Chương VI Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay: Quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay
Số hiệu: | 05/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 10/03/2021 |
Ngày công báo: | 09/02/2021 | Số công báo: | Từ số 289 đến số 290 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Ngày 25/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
Theo đó, thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay được quy định như sau:
- Thời hạn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay là không quá 03 tháng;
Thời hạn này sẽ không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
- Thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo nhiệm vụ lập quy hoạch được duyệt;
Thời hạn này không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
Đồng thời, Nghị định 05 quy định căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay như sau:
- Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh có liên quan, bảo đảm:
+ Phù hợp với các quy hoạch cao hơn;
+ Phù hợp với quy hoạch chung đô thị trong trường hợp vị trí xây dựng cảng hàng không, sân bay năm trong phạm vi ranh giới hành chính đô thị;
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
Nghị định 05/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay, Người khai thác, cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bảo đảm an toàn, an ninh và hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay; phối hợp phục vụ, duy trì cung cấp dịch vụ cho chuyến bay hoạt động theo đúng tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện khai thác công trình, phương tiện, thiết bị cảng hàng không, sân bay, cung cấp dịch vụ hàng không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; trường hợp xảy ra sự cố, vụ việc hoặc phát hiện hỏng hóc uy hiếp trực tiếp đến khai thác, an toàn, an ninh hàng không, bảo vệ môi trường, phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng không và triển khai các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
3. Doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nộp phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay cho Cảng vụ hàng không theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay nộp giá nhượng quyền cho doanh nghiệp cảng hàng không theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, trừ dịch vụ bảo đảm hoạt động bay hoặc dịch vụ vận chuyển hàng không.
5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về việc thực hiện quy hoạch, xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị tại cảng hàng không, sân bay, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khi có yêu cầu.
6. Người khai thác tàu bay phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, Người khai thác cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thông tin thay đổi kế hoạch bay, các chuyến bay bị chậm, bị hủy so với kế hoạch bay để phối hợp điều hành hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay.
7. Người khai thác tàu bay phải nộp bản cân bằng trọng tải, danh sách tổ bay, danh sách hành khách, bản kê khai hàng hóa của mỗi chuyến bay cho Cảng vụ hàng không trong vòng 05 giờ sau khi tàu bay cất cánh hoặc hạ cánh hoặc khi có yêu cầu đột xuất của Cảng vụ hàng không. Tài liệu được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm lưu giữ tài liệu chuyến bay trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nhận. Người khai thác tàu bay có thể bị đình chỉ thực hiện các chuyến bay tiếp theo trong trường hợp vi phạm quy định về nộp tài liệu chuyến bay.
8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay để khai thác sân bay khi có yêu cầu từ Người khai thác cảng hàng không, sân bay.
9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng.
1. Tổ chức quản lý, sử dụng nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay đối với trường hợp cấp lần đầu trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kèm danh sách nhân viên được đề nghị theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản khai cá nhân của người đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có dán ảnh màu kích thước 3 cm x 4 cm được đóng dấu giáp lai của đơn vị đề nghị và 01 ảnh màu kích thước 3 cm x 4 cm chụp không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ;
c) Bản sao giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp (đối với trường hợp nhân viên điều khiển phương tiện);
d) Chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
2. Trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức sát hạch, quyết định cấp Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị.
3. Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay được đề nghị cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép còn hiệu lực dưới 60 ngày hoặc giấy phép hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép;
b) Giấy phép bị mất, hỏng;
c) Có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không.
4. Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép còn hiệu lực dưới 60 ngày hoặc giấy phép hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép
a) Hồ sơ bao gồm: các tài liệu quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này và Tài liệu chứng minh nhân viên được đào tạo định kỳ hoặc đào tạo phục hồi theo quy định;
b) Trong thời hạn 18 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức sát hạch, quyết định cấp Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị.
5. Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy phép bị mất, hỏng
a) Hồ sơ bao gồm: tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của Cảng hàng không, sân bay cho tổ chức đề nghị.
6. Đối với trường hợp cấp lại khi có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không
a) Hồ sơ bao gồm: tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và Bản sao Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động của tổ chức sử dụng lao động trước đó, bản sao Hợp đồng lao động của tổ chức tiếp nhận và bản sao Giấy phép được Cục Hàng không Việt Nam cấp còn hiệu lực đối với trường hợp có sự thay đổi về tổ chức sử dụng nhân viên hàng không;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấp lại Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối Cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị.
7. Tổ chức đề nghị cấp bổ sung năng định giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp bổ sung năng định kèm danh sách nhân viên được đề nghị theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp (đối với trường hợp nhân viên điều khiển phương tiện);
c) Chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, quyết định cấp bổ sung năng định hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho tổ chức đề nghị.
8. Tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhân viên hàng không có trách nhiệm nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính trước khi Cục Hàng không Việt Nam cấp bổ sung năng định hoặc tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại Giấy phép.
9. Nhân viên có Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay được phép hoạt động tại tất cả các cảng hàng không, sân bay do tổ chức sử dụng nhân viên cung cấp dịch vụ.
10. Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay có hiệu lực 07 năm.
11. Cục Hàng không Việt Nam thu hồi giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay trong trường hợp sau:
a) Giấy phép bị tẩy xóa, được sử dụng không đúng mục đích;
b) Nhân viên có hành vi vi phạm uy hiếp trực tiếp an toàn, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, có hành vi che dấu vi phạm quy định về an toàn, an ninh, hàng không;
c) Nhân viên bị phát hiện sử dụng chất gây nghiện; bị kết án trong các vụ án hình sự; gây mất trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
12. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về nội dung, mẫu giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
1. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không, trong đó mô tả sản phẩm và các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
b) Bản sao tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
c) Bản sao các tài liệu liên quan: thiết kế kỹ thuật và chi tiết; vật liệu; phương pháp và quy trình sản xuất; hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng; lắp ráp của sản phẩm; chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
d) Bản sao biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng;
đ) Bản sao biên bản kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng do cơ sở kiểm tra, thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện;
e) Báo cáo kết quả khai thác thử theo các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện các công việc kiểm tra, thử nghiệm cần thiết, quyết định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp giấy chứng nhận cho người đề nghị. Công việc kiểm tra, thử nghiệm bao gồm các công việc sau:
a) Xác định tính hiệu lực và phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, môi trường được nhà sản xuất áp dụng để chế tạo sản phẩm;
b) Kiểm tra thực tế sản phẩm; kiểm tra kết quả nghiệm thu;
c) Thẩm định các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật cần thiết chứng minh việc đáp ứng hoặc phù hợp của sản phẩm, với các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; bao gồm cả thông tin về vật liệu và quy trình, phương pháp chế tạo, lắp ráp sản phẩm;
d) Kiểm tra kết quả kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng; trong trường hợp cần thiết, thực hiện hoặc yêu cầu người đề nghị cấp giấy chứng nhận thuê tổ chức độc lập đủ khả năng thực hiện các kiểm tra, thử nghiệm cần thiết để kiểm chứng việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
đ) Kiểm tra kết quả khai thác thử.
3. Giấy chứng nhận, đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không có giá trị đối với các thiết bị, phương tiện được sản xuất, lắp ráp, cải tiến theo thiết kế và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
1. Cảng vụ hàng không cấp biển kiểm soát của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp phương tiện có tham gia giao thông thường xuyên ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp biển kiểm soát của phương tiện chuyên ngành hoạt động tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp biển kiểm soát, trong đó nêu rõ nhu cầu sử dụng phương tiện; năm sản xuất, số seri của phương tiện; phương tiện đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng;
b) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cảng vụ hàng không cấp biển kiểm soát cho phương tiện hoặc có văn bản thông báo lý do từ chối cấp biển kiểm soát cho phương tiện.
3. Biển số bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Hết niên hạn sử dụng đối với các xe có niên hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không không còn nhu cầu sử dụng phương tiện để hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
4. Khi hết niên hạn sử dụng đối với các xe có niên hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất, Cảng vụ hàng không ra thông báo thu hồi biển số cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm hoàn trả biển số bị thu hồi cho Cảng vụ hàng không.
5. Khi không còn nhu cầu sử dụng phương tiện để hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có văn bản gửi Cảng vụ hàng không đề nghị thu hồi biển số. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm ra văn bản thông báo thu hồi biển số. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm hoàn trả biển số bị thu hồi cho Cảng vụ hàng không.
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức hội nghị phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước khi cần thiết để thống nhất công tác phối hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh đối với hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
2. Cảng vụ hàng không phối hợp với Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác công trình cung cấp, cập nhật sơ đồ cảng hàng không, sân bay cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay; chủ trì cuộc họp liên tịch hàng quý hoặc khi cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh đối với hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
1. Các hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị, người, đồ vật tại sân bay phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
2. Phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường của phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay.
1. Cục Hàng không Việt Nam quyết định, công bố tham số điều phối của cảng hàng không, sân bay trên cơ sở các yếu tố sau:
a) Năng lực khai thác của nhà ga;
b) Năng lực khai thác sân đỗ tàu bay;
c) Năng lực khai thác của đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay.
2. Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và báo cáo Cục Hàng không việt Nam định kỳ 2 lần/năm, khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu.
3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức điều phối giờ hạ, cất cánh của tàu bay trên cơ sở tham số điều phối được công bố quy định tại khoản 1 Điều này và quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại khoản 4 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quy trình, tiêu chí, thứ tự ưu tiên điều phối giờ hạ, cất cánh; chế độ báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu; cơ chế quản lý, giám sát và chế tài xử lý vi phạm liên quan đến giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
1. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm các khu vực sau đây:
a) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng;
c) Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
1. Trách nhiệm quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự:
a) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng;
c) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định ranh giới khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng, khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự do dân dụng quản lý.
3. Việc quản lý, khai thác sân bay dùng chung dân dụng và quân sự phải được hiệp đồng bằng văn bản. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đơn vị quân đội trong khu vực cảng hàng không, sân bay xây dựng văn bản hiệp đồng, bao gồm các nội dung sau:
a) Phân định khu vực, kết cấu hạ tầng do từng bên quản lý, khai thác; trách nhiệm quản lý, khai thác, kiểm tra điều kiện khai thác khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự; mức độ ưu tiên sử dụng khu vực, kết cấu hạ tầng trong các tình huống đột xuất, đặc biệt;
b) Phối hợp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an toàn trong khu bay; trách nhiệm của các bên trong trường hợp khẩn cấp có hoạt động của tàu bay quân sự;
c) Điều kiện thiết bị và nhân lực tối thiểu để đáp ứng các yêu cầu về điều hành tàu bay dân dụng, quân sự; phối hợp quản lý, khai thác chung mặt bằng, thiết bị, dịch vụ dành riêng cho hoạt động dân dụng hoặc quân sự trong trường hợp cần thiết; vị trí, thành phần làm nhiệm vụ tại đài kiểm soát không lưu chung khi có hoạt động bay hỗn hợp;
d) Trách nhiệm thông báo kế hoạch bay dân dụng, quân sự cho các đơn vị có liên quan; phối hợp trao đổi thông tin, thống nhất biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
đ) Các yêu cầu đặc thù của từng bên trong điều kiện bay đêm, tầm nhìn hạn chế đối với tàu bay quân sự;
e) Phối hợp xử lý các trường hợp xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, khai thác kết cấu hạ tầng và thiết bị thuộc khu vực dành riêng cho hoạt động quân sự, dân dụng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau.
Article 58. Responsibilities of agencies, organizations and individuals involved in activities at airports/aerodromes
1. Bodies exercising their function of state management at an airport/aerodrome; the airport/aerodrome operator; providers of aviation services, providers of other services at the airport/aerodrome have the responsibility to cooperate in resolving issues that arise within their jurisdiction, ensure safety, security and normal operation of the airport/aerodrome; cooperate in providing and maintaining provision of services for flights in accordance with applicable standards and technical regulations, ensuring aviation security and safety, and environmental safety.
2. The airport/aerodrome operator and providers of aviation services have the responsibility to maintain the fulfillment of conditions for operating works and equipment of the airport/aerodrome, provide aviation services in accordance with applicable standards and technical regulations; immediately report to airports authorities the accidents or malfunctions that threaten operation, aviation security and safety or environmental safety and take remedial measures.
3. Airport enterprises and providers of air navigation services shall pay fees for franchise for the right to operate the airport/aerodrome to the airports authority according to regulations of the Ministry of Finance.
4. Providers of aviation services at airports/aerodromes other than air navigation services or air transport services shall pay the price of franchise to the airport enterprise according to regulations of the Ministry of Finance.
5. The airport/aerodrome operator and providers of aviation services have the responsibility to provide information and documents about implementation of planning, construction, installation of equipment at airports/aerodromes, assurance of aviation security and safety, and environmental safety to the CAAV and airports authority on request.
6. Aircraft operators must immediately inform the airports authority, airport/aerodrome operator and providers of air navigation services of changes to the flight plans, delayed and cancelled flights.
7. Every aircraft operator must submit the payload balancing statement, crew list, manifest of passengers and cargo of each flight to the airports authority within 5 hours after the aircraft takes off or lands or at the request of the airports authority. Documents shall be sent in person, by post or another appropriate method. The airports authority shall retain flight documents for 02 years from the day on which they are received. The flight may be suspended if the aircraft operator violates regulations on submission of flight documents.
8. Providers of air navigation services and providers of aviation services shall provide information to the airport/aerodrome operator for aerodrome operation purpose at the request of the airport/aerodrome operator.
9. The Minister of Transport shall elaborate on management and operation of airports and aerodrome, except for specialized aerodromes.
Article 59. Personnel operating aviation vehicles and equipment in restricted areas of airports and aerodromes
1. The organization managing and employing personnel operating aviation vehicles and equipment in restricted areas of an airport or aerodrome shall submit 01 application for initial licensing of personnel operating aviation equipment and vehicles in restricted areas of an airport or aerodrome to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form enclosed with a list of employees applying for the license, which is made using the Form No. 07 in the Appendix hereof;
b) An applicant’s personal statement, which is made using the Form No. 08 in the Appendix hereof and includes a 03x04 cm color photo bearing a joint page seal and a 03x04 cm color photo taken within the last 06 months;
c) A copy of the relevant motor vehicle driving license (of the employees operating vehicles);
d) A professional certificate as prescribed.
2. Within 18 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall examine documents, carry out a test and decide to issue the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant.
3. An employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome can be re-issued upon request in the following cases:
a) Its validity is less than 60 days or it is expired;
b) It is lost or damaged;
c) There is a change of the organization managing and employing aviation personnel.
4. In the case of re-issuing the license when its validity is less than 60 days or it is expired
a) The application includes the documents mentioned in Points a, b and c Clause 1 of this Article and a document proving that the employee is provided with periodic training or refresher training as prescribed;
b) Within 18 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall examine documents, carry out a test and decide to issue the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant.
5. In the case of re-issuing the license when it is lost or damaged
a) The application includes the document defined in Point a Clause 1 of this Article;
b) Within 05 working days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall decide to re-issue the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome to the applicant.
6. In the case of re-issuing the license when there is a change of the organization employing aviation personnel
a) The application includes the document in Point a Clause 1 of this Article, a copy of the decision to terminate employment contract issued by the previous organization, a copy of the employment contract of the current organization and a copy of the unexpired license issued by the CAAV in the case of change of the organization employing aviation personnel;
b) Within 05 working days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall decide to re-issue the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant.
7. An organization applying for addition of ratings to the license for its employees to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome shall submit 01 application to the CAAV, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form for addition of ratings enclosed with a list of employees applying for addition of ratings, which is made using the Form No. 07 hereof;
b) A copy of the relevant motor vehicle driving license (of the employees operating vehicles);
c) A professional certificate as prescribed.
Within 03 working days from the receipt of the sufficient application as regulated, the CAAV shall carry out appraisal and issue the license with addition of ratings. If the application is rejected, a written explanation must be provided to the applicant.
8. Organizations applying for an aviation personnel’s license shall pay fees according to regulations of the Ministry of Finance before the CAAV issues the license with addition of ratings, carries out a test, issues or re-issues the license.
9. An employee having the license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome is entitled to carry out activities at all airports/aerodromes where the organization employing such employee provides services.
10. The employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome shall be valid for 07 years.
11. The CAAV shall revoke the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome in the following cases:
a)The license is altered or is not used for its intended purposes;
b) The employee's violation(s) directly menace(s) the aviation safety and security at the airport or aerodrome or the employee conceals violations against regulations on aviation safety and security;
c) The employee's use of addictive substance(s) is exposed; the employee has criminal convictions; or the employee disturbs social order and safety inside the airport or aerodrome.
12. The Minister of Transport shall elaborate on contents and form of the employee’s license to operate aviation equipment or vehicle in restricted areas of an airport or aerodrome.
Article 60. Certification of technical eligibility of aviation equipment and vehicles manufactured, assembled or remodeled in Vietnam
1. A person applying for certification of technical eligibility of aviation equipment or vehicle manufactured, assembled or remodeled in Vietnam shall submit 01 application to CAAV, whether in person, by post or another appropriate method.
The application includes:
a) An application form for certification of technical eligibility of the aviation equipment or vehicle, which describes the product and its main norms, specifications, limits and functionalities;
b) Copies of the standards and technical regulations applied;
c) Copies of relevant documents on technical and detailed design; materials; method and process of production; instructions for installation, operation, maintenance and assembly; main norms, specifications, limits and functionalities;
d) A copy of the transfer record or the pre-operation commissioning record;
dd) Copies of the written records of product examination, testing and evaluation by qualified entities as per legal regulations;
e) A trial operation report based on the product’s norms, specifications, limits and functionalities.
2. Within 15 days from the receipt of the application as regulated, the CAAV shall conduct the requisite examination(s) and test(s) then issue the certificate of technical eligibility for the aviation equipment or vehicle, as defined in Form No. 09 in the Appendix hereof or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant. The examination and test consist of:
a) Determination of the effectiveness and conformity with technical and environmental standards and regulations applied by the manufacturer to produce the product;
b) Physical inspection of the product; inspection of the commissioning result;
c) Assessment of the technical norms, specifications, limits and functionalities necessary for evidencing the satisfaction or conformity of the product to the technical requirements, standards and regulations applied; including the data on materials, method and process of production and assembly;
d) Inspection of the results of the examination, test and evaluation of the product according to technical regulations and standards applied; conduct or request the applicant to contract a capable independent organization to conduct essential tests, when necessary, to appraise the compliance with technical requirements and standards applied;
dd) Inspection of the result of trial operation.
3. A certificate of technical eligibility of aviation equipment or vehicle shall be valid for the equipment and vehicles manufactured, assembled and remodeled according to the design, technical regulations and standards in force.
Article 61. Issuance and revocation of number plates of specialized vehicles operating in airports and aerodromes
1. Airports authorities shall issue number plates to the specialized vehicles operating in airports and aerodromes, except those regularly circulating outside the restricted areas of airports and aerodromes.
2. An aviation service provider shall submit 01 application for issuance of number plate for a specialized vehicle operating in an airport or aerodrome to the relevant airports authority, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form for issuance of number plate, which specifies the need for the vehicle; its production year and serial number; its status as a new or used vehicle;
b) The certificate of conformity from inspection of technical safety quality and environmental protection.
Within 05 working days from the receipt of the sufficient application, the airports authority shall issue the number plate to the vehicle or provide a written explanation for its rejection of the application.
3. A number plate is revoked in the following cases:
a) The vehicle whose service life is defined by the manufacturer exceeds its service life;
b) The aviation service provider obviates its need for the operation of the vehicle in the airport or aerodrome.
4. If a vehicle whose service life is defined by the manufacturer exceeds its service life, the airports authority shall issue a notification of number plate revocation to the aviation service provider. Within 05 working days from the receipt of the notification, the aviation service provider shall return the number plate to the airports authority.
5. If the aviation service provider obviates its need for the operation of a vehicle in the airport or aerodrome, it shall request the airports authority in writing to revoke the number plate. Within 03 working days from the receipt of the sufficient application, the airports authority shall issue a notification of number plate revocation. Within 05 working days from the receipt of the notification, the aviation service provider shall return the number plate to the airports authority.
Article 62. Cooperation between regulatory bodies at airports/aerodromes
1. The CAAV shall hold conventions with other regulatory bodies, when necessary, on cooperation and resolution of issues concerning operation of airports/aerodromes.
2. Airports authorities shall cooperate with airport/aerodrome operators and works operators in providing and updating airport/aerodrome maps for relevant regulatory bodies at airports/aerodromes; hold monthly or extraordinary meetings to solve issues concerning operation of airports/aerodromes.
Article 63. Regulations on safety of activities at aerodromes
1. Activities of aircraft, vehicles, equipment, persons and items at aerodromes must comply with regulations on aviation security, aviation safety and environmental protection at airport and aerodromes.
2. Vehicles operating in restricted areas of airports and aerodromes must undergo inspection of technical and environmental safety. The Ministry of Transport shall elaborate on inspection of technical and environmental safety for vehicles operating in restricted areas of airports and aerodromes.
Article 64. Coordinating take-off and landing time slots and use of aprons
1. The CAAV shall decide and announce coordination parameters of an airport/aerodrome on the basis of the following factors:
a) Operational capacity of terminals;
b) Operational capacity of the apron;
c) Operational capacity of runways and air traffic control service.
2. The airport operator shall impose limits of the factors in Points a and b Clause 1 of this Article; air traffic control service providers shall impose limits of the factor in Point c Clause 1 of this Article and report thereon to the CAAV every 2 years, upon changes or upon request.
3. The CAAV shall organize coordination of aircraft take-off and landing time slots according to the announced coordination parameters specified in Clause 1 of this Article and regulations of the Minister of Transport specified in Clause 4 of this Article.
4. The Minister of Transport shall elaborate on procedures, criteria and order of priority for coordination of take-off and landing time slots; reporting regulations; application of information technology, creation of database; mechanism for management, supervision and imposition of penalties for violations against regulations on take-off and landing time slots at Vietnam’s airports and aerodromes.
Article 65. Determination of management areas in civil-military aerodromes
1. Civil-military aerodromes are those that serve both civil and military activities.
2. A civil-military aerodrome includes the following areas:
a) Area dedicated to military activities;
b) Area dedicated to civil activities;
c) Area serving both civil and military activities.
Article 66. Management of civil-military aerodromes
1. Responsibility for management of civil-military aerodromes:
a) The Ministry of National Defense is responsible for management of areas dedicated to military activities;
b) The Ministry of Transport is responsible for management of areas dedicated to civil activities;
c) The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with the Ministry of National Defense in determining responsibility for management of areas that serve both civil and military activities.
2. The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with the Ministry of National Defense in determining the boundaries of areas dedicated to military activities, areas dedicated to civil activities and areas that serve both civil and military activities.
3. The management and operation of a civil-military aerodrome must be made into a written agreement. The airport/aerodrome operator shall preside over and cooperate with providers of air navigation services and military units in the airport/aerodrome in drafting the agreement, which consists of:
a) The areas and infrastructure under the management of each party; responsibility for management, operation, inspection of operation conditions of the areas that serve both civil and military activities; priority of each area and infrastructure in unexpected or special situations;
b) Cooperation in provision of air navigation and security services in the air operations area; responsibility of parties in an emergency where military aircraft are used;
c) Necessary equipment and personnel for dispatch of civil and military aircraft; cooperation in management and operation of premises, equipment, services dedicated to civil or military purposes where necessary; personnel of air traffic control tower in case of cooperative flights;
d) Responsibility to notify civil and military flight plans to relevant units; cooperation in exchange of information; uniform measures for aviation security and safety assurance;
dd) Special requirements of each party for night flights, low visibility of civil aircraft;
e) Cooperation in construction, renovation, upgrading, repair and operation of infrastructure and equipment in areas dedicated to military and civil activities that might affect each other.