoạch (nếu cần thiết) trong đó có 02 thành viên là ủy viên phản biện. Cơ cấu, thành phần cụ thể của Hội đồng thẩm định và tổ chức, cá nhân tham gia phản biện trong Hội đồng thẩm định do cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc Chủ tịch Hội đồng quyết định. Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể.
2. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định. Tổ chức, chủ trì điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng thẩm định;
c) Phê duyệt báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch;
d) Quyết định chọn tổ chức tư vấn thẩm tra, ủy viên phản biện.
3. Thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Tham dự các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, tham gia ý kiến tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định về lĩnh vực chuyên môn và các vấn đề chung;
c) Được quyền bảo lưu ý kiến của mình.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia phản biện có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:
a) Tham dự các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, có ý kiến phản biện bằng văn bản gửi Hội đồng thẩm định để tổng hợp;
c) Được nhận thù lao về việc phản biện quy hoạch theo quy định.
1. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Tờ trình phê duyệt quy hoạch;
b) Báo cáo quy hoạch;
c) Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
e) Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
2. Hội đồng thẩm định quy hoạch chỉ tổ chức thẩm định khi nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có quyền yêu cầu cơ quan lập quy hoạch cung cấp thêm thông tin, giải trình về các nội dung liên quan.
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, nếu hồ sơ đã đáp ứng điều kiện để tổ chức thẩm định, Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tới các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, thành viên Hội đồng thẩm định gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp.
3. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch quyết định lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan; quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn thẩm tra độc lập để phản biện một hoặc một số nội dung của quy hoạch.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu phản biện quy hoạch, tư vấn phản biện phải gửi ý kiến bằng văn bản tới Hội đồng thẩm định để tổng hợp.
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định phải tổng hợp ý kiến và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định về việc tổ chức họp thẩm định quy hoạch.
2. Hội đồng thẩm định tiến hành họp thẩm định quy hoạch khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự họp;
b) Có đại diện của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
3. Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để nghiệm thu quy hoạch và thông qua biên bản họp thẩm định quy hoạch.
4. Hồ sơ quy hoạch đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt khi có ít nhất 3/4 số thành viên tham gia biểu quyết thông qua quy hoạch.
1. Trường hợp quy hoạch đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt, không có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp thẩm định quy hoạch, Hội đồng thẩm định trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định phê duyệt Báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch gửi cơ quan lập quy hoạch để hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch.
2. Trường hợp quy hoạch đủ điều kiện phê duyệt nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung, trình tự xử lý như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp thẩm định quy hoạch, Hội đồng thẩm định gửi văn bản kết luận cho cơ quan lập quy hoạch để nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa, hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định và nộp lại Hội đồng thẩm định, kèm theo văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định;
c) Hội đồng thẩm định quy hoạch tiếp nhận hồ sơ dự án quy hoạch đã chỉnh sửa, rà soát nội dung chỉnh sửa và gửi xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định (nếu cần thiết);
d) Trường hợp quy hoạch đã đủ điều kiện trình phê duyệt, Hội đồng thẩm định quy hoạch lập Báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt, gửi cơ quan lập quy hoạch để hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch;
đ) Trường hợp quy hoạch chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu chỉnh sửa bổ sung của Hội đồng thẩm định quy hoạch, Hội đồng thẩm định có văn bản hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung gửi cơ quan lập quy hoạch trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ quy hoạch đã chỉnh sửa.
3. Trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình phê duyệt, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp thẩm định quy hoạch, Hội đồng thẩm định gửi văn bản kết luận của Hội đồng thẩm định tới cơ quan lập quy hoạch để rà soát, điều chỉnh lại hồ sơ quy hoạch.
1. Hồ sơ trình phê duyệt dự án quy hoạch gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch đã được hoàn thiện;
c) Báo cáo kết quả thẩm định; báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
d) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch;
đ) Các tài liệu khác (nếu có).
2. Quy hoạch được phê duyệt bằng quyết định phê duyệt quy hoạch.
3. Nội dung phê duyệt quy hoạch bao gồm các nội dung theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
1. Thời gian công bố quy hoạch thực hiện theo pháp luật về quy hoạch, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Bộ Giao thông vận tải, cơ quan lập quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch thuộc thẩm quyền lập.
3. Công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp báo công bố nội dung quy hoạch, văn bản phê duyệt quy hoạch;
b) Thông báo trên đài phát thanh, truyền hình quốc gia hoặc đài phát thanh, truyền hình tỉnh về phê duyệt quy hoạch, danh mục dự án được ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch; đăng tải tóm tắt nội dung quy hoạch trên một hoặc một số báo ở trung ương và địa phương;
c) Trưng bày công khai sơ đồ, bản đồ, văn bản phê duyệt quy hoạch tại cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch;
d) Tổ chức hội nghị phổ biến nội dung quy hoạch được duyệt;
đ) Phát hành ấn phẩm (sách, video...) về nội dung quy hoạch;
e) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc cơ quan lập quy hoạch.
1. Hồ sơ quy hoạch được lưu trữ bao gồm:
a) Hồ sơ quy hoạch được duyệt;
b) Văn bản, quyết định phê duyệt quy hoạch;
c) Văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Việc lưu trữ hồ sơ quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Ranh giới, mốc giới cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Ranh giới, mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay;
b) Ranh giới, mốc giới hiện hữu cảng hàng không, sân bay.
2. Ranh giới, mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay được xác định trong hồ sơ quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan lập quy hoạch phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay để xác định ranh giới, mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay trên bản đồ và ngoài thực địa.
3. Cảng vụ hàng không phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay để xác định ranh giới, mốc giới hiện hữu cảng hàng không, sân bay trên bản đồ và ngoài thực địa.
4. Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ hàng không công bố, bảo vệ ranh giới, mốc giới quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
5. Tổ chức, cá nhân được giao đất, thuê đất có trách nhiệm quản lý, bảo vệ ranh giới, mốc giới đất được giao, được thuê theo quy định.
6. Chi phí xác định, đánh dấu, cắm mốc và quản lý ranh giới, mốc giới cảng hàng không, sân bay được sử dụng từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch được thực hiện theo phạm vi, nhiệm vụ được phân công trong quyết định phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền.
1. Việc đánh giá thực hiện quy hoạch được thực hiện theo kỳ quy hoạch, khi điều chỉnh quy hoạch hoặc theo yêu cầu của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
2. Nội dung đánh giá thực hiện quy hoạch:
a) Kết quả thực hiện các mục tiêu của quy hoạch;
b) Các tác động có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong phạm vi địa bàn quy hoạch;
c) Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch theo các tiêu chí: Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án đầu tư (theo nguồn vốn) đã triển khai thực hiện; Danh mục các dự án đã đi vào hoạt động và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án; Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch chưa triển khai thực hiện, lý do chưa triển khai, khó khăn, vướng mắc;
d) Đánh giá chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
3. Quy hoạch được rà soát theo định kỳ 05 năm hoặc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức rà soát quy hoạch; kết quả rà soát quy hoạch phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
1. Việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có sự điều chỉnh của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp cao hơn hoặc quy hoạch cùng cấp làm thay đổi mục tiêu quy hoạch;
b) Có sự thay đổi về các yếu tố đầu vào trong nhiệm vụ quy hoạch ban đầu như nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế - xã hội...;
c) Do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh làm thay đổi mục tiêu, định hướng, tổ chức không gian lãnh thổ của quy hoạch;
d) Do biến động bất thường của tình hình kinh tế - xã hội làm hạn chế nguồn lực thực hiện quy hoạch;
đ) Điều chỉnh quy hoạch, mang lại hiệu quả cao hơn so với phương án quy hoạch ban đầu hoặc trong quá trình nghiên cứu chi tiết phát hiện ra tính hợp lý, hiệu quả hoặc khi nghiên cứu dự án trong quá trình triển khai quy hoạch phát sinh các vấn đề, đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn;
e) Do yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh; do sự phát triển của khoa học, công nghệ làm thay đổi cơ bản việc thực hiện quy hoạch.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Các công trình có phạm vi, công suất dự kiến điều chỉnh thay đổi tăng, giảm nhỏ hơn 25% tổng diện tích nhu cầu sử dụng đất, công suất của quy hoạch;
b) Các công trình có phạm vi sử dụng đất điều chỉnh thay đổi tăng, giảm nhỏ hơn 15% tổng diện tích nhu cầu sử dụng đất;
c) Điều chỉnh cục bộ các nội dung của quy hoạch nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu, quan điểm, phương hướng phát triển, giải pháp thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt và bảo đảm tính đồng bộ của các quy hoạch trong khu vực;
d) Nội dung dự kiến điều chỉnh không làm thay đổi tính chất, chức năng, quy mô, ranh giới quy hoạch và ranh giới quy hoạch đất dân dụng, quân sự, khu vực dùng chung theo quy hoạch được duyệt nhằm nâng cao hiệu quả khai thác;
đ) Khi có nhu cầu sử dụng các khu đất dự trữ đã có trong quy hoạch;
e) Khi có nhu cầu lắp đặt bổ sung các trang thiết bị tại khu bay;
g) Điều chỉnh giai đoạn thực hiện quy hoạch của từng hạng mục công trình cụ thể có trong quy hoạch được duyệt.
1. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch được thực hiện như đối với việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và cung cấp thông tin quy hoạch quy định tại Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch cục bộ được thực hiện như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải giao cơ quan lập quy hoạch thực hiện lập, trình báo cáo điều chỉnh cục bộ quy hoạch;
b) Bộ Giao thông vận tải rà soát, lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương có liên quan;
c) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch.
1. Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được tài trợ bằng sản phẩm là hồ sơ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch. Trường hợp sản phẩm được tài trợ bằng vốn viện trợ không hoàn lại từ tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn viện trợ nước ngoài.
3. Việc nhận tài trợ bằng sản phẩm là hồ sơ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch trên nguyên tắc:
a) Nội dung nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, nội dung quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và quy trình trình, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và hồ sơ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định này;
b) Việc tài trợ là tự nguyện, không điều kiện, không vì lợi ích nhà tài trợ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội cũng như tính minh bạch trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch;
c) Nhà tài trợ quyết định chi phí thực hiện, hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn tham gia lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn tổ chức tư vấn.
4. Cục Hàng không Việt Nam tiếp nhận đề xuất của nhà tài trợ và trình Bộ Giao thông vận tải xem xét tiếp nhận việc tài trợ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho nhà tài trợ; hướng dẫn, phối hợp với nhà tài trợ xây dựng, hoàn thiện sản phẩm tài trợ.
1. Điều kiện cho phép mở cảng hàng không, sân bay:
a) Cảng hàng không, sân bay đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định;
b) Cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân bay.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị mở cảng hàng không, sân bay trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị, bao gồm các nội dung: Tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, quy mô, loại hình cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay;
b) Văn bản giải trình, chứng minh về việc đủ điều kiện mở cảng hàng không, sân bay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị mở cảng hàng không, sân bay, Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mở cảng hàng không, sân bay. Trường hợp không chấp thuận mở cảng hàng không, sân bay, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
1. Điều kiện cho phép chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc;
b) Cảng hàng không, sân bay đã được cấp sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đảm bảo phục vụ các chuyến bay quốc tế;
c) Cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác các chuyến bay quốc tế.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị, bao gồm các nội dung: Tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, quy mô, loại hình cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay; thời gian đề nghị chuyển thành cảng hàng không quốc tế;
b) Văn bản giải trình, chứng minh về việc đủ điều kiện chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Giao thông vận tải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, các bộ ngành có văn bản trả lời, trường hợp không thống nhất phải nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất của các bộ ngành, Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
1. Việc đóng cảng hàng không, sân bay bao gồm các loại hình sau:
a) Chấm dứt hoạt động của cảng hàng không, sân bay;
b) Chấm dứt hoạt động phục vụ cho vận chuyển hàng không quốc tế đối với cảng hàng không quốc tế.
2. Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định đóng cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau:
a) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Vì lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị đóng cảng hàng không, sân bay bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị đóng cảng hàng không, sân bay, bao gồm các thông tin: Tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, quy mô, loại hình cảng hàng không, sân bay; cấp sân bay; lý do, thời điểm đóng cảng hàng không, sân bay;
b) Phương án tổng thể khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan đến việc đóng cảng hàng không, sân bay;
c) Các tài liệu liên quan đến đề nghị đóng cảng hàng không, sân bay.
4. Bộ Giao thông vận tải tổ chức công bố việc đóng cảng hàng không, sân bay; phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan.
1. Toàn bộ hoặc một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay bị đóng tạm thời trong các trường hợp sau:
a) Việc cải tạo, mở rộng, sửa chữa cần ngừng hoạt động của cảng hàng không, sân bay;
b) Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi;
c) Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không.
2. Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong thời gian không quá 24 giờ theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
4. Cục Hàng không Việt Nam (đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) và Cảng vụ hàng không (đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) có trách nhiệm công bố đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trên hệ thống thông báo tin tức hàng không theo quy định, thông báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan; chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan.
5. Cơ quan quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay quyết định cho phép cảng hàng không, sân bay hoạt động trở lại sau khi các lý do đóng tạm thời bị loại bỏ.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; lý do đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; thời gian đóng cửa tạm thời cảng hàng không, sân bay;
b) Quyết định phê duyệt dự án cải tạo, mở rộng, sửa chữa kết cấu hạ tầng của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phương án tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
2. Thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay:
a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
1. Cục Hàng không Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Tờ trình xin phép đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; lý do đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; thời gian đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay;
b) Quyết định thu hồi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay;
c) Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay đã cấp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo ngay Cảng vụ hàng không đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không trong thời gian không quá 24 giờ. Giám đốc Cảng vụ hàng không có trách nhiệm xem xét, ra quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong thời gian không quá 24 giờ và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
2. Thủ tục đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn hàng không và các tình huống bất thường khác uy hiếp đến an toàn hàng không, an ninh hàng không với thời gian đóng quá 24 giờ quy định như sau:
a) Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo ngay Cục Hàng không Việt Nam về việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay. Báo cáo bao gồm các thông tin: tên cảng hàng không, sân bay; lý do đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay; thời gian đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay;
b) Ngay khi nhận được báo cáo của Người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải đề nghị đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay;
c) Trong thời gian 24 giờ khi nhận được tờ trình của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời người đề nghị, nêu rõ lý do.
1. Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay mới hoặc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trong cảng hàng không, sân bay hiện có phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định áp dụng; phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
2. Các dự án trong quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng, cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải về sự phù hợp của dự án đầu tư xây dựng công trình với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được duyệt, sự phù hợp về dây chuyền công nghệ hàng không liên quan đến quy trình khai thác, quy định an ninh, an toàn khai thác; trừ các dự án đầu tư xây dựng do cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật.
3. Đối với dự án xây dựng nhà ga hành khách, ga hàng hóa, trong quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay gồm: hải quan, công an, y tế và cảng vụ hàng không.
4. Chủ đầu tư được xây dựng công trình sau khi được giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
1. Trong vòng 180 ngày kể từ ngày quy hoạch cảng hàng không, sân bay được phê duyệt, doanh nghiệp cảng hàng không chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và phi hàng không lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay, lấy ý kiến Bộ Công an trong trường hợp kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không có các công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng không Việt Nam xem xét, thống nhất để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay;
b) Thuyết minh đánh giá nhu cầu, sự cần thiết đầu tư và kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng đối với từng hạng mục công trình;
c) Bảng giải trình ý kiến của các cơ quan, đơn vị.
2. Phạm vi công trình và giai đoạn của kế hoạch
a) Phạm vi công trình: Kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay được lập cho danh mục công trình kết cấu hạ tầng cảng hàng không và công trình cung cấp dịch vụ phi hàng không;
b) Giai đoạn của kế hoạch: Kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay được lập cho giai đoạn 05 năm hoặc theo giai đoạn được xác định trong kế hoạch đầu tư công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên không vượt quá giai đoạn quy hoạch cảng hàng không.
3. Nội dung kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng đối với từng hạng mục công trình tại cảng hàng không, sân bay gồm:
a) Tên công trình;
b) Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư;
c) Diện tích sử dụng đất;
d) Sơ bộ tổng mức đầu tư;
đ) Dự kiến nguồn vốn đầu tư;
e) Thời gian thực hiện;
g) Hình thức đầu tư.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay. Trường hợp không phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
6. Khi thay đổi về chủ trương, chính sách về đầu tư, phát triển cảng hàng không, sân bay hoặc doanh nghiệp cảng hàng không có nhu cầu, doanh nghiệp cảng hàng không rà soát, trình Cục Hàng không Việt Nam xem xét, thống nhất để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay. Hồ sơ đề nghị và trình tự thủ tục phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
Căn cứ quy hoạch cảng hàng không, sân bay và kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, việc đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay được thực hiện như sau:
1. Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý, vận hành, duy trì điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các công trình thiết yếu, trừ các trường hợp do Nhà nước trực tiếp đầu tư và các công trình quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp doanh nghiệp cảng hàng không không có khả năng đầu tư theo kế hoạch phát triển cảng hàng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải đề xuất, kêu gọi hình thức đầu tư phù hợp theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay đầu tư, nâng cấp, mở rộng các công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay được giao quản lý, khai thác.
3. Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng.
4. Trừ các công trình quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, đối với các công trình khác tại cảng hàng không, sân bay, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Đối với cảng hàng không đã được đầu tư theo phương thức PPP thì việc đầu tư các hạng mục công trình không thuộc phạm vi hợp đồng dự án PPP nhằm phát triển, mở rộng cảng hàng không được thực hiện theo phương thức PPP hoặc phương thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
6. Đối với các công trình hiện hữu còn thời hạn giao đất, thuê đất, người khai thác công trình được đầu tư, cải tạo, mở rộng công trình nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất trong phạm vi ranh giới sử dụng đất công trình hiện hữu, phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được duyệt.
1. Bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 là một trong các cơ sở để cấp giấy phép xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay.
2. Bản vẽ tổng mặt bằng bao gồm các nội dung chi tiết sau:
a) Hệ thống các công trình xây dựng, kỹ thuật: Diện tích xây dựng; mật độ, số lượng, cao độ và độ cao công trình xây dựng; hệ số sử dụng đất;
b) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của cảng hàng không: Hướng tuyến, quy mô, cấp đường; cao độ khống chế các đầu mối; các mặt cắt ngang điển hình.
3. Chủ đầu tư được xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay lập bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đảm bảo phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay, phù hợp với việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung của cảng hàng không, sân bay.
4. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay tổ chức lập bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 trong phạm vi ranh giới dự án được cấp có thẩm quyền giao đầu tư và đề nghị Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt bản vẽ tổng mặt bằng;
b) Hồ sơ bản vẽ tổng mặt bằng, bao gồm: thuyết minh bản vẽ tổng mặt bằng và các bản vẽ có liên quan;
c) Văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;
d) Văn bản giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;
đ) Số lượng bộ hồ sơ: 10 bộ.
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, thẩm định và phê duyệt bản vẽ tổng mặt bằng trong phạm vi ranh giới dự án được giao đầu tư. Trường hợp từ chối phê duyệt, Cục Hàng không Việt Nam nêu rõ lý do.
5. Việc cấp giấy phép xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình, lắp đặt thiết bị tại cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với mục đích sử dụng, quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Người khai thác công trình, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình áp dụng và theo quy định của pháp luật về bảo trì.
3. Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay có làm thay đổi phương án khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa hoặc làm thay đổi phương án khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay.
4. Cảng vụ hàng không chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay trong thời gian giãn cách giữa các chuyến bay hoặc phương án thi công không làm thay đổi phương án khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương án khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay.
5. Chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay đến Cục Hàng không Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc Cảng vụ hàng không theo quy định của khoản 4 Điều này, hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận;
b) Phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công kèm phương án điều chỉnh khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương án điều chỉnh khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay (nếu có);
c) Thỏa thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay với cơ quan, đơn vị liên quan;
d) Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
6. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam (đối với quy định tại khoản 3 Điều này) hoặc Cảng vụ hàng không (đối với quy định tại khoản 4 Điều này) có trách nhiệm thẩm định, ban hành văn bản chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công. Trường hợp từ chối chấp thuận, phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị, nêu rõ lý do.
7. Trường hợp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay bị hư hỏng đột xuất uy hiếp trực tiếp đến an toàn, an ninh hàng không cần thực hiện ngay, người khai thác kết cấu hạ tầng sân bay, người khai thác thiết bị bảo đảm hoạt động bay triển khai ngay việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng; thông báo ngay cho cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không để thông báo tin tức hàng không theo quy định; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không về tình trạng hư hỏng, kết quả khắc phục.
8. Đối với việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dùng chung dân dụng và quân sự, đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay chủ đầu tư dự án phải phân tích, đánh giá các tác động đến hoạt động của quân sự và giải pháp hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của quân sự trong hồ sơ đưa công trình vào khai thác hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
9. Trường hợp khai thác sân bay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế theo quy định, không được phép thi công xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị gần hệ thống điện sân bay. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại sân bay có trách nhiệm thông báo việc khai thác sân bay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế cho người khai thác cảng hàng không, sân bay và người phụ trách thi công công trình để dừng việc thi công việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
10. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm, kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp phát hiện kế hoạch, phương án thi công, phương án khai thác không đảm bảo an toàn cho hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và hoạt động bay, Cảng vụ hàng không yêu cầu chủ đầu tư, người khai thác công trình, người khai thác thiết bị bảo đảm hoạt động bay tạm dừng việc thi công và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Cảng vụ hàng không quyết định việc tiếp tục thi công sau khi người khai thác công trình, người khai thác thiết bị bảo đảm hoạt động bay hoàn thành việc khắc phục các yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
11. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tại cảng hàng không, sân bay ảnh hưởng đến hoạt động bay phải được thông báo theo quy định về thông báo tin tức hàng không.
12. Trường hợp thay đổi thời gian xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay có ảnh hưởng đến hoạt động bay mà đã được thông báo theo quy định về thông báo tin tức hàng không, chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người khai thác công trình, hoặc người khai thác thiết bị bảo đảm hoạt động bay phải thống nhất với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay và giải trình rõ lý do thay đổi thời gian thi công đã được thông báo tin tức hàng không theo quy định trước khi thực hiện quy trình thông báo sự thay đổi về thời gian thi công theo quy định.
1. Các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay phải thực hiện thủ tục đưa vào khai thác, đóng tạm thời công trình hoặc một phần công trình bao gồm:
a) Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay;
b) Công trình nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa, khu logistics hàng không, khu tập kết hàng hóa;
c) Công trình cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; dịch vụ kỹ thuật hàng không; dịch vụ suất ăn hàng không; dịch vụ xăng dầu hàng không.
2. Công trình cảng hàng không, sân bay được đưa vào khai thác phải bảo đảm đủ điều kiện và tiêu chuẩn khai thác theo quy định.
3. Công trình cảng hàng không, sân bay ngừng khai thác phải bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp phải đóng, đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay theo quy định.
4. Người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đưa công trình, một phần công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay vào khai thác trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị đưa công trình, một phần công trình vào khai thác bao gồm các thông tin: vị trí và phạm vi đưa vào sử dụng; thời gian đưa vào sử dụng phù hợp với quy định thông báo tin tức hàng không; các thông số kỹ thuật chính của hạng mục công trình; tuổi thọ công trình;
b) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng và văn bản thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Tài liệu khai thác công trình.
5. Người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay theo quy định tại khoản 1 Điều này nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đóng tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Tờ trình xin phép đóng cửa tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin: lý do đóng tạm thời; vị trí và phạm vi đóng tạm thời; thời gian đóng tạm thời phù hợp với quy định thông báo tin tức hàng không;
b) Bản sao sơ đồ bản vẽ chi tiết khu vực đóng tạm thời;
c) Phương án bảo đảm duy trì hoạt động liên quan đến công trình đóng tạm thời;
d) Biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn liên quan đến công trình đóng tạm thời.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định việc đưa công trình, một phần công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay vào khai thác, đóng tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.
7. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc lập tài liệu khai thác công trình.
8. Cảng vụ hàng không thực hiện việc kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ phương án bảo đảm duy trì hoạt động, biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn liên quan đến công trình đóng tạm thời.
9. Khi có sự thay đổi về các thông số kỹ thuật của các công trình, quy trình khai thác, cung cấp dịch vụ, người khai thác công trình phải tiến hành cập nhật vào các trang tu chỉnh của tài liệu khai thác công trình. Định kỳ một lần trong năm, người khai thác công trình rà soát và trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt lại tài liệu khai thác công trình khi có sự thay đổi liên quan đến các nội dung của tài liệu khai thác công trình. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt;
b) Dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu;
c) Tài liệu chứng minh nội dung sửa đổi, bổ sung;
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
10. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định tài liệu khai thác công trình, phê duyệt sửa đổi, bổ sung tài liệu hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối phê duyệt cho người đề nghị.
11. Việc cấp phép đưa vào khai thác, đóng tạm thời công trình cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
1. Chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay, theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu chính) quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu cảng hàng không, sân bay là cá nhân;
c) Bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư cảng hàng không, sân bay trong trường hợp xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cảng hàng không, sân bay;
d) Bản sao tài liệu xác nhận kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay đã hoàn thành các thủ tục nghiệm thu theo quy định về đầu tư xây dựng trong trường hợp xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cảng hàng không, sân bay.
2. Trong trường hợp cảng hàng không, sân bay đang xây dựng, chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các tài liệu nêu tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, bao gồm các nội dung sau:
a) Cảng hàng không, sân bay được xây dựng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc đã được phê duyệt;
b) Kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay được xây dựng, nghiệm thu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định và năng lực khai thác;
c) Phương án xây dựng kết cấu hạ tầng của cảng hàng không, sân bay phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định đối với việc đăng ký tạm thời cảng hàng không, sân bay đang xây dựng và năng lực khai thác.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm định, Cục Hàng không Việt Nam đăng ký cảng hàng không, sân bay vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay và cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay.
5. Chậm nhất 60 ngày sau khi hoàn thành xây dựng, cảng hàng không, sân bay đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời phải được đăng ký theo quy định của Nghị định này.
6. Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay bị mất, hỏng được đề nghị cấp lại. Người được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay gửi đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Cục Hàng không Việt Nam.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét quyết định cấp lại giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp lại cho người đề nghị.
7. Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay bị thu hồi trong trường hợp không còn đáp ứng điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay.
1. Người được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay phải cập nhật thông tin về những thay đổi của cảng hàng không, sân bay và đề nghị sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay khi có sự thay đổi về:
a) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc Người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Tên cảng hàng không, sân bay;
c) Vị trí, tọa độ điểm quy chiếu cảng hàng không, sân bay;
d) Cấp sân bay;
đ) Mục đích khai thác;
e) Năng lực khai thác tương ứng với loại tàu bay lớn nhất được phép khai thác tại cảng hàng không, sân bay.
2. Người được cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh về các thay đổi được đề nghị sửa đổi.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định việc sửa đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay; cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đã cấp hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối sửa đổi.
1. Cảng hàng không, sân bay phải có tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Tài liệu khai thác cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Tài liệu khai thác sân bay;
b) Tài liệu khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay hoặc tài liệu hướng dẫn khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
1. Tổ chức được giao quản lý, khai thác hoặc cho thuê quyền khai thác hoặc được chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác các công trình thuộc kết cấu hạ tầng sân bay theo quy định của pháp luật (trừ các công trình do doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay quản lý, khai thác) gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu khai thác sân bay.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định tài liệu khai thác sân bay và thông báo kết quả thẩm định tài liệu khai thác sân bay. Nội dung thẩm định tài liệu khai thác sân bay bao gồm các nội dung sau:
a) Các yếu tố bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, tiêu chuẩn dịch vụ;
b) Việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của sân bay theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế;
c) Danh mục không đáp ứng (nếu có).
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tài liệu khai thác sân bay đã hoàn thiện theo văn bản thông báo kết quả thẩm định của Cục Hàng không. Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức kiểm chứng các điều kiện thực tế của sân bay đối với tài liệu khai thác. Trường hợp có sự khác biệt giữa số liệu, nội dung trong tài liệu khai thác sân bay với kết quả kiểm tra thực tế, Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho người đề nghị biết và giải trình, bổ sung, hoàn thiện lại tài liệu khai thác sân bay theo kết quả kiểm tra thực tế.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm chứng các điều kiện thực tế của sân bay đối với tài liệu khai thác, Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho người đề nghị.
5. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay được sửa đổi trong các trường hợp thay đổi một trong các nội dung được ghi trong giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
6. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị sửa đổi nội dung giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh về các thay đổi được đề nghị sửa đổi.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt sửa đổi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối phê duyệt cho người đề nghị.
7. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị mất, rách, hỏng được đề nghị cấp lại. Người khai thác cảng hàng không, sân bay gửi đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp lại cho người đề nghị.
8. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay bị thu hồi theo quy định tại khoản 4 Điều 51 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
1. Khi có sự thay đổi về các thông số kỹ thuật của các công trình, trang thiết bị trong sân bay, phương án vận hành khai thác tàu bay, quy trình khai thác, cung cấp dịch vụ trong sân bay, Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải tiến hành cập nhật vào các trang tu chỉnh của tài liệu khai thác sân bay.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay rà soát định kỳ mỗi năm một lần tài liệu khai thác sân bay hoặc khi được Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu, khi có sự thay đổi liên quan đến các nội dung của tài liệu khai thác sân bay làm ảnh hưởng đến phương thức, quy trình khai thác, Người khai thác cảng hàng không, sân bay trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt lại tài liệu khai thác sân bay. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt;
b) Dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu;
c) Tài liệu chứng minh nội dung sửa đổi, bổ sung;
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định tài liệu khai thác sân bay. Trường hợp tài liệu khai thác sân bay không đủ điều kiện, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản thông báo kết quả thẩm định và đề nghị Người khai thác cảng hàng không, sân bay bổ sung, hoàn thiện lại tài liệu khai thác sân bay. Trường hợp tài liệu khai thác sân bay đủ điều kiện, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức kiểm chứng các điều kiện thực tế của sân bay theo các nội dung sửa đổi, bổ sung của tài liệu khai thác (nếu cần thiết); phê duyệt sửa đổi, bổ sung tài liệu hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối phê duyệt cho người đề nghị.
1. Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản sao tài liệu chứng minh về tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
d) Bản chính văn bản xác nhận vốn;
đ) Phương án về trang bị, thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy phép phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
3. Giấy phép kinh doanh cảng hàng không được cấp lại trong trường hợp mất, hỏng hoặc thay đổi nội dung trong giấy phép.
4. Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh cảng hàng không trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Bộ Giao thông vận tải và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu có liên quan đối với trường hợp thay đổi nội dung Giấy phép (nếu có).
5. Đối với Giấy phép cấp lại do thay đổi nội dung: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải cấp lại Giấy phép kinh doanh cảng hàng không; trường hợp không cấp Giấy phép phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
6. Đối với Giấy phép cấp lại do bị mất, hỏng: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp lại Giấy phép hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp Giấy phép cho người đề nghị.
7. Giấy phép kinh doanh cảng hàng không bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép;
b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng;
c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp;
d) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, điều kiện kinh doanh, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường;
đ) Không bắt đầu khai thác cảng hàng không trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép.
8. Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực của Giấy phép, nêu rõ lý do, thời điểm hủy bỏ hiệu lực của Giấy phép. Doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không phải chấm dứt ngay việc kinh doanh cảng hàng không theo quyết định đã được ban hành.
9. Bộ Giao thông vận tải thông báo về việc cấp, cấp lại, hủy bỏ Giấy phép kinh doanh cảng hàng không cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
1. Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay, Người khai thác, cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bảo đảm an toàn, an ninh và hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay; phối hợp phục vụ, duy trì cung cấp dịch vụ cho chuyến bay hoạt động theo đúng tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện khai thác công trình, phương tiện, thiết bị cảng hàng không, sân bay, cung cấp dịch vụ hàng không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; trường hợp xảy ra sự cố, vụ việc hoặc phát hiện hỏng hóc uy hiếp trực tiếp đến khai thác, an toàn, an ninh hàng không, bảo vệ môi trường, phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng không và triển khai các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
3. Doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nộp phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay cho Cảng vụ hàng không theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay nộp giá nhượng quyền cho doanh nghiệp cảng hàng không theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, trừ dịch vụ bảo đảm hoạt động bay hoặc dịch vụ vận chuyển hàng không.
5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về việc thực hiện quy hoạch, xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị tại cảng hàng không, sân bay, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khi có yêu cầu.
6. Người khai thác tàu bay phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, Người khai thác cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thông tin thay đổi kế hoạch bay, các chuyến bay bị chậm, bị hủy so với kế hoạch bay để phối hợp điều hành hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay.
7. Người khai thác tàu bay phải nộp bản cân bằng trọng tải, danh sách tổ bay, danh sách hành khách, bản kê khai hàng hóa của mỗi chuyến bay cho Cảng vụ hàng không trong vòng 05 giờ sau khi tàu bay cất cánh hoặc hạ cánh hoặc khi có yêu cầu đột xuất của Cảng vụ hàng không. Tài liệu được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm lưu giữ tài liệu chuyến bay trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nhận. Người khai thác tàu bay có thể bị đình chỉ thực hiện các chuyến bay tiếp theo trong trường hợp vi phạm quy định về nộp tài liệu chuyến bay.
8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay để khai thác sân bay khi có yêu cầu từ Người khai thác cảng hàng không, sân bay.
9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng.
1. Tổ chức quản lý, sử dụng nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay đối với trường hợp cấp lần đầu trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kèm danh sách nhân viên được đề nghị theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản khai cá nhân của người đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có dán ảnh màu kích thước 3 cm x 4 cm được đóng dấu giáp lai của đơn vị đề nghị và 01 ảnh màu kích thước 3 cm x 4 cm chụp không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ;
c) Bản sao giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp (đối với trường hợp nhân viên điều khiển phương tiện);
d) Chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
2. Trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức sát hạch, quyết định cấp Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị.
3. Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay được đề nghị cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép còn hiệu lực dưới 60 ngày hoặc giấy phép hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép;
b) Giấy phép bị mất, hỏng;
c) Có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không.
4. Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép còn hiệu lực dưới 60 ngày hoặc giấy phép hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép
a) Hồ sơ bao gồm: các tài liệu quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này và Tài liệu chứng minh nhân viên được đào tạo định kỳ hoặc đào tạo phục hồi theo quy định;
b) Trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức sát hạch, quyết định cấp Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị.
5. Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép bị mất, hỏng
a) Hồ sơ bao gồm: tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của Cảng hàng không, sân bay cho tổ chức đề nghị.
6. Đối với trường hợp cấp lại khi có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không
a) Hồ sơ bao gồm: tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và Bản sao Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động của tổ chức sử dụng lao động trước đó, bản sao Hợp đồng lao động của tổ chức tiếp nhận và bản sao Giấy phép được Cục Hàng không Việt Nam cấp còn hiệu lực đối với trường hợp có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối Cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị.
7. Tổ chức đề nghị cấp bổ sung năng định giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp bổ sung năng định kèm danh sách nhân viên được đề nghị theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp (đối với trường hợp nhân viên điều khiển phương tiện);
c) Chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, quyết định cấp bổ sung năng định hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho tổ chức đề nghị.
8. Tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhân viên hàng không có trách nhiệm nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính trước khi Cục Hàng không Việt Nam cấp bổ sung năng định hoặc tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại Giấy phép.
9. Nhân viên có Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay được phép hoạt động tại tất cả các cảng hàng không, sân bay do tổ chức sử dụng nhân viên cung cấp dịch vụ.
10. Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay có hiệu lực 07 năm.
11. Cục Hàng không Việt Nam thu hồi giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay trong trường hợp sau:
a) Giấy phép bị tẩy xóa, được sử dụng không đúng mục đích;
b) Nhân viên có hành vi vi phạm uy hiếp trực tiếp an toàn, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, có hành vi che dấu vi phạm quy định về an toàn, an ninh, hàng không;
c) Nhân viên bị phát hiện sử dụng chất gây nghiện; bị kết án trong các vụ án hình sự; gây mất trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
12. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về nội dung, mẫu giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
1. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không, trong đó mô tả sản phẩm và các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
b) Bản sao tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
c) Bản sao các tài liệu liên quan: thiết kế kỹ thuật và chi tiết; vật liệu; phương pháp và quy trình sản xuất; hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng; lắp ráp của sản phẩm; chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
d) Bản sao biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng;
đ) Bản sao biên bản kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng do cơ sở kiểm tra, thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện;
e) Báo cáo kết quả khai thác thử theo các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện các công việc kiểm tra, thử nghiệm cần thiết, quyết định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy chứng nhận cho người đề nghị. Công việc kiểm tra, thử nghiệm bao gồm các công việc sau:
a) Xác định tính hiệu lực và phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, môi trường được nhà sản xuất áp dụng để chế tạo sản phẩm;
b) Kiểm tra thực tế sản phẩm; kiểm tra kết quả nghiệm thu;
c) Thẩm định các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật cần thiết chứng minh việc đáp ứng hoặc phù hợp của sản phẩm, với các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; bao gồm cả thông tin về vật liệu và quy trình, phương pháp chế tạo, lắp ráp sản phẩm;
d) Kiểm tra kết quả kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng; trong trường hợp cần thiết, thực hiện hoặc yêu cầu người đề nghị cấp giấy chứng nhận thuê tổ chức độc lập đủ khả năng thực hiện các kiểm tra, thử nghiệm cần thiết để kiểm chứng việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
đ) Kiểm tra kết quả khai thác thử.
3. Giấy chứng nhận, đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không có giá trị đối với các thiết bị, phương tiện được sản xuất, lắp ráp, cải tiến theo thiết kế và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
1. Cảng vụ hàng không cấp biển kiểm soát của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp phương tiện có tham gia giao thông thường xuyên ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp biển kiểm soát của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp biển kiểm soát, trong đó nêu rõ nhu cầu sử dụng phương tiện; năm sản xuất, số seri của phương tiện; phương tiện đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng;
b) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cảng vụ hàng không cấp biển kiểm soát cho phương tiện hoặc có văn bản thông báo lý do từ chối cấp biển kiểm soát cho phương tiện.
3. Biển số bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Hết niên hạn sử dụng đối với các xe có niên hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không không còn nhu cầu sử dụng phương tiện để hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
4. Khi hết niên hạn sử dụng đối với các xe có niên hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất, Cảng vụ hàng không ra thông báo thu hồi biển số cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm hoàn trả biển số bị thu hồi cho Cảng vụ hàng không.
5. Khi không còn nhu cầu sử dụng phương tiện để hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có văn bản gửi Cảng vụ hàng không đề nghị thu hồi biển số. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm ra văn bản thông báo thu hồi biển số. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm hoàn trả biển số bị thu hồi cho Cảng vụ hàng không.
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức hội nghị phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước khi cần thiết để thống nhất công tác phối hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh đối với hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
2. Cảng vụ hàng không phối hợp với Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác công trình cung cấp, cập nhật sơ đồ cảng hàng không, sân bay cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay; chủ trì cuộc họp liên tịch hàng quý hoặc khi cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh đối với hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
1. Các hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị, người, đồ vật tại sân bay phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
2. Phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường của phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay.
1. Cục Hàng không Việt Nam quyết định, công bố tham số điều phối của cảng hàng không, sân bay trên cơ sở các yếu tố sau:
a) Năng lực khai thác của nhà ga;
b) Năng lực khai thác sân đỗ tàu bay;
c) Năng lực khai thác của đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay.
2. Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và báo cáo Cục Hàng không việt Nam định kỳ 2 lần/năm, khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu.
3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức điều phối giờ hạ, cất cánh của tàu bay trên cơ sở tham số điều phối được công bố quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại khoản 4 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quy trình, tiêu chí, thứ tự ưu tiên điều phối giờ hạ, cất cánh; chế độ báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu; cơ chế quản lý, giám sát và chế tài xử lý vi phạm liên quan đến giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
1. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm các khu vực sau đây:
a) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng;
c) Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
1. Trách nhiệm quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự:
a) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng;
c) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định ranh giới khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng, khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự do dân dụng quản lý.
3. Việc quản lý, khai thác sân bay dùng chung dân dụng và quân sự phải được hiệp đồng bằng văn bản. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đơn vị quân đội trong khu vực cảng hàng không, sân bay xây dựng văn bản hiệp đồng, bao gồm các nội dung sau:
a) Phân định khu vực, kết cấu hạ tầng do từng bên quản lý, khai thác; trách nhiệm quản lý, khai thác, kiểm tra điều kiện khai thác khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự; mức độ ưu tiên sử dụng khu vực, kết cấu hạ tầng trong các tình huống đột xuất, đặc biệt;
b) Phối hợp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an toàn trong khu bay; trách nhiệm của các bên trong trường hợp khẩn cấp có hoạt động của tàu bay quân sự;
c) Điều kiện thiết bị và nhân lực tối thiểu để đáp ứng các yêu cầu về điều hành tàu bay dân dụng, quân sự; phối hợp quản lý, khai thác chung mặt bằng, thiết bị, dịch vụ dành riêng cho hoạt động dân dụng hoặc quân sự trong trường hợp cần thiết; vị trí, thành phần làm nhiệm vụ tại đài kiểm soát không lưu chung khi có hoạt động bay hỗn hợp;
d) Trách nhiệm thông báo kế hoạch bay dân dụng, quân sự cho các đơn vị có liên quan; phối hợp trao đổi thông tin, thống nhất biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
đ) Các yêu cầu đặc thù của từng bên trong điều kiện bay đêm, tầm nhìn hạn chế đối với tàu bay quân sự;
e) Phối hợp xử lý các trường hợp xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, khai thác kết cấu hạ tầng và thiết bị thuộc khu vực dành riêng cho hoạt động quân sự, dân dụng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)
STT |
Tên các mẫu đơn, giấy phép |
Mẫu số 01 |
Đơn đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay |
Mẫu số 02 |
Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay |
Mẫu số 03 |
Đơn đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay |
Mẫu số 04 |
Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay |
Mẫu số 05 |
Tờ khai cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh cảng hàng không |
Mẫu số 06 |
Giấy phép kinh doanh cảng hàng không |
Mẫu số 07 |
Đơn đề nghị (của tổ chức) cấp, cấp lại, bổ sung năng định Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay |
Mẫu số 08 |
Bản khai (của cá nhân) cấp, cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay |
Mẫu số 09 |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không |
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
………….., ngày ….. tháng …. năm …… |
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam.
Căn cứ ………………………………………………………………………………………………
Căn cứ ………………………………………………………………………………………………
Công ty ……………………….. đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp/cấp lại giấy chứng nhận đăng ký/giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không (sân bay) ……………………….
Thông tin cụ thể như sau:
1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân (kể cả tên viết tắt và tên giao dịch quốc tế).
2. Địa chỉ trụ sở chính:
3. Địa chỉ liên lạc: (tên người có trách nhiệm, địa chỉ thư tín, địa chỉ điện tử, điện thoại, fax).
4. Họ và tên người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức).
5. Thông tin của người đại diện theo pháp luật (họ và tên, giới tính, dân tộc, số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp, ngày cấp).
6. Loại hình doanh nghiệp: (công ty TNHH, công ty cổ phần...).
7. Nội dung đề nghị1: yêu cầu nêu rõ nội dung đề nghị và các thông tin kèm theo tùy theo từng nội dung đề nghị (xem phần ghi chú).
|
GIÁM ĐỐC |
______________
1 Ghi chú:
Đối với đề nghị giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng ký tạm thời: tên, địa chỉ của người đề nghị cấp; trường hợp là cá nhân ghi rõ (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước cá nhân hoặc Hộ chiếu...); trường hợp là tổ chức ghi rõ (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế...).; tên cảng hàng không, sân bay; vị trí, tọa độ; cấp sân bay; mục đích khai thác, năng lực khai thác.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: /GCNĐK-CHK |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|||
ĐĂNG KÝ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY Cấp lần thứ:…………………… |
||||
TÊN CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY ……………………………………….. ……………………………………….. |
TOẠ ĐỘ □ Vĩ độ □ Kinh độ |
THỜI ĐIỂM ĐĂNG KÝ □ Đang xây dựng □ Đã hoàn thành xây dựng |
||
TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI ĐĂNG KÝ: ………………………………………………………………………………………………………………. |
||||
MỤC ĐÍCH KHAI THÁC: ………………………………………………………………………………………………………………. |
||||
NĂNG LỰC KHAI THÁC ………………………………………………………………………………………………………………. CẤP SÂN BAY: ………………………………………………………………………………………………………………. |
||||
GHI CHÚ: ………………………………………………………………………………………………………………. |
||||
Ngày, tháng, năm đăng ký vào Sổ: ………/………./……….. Ngày, tháng, năm cấp: ………/………./……….. |
CỤC TRƯỞNG |
|||
|
|
|
|
|
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…………., ngày …. tháng …. năm ….. |
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam.
Căn cứ ……………………………………………………………………………………………….
Căn cứ ……………………………………………………………………………………………….
Công ty……………………………….. đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp/cấp lại giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không (sân bay) ……………….
Thông tin cụ thể như sau:
1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân (kể cả tên viết tắt và tên giao dịch quốc tế).
2. Địa chỉ trụ sở chính:
3. Địa chỉ liên lạc: (tên người có trách nhiệm, địa chỉ thư tín, địa chỉ điện tử, điện thoại, fax).
4. Họ và tên người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức).
5. Thông tin của người đại diện theo pháp luật (họ và tên, giới tính, dân tộc, số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp, ngày cấp).
6. Loại hình doanh nghiệp: (công ty TNHH, công ty cổ phần...).
7. Nội dung đề nghị1: yêu cầu nêu rõ nội dung đề nghị và các thông tin kèm theo tùy theo từng nội dung đề nghị (xem phần ghi chú).
|
GIÁM ĐỐC |
________________
1 Ghi chú:
Đối với đề nghị giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không: tên, địa chỉ của người đề nghị cấp; trường hợp là cá nhân ghi rõ (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước cá nhân hoặc Hộ chiếu...); trường hợp là tổ chức ghi rõ (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế...); vị trí, tọa độ; cấp sân bay; mục đích khai thác, năng lực khai thác.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: /GCNKT-CHK |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY Cấp lần thứ: …………………… |
||
TÊN CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY ………………………………………………. |
TỌA ĐỘ |
|
Vĩ độ ……….. |
Kinh độ …………. |
|
TÊN, ĐỊA CHỈ NGƯỜI KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY ………………………………………………………………………………………………………… |
||
MỤC ĐÍCH KHAI THÁC: ………………………………………………………………………………………………………… |
||
NĂNG LỰC KHAI THÁC: ………………………………………………………………………………………………………… CẤP SÂN BAY: ………………………………………………………………………………………………………… |
||
GHI CHÚ: ………………………………………………………………………………………………………… |
||
Ngày, tháng, năm cấp: ………../………/………… Ngày, tháng, năm hết hiệu lực: …..…../………/………….. |
CỤC TRƯỞNG |
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
…….., ngày … tháng … năm … |
TỜ KHAI CẤP/CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH CẢNG HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ ……………………………………………………………………………………………….
Căn cứ ……………………………………………………………………………………………….
Công ty…………………………. đề nghị Bộ Giao thông vận tải cấp/cấp lại Giấy phép kinh doanh cảng hàng không với các nội dung chi tiết như sau:
1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân (kể cả tên viết tắt và tên giao dịch quốc tế).
2. Mã số doanh nghiệp:
3. Địa chỉ trụ sở chính:
4. Địa chỉ liên lạc: (tên người có trách nhiệm, địa chỉ thư tín, địa chỉ điện tử, điện thoại, fax).
5. Họ và tên người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức).
6. Thông tin của người đại diện theo pháp luật (họ và tên, giới tính, dân tộc, số chứng minh thư nhân dân (hoặc thẻ căn cước), nơi cấp, ngày cấp).
7. Loại hình doanh nghiệp: (công ty TNHH, công ty cổ phần...).
8. Nội dung đề nghị: đề nghị cấp/cấp lại Giấy phép kinh doanh cảng hàng không.
|
GIÁM ĐỐC |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số:………./GPKDCHK-CHK |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY PHÉP KINH DOANH CẢNG HÀNG KHÔNG Cấp lần ……………………… |
|
TÊN, ĐỊA CHỈ CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH CẢNG HÀNG KHÔNG: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… SỐ, NGÀY CẤP, NƠI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH CẢNG HÀNG KHÔNG ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… |
|
GHI CHÚ: ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………
|
TÊN CƠ QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
…….., ngày …… tháng ….. năm ……. |
Cấp/Cấp lại/Bổ sung năng định giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam.
1. Tên đầy đủ của tổ chức: theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả tên viết tắt và tên giao dịch quốc tế: …………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………..
3. Thông tin người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên:……………………………………………….. Chức vụ: ……………………………….
4. Thông tin liên hệ: (tên người có trách nhiệm, điện thoại, địa chỉ email)
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp/cấp lại/bổ sung năng định Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay cho (số lượng:………..) nhân viên của Công ty (có danh sách và hồ sơ nhân viên kèm theo).
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
Ảnh màu 3x4 (dấu giáp lai đóng kèm) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BẢN KHAI CÁ NHÂN |
Họ và tên (Chữ in hoa có dấu)........................................................... Nam/Nữ:…………
Ngày sinh:……………………………………………………………… Quốc tịch: ....................
Địa chỉ thường trú: ......................................................................................................
Số CMTND (Thẻ căn cước công dân):.......................................... Ngày cấp:……………
Cơ quan công tác: ......................................................................................................
Chứng chỉ chuyên môn:
1…………………………………. Do cơ sở:........................................ Cấp ngày:.............
2…………………………………. Do cơ sở:.......................................... Cấp ngày:…….....
3…………………………………. Do cơ sở:......................................... Cấp ngày:............
Điện thoại liên hệ : .......................................................................................................
Số Giấy phép NVHK đã được cấp (nếu có):……………………… Ngày cấp: ....................
Lý do (trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép): ................................................................
Xác nhận của tổ chức |
………, ngày…..tháng….năm….. |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT
Số:……….
Căn cứ quy định tại Nghị định số ………/20..../NĐ-CP ngày ………. của Chính phủ quy định về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, Cục Hàng không Việt Nam chứng nhận sản phẩm dưới đây sản xuất tại Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện kỹ thuật đưa vào khai thác tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
Tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận |
|
Nhà sản xuất |
|
Sản phẩm |
|
Mã hiệu sản phẩm |
|
Bộ hồ sơ sản phẩm gồm có: Hồ sơ thiết kế Hồ sơ kiểm tra thử nghiệm Hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng Đặc tính kỹ thuật chi tiết |
|
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng |
|
Ngày ban hành |
|
Giấy chứng nhận này không có giá trị đối với các sản phẩm:
- Được sản xuất khác với hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
- Không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng./.
|
CỤC TRƯỞNG |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 05/2021/ND-CP |
Hanoi, January 25, 2021 |
DECREE
MANAGEMENT AND OPERATION OF AIRPORTS AND AERODROMES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law on Amendments to the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Vietnam Civil Aviation dated June 29, 200; the Law on Amendments to the Law on Vietnam Civil Aviation dated November 21, 2014;
Pursuant to the Law on Fire Prevention and Fighting dated June 29, 2001; Law on Amendments to the Law on Fire Prevention and Fighting dated November 22, 2013;
Pursuant to the Law on Prices dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Land dated November 29, 2013;
Pursuant to the Law on Management of Public Property dated June 21, 2017;
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014; Law on Amendments to the Law on Construction dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;
Pursuant to the Law on Cybersecurity Law dated June 12, 2018;
Pursuant to the Law on Amendments to some Articles concerning planning of 37 Laws dated November 20, 2018;
Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;
Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Public - Private Partnership Investment dated June 18, 2020;
Pursuant to the Ordinance on protection of important structures related to national security of the Standing Committee of the National Assembly No. 32/2007/PL-UBTVQH dated April 20, 2007;
At the request of the Minister of Transport;
The Government hereby promulgates a Decree on management and operation of airports and aerodromes.
GENERAL
1. This Decree elaborates on management and operation of airports/aerodromes in Vietnam, including:
a) Principles and responsibilities of organizations and individuals involved in management and operation of airports/aerodromes;
b) Airport/aerodrome planning and implementation thereof;
c) Opening and shutting down airports/aerodromes;
d) Issuance of certificates of registration of airports/aerodromes and certificates of operation of airports/aerodromes;
dd) Issuance of airport business licenses;
e) Management of construction of works at airports/aerodromes;
g) Operation of airports/aerodromes;
h) Business operation at airports/aerodromes.
2. This Decree does not apply to specialized aerodromes, except for the regulations set out in Point d Clause 1 of this Article.
This Decree applies to entities involved in management and operation of airports and aerodromes in Vietnam.
1. “airport enterprise” means an enterprise that conducts conditional business and organizes management and operation of airports/aerodromes and issued with the airport business license by the Ministry of Transport.
2. “airport/aerodrome operator” means an organization that directly operates aerodrome infrastructure and other essential works of an airport/aerodrome, except for air navigation works and facilities that are managed and operated by an air navigation enterprise, and is granted the certificate of airport/aerodrome operation by the Civil Aviation Authority of Vietnam (hereinafter referred to as “the CAAV”).
3. “infrastructure of an airport” includes:
a) Infrastructure of the aerodrome;
b) Works and technical infrastructure serving air navigation;
c) Works serving provision of aviation security assurance and emergency services outside the aerodrome;
d) Airport perimeter fences; internal airport roads outside the aerodrome; power supply works, water supply and drainage works; lighting works; communication works;
dd) Technical infrastructure serving environmental protection outside the aerodrome;
e) Passenger terminals, guesthouses serving diplomatic purposes, aviation logistics areas, cargo terminals, cargo warehouses combined with cargo assembly areas;
g) Works for provision of ground-based commercial services; aircraft repair and maintenance services; aviation equipment repair and maintenance services; technical aviation services; air catering services; aviation fuel services.
4. “infrastructure of an aerodrome” includes:
a) Runway, taxiway, aprons, auxiliary works and areas of the aerodrome;
b) Airport emergency works and fire safety works in the aerodrome;
c) Aerodrome perimeter fences, guard booths and internal airport roads inside the aerodrome;
d) Technical infrastructure serving environmental protection inside the aerodrome;
dd) Assembly areas for ground vehicles and equipment, areas for fueling ground vehicles and equipment;
e) Other works of the air operations area.
5. “air operations area” means an aerodrome's area intended for the landing, take-off and taxiing of aircrafts and includes the landing area and aprons.
6. “works” include a collection of main and auxiliary work items. Main work items refer to those that have scale and functions affecting investment objectives of a project.
7. “work operator” means an organization or individual directly managing and operating a work in an airport or aerodrome.
8. “internal airport roads” mean pathways within the boundary of an airport, which include airport internal roads inside an aerodrome and airport internal roads an aerodrome but do not include the roads managed by local authorities.
9. “essential works of an airport” mean a system of works of the airport’s infrastructure, ensuring that the airport or aerodrome may be put into operation and maintain its operation and compliance with regulations on operation security and safety and assurance of service quality as prescribed by law, including:
a) Infrastructure of the aerodrome;
b) Works serving provision of aviation security assurance and emergency services outside the aerodrome; airport perimeter fences;
c) Shared technical infrastructure of the airport/aerodrome, including: internal airport roads outside the aerodrome; power supply works; water supply and drainage works; lighting works; communications works; environmental protection works;
d) Passenger terminals, guesthouses serving diplomatic purposes, cargo terminals, cargo warehouses combined with cargo assembly areas;
e) Works and technical infrastructure serving air navigation.
10. “contract” means a contract signed between an airport enterprise and an aviation service provider at an airport or aerodrome to ensure security, safety, service quality, environmental quality and conformity with the specific circumstance of operation of the airport or aerodrome according to the airport or aerodrome operation literature; contains rights and responsibilities of each party, price of franchise for the right to operate services and effective period of the contract.
Article 4. Principles of management and operation of airports and aerodromes
1. Ensure national defense and security; ensure aviation security and safety. Ensure close and effective cooperation between regulatory bodies of the airport/aerodrome; between civil and military aviation agencies/units and related to civil-military aerodromes.
2. Every airport/aerodrome operator directly operates the aerodrome, except for the works operated by air navigation enterprises; take responsibility for operation, security and safety of the aerodrome and is issued with the certificate of airport/aerodrome operation.
3. Ensure the uniform, synchronous, continuous and effective operation chain of the airport/aerodrome. Ensure service quality, healthy competition, civilization and courteousness; facilitate civil aviation at the airport/aerodrome.
4. Ensure comprehensive development of the system of airports/aerodromes, conformity with strategies and planning for transport development, planning for development of airports/aerodromes, local and regional socio-economic development planning, international tendency of civil aviation development, and satisfaction of demand for air transport in Vietnam.
5. If necessary for requisitioning partial or total infrastructure of the airport/aerodrome, the State shall comply with regulations of law on purchase and requisitioning of property.
6. Airports, aerodromes, and works of the airport/aerodrome infrastructure shall be designed and operated according to the standards of International Civil Aviation Organization (ICAO), technical standards, applicable standards and relevant regulations of law.
7. Works of the airport/aerodrome infrastructure must be inspected on a periodic and ad hoc basis and maintained in accordance with applicable design and operation standards and promulgated documents on operation of such works.
8. The management of aviation infrastructure assets invested in and managed by the State and aviation infrastructure assets on land and water surface which have yet to be included in state capital in enterprises shall comply with regulations of law on management of public property.
9. The management, use and operation of aviation infrastructure related to national defense and national security shall comply with regulations of this Decree and law on protection of important works related to national defense and national security.
10. Ensure that the environmental protection complies with regulations of law on environmental protection.
Article 5. Rights and obligations of airport enterprises
Every airport enterprise has the responsibility and obligation to:
1. Manage and organize operation of the airport/aerodrome’s infrastructure and equipment under its ownership or assigned or leased out by the State or receive the right to operate for a certain period of time in accordance with regulations of law, including the following methods:
a) Directly manage and operate infrastructure and equipment at the airport/aerodrome, ensuring security, safety and environmental safety as prescribed by law;
b) Assign or hire an organization to directly operate the airport/aerodrome; in this case, the aviation enterprise shall still take legal responsibility for management and operation of the airport/aerodrome.
2. Prepare a plan to develop, renovate and expand the airport/aerodrome according to the airport planning approved by the competent authority and suitable for development demand and operation of the airport/aerodrome; organize the investment and construction according to the plan approved by the Ministry of Transport.
3. Sign contracts as prescribed with enterprises issued with the license to provide aviation services by the CAAV at the airport/aerodrome.
4. Construct, service or maintain security perimeter system and joint use technical infrastructure including internal airport roads outside the aerodrome, power supply works, water supply works, water drainage works, environmental protection works, communication work and other essential works of the airport, except for the works managed and operated by the air navigation enterprise.
5. Invest in and equip tools, technologies and software that support and serve the aerodrome control and management according to its capacity and aircraft takeoff and landing time slots, use aprons, cooperate in reaching an agreement to issue decisions at the airport/aerodrome upon request and according to the plan of the competent authority.
6. Cooperate with agencies of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in ensuring national defense and security at the airport/aerodrome upon request and according to the plan of the competent authority.
7. Exercise other rights and obligations as prescribed in Article 64 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
Article 6. Rights and obligations of airport/aerodrome operators
Every airport/aerodrome operator has the responsibility and obligation to:
1. Ensure a sufficient quantity of key personnel for operating and maintaining the satisfaction of operation condition and safe operation of the airport/aerodrome, including at least:
a) A director or head in charge of aerodrome operation;
b) Persons in charge of the following fields: assessment and reporting of current status of runways; maintenance of aerodrome infrastructure, control of aerodrome quality; management of construction at the aerodrome; management of foreign objects; apron safety, safe operation of runways; safe management of aviation equipment and vehicles operating at the aerodrome.
The Minister of Transport shall elaborate on conditions to be satisfied by and key personnel of the airport/aerodrome operator as prescribed in Clause 1 of this Article.
2. Directly operates the aerodrome, except for the works operated by air navigation enterprises; take total responsibility for operation, security and safety of the aerodrome; ensure environmental safety and service quality in accordance with applicable standards; maintain the satisfaction of the conditions for issuance of the certificate of airport/aerodrome operation.
3. Preside over coordinating provision of services within the areas which are assigned to manage and operate at the airport/aerodrome. To be specific:
a) Preside over cooperating with air navigation service providers in preparing a plan to operate aircraft on runways, taxiways and aprons;
b) Request service providers at the airport/aerodrome to take measures to maintain synchronous and smooth operation of air transport lines;
c) Promptly reach an agreement on resolving difficulties facing service providers at the airport/aerodrome within its jurisdiction to ensure aviation security and safety, passenger service quality and fire safety, control floods and storms, prevent and control diseases and protect the environment; organize aerodrome emergency drills and implementation of aerodrome emergency plans as prescribed;
d) Cooperate with relevant units affiliated to the Ministry of Public Security to take measures to maintain security, order, state secret protection and fire safety as prescribed.
4. Synchronously manage and operate infrastructure and equipment of the airport/aerodrome within the areas which are assigned to manage and operate and aviation infrastructure assets assigned or leased out by the State or receive the right to operate for a certain period of time aviation infrastructure assets in accordance with regulations of law, maintain its compliance with regulations of law and aerodrome operation literature; cooperate in ensuring national defense and security; prepare a disease prevention and control plan and organize the implementation thereof when any disease occurs at the request of the aviation authority.
5. Formulate and request the competent authority to approve, promulgate and organize the implementation of aerodrome operation literature and other documents as prescribed by law.
6. Manage the statistical system regarding quantity of flights, passengers, and cargo at the airport/aerodrome.
7. Maintain aerodrome infrastructure and works assigned or leased to manage and operate and equipment, maintain the satisfaction of operation condition at the airport/aerodrome according to the certificate of airport/aerodrome operation.
8. Preside over cooperating with relevant authorities and units at the airport/aerodrome in implementing the model for cooperation in issuing operation decisions at the airport/aerodrome in accordance with regulations and guidelines of the Ministry of Transport.
9. Preside over and cooperate with air navigation service providers and army units in the airport/aerodrome in negotiating a written agreement on operation at the airport/aerodrome.
10. Preside over building database and system of technologies supporting inspection and supervision of persons and vehicles after being licensed and operating in restricted areas of the airport.
11. Cooperate in disseminating the law on assurance of aviation security and safety and environmental protection of the airport/aerodrome; cooperate in determining boundary, planting and protection of boundary markers of the airport/aerodrome and boundary markers of the airport/aerodrome planning.
12. Share data including database and system of technologies supporting inspection and supervision of persons and vehicles; data on the passenger information system and relevant information system to serve the assurance of operation security and safety at the airport with the airport authorities to serve the inspection and supervision at the airport/aerodrome.
13. Ensure the accuracy and provide aviation information and data, and aeronautical information relating to the airport/aerodrome to regulatory bodies and air navigation service providers upon request.
14. Make an aviation noise map and send it to the CAAV, airports authority and provincial People’s Committee; cooperate with local governments in reducing noise generated from operation of the airport/aerodrome affecting the residential community surrounding the airport/aerodrome.
15. Take responsibility to the law and airport enterprises for operation of the airport/aerodrome as prescribed.
Article 7. Rights and obligations of operators of works of the airport/aerodrome infrastructure
Every operator of works of the airport/aerodrome infrastructure has the right and obligation to:
1. Maintain works and maintain the satisfaction of operation conditions of works; ensure quality of services under its management; facilitate the coordination by the airport/aerodrome operation in assurance of operation quality, operation security and safety, environmental safety, emergency and rescue as prescribed by law.
2. Manage and operate works under its management, maintain its compliance with regulations of law and relevant operation literature; comply with regulations on aviation safety and security, service quality and environmental protection; cooperate in ensuring national defense and security or prevent and control diseases at the airport/aerodrome.
3. Arrange workplaces for regulatory bodies at passenger terminals, cargo terminals and relevant works at the request of the airports authority , suitable for procedures and lines in support of passenger and cargo services and in service of state management by regulatory bodies. Cooperate with relevant units affiliated to the Ministry of Public Security to take measures to maintain security, order, state secret protection and fire safety as prescribed.
4. Build fences within the boundary of allocated and leased land to maintain operation security and safety and protection of boundary of airport/aerodrome land.
5. Cooperate in disseminating law on aviation security and safety assurance and environmental protection at the airport/aerodrome.
Article 8. Responsibilities of the CAAV
The CAAV has the responsibility to:
1. Perform tasks and exercise powers of aviation authorities for activities carried out at airports/aerodromes as prescribed.
2. Launch and supervise the implementation of airports/aerodromes planning approved by competent authorities. Announce aerodrome classification and specifications of airports/aerodromes.
3. Assign airports/aerodromes to act as alternate aerodromes; provide guidance on preparation of aerodrome operation literature and literature on operation of works at airports/aerodromes.
4. Cooperate with agencies affiliated to the Ministry of National Defense in providing guidance on assurance of specialized aerodrome security and safety; implement regulations on cooperation in inspection and supervision of activities of specialized aerodromes upon commercial operation.
5. Cooperate with agencies affiliated to the Ministry of Public Security in ensuring security, inspecting and supervising security assurance as prescribed.
6. Preside over and coordinate activities of regulatory bodies at airports/aerodromes. Announce the capacity of airports/aerodromes; coordinate take-off and landing time slots at airports/aerodromes.
7. Direct the establishment, protection and maintenance of the information systems serving operation of airports/aerodromes; connection of data network, cooperation between regulatory bodies at airports/aerodromes. Manage statistical data on quantity of flights, passengers, and cargo at airports/aerodromes.
8. Direct and instruct airport authorities to perform state management at airports/aerodromes.
9. Build, store and update a system of technical documents serving the issuance of certificates of airport/aerodrome operation and operation of airports/aerodromes, including standards and technical regulations of Vietnam, procedures and internal standards on civil aviation on accordance with regulations of law and ICAO’s requirements and standards related to design, operation and maintenance of aerodrome infrastructure.
10. Provide guidance on and issue professional instructions related to management and operation of airports/aerodromes in line with regulations of law and regulations of ICAO, including:
a) Documents providing guidelines for airport/aerodrome design;
b) Documents providing guidelines for operation and assurance of security and safety at airports/aerodromes;
c) Outline of the aerodrome operation literature;
d) Outline of the work operation literature.
11. Deploy airport/aerodrome operation safety supervisors according to the standards prescribed by the Minister of Transport.
12. Direct the organization, and inspection and assessment of maintenance of operation condition at airports/aerodromes at least every 02 years for the airports nationwide.
13. Perform other tasks as assigned by the Minister of Transport.
Article 9. Responsibilities of airport authorities
Every airports authority has the responsibility to:
1. Perform tasks and exercise powers in accordance with regulations of law on civil aviation and other relevant legislative documents.
2. Preside over and cooperate with local governments in determining boundaries, organize the planting and protection of boundary markers of the airport/aerodrome based on the boundaries of land transferred by the provincial People's Committee; cooperate with local governments in managing boundary markers of the airport/aerodrome planning approved by the competent authority.
3. Preside over and cooperate with relevant authorities and units and local governments in disseminating law on security and safety assurance at the airport/aerodrome.
4. Inspect and directly supervise the provision of aviation and non-aviation services at the airport/aerodrome.
5. Build, store and update a system of technical documents serving the issuance of certificates of airport/aerodrome operation and operation of the airport/aerodrome, including standards and technical regulations of Vietnam, ICAO’s regulations, international standards accredited or applied by the CAAV related to design, operation and maintenance of aerodrome infrastructure.
6. Build and maintain perimeter fences of the airport/aerodrome to which the provincial People’s Committee allocates land, except for fences located within boundary of allocated or leased land for the organizations and individuals using land at the airport/aerodrome.
7. Direct the arrangement of workplaces for regulatory bodies regularly working at the airport/aerodrome.
8. Receive customers' comments and feedback on services provided at the airport/aerodrome and preside over handling comments and feedback on services within its power or transfer such comments and feedback to competent authorities or cooperate with competent authorities in handling them; request service providers to handle customers' comments and feedback.
9. Inspect and supervise the implementation of measures to ensure security and safety during construction of works at the airport/aerodrome and compliance with regulations on environmental protection at the airport/aerodrome in accordance with regulations of law on civil aviation.
10. Cooperate in taking actions against violations of construction order, land encroachment and use of land without permission at the airport/aerodrome within its power.
11. Cooperate with competent authorities in enforcing penalties for administrative violations against regulations on civil aviation as prescribed.
12. Cooperate with the People’s Committee of the district where the airport/aerodrome is located in maintaining security and order, aviation terrorism prevention and emergency task performance directly through the local steering committee for terrorism prevention.
13. Cooperate with agencies affiliated to the Ministry of Public Security in ensuring security, inspecting and supervising security assurance as prescribed.
Article 10. Responsibilities of People’s Committees of administrative divisions where airports and aerodromes are located
1. Cooperate in implementing planning, determining boundaries and boundary markers related to national security according to regulations and protecting boundary markers of airports/aerodromes; determine boundaries of the vicinity of airports/aerodromes; approve the planning and license advertisement works in accordance with regulations of law on advertising.
2. Ensure aviation security and safety and environmental safety in the vicinity of airports/aerodromes; take actions against violations of regulations on aviation security and safety in the vicinity of airports/aerodromes. Preside over and cooperate with competent authorities in enforcing penalties for administrative violations against regulations on civil aviation as prescribed.
3. Cooperate in airport emergency tasks, response to unlawful interference with civil aviation operation and assurance of aviation security and safety, and security and order at airports/aerodromes and in the vicinity of airports/aerodromes as prescribed by law.
4. Manage the construction of works and planting of green trees in the vicinity of airports/aerodromes to make sure that works and green trees do not violate obstacle limitation surface of airports/aerodromes, equipment for providing air navigation services; cooperate with airport/aerodrome operators in implementing appropriate measures to reduce noise generated from operation of airports/aerodromes affecting the residential community surrounding the airports.
5. Manage laser lighting and high power lights near airports and aerodromes, ensuring that flight safety is not compromised.
6. Control and manage the use of ultra-light aircraft, unmanned aerial vehicles and automatic control aircraft around airports/aerodromes, ensuring that air navigation is not affected as prescribed by law.
7. Organize the dissemination of law on aviation security and safety assurance; prohibited acts that threaten aviation activities (burning straw, flying kites, flashing laser lights or high power lights, etc.) to the people in the areas adjacent to airports/aerodromes.
AIRPORT/AERODROME PLANNING
Article 11. General regulations on airport/aerodrome planning
1. Airport/aerodrome planning includes:
a) Comprehensive planning for development of the national airport/aerodrome system;
b) Airport/aerodrome planning formulated for each specific airport/aerodrome.
2. Requirements applied to the planning mentioned in Clause 1 of this Article:
a) The comprehensive planning for development of the national airport/aerodrome system shall be formulated, appraised, decided, approved, announced, implemented, assessed and adjusted in accordance with regulations of law on planning;
b) The planning must conform to field and sector development strategy and planning or national, regional and local socio-economic development plans;
c) The planning must meet requirements for assurance of national defense and security;
d) The planning must meet the demand for development of Vietnam’s aviation industry and suitable for development tendency of international civil aviation;
dd) The planning shall meet requirements in terms of geography, population, local and regional development; policies on use of agricultural land; environmental protection;
e) Safe and effective operation of the airport/aerodrome shall be ensured.
3. Authority organizing formulation of planning and authority formulating planning:
a) The authority organizing formulation of planning is the Ministry of Transport;
b) The authority formulating planning (hereinafter referred to as “the planning authority”) is the authority assigned the task of formulating planning by the authority organizing formulation of planning.
4. Economic - technical norms for formulating and announcing airport/aerodrome planning shall comply with applicable regulations.
Section 1. COMPREHENSIVE PLANNING FOR DEVELOPMENT OF THE NATIONAL AIRPORT/AERODROME SYSTEM
Article 12. Determining tasks and adjustment of comprehensive planning for development of the national airport/aerodrome system
1. Contents of tasks and adjustment of the comprehensive planning for development of the national airport/aerodrome system shall comply with Article 15 of the Law on Planning and legislative documents elaborating the Law on Planning, and include several aviation contents related to requirements concerning contents and methods for formulation of the planning as follows:
a) Grounds and fundamentals of the scope, objectives, development orientation and planning deadline;
b) General forecast of the demand for air transport and for the development of relevant industries and the entire country’s economic and social conditions;
c) Requirements for data collection, analysis, situation evaluation, orientation for the development of civil air transport;
d) Determination of nature and roles of each airport and aerodrome; orientation for capacity of the airport and aerodrome, aerodrome classification, type of aircraft expected to be operated, method for approach to landing.
2. The planning authority shall determine planning tasks and submit them to the authority organizing formulation of planning. The appraisal and approval of planning tasks shall comply with regulations of law on planning.
Article 13. Contents of comprehensive planning for development of the airport/aerodrome system
1. Contents of the comprehensive planning for development of the national airport/aerodrome system shall comply with Clause 3 Article 25 of the Law on Planning and legislative documents elaborating the Law on Planning, and include several aviation contents as follows:
a) Analyzing and assessing factors, natural conditions, resources, context and current distribution and use of space of the national airport/aerodrome system. To be specific, the following contents shall be clarified: current condition of the national airport/aerodrome system; advantages and drawbacks of the airport/aerodrome system and each current airport/aerodrome; ability to satisfy the demand for development of civil aviation;
b) Forecasting development trends and development scenarios that directly affect the national airport/aerodrome system during the planning period. To be specific, the following contents shall be clarified: forecasted worldwide civil aviation development trends and scenarios for the; forecasted Vietnam civil aviation development trends and scenarios on the basis of forecasted worldwide civil aviation development trends and objectives for national and regional socio-economic development; forecasted demand for civil aviation transport;
c) Assessing inter-sectoral and inter-regional connection; determining requirements socio-economic development requirements applied to each sector; national airport/aerodrome system development opportunities and challenges. To be specific, the following contents shall be clarified: assessment of the connection between the national airport/aerodrome system and road, rail and waterway traffic systems, and the national defense, security, national socio-economic development, regional and local economic development; determining requirements for development of the national airport/aerodrome system regarding scale, technology and area of distribution; development opportunities and challenges related to technology, techniques and operation;
d) Determining viewpoints and objectives for development of the national airport/aerodrome system. To be specific, the following contents shall be clarified: general and specific objectives for development of the national airport/aerodrome system;
dd) Plans for development of the national airport/aerodrome system nationwide and within territories, in which the following contents are clarified: nature and roles of the airport/aerodrome, flight routes, capacity of the airport/aerodrome, aerodrome classification, type of aircraft expected to be operated, quantity of runways, method for approach to landing; issues to be addressed concerning environmental protection, climate change adaptation and conservation of ecology, landscapes and national sites/monuments;
e) Orientations for distribution and use of land for development of the national airport/aerodrome system, environmental protection, climate change adaptation and conservation of ecology, landscapes and national sites/monuments; including expected total area of land used by each airport across the nation, in regions and provinces;
g) List of projects of national importance and prioritized projects of the national airport/aerodrome system and order of priority given to executing such projects, in which the following contents are clarified: proposed list of airports given construction priority, order of priority;
h) Solutions and resources for implementing the planning. To be specific, the following contents shall be clarified: estimated investment, proposed specific solutions for each group of airports or each airport, and specific resources;
i) Other contents requested by the authority organizing formulation of the planning.
2. The authority formulating planning shall formulate planning and submit it to the authority organizing formulation of planning. The formulation, appraisal and approval of the planning shall comply with regulations of law on planning.
Section 2. AIRPORT/AERODROME PLANNING
Article 14. Responsibilities of authorities organizing formulation of airport/aerodrome planning
Every authority organizing formulation of airport/aerodrome planning has the responsibility to:
1. Decide on an authority formulating the airport/aerodrome planning.
2. Appraise and approve tasks in formulation of the airport/aerodrome planning.
3. Seek comments of relevant organizations and individuals.
4. Approve the airport/aerodrome planning within its power.
Article 15. Responsibilities of authorities formulating airport/aerodrome planning
Every authority formulating airport/aerodrome planning has the responsibility to:
1. Preside over and cooperate with relevant authorities determining and submitting tasks in formulation of the airport/aerodrome planning; submit an applications for planning appraisal to relevant organizations to organize appraisal.
2. Select a planning consultancy as prescribed.
3. Organize formulation of the airport/aerodrome planning according to the approved planning tasks.
4. Sufficiently provide required documents to the appraisal council and relevant authorities upon contributing comments, appraising and approving the airport/aerodrome planning.
Article 16. Responsibilities of consultancies providing advice on formulation of the airport/aerodrome planning
Every consultancy providing advice on formulation of the airport/aerodrome planning has the responsibility to:
1. Take responsibility for contents under the contract with the planning authority, including the quantity, time limit for production, accuracy and quality of planning products.
2. Cooperate with relevant authorities and individuals in the process of formulating the airport/aerodrome planning.
Article 17. Qualification requirements to be satisfied by a consultancy providing advice on formulation of the airport/aerodrome planning
1. A planning consultancy shall have consultants that satisfy the requirements specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. The consultant who is the head of an airport/aerodrome planning project must have experience of working as a head of a project on the planning at least at the same level, has presided over implementation of at least 02 plannings at a lower level or has directly participated in formulating at least 03 plannings in the aviation field.
3. The consultant must obtain at least a bachelor’s degree and have 03 years’ experience.
Article 18. Time limit for formulating the airport/aerodrome planning
1. The time limit for determining airport/aerodrome planning tasks shall not exceed 03 months.
2. The time limit for formulating airport/aerodrome planning shall be based on the approved planning tasks.
3. The time limits specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall not cover the periods of time over which the planning tasks are appraised and approved, and the planning is appraised and approved.
Article 19. Determination of tasks in formulation of the airport/aerodrome planning
1. Grounds for determining planning tasks:
a) National sector planning, regional planning and provincial planning concerned, ensuring conformity with planning at a higher level and with general planning for an urban area in the event the location where the airport/aerodrome is constructed is within the administrative boundary of an urban area;
b) Relevant legislative documents;
c) A report on review and assessment of implementation of the planning in the previous period.
2. Contents of tasks in formulation of the airport/aerodrome planning:
a) Grounds, viewpoints, objectives and rules for formulating the planning; scope and period of the planning;
b) Requirements concerning planning methods and contents such as determining nature and roles of the airport/aerodrome; preliminary forecast of nature and roles of the airport/aerodrome and of basic norms on land and technical infrastructure; determining requirements concerning surveying and evaluation of current conditions, natural and topographic conditions, scope and workload of surveying of the area planned; determining requirements applied to each dedicated zone, main work items and technical infrastructure system;
c) Determining requirements for environmental protection and other requirements in conformity with objectives for airport/aerodrome development;
d) Requirements concerning planning products (composition, quantity, standards and format of a planning dossier);
dd) Time limit for planning formulation and planning formulation plans, and responsibilities of authorities for organizing formulation of planning;
e) Cost estimate and sources of capital for formulating planning;
g) Other contents requested by the authority organizing formulation of the planning.
Article 20. Organizing appraisal of tasks in formulation of the airport/aerodrome planning
1. The authority organizing formulation of the airport/aerodrome planning shall organize appraisal of planning tasks by establishing an Appraisal Council or assigning a competent unit to carry out appraisal.
2. An application for appraisal of planning tasks includes:
a) An application form;
b) A description of planning tasks;
c) Other documents (if any).
3. The following issues need appraising:
a) The conformity with legal bases;
b) Conformity, scientism and reliability of planning contents and planning formulation method;
c) Conformity of contents of planning tasks with the estimate of costs and sources of capital for planning formulation;
d) Feasibility of the planning formulation plan.
4. The time limit for appraising planning tasks shall not exceed 45 days from date on which the Appraisal Council or competent unit receives a sufficient application.
5. Report on appraisal of tasks in formulation of the airport/aerodrome planning:
a) A planning task appraisal report shall specify the issues mentioned in Clause 3 of this Article;
b) Within 10 days from the end of the appraisal, the Appraisal Council or unit licensed to carry out appraisal shall submit a planning task appraisal report to the planning authority;
c) Within 15 days from the receipt of the report, the planning authority shall consider and respond to appraisal opinions to modify and complete the application for appraisal of planning tasks.
Article 21. Approval of tasks in formulation of the airport/aerodrome planning
1. An application for approval of planning tasks includes:
a) An application form;
b) A draft Decision on approval of planning tasks;
c) A planning task appraisal report;
d) A report on response to Appraisal Council’s opinions (if any) about contents of planning tasks;
dd) A description of the modified and completed planning tasks;
e) Other documents (if any).
2. The Decision on approval of planning tasks shall contain at least:
a) Name, period, scope and subjects of the planning;
b) Viewpoints, objectives and rules for formulating the planning;
c) Requirements concerning planning contents and planning formulation method;
d) Time limit for formulating planning;
dd) Quantity, standards and format of the planning dossier;
e) Costs of formulating the planning;
g) Responsibility for resolving issues that arise from the formulation of planning;
h) Other contents requested by the authority approving the planning tasks.
Article 22. Contents of the airport/aerodrome planning
1. Contents of the airport/aerodrome planning consist of:
a) Analyzing and assessing natural conditions, construction land, population, technical infrastructure, topography; assessing projects and planning that has been being executed in the area;
b) Determining nature, roles and scale of the airport, quotas for use of land and technical infrastructure allocated to the entire area under planning;
c) General land use planning: determining location and boundaries of dedicated zones in the area under planning;
d) Planning for shared technical infrastructure system: the technical infrastructure system covering internal airport roads of the airport/aerodrome, including determining the network of internal airport roads outside the aerodrome, cross section of roads; determining demand for water and water supplies; locations and scale of plants and pump stations; network of water pipes and detailed specifications; determining demands for use of energy and energy supplies; location and scale of electrical distribution substations and gas stations; transmission lines and lighting system; determining demand for use of water and water drainage network; determining demand for and network of communications infrastructure;
dd) Locations and scale of work items in the air operations area; orienting runways;
e) Locations of work items serving air navigation;
g) Locations and scale of works for provision of aviation services in each dedicated zone including passenger terminals; cargo terminals, cargo warehouses, cargo assembly areas; air fuel suppliers; ground-based commercial service providers; air catering service providers; facilities for assembly, repair and maintenance of aviation vehicles and equipment; fuel stations for aviation vehicles and equipment; aviation equipment and vehicle inspection stations; works serving aviation security assurance; wastewater treatment system, areas for storage of solid waste and hazardous waste, communications works; locations and scale of works and technical infrastructure serving environmental protection, other landscapes (if any);
h) Locations and scale of works for provision of non-aviation services and other works including areas where head offices of agencies and units operating in the airport/aerodrome are built; isolation area in the case of an international airport;
i) Locations and scale of works serving aviation security assurance; emergency and rescue system;
k) Planning for airspace, flight routes and flight procedures serving aerodrome operation;
l) Aviation obstacle limitation surfaces and noise map according to the planning;
m) Wastewater treatment system, areas for storage of solid waste and hazardous waste in accordance with regulations of law on environmental protection;
n) Map showing planting of boundary markers according to the airport/aerodrome planning;
o) Overall cost estimate and construction stages.
2. The scale of planning maps shall be appropriately selected to sufficiently show the scale and boundary of the area reserved for the airport/aerodrome planning. To be specific:
a) The map showing the location for the airport/aerodrome planning in the national airport/aerodrome system is drawn to a scale of 1/1.000.000 or over;
b) The map showing aviation obstacle limitation surfaces or the noise map under the planning is drawn to a scale of 1/50.000 or over;
c) The remaining planning maps are drawn to a scale of 1/2.000 or over.
Article 23. Seeking opinions about the airport/aerodrome planning
1. The enquired entities include ministries and People’s Committees of provinces concerned. The authority organizing formulation of the planning shall, according to the nature of the planning, shall decide to seek opinions of organizations and individuals or post the draft planning on its website and website of the planning authority to complete the draft.
2. Opinions of ministries, People’s Committees of provinces and organizations related to the planning shall be sought as follows:
a) The authority organizing formulation of the planning shall send an enquiry, including a planning report or a map that shows contents of the planning;
b) The enquired authorities shall give a written response within 15 days from the receipt of the enquiry;
c) The planning authority shall consolidate and respond to opinions, and notify the authority organizing formulation of the planning for consideration before submitting the planning for appraisal.
Article 24. The power to appraise the airport/aerodrome planning
The authority organizing formulation of the planning shall establish an Appraisal Council to carry out appraisal.
Article 25. Airport/aerodrome planning appraisal council
1. The Planning Appraisal Council includes a Chair and members. The Chair is a head of the Ministry of Transport. The members are representatives of relevant ministries and local authorities within the scope of the planning, representatives of the planning authority and some affiliates of the Ministry of Transport, and planning experts (if necessary), including 02 members who act as reviewers. Structure and composition of the Planning Appraisal Council and organizations and individuals participating in review shall be decided by the authority organizing formulation of the planning or the Chair. The Planning Appraisal Council shall operate on a collective basis.
2. The Chair has the following responsibilities and rights:
a) Take responsibility for operation of the Appraisal Council. Organize and preside over meetings of Appraisal Council;
b) Assign tasks to members of the Appraisal Council;
c) Approve reports on results of planning appraisal;
d) Decide to select inspection consultancies and reviewers.
3. The members have the following responsibilities and rights:
a) Attend all Appraisal Council’s meetings;
b) Consider applications for appraisal of planning, contribute their opinions at Appraisal Council’s meetings about specialized field and common issues;
c) Be entitled to have their opinions recorded.
4. Organizations and individuals participating in review have the following responsibilities and rights:
a) Attend all Appraisal Council’s meetings;
b) Consider applications for appraisal of planning and send their written opinions to the Council for consolidation;
c) Be entitled to remuneration according to regulations.
Article 26. Applications for appraisal of the airport/aerodrome planning
1. An application for appraisal of the airport/aerodrome planning comprises the following main documents:
a) An application form;
b) A planning report;
c) A draft decision on approval of the planning;
d) A consolidated report on organizations and individuals’ opinions about the planning; copies of written opinions of authorities concerned; a report on responses to opinions about the planning;
dd) A strategic environmental assessment report;
e) Planning map, diagram and database.
2. The Appraisal Council shall carry out appraisal only when a sufficient application specified in Clause 1 of this Article is received. Where necessary, the Appraisal Council is entitled to request the planning authority to provide additional information and provide explanation for relevant contents.
Article 27. Seeking opinions during appraisal of the airport/aerodrome planning
1. Within 10 working days from the receipt of the application for appraisal of planning, if the application is satisfactory, the Appraisal Council shall send enquiries to its members.
2. Within 15 working days from the receipt of the application for appraisal of planning, the members shall send their written opinions to the Appraisal Council’s standing body for consolidation.
3. Where necessary, the Appraisal Council shall seek opinions of experts, socio-professional organizations and other organizations concerned; decide to select an independent inspection consultancy to review one or some contents of the planning.
Within 30 working days from the receipt of the application for review of planning, the reviewers shall send their written opinions to the Appraisal Council’s standing body for consolidation.
Article 28. Airport/aerodrome planning appraisal meetings
1. Within 15 working days from the receipt of opinions contributed by members of the Appraisal Council, the Appraisal Council shall consolidate and send such opinions to the Chair for organization of a meeting.
2. An appraisal meeting shall be held if it is attended by:
a) at least two thirds (2/3) of Appraisal Council’s members;
b) representatives of the authority organizing formulation of the planning, planning authority and planning consultancy.
3. The Appraisal Council shall operate on a collective basis, discuss openly, make decisions according to majority rule to accept the planning and approve minutes of planning appraisal meetings.
4. The planning dossier approved by at least three quarters (3/4) of the members attending the meeting is eligible to be submitted for decision or approval.
Article 29. Instructions following an airport/aerodrome planning appraisal meeting
1. If the planning is eligible to be submitted for decision or approval and no revision is required, within 15 working days from the end of the planning appraisal meeting, the Chair of the Appraisal Council shall approve the report on results of planning appraisal and send it to the planning authority for completing the application for approval of the planning.
2. If the planning is eligible to be submitted for approval but revisions are required:
a) Within 10 working days from the end of the planning appraisal meeting, the Appraisal Council shall send the conclusion to the planning authority;
b) Within 20 working days, the planning authority shall revise the planning according to the conclusion and send the revised planning enclosed with a written explanation for responses to the Appraisal Council’s opinions to the Appraisal Council;
c) The Appraisal Council shall receive the revised planning project dossier, review the revisions and send the dossier to members of the Council (if necessary) for seeking opinions;
d) If the planning is eligible to be submitted for approval, the Appraisal Council shall prepare a planning appraisal report and submit it to the Chair for approval, and to the planning authority for completing the application for approval of the planning;
dd) If the planning fails to be revised as requested by the Appraisal Council, the Appraisal Council shall issue a document providing guidance on the revision to the planning authority within 10 working days from receipt of the revised planning dossier.
3. If the planning is ineligible to be submitted for approval, within 10 working days from the end of the planning appraisal meeting, the Appraisal Council shall send its conclusion to the planning authority.
Article 30. Submission and approval of the airport/aerodrome planning
1. An application for approval of the planning includes:
a) An application form;
b) Consolidated and brief reports on the completed planning;
c) A report on results of planning appraisal; strategic environmental assessment report;
d) A draft decision on approval of the planning;;
dd) Other documents (if any).
2. The planning shall be approved by issuing an approval decision.
3. The issues that need approving are those specified in Article 22 of this Decree.
Article 31. Announcement of the airport/aerodrome planning
1. Time for announcing the planning is prescribed in the law on planning, except for contents related to state secrets in accordance with the protection of state secrets.
2. The Ministry of Transport and planning authority shall announce the planning within their competence.
3. The planning shall be announced via mass media using one of the following methods:
a) Organizing a press conference to announce planning contents and written approval for the planning;
b) Announcing the approved planning and list of prioritized projects executed during the planning period on the national or provincial radio/television; posting brief contents of the planning on one or more of newspapers of a central government authority or local authority;
c) Publicly presenting planning diagram, map and written approval for the planning at the authority organizing formulation of planning or planning authority;
d) Organizing a conference to disseminate contents of the approved planning;
dd) Releasing publications (books, videos, etc.) about the planning contents;
e) Posting the planning on website of the authority organizing formulation of planning or planning authority.
Article 32. Archiving of airport/aerodrome planning dossiers
1. A planning dossier to be archived includes:
a) Approved planning dossier;
b) Document or decision on approval of the planning;
c) Written opinions of relevant authorities and units.
2. The archiving of planning dossiers shall comply with regulations of law on archives.
Article 33. Management of boundaries and boundary markers of airports/aerodromes
1. Boundaries and boundary markers of an airport/aerodrome include:
a) Planning boundaries and boundary markers of the airport/aerodrome;
b) Current boundaries and boundary markers of the airport/aerodrome.
2. Planning boundaries and boundary markers of the airport/aerodrome defined in the airport/aerodrome planning document shall be approved by a competent authority. The planning authority shall cooperate with People’s Committees of administrative divisions where the airport/aerodrome is located in determining planning boundaries and boundary markers on the map and afield.
3. The airports authority shall cooperate with People’s Committees of administrative divisions where the airport/aerodrome is located in determining current boundaries and boundary markers on the map and afield.
4. District-level People’s Committees shall cooperate with airport authorities in announcing and protecting planning boundaries and boundary markers of the airport/aerodrome.
5. Organizations to which and individuals to whom land is allocated or leased out shall manage and protect the allocated or leased boundaries and boundary markers as prescribed.
6. The costs of determining, marking, planting and managing boundaries and boundary markers of the airport/aerodrome shall be covered by the state budget and other legal sources of capital.
Article 34. Organizing formulation of the airport/aerodrome planning
The implementation of the planning shall be organized within the jurisdiction specified in the competent authority’s decision on approval for the planning.
Article 35. Assessment and review of implementation of the airport/aerodrome planning
1. The implementation of the planning shall be assessed in planning period, upon adjustment of the planning or at the request of the authority organizing formulation of the planning.
2. Issues that need assessing include:
a) Fulfillment of objectives of the planning;
b) Effects related to socio - economic development, national defense and security within the area where the planning is implemented;
c) Execution of prioritized projects during the planning period, in terms of: list of, plan for and progress in funding investment projects (funded by different sources) that have been executed; list of projects that have been put into operation and economic, social and environmental effectiveness they achieve; list of prioritized projects during the planning period, which have not yet been executed, reasons for failure to execute and difficulties that arise;
d) Policies and solutions for organizing implementation of the planning.
3. The planning shall be reviewed every 05 years or in special cases decided by the authority approving the planning so that it can be adjusted in a manner that is appropriate to the socio - economic development in each period. The planning authority shall organize review of the planning; results of planning review shall be reported in writing to the authority approving the planning.
Article 36. Adjustment of the airport/aerodrome planning
1. Adjustments to the mineral planning shall be made if one of the following bases is available:
a) Adjustments to the national planning, planning at a higher level or planning at the same level change the objectives of the planning;
b) There is any change to input factors included in initial planning tasks such as demands for transport, socio - economic development, etc.;
c) Effects of natural disasters, climate change and war change the objectives, orientations and spatial organization of the planning;
d) Random fluctuations of the socio-economic situation limit the resources for planning implementation;
dd) The efficiency achieved by making adjustments to the planning is higher than that achieved by implementing the first planning scheme or the reasonableness or efficiency is found during the detailed study of the planning or there are issues or proposals with higher efficiency that arise when studying a project during the implementation of the planning;
e) Assurance of national defense and security is required; the development of science and technology considerably changes the implementation of the planning.
2. Partial adjustments to the planning shall be made if one of the following bases is available:
a) Major works whose land use area or capacity is increased or reduced by less than 25% of the total area of land used for or capacity of the planning;
b) Route-based works whose land use area is increased or reduced by less than 15% of the total area of land used;
c) Partial adjustments are made to contents of the planning but do not affect the objectives, viewpoints, development orientations and solutions for implementation of the approved planning and uniformity of the planning is ensured within a region;
d) The expected adjustments do not change the nature, functions, scale, planning boundary and boundary of planning for land for civilian purpose, land for military purpose and areas for shared use under the approved planning in order to increase the efficiency in operation;
dd) There is a demand for use of reserved land already specified in the planning;
e) There is a demand for installing additional equipment in the air operations area;
g) The planning implementation period for each specific work item mentioned in the approved planning is adjusted.
Article 37. Procedures for adjusting and power to adjust the airport/aerodrome planning
1. Procedures for adjusting planning are the same as those for formulating, appraising, approving, announcing and providing information about the planning as prescribed in this Decree.
2. Procedures for making partial adjustments:
a) The Ministry of Transport shall assign a planning authority to make partial adjustments and submit a report on partial adjustments to the planning;
b) The Ministry of Transport shall carry out review and seek opinions of relevant ministries and local authorities;
c) A competent authority is requested to approve partial adjustments to the planning.
3. The authority that has the power to approve the planning also has the power to approve adjustments to the planning.
Article 38. Costs of carrying out planning activities, and receipt of sponsorship in the form of products that are planning dossiers and documents on adjustments to the airport/aerodrome planning
1. The costs of formulating, appraising, approving, announcing, assessing and adjusting the planning shall be covered by the budget for current expenses in accordance with regulations of the Law on State Budget or other legal sources of capital.
2. Domestic and foreign organizations and individuals are entitled to receive sponsorship in the form of products that are planning dossiers and documents on adjustments to the planning. If the sponsorship is grant aid provided by foreign organizations and individuals, regulations of law on management and use of foreign grant aid.
3. The sponsorship in the form of a product that is a planning dossier or document on adjustments to the planning shall be received on the principle that:
a) Contents of planning tasks and planning adjustments, planning contents and adjustments to the planning, and procedures for submitting, appraising and approving planning tasks, adjustments to planning, planning dossier and document on adjustments to the planning comply with regulations of this Decree;
b) The sponsorship is voluntary, unconditional and not in the sponsor’s interests that may affect common interests of the community or society as well as the transparency during the formulation, appraisal and approval of the planning;
c) The sponsor decides on the costs and method of selecting a consultancy to participate in formulating the airport/aerodrome planning according to regulations of law and take legal responsibility for selection of the consultancy.
4. The CAAV shall receive proposals from sponsors and submit them to the Ministry of Transport for consideration. Within 03 working days from the date on which the written response from the Ministry of Transport is received, the CAAV shall notify the sponsor; instruct and cooperate with the sponsor to build and complete the product to be provided as sponsorship.
OPENING AND SHUTTING DOWN AIRPORTS/AERODROMES, EXCEPT FOR SPECIALIZED AERODROMES
Article 39. Opening airports/aerodromes
1. Conditions for opening an airport/aerodrome:
a) The airport/aerodrome has been granted a certificate of airport/aerodrome registration and certificate of airport/aerodrome operation as prescribed;
b) The airspace, flight routes, and flight procedures serving aerodrome operation of the airport/aerodrome have been approved by competent authorities.
2. The airport/aerodrome operator shall send 01 set of the application for opening the airport/aerodrome to the Ministry of Transport, whether in person or by post or another appropriate method. The application consists of:
a) An application form that contains name of the airport/aerodrome; location, scale and type of the airport/aerodrome; aerodrome classification;
b) Written explanation and evidence for fulfillment of conditions for opening the airport/aerodrome prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Within 12 days from the day on which a sufficient application is received, the Ministry of Transport shall carry out appraisal and request the Prime Minister to decide whether to permit the opening of the airport/aerodrome. If the application is rejected, the Ministry of Transport shall send a written notification to the applicant and provide explanation.
Article 40. Conversion of a domestic airport to an international airport
1. Conditions for converting a domestic airport to an international airport:
a) The comprehensive planning for development of the national airport/aerodrome system is conformed to;
b) The certificate of airport/aerodrome registration or certificate of airport/aerodrome operation has been adjusted to include international flights;
c) The airspace, flight routes, and flight procedures serving operation of international flights have been approved by competent authorities.
2. The airport/aerodrome operator shall send 01 set of the application for conversion of domestic airport to international airport to the Ministry of Transport, whether in person or by post or another appropriate method. The application consists of:
a) An application form that contains name of the airport/aerodrome; location, scale and type of the airport/aerodrome; aerodrome classification; proposed conversion time;
b) Written explanation and evidence for fulfillment of the conditions for conversion prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Within 03 working days from the receipt of the sufficient application, the Ministry of Transport shall send an enquiry to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Finance and Ministry of Health. Within 07 days from the receipt of the enquiry, ministries shall give a written response. In case of failure to obtain consent, explanation shall be provided.
Within 05 working days from the date on which ministries’ concurring opinions are received, the Ministry of Transport shall decide to convert the domestic airport to an international airport. If the application is rejected, the Ministry of Transport shall send a written notification to the applicant and provide explanation.
Article 41. Shutdown of airports/aerodromes
1. An airport/aerodrome shall be shut down in the following manners:
a) Termination of the operation of the airport/aerodrome;
b) Termination of activities serving international air transport (for international airports).
2. The Ministry of Transport shall request the Prime Minister to decide the shutdown of an airport/aerodrome in the following cases:
a) For national defense and security purposes;
b) For socio-economic reasons.
3. An application for shutdown of an airport/aerodrome consists of:
a) An application form for shutdown of the airport/aerodrome that contains name of the airport/aerodrome; location, scale, type of the airport/aerodrome; aerodrome classification; reasons and time for shutting down the airport/aerodrome;
b) An overall plan for resolving the issues concerning the shutdown of the airport/aerodrome;
c) Documents related to the request for shutdown of the airport/aerodrome.
4. The Ministry of Transport shall announce the shutdown of airports/aerodromes; cooperate with local governments and relevant agencies/units in implementing remedial measures and resolving related issues.
Article 42. Suspension of airports/aerodromes
1. Partial or total infrastructure of an airport/aerodrome shall be suspended in the following cases:
a) The renovation, extension, or repair requires suspension of the airport/aerodrome;
b) The certificate of airport/aerodrome operation is revoked;
c) A natural disaster, epidemic, environmental pollution, aviation accident or unexpected situation occurs and threatens aviation safety and security.
2. The CAAV shall request the Ministry of Transport to decide suspension of airports/aerodromes in the cases mentioned in Clause 1 of this Article.
3. The director of the airport authority shall decide suspension of the airport/aerodrome within 24 hours as prescribed in Clause 4 Article 49 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
4. The CAAV (in the case mentioned in Clause 2 of this Article), airports authority (in the case mentioned in Clause 3 of this Article) shall announce the suspension of airports/aerodromes on the aeronautical information system as prescribed, notify local governments, relevant agencies/units; direct the implementation of remedial measures and resolution of relevant issues.
5. The agency that decides the suspension of an airport/aerodrome shall decide resumption of the airport/aerodrome operation after the causes of suspension are eliminated.
Article 43. Shutdown of an airport/aerodrome in the case of renovation, expansion and repair of infrastructure
1. The airport/aerodrome operator shall send 01 set of the application for suspension of the airport/aerodrome to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form for suspension of the airport/aerodrome that contains name of the airport/aerodrome; location, scale, type of the airport/aerodrome; aerodrome classification; reasons and time for suspension of the airport/aerodrome;
b) The decision on approval of the infrastructure renovation, expansion or repair project issued by the competent authority;
c) The construction plan and measures for maintaining safety and environmental hygiene.
2. Procedures for suspension of an airport/aerodrome:
a) Within 10 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall appraise it and report appraisal result to the Minister of Transport;
b) Within 05 working days from the receipt of the appraisal result report, the Minister of Transport shall decide the suspension of the airport/aerodrome. If the application is rejected, the Ministry of Transport shall send a written notification to the applicant and provide explanation.
Article 44. Suspension of an airport/aerodrome upon the revocation of the certificate of airport/aerodrome operation is revoked
1. The CAAV shall send 01 set of the application for shutdown of the airport/aerodrome to the Ministry of Transport, whether in person or by post. The application includes:
a) An application form for suspension of the airport/aerodrome that contains name of the airport/aerodrome; reasons for shutting down the airport/aerodrome; time for shutting down the airport/aerodrome;
b) The decision on revocation of the certificate of airport/aerodrome operation;
c) The issued certificate of airport/aerodrome operation.
2. Within 05 working days from the receipt of the sufficient application, the Minister of Transport shall decide the suspension of the airport/aerodrome. If the application is rejected, the Ministry of Transport shall send a written notification to the applicant and provide explanation.
Article 45. Suspension of an airport/aerodrome in the event of a natural disaster, epidemic, environmental pollution, aviation accident or another unexpected situation that threatens aviation safety and security
1. The airport/aerodrome operator shall immediately request the airports authority to suspend the airport/aerodrome within 24 hours in the event of a natural disaster, epidemic, environmental pollution, aviation accident or another unexpected situation that threatens aviation safety and security. The director of the airports authority shall consider issuing a decision to suspend the airport/aerodrome within 24 hours and notify the CAAV.
2. Procedures for suspending an airport/aerodrome for more than 24 hours in the event of a natural disaster, epidemic, environmental pollution, aviation accident or another unexpected situation that threatens aviation safety and security are as follows:
a) The airport/aerodrome operator shall immediately report the suspension of the airport/aerodrome to the CAAV. The report shall contain name of the airport/aerodrome; reasons for suspending the airport/aerodrome; time for suspending the airport/aerodrome;
b) After receiving the report, the CAAV shall submit a request for suspension of the airport/aerodrome to the Ministry of Transport;
c) Within 24 hours from the receipt of the request, the Minister of Transport shall decide the suspension of the airport/aerodrome. If the request is rejected, the Ministry of Transport shall send a written notification to the applicant and provide explanation.
INVESTMENT IN CONSTRUCTION AT AIRPORTS/AERODROMES
Article 46. Requirements for investment in construction of new airports/aerodromes or work items in current airports/aerodromes
1. The investment in construction of a new airport/aerodrome or work item in the current airport/aerodrome shall comply with the following requirements:
a) Conform to the airport/aerodrome planning approved by a competent authority;
b) Comply with applicable standards and regulations; conform to ICAO’s standards;
c) Comply with regulations of law on civil aviation, investment, construction and environmental protection.
2. Regarding the projects in the process of appraising the construction project, the authority presiding over appraising the feasibility study report shall collect comments of the Ministry of Transport about the conformity of the construction project with the approved airport/aerodrome planning, conformity of aviation technology line related to operation procedure, regulations operation security and safety; except for construction projects whose feasibility reports are appraised by specialized agencies of the Ministry of Transport as prescribed by law.
3. For a passenger terminal or cargo terminal construction project, in the process of appraising the project, the authority presiding over appraising the feasibility study report shall comply with the regulation set out in Clause 2 of this Article and collect comments of regulatory bodies regularly operating in the airport/aerodrome, including customs authority, police authority, health authority and airport authority.
4. Investors are entitled to construct works after land is allocated or leased out to them as prescribed by law.
Article 47. Formulation and adjustment of plans for investment in development, renovation and expansion of current airports/aerodromes
1. Within 180 days from the date on which the airport/aerodrome planning is approved, the airport enterprise shall preside over and cooperate with the air navigation enterprise and aviation and non-aviation service providers in formulating a plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome, collecting comments of the Ministry of Public Security in the case where the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport include works that are on the list of important works related to national security and submitting 01 application to the CAAV, which will submit it to the Ministry of Transport for approval. The application consists of:
a) An application form for approval of the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome;
b) A description of the demand, necessity for investment and plan for investment in development, renovation or expansion for each work item;
c) A document containing explanation to comments from agencies and units.
2. Scope of operation and period of the plan
a) Scope of operation: the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome is formulated for the list of airport infrastructure and works for provision of non-aviation services;
b) Period of the planning: the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome is formulated for a period of 05 years or for the period defined in the public investment plan approved by the competent authority but not exceeding the airport planning period.
3. Contents of the plan for investment in development, renovation or expansion tailored for each work item at the airport/aerodrome include:
a) Name of the work;
b) Investment objectives, scale and location;
c) Area of land used;
d) Preliminary total investment;
dd) Expected sources of investment capital;
e) Duration;
g) Investment method.
4. Within 30 days from the receipt of the satisfactory application, the CAAV shall appraise and submit it to the Ministry of Transport for approval. If the application is unsatisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the CAAV shall respond to the applicant in writing and instruct him/her to complete the application.
5. Within 15 days from the receipt of the CAAV’s appraisal result report, the Ministry of Transport shall consider approving the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome. If the application is rejected, the Ministry of Transport shall provide a written explanation to the applicant.
6. When the policy on investment in or development of the airport/aerodrome is changed or the airport enterprise wishes to adjust the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome, the airport enterprise shall review the plan, submit it to the CAAV, which will submit it to the Ministry of Transport for approval of the adjustment. The application and procedures for approval of the adjustment to the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome are specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 48. Organizing implementation of plan for investment in development, renovation or expansion of current airport/aerodrome
According to the airport/aerodrome planning and the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome approved by the Ministry of Transport, the investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome shall be carried out as follows:
1. In order to ensure the uniformity and synchronization in managing, operating and maintain satisfaction of conditions for operation of the airport/aerodrome, the airport enterprise shall invest in construction, renovation or expansion of essential works, except for works in which the State directly invests and the works specified in Clause 2 of this Article. If the airport enterprise fails to make investment according to the airport development plan approved by the competent authority, the Ministry of Transport shall propose and call for an appropriate investment method as prescribed by law.
2. The air navigation service provider shall invest in, upgrade and expand works and technical infrastructure for air navigation assigned to manage and operate.
3. Head offices of regulatory bodies shall be invested in, upgraded and expanded by the regulatory bodies.
4. Except for the works specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, for the works operated at the airport/aerodrome, the Ministry of Transport shall organize the selection of investors as prescribed by law.
5. For the PPP-invested airport, the investment in work items not covered by the PPP project contract for the purposes of airport development or expansion shall not be made in the form of PPP or other form as prescribed by law.
6. If the allocation or lease term of the land area where existing works are located has not expired, operators of such works are entitled to invest in, renovate and expand them without repurposing land within the area or boundary of the land area where the existing works are located in conformity with the approved airport/aerodrome planning.
1. A 1/500 scale general plan serves as one of the bases for issuing the construction permit at an airport/aerodrome.
2. The general plan consists of:
a) A system of construction and technical works: construction area; density, quantity, height, and elevation of construction works; land use coefficient;
b) A system of technical infrastructure connected to shared technical infrastructure of the airport: direction, route, scale, level; elevation limits; typical cross sections.
3. Every investor entitled to construct works at an airport/aerodrome shall make a 1/500 scale general plan which conforms to the airport/aerodrome planning and is suitable for connection with shared technical infrastructure of the airport/aerodrome.
4. The investor in the project on construction of works at the airport/aerodrome shall make a 1/500 scale general plan within the boundary of the project assigned by a competent authority invest in and submit an application to the CAAV for approval. The application includes:
a) An application form for approval of the general plan;
b) Documents on the general plan, including a description of the general plan and relevant drawings;
c) A document that contains comments offered by relevant agencies and units;
d) A written explanation for comments offered by relevant agencies and units;
dd) Number of applications: 10 sets.
Within 45 days from the receipt of the satisfactory application, the CAAV shall collect comments of relevant units, appraise and approve the general plan within the boundary of the project assigned to invest in. If the application is rejected, the CAAV shall provide explanation.
5. The issuance of the construction permit to work construction projects at an airport/aerodrome shall comply with regulations of law on construction.
Article 50. Ensuring operation safety during construction and installation of equipment on newly built works, repaired or renovated works; dismantling of works; warranty and maintenance of construction works, putting works into operation at airports/aerodromes
1. The construction, renovation and upgrading of works and installation of equipment at airports/aerodromes must be appropriate to their intended use and the airport/aerodrome planning approved by the competent authority.
2. Operators of works and equipment at airports and aerodromes have the responsibility to maintain and repair them in accordance with applied technical regulations and standards and regulations of law on maintenance.
3. The CAAV shall grant approval for the plan to ensure safety and security upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation and maintenance of equipment within airports and aerodromes, which changes the plan to operate runways, taxiways, aprons, passenger terminals or cargo terminals or changes the plan to operate the system of air navigation equipment.
4. The airports authority shall grant approval for the plan to ensure safety and security upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation and maintenance of equipment within an airport or aerodrome during the interval between flights or the construction plan which does not change the plan to operate runways, taxiways, aprons, passenger terminals or cargo terminals or the plan to operate the system of air navigation equipment.
5. Every investor in construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation, maintenance and repair of equipment within an airport or aerodrome shall submit 01 application for approval of the plan to ensure safety and security upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome to the CAAV as prescribed in Clause 3 of this Article or the airports authority as prescribed in Clause 4 of this Article. The application includes:
a) An application for approval;
b) The plan to maintain security, safety and environmental hygiene at the airport/aerodrome during the construction enclosed with the adjusted plan to operate runways, taxiways, aprons, passenger terminals or cargo terminals or the adjusted plan to operate the system of air navigation equipment (if any);
c) An agreement on the plan to maintain security, safety and environmental hygiene at the airport/aerodrome with relevant agencies and units;
d) The construction permit, for the works required to obtain the construction permit in accordance with regulations of law on construction.
6. Within 12 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV (in the case in Clause 3 of this Article) or the airports authority (in the case in Clause 4 of this Article) shall appraise it and grant a written approval for the plan to maintain security, safety and environmental hygiene at the airport/aerodrome during the construction. If the application is rejected, provide a written explanation to the applicant.
7. If any runway, taxiway, apron or air navigation equipment is damaged directly threatening aviation security and safety, thereby requiring an immediate action, the operator of aerodrome infrastructure and operator of air navigation equipment shall immediately repair the damage, and immediately notify the aeronautical information service provider to publish aeronautical information as prescribed; notify the CAAV and airports authority of the damage and repair thereof.
8. Regarding the construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, installation, maintenance and repair of equipment for joint civil-military use, and suspension of the airport/aerodrome, the project investor shall analyze and assess the effects on military activities and measures to reduce effects on military activities in the documents on putting works into operation or the application for approval of the measure to ensure security and safety upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome.
9. If an aerodrome is operated in low visibility conditions pursuant to regulations, the construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works or installation, maintenance and repair of equipment adjacent to the aerodrome's electricity system shall not proceed. Provider(s) of air navigation services in the aerodrome shall notify the airport/aerodrome operator and works contractors of operation of the aerodrome in low visibility conditions so as to suspend the construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of the works, or installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome.
10. The airports authority shall inspect and maintain the compliance with the plan to maintain safety, security and environmental hygiene upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works or installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome which has been approved by the competent authority. If it is found that the construction plan or operation plan fails to ensure safety of activities conducted at the airport/aerodrome and air navigation, the airports authority shall request investors and operators of works and air navigation equipment to suspend the construction and take actions against violations as prescribed by law. The airports authority shall decide the construction after the work operator or air navigation equipment operator completes the performance of remedial actions requested by the airports authority.
11. The construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of the works, or installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome which affect air navigation must be published in accordance with regulations of law on publishing of aeronautical information.
12. If the time of construction, renovation, upgrading, maintenance or repair of a work, or installation, maintenance or repair of equipment within the airport/aerodrome affects air navigation but has been published in accordance with regulations of law on publishing of aeronautical information, the investor in construction of the work or work operator or air navigation equipment operator shall reach an agreement with the airports authority and airport/aerodrome operator and provide explanation for reasons for changing the published time of construction as prescribed before following the procedures for publishing the change of time of construction as prescribed.
Article 51. Putting works and parts of airport or aerodrome infrastructure into operation and suspension thereof
1. Works of the airport/aerodrome infrastructure required to undergo procedures for putting works into operation or suspension of works or part of works include:
a) Runways, taxiways, aprons;
b) Passenger terminals, cargo terminals, cargo warehouses, aviation logistics areas, cargo assembly areas;
c) Works for provision of ground-based commercial services; aircraft repair and maintenance services; aviation equipment repair and maintenance services; technical aviation services; air catering services; aviation fuel services.
2. Works at the airport/aerodrome must satisfy all operation conditions and standards as prescribed before being put into operation.
3. The shutdown of a work at the airport/aerodrome must ensure normal operation of the airport/aerodrome unless the airport/aerodrome has to be shut down or suspended as prescribed.
4. The operator of a work of the airport/aerodrome infrastructure in Point a, b or c Clause 1 of this Article shall submit 01 application to the CAAV for initiating the full or partial operation of the work of the airport/aerodrome, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form for initiating the full or partial operation of the work, which indicates the location and scope of operation; time of initiation in compliance with regulations on publishing of aeronautical information; main specifications of the work items; lifespan of the work;
b) A record on the commissioning of the work item or work for operation and notification of inspection of commissioning of the work item or work issued by a competent authority in accordance with regulations of law construction;
c) The work operation literature.
5. The operator of a work of the airport/aerodrome infrastructure in Clause 1 of this Article shall submit 01 application to the CAAV for partial suspension of the airport/aerodrome infrastructure, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form for partial suspension of the airport/aerodrome infrastructure, which indicates the reason(s) for partial suspension; location and scope of suspension; duration of suspension in accordance with regulations on publishing of aeronautical information;
b) A copy of the detailed drawing of the suspended area;
c) The plan for maintaining activities related to the suspended work;
d) The measures for safety and security assurance in connection with the suspended work.
6. Within 10 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall consider deciding to initiate the full or partial operation of the airport/aerodrome infrastructure or partial suspension of the airport/aerodrome infrastructure. If the application is rejected, the CAAV shall provide a written explanation.
7. The CAAV shall provide guidelines for formulating work operation literature.
8. The airports authority shall inspect and assure the adherence to the plan for maintaining activities and measures for assuring safety and security in connection with the suspended works.
9. If any technical specification of a work, operation procedure or service provision procedure is changed, the work operator shall update the change to the work operation literature’s amendment pages. Once a year, the work operator shall review the work operation literature and submit it to the CAAV for re-approval if there is any change to its contents. The application includes:
a) An application for approval;
b) The draft of the amendment(s) and supplement(s);
c) Documentary evidences for such amendment(s) and supplement(s);
d) Number of applications: 01 set.
10. Within 15 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall appraise the work operation literature, approve the amendment(s) or supplement(s) or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant.
11. The permission for launch or suspension of works for provision of air navigation services shall comply with regulations of law on air navigation management and provision of air navigation services.
ISSUANCE OF AIRPORT/AERODROME REGISTRATION CERTIFICATES AND AIRPORT/AERODROME OPERATION CERTIFICATES; ISSUANCE OF AIRPORT/AERODROME BUSINESS LICENSES
Article 52. Issuance of airport/aerodrome registration certificates
1. The proprietor of an airport or aerodrome or the organization designated to manage such airport or aerodrome shall submit 01 application for issuance of the airport/aerodrome registration certificate to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) The application form defined in Form No. 01 in the Appendix hereof;
b) Copy from the original copy or copy produced together with the original copy for comparison or certified true copy (if the application is submitted in person or by post) of the establishment decision or the enterprise registration certificate of the proprietor or the organization designated to manage the airport or aerodrome; ID card or Citizen ID card or the passport of the individual(s) owning the airport/aerodrome;
c) A copy of decision on investment guidelines or decision on investment in the airport/aerodrome in the case of construction, renovation, upgrading or expansion of the airport/aerodrome;
d) A copy of the written confirmation of the completion of commissioning procedures regarding the airport/aerodrome infrastructure pursuant to regulations on construction investment in the case of construction, renovation, upgrading or expansion of the airport/aerodrome.
2. The proprietor or the organization designated to manage an airport/aerodrome under construction shall submit 01 application for issuance of the certificate of temporary registration of the airport/aerodrome to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes the documents defined in Points a, b and c Clause 1 of this Article.
3. Within 10 days from the receipt of the valid application pursuant to regulations, the CAAV shall appraise the following contents from the documents:
a) The adherence of the construction of the airport/aerodrome to the approved comprehensive planning for development of the national airport and aerodrome system;
b) The compliance of the construction and technical commissioning of the airport/aerodrome infrastructure with the technical regulations and standards as regulated and in line with the operational capacity;
c) The abidance of the construction plan of the airport/aerodrome infrastructure with the technical standards as regulated for the temporary registration of airports and aerodromes under construction and in line with the operational capacity.
4. Within 03 working days from the date of appraisal, the CAAV shall register the airport/aerodrome in the airport and aerodrome register book and issue the airport/aerodrome registration certificate as defined in Form No. 02 in the Appendix hereof or provide a written explanation for its rejection of the application.
5. An airport or aerodrome for which a certificate of temporary registration has been issued shall be subject to registration pursuant to this Decree within 60 days upon the completion of its construction.
6. An airport/aerodrome registration certificate, when lost or damaged, can be re-issued upon request. The holder of the airport/aerodrome registration certificate shall submit Form No. 01 in the Appendix hereof to the CAAV, whether in person, by post or another appropriate method to apply for re-issuance.
Within 03 working days from the receipt of the form as regulated, the CAAV shall consider re-issuing the certificate or provide a written explanation for its rejection of the form.
7. An airport/aerodrome registration certificate shall be revoked in the holder of the certificate no longer satisfies the conditions for issuance of the airport/aerodrome registration certificate.
Article 53. Amendment to airport/aerodrome registration certificates
1. A holder of an airport/aerodrome registration certificate shall update information on the changes to the airport/aerodrome and request amendment to the certificate upon the alteration to:
a) The name or address of the proprietor or operator of the airport/aerodrome;
b) The name of the airport/aerodrome;
c) The location and coordinates of the airport/aerodrome reference point;
d) The aerodrome classification;
dd) The purposes of operation;
e) The operational capacity relevant to the largest aircraft permitted to be operated at the airport/aerodrome.
2. The holder of the airport/aerodrome registration certificate shall submit 01 application to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) The application form defined in Form No. 01 in the Appendix hereof;
b) Documentary evidences for the changes for which amendment is requested.
3. Within 05 working days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall appraise the amendments to the airport/aerodrome registration certificate; then issue a new certificate, revoke the existing certificate or provide a written explanation for the rejection of the application.
Article 54. Airport/aerodrome operation literature
1. Every airport and aerodrome must have airport/aerodrome operation literature.
2. The airport/aerodrome operation literature includes:
a) Aerodrome operation literature;
b) Literature on operation of works of the airport/aerodrome infrastructure or document providing guidance on operation of air navigation service providers.
Article 55. Procedures for issuance, re-issuance, amendment and revocation of airport/aerodrome operation certificates
1. The organization designated to manage and operate or leased out or receive the right to operate for a certain period of time works of the aerodrome infrastructure as prescribed by law (except for the works managed and operated by the air navigation enterprise) shall submit 01 application for issuance of the airport/aerodrome operation certificate to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) The application form defined in Form No. 03 in the Appendix hereof;
b) Aerodrome operation literature.
2. Within 10 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall appraise the aerodrome operation literature and notify the appraisal result. The appraisal shall focus on:
a) The factors in the assurance of aviation safety, aviation security and service standards;
b) The compliance of the aerodrome’s technical standards with ICAO’s technical regulations and standards;
c) Non-compliant components (if any).
3. Within 10 days from the receipt of the aerodrome operation literature completed according to the notification of appraisal result, the CAAV shall check aerodrome’s actual conditions against those described in the operation literature. If there is any difference between the data and contents described in the aerodrome operation literature and the results of site inspection, the CAAV shall request the applicant to provide explanation and complete the literature according to the results of site inspection.
4. Within 05 working days from the date on which checking of actual conditions against those described in the operation literature is done, the CAAV shall issue the airport/aerodrome operation certificate according to the Form No. 04 in the Appendix hereof or provide a written explanation for its rejection to the applicant.
5. An airport/aerodrome operation certificate may be amended in the case of change of one of the contents mentioned in the certificate.
6. The airport/aerodrome operator shall submit 01 application for amendment to the airport/aerodrome operation certificate to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) The application form defined in Form No. 03 in the Appendix hereof;
b) Documentary evidences for the changes for which amendment is requested.
Within 05 working days from the receipt of the application as regulated, the CAAV shall approve the amendment to the airport/aerodrome operation certificate or provide a written explanation for its rejection to the applicant.
7. An airport/aerodrome operation certificate, when lost, torn or damaged, can be re-issued upon request. The holder of the airport/aerodrome operation certificate shall submit Form No. 03 in the Appendix hereof to the CAAV, whether in person, by post or another appropriate method to apply for re-issuance.
Within 03 working days from the receipt of the form as regulated, the CAAV shall consider re-issuing the certificate or provide a written explanation for its rejection of the form to the applicant.
8. The revocation of airport/aerodrome operation certificates is subject to Clause 4 Article 51 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
Article 56. Regulations on aerodrome operation literature
1. If there is any change to the technical specification of a work or equipment in an aerodrome, aircraft operation plan, operation procedure or procedure for provision service within an aerodrome, the airport/aerodrome operator shall update the change to amendment pages of the aerodrome operation literature.
2. The airport/aerodrome operator shall review the aerodrome operation literature on an annual basis or at the request of the CAAV or upon changes to its contents which affect the operation methods and procedures. The airport/aerodrome operator shall submit the aerodrome operation literature to the CAAV for re-approval thereof. The application includes:
a) An application for approval;
b) The draft of the amendment(s) and supplement(s);
c) Documentary evidences for such amendment(s) and supplement(s);
d) Number of applications: 01 set.
3. Within 08 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall appraise the aerodrome operation literature. If the aerodrome operation literature is not satisfactory, the CAAV shall send a notification of appraisal result and request the airport/aerodrome operator to complete such aerodrome operation literature. If the aerodrome operation literature is satisfactory, the CAAV shall check the aerodrome’s actual conditions against the amendment(s) and supplement(s) to the aerodrome operation literature (if necessary); approve the amendment(s) or supplements(s) to the literature or provide a written explanation for its rejection to the applicant.
Article 57. Procedures for issuance, re-issuance and invalidation of airport business licenses
1. The applicant for license for airport operation shall submit 01 application to the Ministry of Transport, whether in person or by post or another appropriate method and take responsibility for the accuracy and truthfulness of information in the application. The application includes:
a)The application form defined in Form No. 05 in the Appendix hereof;
b) A copy of the enterprise registration certificate;
c) Copies of documentary evidences for organizational structure and personnel that must achieve appropriate licenses or certificates and comply with professional requirements concerning airport/aerodrome operation in accordance with regulations of law on civil aviation;
d) An original capital certification;
dd) A plan on equipment , facilities and other conditions necessary for ensuring aviation safety and security.
2. Within 10 days from the receipt of the sufficient application, the Ministry of Transport shall carry out appraisal and issue the airport business license according to the Form No. 06 in the Appendix hereof. If the application is rejected, a written explanation must be provided.
3. An airport business license, when lost, damaged or having its contents changed, can be re-issued upon request.
4. The applicant shall submit 01 application for re-issuance of the airport business license to the Ministry of Transport, whether in person or by post or another appropriate method and take responsibility for the accuracy and truthfulness of information in the application. The application includes:
a) The application form defined in Form No. 05 in the Appendix hereof;
b) Relevant documents related to any change to contents of the license (if any).
5. Regarding the license re-issued due to any change in contents of that license: within 05 working days from the receipt of the sufficient application, the Ministry of Transport shall reissue the airport business license. If the application is rejected, a written explanation must be provided.
6. Regarding the license re-issued due to loss or damage: within 03 working days from the receipt of the application, the Ministry of Transport shall consider re-issuing the license or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant.
7. An airport business license shall be invalidated in the following cases:
a) Provide untruthful information included in the application;
b) Commit serious violations against laws on national security and defense;
c) Terminate operation according to laws or at the request of an enterprise;
d) Seriously violate regulations on aviation security, aviation safety, regulatory business requirements, fire fighting and prevention, and environmental protection;
dd) Pend the airport operation that must be commenced within a permitted period of 12 months from the date of issuance of a license.
8. The Ministry of Transport shall issue a decision on invalidation of the license, specifying reasons for and date of invalidation of the license. Upon receipt of the decision, the airport operation enterprise must immediately terminate its airport operation.
9. The Ministry of Transport shall notify the CAAV and airports authority of the issuance, re-issuance or invalidation of the airport business license for the purposes of inspection and supervision.
MANAGEMENT AND OPERATION OF AIRPORTS AND AERODROMES
Article 58. Responsibilities of agencies, organizations and individuals involved in activities at airports/aerodromes
1. Bodies exercising their function of state management at an airport/aerodrome; the airport/aerodrome operator; providers of aviation services, providers of other services at the airport/aerodrome have the responsibility to cooperate in resolving issues that arise within their jurisdiction, ensure safety, security and normal operation of the airport/aerodrome; cooperate in providing and maintaining provision of services for flights in accordance with applicable standards and technical regulations, ensuring aviation security and safety, and environmental safety.
2. The airport/aerodrome operator and providers of aviation services have the responsibility to maintain the fulfillment of conditions for operating works and equipment of the airport/aerodrome, provide aviation services in accordance with applicable standards and technical regulations; immediately report to airports authorities the accidents or malfunctions that threaten operation, aviation security and safety or environmental safety and take remedial measures.
3. Airport enterprises and providers of air navigation services shall pay fees for franchise for the right to operate the airport/aerodrome to the airports authority according to regulations of the Ministry of Finance.
4. Providers of aviation services at airports/aerodromes other than air navigation services or air transport services shall pay the price of franchise to the airport enterprise according to regulations of the Ministry of Finance.
5. The airport/aerodrome operator and providers of aviation services have the responsibility to provide information and documents about implementation of planning, construction, installation of equipment at airports/aerodromes, assurance of aviation security and safety, and environmental safety to the CAAV and airports authority on request.
6. Aircraft operators must immediately inform the airports authority, airport/aerodrome operator and providers of air navigation services of changes to the flight plans, delayed and cancelled flights.
7. Every aircraft operator must submit the payload balancing statement, crew list, manifest of passengers and cargo of each flight to the airports authority within 5 hours after the aircraft takes off or lands or at the request of the airports authority. Documents shall be sent in person, by post or another appropriate method. The airports authority shall retain flight documents for 02 years from the day on which they are received. The flight may be suspended if the aircraft operator violates regulations on submission of flight documents.
8. Providers of air navigation services and providers of aviation services shall provide information to the airport/aerodrome operator for aerodrome operation purpose at the request of the airport/aerodrome operator.
9. The Minister of Transport shall elaborate on management and operation of airports and aerodrome, except for specialized aerodromes.
Article 59. Personnel operating aviation vehicles and equipment in restricted areas of airports and aerodromes
1. The organization managing and employing personnel operating aviation vehicles and equipment in restricted areas of an airport or aerodrome shall submit 01 application for initial licensing of personnel operating aviation equipment and vehicles in restricted areas of an airport or aerodrome to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form enclosed with a list of employees applying for the license, which is made using the Form No. 07 in the Appendix hereof;
b) An applicant’s personal statement, which is made using the Form No. 08 in the Appendix hereof and includes a 03x04 cm color photo bearing a joint page seal and a 03x04 cm color photo taken within the last 06 months;
c) A copy of the relevant motor vehicle driving license (of the employees operating vehicles);
d) A professional certificate as prescribed.
2. Within 18 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall examine documents, carry out a test and decide to issue the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant.
3. An employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome can be re-issued upon request in the following cases:
a) Its validity is less than 60 days or it is expired;
b) It is lost or damaged;
c) There is a change of the organization managing and employing aviation personnel.
4. In the case of re-issuing the license when its validity is less than 60 days or it is expired
a) The application includes the documents mentioned in Points a, b and c Clause 1 of this Article and a document proving that the employee is provided with periodic training or refresher training as prescribed;
b) Within 18 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall examine documents, carry out a test and decide to issue the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant.
5. In the case of re-issuing the license when it is lost or damaged
a) The application includes the document defined in Point a Clause 1 of this Article;
b) Within 05 working days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall decide to re-issue the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome to the applicant.
6. In the case of re-issuing the license when there is a change of the organization employing aviation personnel
a) The application includes the document in Point a Clause 1 of this Article, a copy of the decision to terminate employment contract issued by the previous organization, a copy of the employment contract of the current organization and a copy of the unexpired license issued by the CAAV in the case of change of the organization employing aviation personnel;
b) Within 05 working days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall decide to re-issue the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant.
7. An organization applying for addition of ratings to the license for its employees to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome shall submit 01 application to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form for addition of ratings enclosed with a list of employees applying for addition of ratings, which is made using the Form No. 07 hereof;
b) A copy of the relevant motor vehicle driving license (of the employees operating vehicles);
c) A professional certificate as prescribed.
Within 03 working days from the receipt of the sufficient application as regulated, the CAAV shall carry out appraisal and issue the license with addition of ratings. If the application is rejected, a written explanation must be provided to the applicant.
8. Organizations applying for an aviation personnel’s license shall pay fees according to regulations of the Ministry of Finance before the CAAV issues the license with addition of ratings, carries out a test, issues or re-issues the license.
9. An employee having the license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome is entitled to carry out activities at all airports/aerodromes where the organization employing such employee provides services.
10. The employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome shall be valid for 07 years.
11. The CAAV shall revoke the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome in the following cases:
a)The license is altered or is not used for its intended purposes;
b) The employee's violation(s) directly menace(s) the aviation safety and security at the airport or aerodrome or the employee conceals violations against regulations on aviation safety and security;
c) The employee's use of addictive substance(s) is exposed; the employee has criminal convictions; or the employee disturbs social order and safety inside the airport or aerodrome.
12. The Minister of Transport shall elaborate on contents and form of the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome.
Article 60. Certification of technical eligibility of aviation equipment and vehicles manufactured, assembled or remodeled in Vietnam
1. A person applying for certification of technical eligibility of aviation equipment or vehicle manufactured, assembled or remodeled in Vietnam shall submit 01 application to CAAV, whether in person, by post or another appropriate method.
The application includes:
a) An application form for certification of technical eligibility of the aviation equipment or vehicle, which describes the product and its main norms, specifications, limits and functionalities;
b) Copies of the standards and technical regulations applied;
c) Copies of relevant documents on technical and detailed design; materials; method and process of production; instructions for installation, operation, maintenance and assembly; main norms, specifications, limits and functionalities;
d) A copy of the transfer record or the pre-operation commissioning record;
dd) Copies of the written records of product examination, testing and evaluation by qualified entities as per legal regulations;
e) A trial operation report based on the product’s norms, specifications, limits and functionalities.
2. Within 15 days from the receipt of the application as regulated, the CAAV shall conduct the requisite examination(s) and test(s) then issue the certificate of technical eligibility for the aviation equipment or vehicle, as defined in Form No. 09 in the Appendix hereof or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant. The examination and test consist of:
a) Determination of the effectiveness and conformity with technical and environmental standards and regulations applied by the manufacturer to produce the product;
b) Physical inspection of the product; inspection of the commissioning result;
c) Assessment of the technical norms, specifications, limits and functionalities necessary for evidencing the satisfaction or conformity of the product to the technical requirements, standards and regulations applied; including the data on materials, method and process of production and assembly;
d) Inspection of the results of the examination, test and evaluation of the product according to technical regulations and standards applied; conduct or request the applicant to contract a capable independent organization to conduct essential tests, when necessary, to appraise the compliance with technical requirements and standards applied;
dd) Inspection of the result of trial operation.
3. A certificate of technical eligibility of aviation equipment or vehicle shall be valid for the equipment and vehicles manufactured, assembled and remodeled according to the design, technical regulations and standards in force.
Article 61. Issuance and revocation of number plates of specialized vehicles operating in airports and aerodromes
1. Airports authorities shall issue number plates to the specialized vehicles operating in airports and aerodromes, except those regularly circulating outside the restricted areas of airports and aerodromes.
2. An aviation service provider shall submit 01 application for issuance of number plate for a specialized vehicle operating in an airport or aerodrome to the relevant airports authority, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form for issuance of number plate, which specifies the need for the vehicle; its production year and serial number; its status as a new or used vehicle;
b) The certificate of conformity from inspection of technical safety quality and environmental protection.
Within 05 working days from the receipt of the sufficient application, the airports authority shall issue the number plate to the vehicle or provide a written explanation for its rejection of the application.
3. A number plate is revoked in the following cases:
a) The vehicle whose service life is defined by the manufacturer exceeds its service life;
b) The aviation service provider obviates its need for the operation of the vehicle in the airport or aerodrome.
4. If a vehicle whose service life is defined by the manufacturer exceeds its service life, the airports authority shall issue a notification of number plate revocation to the aviation service provider. Within 05 working days from the receipt of the notification, the aviation service provider shall return the number plate to the airports authority.
5. If the aviation service provider obviates its need for the operation of a vehicle in the airport or aerodrome, it shall request the airports authority in writing to revoke the number plate. Within 03 working days from the receipt of the sufficient application, the airports authority shall issue a notification of number plate revocation. Within 05 working days from the receipt of the notification, the aviation service provider shall return the number plate to the airports authority.
Article 62. Cooperation between regulatory bodies at airports/aerodromes
1. The CAAV shall hold conventions with other regulatory bodies, when necessary, on cooperation and resolution of issues concerning operation of airports/aerodromes.
2. Airports authorities shall cooperate with airport/aerodrome operators and works operators in providing and updating airport/aerodrome maps for relevant regulatory bodies at airports/aerodromes; hold monthly or extraordinary meetings to solve issues concerning operation of airports/aerodromes.
Article 63. Regulations on safety of activities at aerodromes
1. Activities of aircraft, vehicles, equipment, persons and items at aerodromes must comply with regulations on aviation security, aviation safety and environmental protection at airport and aerodromes.
2. Vehicles operating in restricted areas of airports and aerodromes must undergo inspection of technical and environmental safety. The Ministry of Transport shall elaborate on inspection of technical and environmental safety for vehicles operating in restricted areas of airports and aerodromes.
Article 64. Coordinating take-off and landing time slots and use of aprons
1. The CAAV shall decide and announce coordination parameters of an airport/aerodrome on the basis of the following factors:
a) Operational capacity of terminals;
b) Operational capacity of the apron;
c) Operational capacity of runways and air traffic control service.
2. The airport operator shall impose limits of the factors in Points a and b Clause 1 of this Article; air traffic control service providers shall impose limits of the factor in Point c Clause 1 of this Article and report thereon to the CAAV every 2 years, upon changes or upon request.
3. The CAAV shall organize coordination of aircraft take-off and landing time slots according to the announced coordination parameters specified in Clause 1 of this Article and regulations of the Minister of Transport specified in Clause 4 of this Article.
4. The Minister of Transport shall elaborate on procedures, criteria and order of priority for coordination of take-off and landing time slots; reporting regulations; application of information technology, creation of database; mechanism for management, supervision and imposition of penalties for violations against regulations on take-off and landing time slots at Vietnam’s airports and aerodromes.
Article 65. Determination of management areas in civil-military aerodromes
1. Civil-military aerodromes are those that serve both civil and military activities.
2. A civil-military aerodrome includes the following areas:
a) Area dedicated to military activities;
b) Area dedicated to civil activities;
c) Area serving both civil and military activities.
Article 66. Management of civil-military aerodromes
1. Responsibility for management of civil-military aerodromes:
a) The Ministry of National Defense is responsible for management of areas dedicated to military activities;
b) The Ministry of Transport is responsible for management of areas dedicated to civil activities;
c) The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with the Ministry of National Defense in determining responsibility for management of areas that serve both civil and military activities.
2. The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with the Ministry of National Defense in determining the boundaries of areas dedicated to military activities, areas dedicated to civil activities and areas that serve both civil and military activities.
3. The management and operation of a civil-military aerodrome must be made into a written agreement. The airport/aerodrome operator shall preside over and cooperate with providers of air navigation services and military units in the airport/aerodrome in drafting the agreement, which consists of:
a) The areas and infrastructure under the management of each party; responsibility for management, operation, inspection of operation conditions of the areas that serve both civil and military activities; priority of each area and infrastructure in unexpected or special situations;
b) Cooperation in provision of air navigation and security services in the air operations area; responsibility of parties in an emergency where military aircraft are used;
c) Necessary equipment and personnel for dispatch of civil and military aircraft; cooperation in management and operation of premises, equipment, services dedicated to civil or military purposes where necessary; personnel of air traffic control tower in case of cooperative flights;
d) Responsibility to notify civil and military flight plans to relevant units; cooperation in exchange of information; uniform measures for aviation security and safety assurance;
dd) Special requirements of each party for night flights, low visibility of civil aircraft;
e) Cooperation in construction, renovation, upgrading, repair and operation of infrastructure and equipment in areas dedicated to military and civil activities that might affect each other.
BUSINESS OPERATION AT AIRPORTS AND AERODROMES, EXCEPT FOR SPECIALIZED AERODROMES
Article 67. Aviation services provided at airports/aerodromes
1. Passenger terminal operation service means organizing operation of a passenger terminal including the cargo assembly area to serve passengers, baggage, cargo, mail, airlines and other organizations and individuals using the passenger terminal on the air transport line.
2. Air operations area service means organizing operation of infrastructure of an aerodrome to serve aircraft operation.
3. Cargo terminal and warehouse operation service means operating a cargo terminal and cargo warehouse. To be specific:
a) Operation of a cargo terminal means receiving, storing, handling and organizing implementation of procedures for aviation security check, customs inspection and supervision and loading onto aircraft of cargo and mail transported by air. The cargo terminal must be located adjacent to the air operations area and directly connected to the apron;
b) Operation of a cargo warehouse means receiving, storing, handling and organizing implementation of procedures for aviation security check, customs inspection and supervision and loading onto aircraft of cargo and mail transported by air. The cargo warehouse must be located inside the airport/aerodrome, adjacent to the air operations area and directly connected to the apron.
4. Air catering service means producing, providing or loading foods, drinks and tools used for meals on board an aircraft and catering supplies onto an aircraft to serve passengers; storing foods, drinks and catering supplies at an airport/aerodrome.
5. Air fuel service means storing and transporting fuel, refuelling and defuelling aircraft at an airport/aerodrome.
6. Ground-based commercial service means serving passengers; serving cargo and mail; serving aircraft on the apron, load control, flight operation and other activities supporting aircraft operations at an airport/aerodrome.
7. Aviation vehicle and equipment maintenance and repair service means conducting repair and maintenance to ensure the satisfaction of technical requirements by aviation vehicle and equipment at an airport/aerodrome.
8. If the infrastructure of aviation service providers is located outside the boundary of the airport/aerodrome but the service provision procedure/line is directly related to regulations on aviation security and operation safety at the airport/aerodrome, it is required to obtain the license to provide aviation services as prescribed.
9. If an airline provides aviation services itself at an airport/aerodrome with respect to its air transport service, the airline shall satisfy the conditions for service provision:
a) Have its organizational machinery that ensures the supply of services directly related to aviation activities at the airport/aerodrome and employ employees that achieve appropriate licenses or certificates and comply with professional requirements concerning operation at the airport/aerodrome;
b) Have equipment, facilities and other conditions necessary for ensuring aviation safety and security;
c) Have its service self-provision covered by the air operator's certificate.
Article 68. Business operation and provision of services at airports/aerodromes
1. Airport enterprises shall decide whether to lease out the premises under their management to other entities for provision of aviation and non-aviation services as prescribed.
2. An airport enterprise shall conclude a contract with the enterprise granted the license to provide aviation services at airports/aerodromes by CAAV within 30 days from the receipt of the request from the aviation service provider.
Article 69. Provision of aviation services at airports/aerodromes
1. Providers of aviation services at airports/aerodromes shall provide services within the scope of the license; are permitted to invest in construction of works serving the process of provision of services as prescribed by law; sign contracts with airport enterprises.
2. Every provider of aviation services at airports/aerodromes must have a backup plan for ensuring continuous service provision without interrupting aviation activities, and are permitted to decide and take responsibility for suspension of service provision under contracts and regulations of law. An advance notice of the unilateral suspension of services must be must be sent to CAAV and relevant partners at least 7 working days before the intended date of suspension. Explanation must be provided.
3. Providers of aviation services at airports/aerodromes must comply with regulations on aviation security and safety, fire safety, environmental safety, service prices, assurance of satisfaction of service standards, and service quality.
4. Providers of aviation services at airports/aerodromes must ensure that their technical infrastructure and environmental works are synchronous and compatible with the technical and environmental infrastructure of the airport/aerodrome operator and obliged to fully comply with environmental requirements laid down by regulatory bodies.
Article 70. Provision of non-aviation services at airports/aerodromes
1. The provision of non-aviation services at an airport must not affect the provision and quality of air transport services. The premises for provision of non-aviation services in a passenger or cargo terminal must comply with the work operation literature.
2. The provision of non-aviation services at the airport must satisfy the basic need for services and be suitable for nature, scale and conditions of the airport infrastructure. The selection of an organization or individual for provision of non-aviation services at an airport shall be carried out according to the principle of competitiveness and antitrust.
3. It is not allowed to provide non-aviation services in the air operations area, except for essential services including grass trimming; construction, installation, cleaning, repair, maintenance of aviation works and equipment and advertising services specified in Article 71 hereof.
4. Airports authorities shall supervise the provision of non-aviation services to satisfy demands at airports; suspend or request works operators to terminate contracts to provide non-aviation services with entities that violate regulations of law.
5. Providers of non-aviation services at airports/aerodromes must comply with regulations on aviation security and safety, fire safety, environmental safety, food safety and service pricing; ensure satisfaction of standards and quality of sold services and products; openly post prices; ensure courteousness; ensure that products are duly marked and issued with the certificate of quality/origin.
6. Technical and environmental works of non-aviation service providers must be synchronous and compatible with technical and environmental infrastructure of the airport/aerodrome operator.
Article 71. Advertisement at airports/aerodromes
1. The formulation of planning for, construction, installation and licensing of advertising works at airports/aerodromes shall comply with regulations of law on advertisement and law on construction of works.
2. Airport enterprises and works operators are entitled to conduct advertising activities in accordance with regulations of law on advertisement within the scope of management or operation.
3. The construction of advertising works and the installation of advertising facilities shall be subject to the following requirements:
a) No interference with the aesthetic and architectural features of the terminals and the signs inside the terminals;
b) No placement of advertising panels or use of fliers and sound for advertisement in the air operations area;
c) No placement of advertising panels at emergency exits of the premises;
d) No placement of advertising panels that interfere with aviation safety, aviation security, fire safety, traffic safety or movement of persons and vehicles;
dd) No use of sound for advertisement in works of the airport/aerodrome infrastructure; in other works, causing interference with aviation services;
e) No installation of light boards and advertising panels whose rotary lamp, laser light protector and lighting device interfere with the flight activities in the airport/aerodrome;
g) No use of hot air balloons, balloons, kites and other flying objects for advertisement in the airport/aerodrome;
h) No installation of electronic devices and screens for advertisement on the ground vehicles operating in restricted areas of the airport/aerodrome or the equipment in the apron;
i) No advertisement on the ground vehicles operating in restricted areas of the airport/aerodrome or the equipment in the apron, causing interference with flight activities or normal functionalities of such vehicles and equipment.
4. Airports authorities shall inspect and supervise the construction of advertising works and the advertising activities; suspend those in violation of the laws; notify and cooperate with relevant competent authorities in taking actions against violations of regulations on construction of advertising works and advertising activities at airports and aerodromes.
IMPLEMENTATION CLAUSE
This Decree comes into force from March 10, 2021 and supersedes the Government’s Decree No. 102/2015/ND-CP dated October 20, 2015 on management and operation of airports and aerodromes.
Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant agencies are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |