Chương VII Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay: Hoạt động kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay, trừ sân bay chuyên dùng
Số hiệu: | 05/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 10/03/2021 |
Ngày công báo: | 09/02/2021 | Số công báo: | Từ số 289 đến số 290 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Ngày 25/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
Theo đó, thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay được quy định như sau:
- Thời hạn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay là không quá 03 tháng;
Thời hạn này sẽ không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
- Thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo nhiệm vụ lập quy hoạch được duyệt;
Thời hạn này không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
Đồng thời, Nghị định 05 quy định căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay như sau:
- Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh có liên quan, bảo đảm:
+ Phù hợp với các quy hoạch cao hơn;
+ Phù hợp với quy hoạch chung đô thị trong trường hợp vị trí xây dựng cảng hàng không, sân bay năm trong phạm vi ranh giới hành chính đô thị;
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
Nghị định 05/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách là hoạt động tổ chức vận hành nhà ga hành khách bao gồm cả khu tập kết hàng hóa để phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, các hãng hàng không và các tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhà ga hành khách trong dây chuyền vận chuyển hàng không.
2. Dịch vụ khai thác khu bay là hoạt động tổ chức vận hành kết cấu hạ tầng sân bay để phục vụ hoạt động khai thác tàu bay.
3. Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa là hoạt động khai thác nhà ga hàng hóa và khai thác kho hàng hóa, trong đó:
a) Khai thác nhà ga hàng hóa hàng không là hoạt động tiếp nhận, lưu giữ, xử lý, tổ chức thực hiện các thủ tục kiểm tra an ninh hàng không, kiểm tra giám sát hải quan và đưa lên tàu bay theo quy định đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không, nhà ga hàng hóa phải có vị trí tiếp giáp khu bay, kết nối trực tiếp với sân đỗ tàu bay;
b) Khai thác kho hàng hóa hàng không là hoạt động tiếp nhận, lưu giữ, xử lý, tổ chức thực hiện các thủ tục kiểm tra an ninh hạng không, kiểm tra giám sát hải quan theo quy định đối với hàng hóa, bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không, kho hàng hóa hàng không có vị trí nằm trong cảng hàng không, sân bay không tiếp giáp khu bay, không kết nối trực tiếp với sân đỗ tàu bay.
4. Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không là hoạt động sản xuất hoặc cung ứng và vận chuyển đồ ăn, đồ uống, các dụng cụ sử dụng kèm suất ăn trên tàu bay, vật phẩm suất ăn lên tàu bay để phục vụ hành khách; lưu trữ đồ ăn, đồ uống, vật phẩm suất ăn tại cảng hàng không, sân bay.
5. Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không là hoạt động lưu trữ, vận chuyển, tra nạp và hút nhiên liệu cho tàu bay tại cảng hàng không, sân bay.
6. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất là các hoạt động thực hiện chức năng phục vụ hành khách; phục vụ hành lý, bưu gửi; phục vụ tàu bay trên sân đỗ, kiểm soát trọng tải, khai thác chuyến bay và các hoạt động hỗ trợ khai thác tàu bay khác tại cảng hàng không, sân bay.
7. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không là các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng để đảm bảo các điều kiện kỹ thuật theo quy định của các phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
8. Trường hợp cơ sở hạ tầng của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không nằm ngoài phạm vi ranh giới cảng hàng không, sân bay nhưng quy trình, dây chuyền cung cấp dịch vụ có liên quan trực tiếp đến các quy định về an ninh hàng không, an toàn khai thác tại cảng hàng không sân bay thì phải được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không theo quy định.
9. Trường hợp hãng hàng không tự cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với dịch vụ vận chuyển của hãng hàng không, hãng hàng không có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cung cấp dịch vụ:
a) Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay;
b) Có trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm phục vụ an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận ngươi khai thác tàu bay.
1. Doanh nghiệp cảng hàng không quyết định cho tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không theo quy định.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không ký hợp đồng giao kết theo quy định đối với doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ trong phạm vi giấy phép được cấp; được đầu tư xây dựng công trình phục vụ cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng giao kết theo quy định với doanh nghiệp cảng hàng không.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải có phương án dự phòng để bảo đảm cung cấp dịch vụ liên tục, không làm gián đoạn đến hoạt động hàng không, được phép thực hiện và tự chịu trách nhiệm về việc ngừng cung cấp dịch vụ theo quy định của hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật. Việc đơn phương ngừng cung cấp dịch vụ phải được báo cáo trước bằng văn bản gửi đến Cục Hàng không Việt Nam và báo trước cho đối tác liên quan tối thiểu là 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ, có nêu rõ lý do.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, giá dịch vụ, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, công trình môi trường của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không đồng bộ, tương thích, phù hợp với hạ tầng kỹ thuật và môi trường của người khai cảng hàng không, sân bay và có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các yêu cầu về môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước.
1. Việc tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không không được làm ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng không. Mặt bằng tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không trong nhà ga hành khách, nhà ga, hàng hóa phải tuân thủ theo tài liệu khai thác công trình.
2. Việc cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu dịch vụ tối thiểu, phù hợp với tính chất, quy mô và điều kiện của kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, chống độc quyền.
3. Không được tổ chức kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại khu bay, trừ các dịch vụ cần thiết gồm: cắt cỏ; xây dựng, lắp đặt, vệ sinh, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình, trang thiết bị hàng không và dịch vụ quảng cáo theo quy định tại Điều 71 của Nghị định này.
4. Cảng vụ hàng không giám sát việc tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không đáp ứng nhu cầu tại cảng hàng không; đình chỉ có thời hạn hoặc yêu cầu người khai thác công trình hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ phi hàng không đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá dịch vụ; đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, sản phẩm bán ra; niêm yết công khai giá; bảo đảm văn minh, lịch sự, chu đáo; đảm bảo sản phẩm đúng nhãn mác, có chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.
6. Các công trình kỹ thuật, công trình môi trường của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phi hàng không phải đồng bộ, tương thích, phù hợp với hạ tầng kỹ thuật và môi trường của người khai cảng hàng không, sân bay.
1. Việc quy hoạch, xây dựng, lắp đặt và cấp phép cho các công trình quảng cáo tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo và pháp luật về xây dựng công trình.
2. Doanh nghiệp cảng hàng không, người khai thác công trình được thực hiện hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật về quảng cáo tại phạm vi quản lý, khai thác.
3. Việc xây dựng công trình quảng cáo, lắp đặt phương tiện quảng cáo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến mỹ quan, kiến trúc nhà ga, hệ thống biển báo trong nhà ga;
b) Không đặt biển quảng cáo, sử dụng tờ rơi, âm thanh để quảng cáo tại khu bay;
c) Không đặt biển quảng cáo tại vị trí cửa thoát hiểm của các công trình;
d) Không đặt biển quảng cáo ảnh hưởng đến công tác an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, cản trở luồng di chuyển của người và phương tiện;
đ) Không sử dụng âm thanh để quảng cáo tại các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; tại các công trình khác ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ hàng không;
e) Không lắp các đèn hiệu, biển quảng cáo có sử dụng đèn xoay, đèn laze và các thiết bị chiếu sáng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
g) Không quảng cáo bằng khinh khí cầu, bóng bay, diều và các vật thể bay khác trong khu vực cảng hàng không, sân bay;
h) Không được lắp đặt các thiết bị điện tử, màn hình để quảng cáo trên các phương tiện mặt đất hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, các thiết bị tại sân đỗ tàu bay;
i) Không quảng cáo trên phương tiện mặt đất hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, các thiết bị tại sân đỗ tàu bay làm ảnh hưởng đến hoạt động bay hoặc tính năng hoạt động bình thường của phương tiện, thiết bị.
4. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xây dựng công trình quảng cáo, hoạt động quảng cáo; đình chỉ việc xây dựng công trình quảng cáo, hoạt động quảng cáo vi phạm các quy định của pháp luật; thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý các vi phạm về xây dựng công trình quảng cáo, hoạt động quảng cáo tại cảng hàng không, sân bay.
Article 67. Aviation services provided at airports/aerodromes
1. Passenger terminal operation service means organizing operation of a passenger terminal including the cargo assembly area to serve passengers, baggage, cargo, mail, airlines and other organizations and individuals using the passenger terminal on the air transport line.
2. Air operations area service means organizing operation of infrastructure of an aerodrome to serve aircraft operation.
3. Cargo terminal and warehouse operation service means operating a cargo terminal and cargo warehouse. To be specific:
a) Operation of a cargo terminal means receiving, storing, handling and organizing implementation of procedures for aviation security check, customs inspection and supervision and loading onto aircraft of cargo and mail transported by air. The cargo terminal must be located adjacent to the air operations area and directly connected to the apron;
b) Operation of a cargo warehouse means receiving, storing, handling and organizing implementation of procedures for aviation security check, customs inspection and supervision and loading onto aircraft of cargo and mail transported by air. The cargo warehouse must be located inside the airport/aerodrome, adjacent to the air operations area and directly connected to the apron.
4. Air catering service means producing, providing or loading foods, drinks and tools used for meals on board an aircraft and catering supplies onto an aircraft to serve passengers; storing foods, drinks and catering supplies at an airport/aerodrome.
5. Air fuel service means storing and transporting fuel, refuelling and defuelling aircraft at an airport/aerodrome.
6. Ground-based commercial service means serving passengers; serving cargo and mail; serving aircraft on the apron, load control, flight operation and other activities supporting aircraft operations at an airport/aerodrome.
7. Aviation vehicle and equipment maintenance and repair service means conducting repair and maintenance to ensure the satisfaction of technical requirements by aviation vehicle and equipment at an airport/aerodrome.
8. If the infrastructure of aviation service providers is located outside the boundary of the airport/aerodrome but the service provision procedure/line is directly related to regulations on aviation security and operation safety at the airport/aerodrome, it is required to obtain the license to provide aviation services as prescribed.
9. If an airline provides aviation services itself at an airport/aerodrome with respect to its air transport service, the airline shall satisfy the conditions for service provision:
a) Have its organizational machinery that ensures the supply of services directly related to aviation activities at the airport/aerodrome and employ employees that achieve appropriate licenses or certificates and comply with professional requirements concerning operation at the airport/aerodrome;
b) Have equipment, facilities and other conditions necessary for ensuring aviation safety and security;
c) Have its service self-provision covered by the air operator's certificate.
Article 68. Business operation and provision of services at airports/aerodromes
1. Airport enterprises shall decide whether to lease out the premises under their management to other entities for provision of aviation and non-aviation services as prescribed.
2. An airport enterprise shall conclude a contract with the enterprise granted the license to provide aviation services at airports/aerodromes by CAAV within 30 days from the receipt of the request from the aviation service provider.
Article 69. Provision of aviation services at airports/aerodromes
1. Providers of aviation services at airports/aerodromes shall provide services within the scope of the license; are permitted to invest in construction of works serving the process of provision of services as prescribed by law; sign contracts with airport enterprises.
2. Every provider of aviation services at airports/aerodromes must have a backup plan for ensuring continuous service provision without interrupting aviation activities, and are permitted to decide and take responsibility for suspension of service provision under contracts and regulations of law. An advance notice of the unilateral suspension of services must be must be sent to CAAV and relevant partners at least 7 working days before the intended date of suspension. Explanation must be provided.
3. Providers of aviation services at airports/aerodromes must comply with regulations on aviation security and safety, fire safety, environmental safety, service prices, assurance of satisfaction of service standards, and service quality.
4. Providers of aviation services at airports/aerodromes must ensure that their technical infrastructure and environmental works are synchronous and compatible with the technical and environmental infrastructure of the airport/aerodrome operator and obliged to fully comply with environmental requirements laid down by regulatory bodies.
Article 70. Provision of non-aviation services at airports/aerodromes
1. The provision of non-aviation services at an airport must not affect the provision and quality of air transport services. The premises for provision of non-aviation services in a passenger or cargo terminal must comply with the work operation literature.
2. The provision of non-aviation services at the airport must satisfy the basic need for services and be suitable for nature, scale and conditions of the airport infrastructure. The selection of an organization or individual for provision of non-aviation services at an airport shall be carried out according to the principle of competitiveness and antitrust.
3. It is not allowed to provide non-aviation services in the air operations area, except for essential services including grass trimming; construction, installation, cleaning, repair, maintenance of aviation works and equipment and advertising services specified in Article 71 hereof.
4. Airports authorities shall supervise the provision of non-aviation services to satisfy demands at airports; suspend or request works operators to terminate contracts to provide non-aviation services with entities that violate regulations of law.
5. Providers of non-aviation services at airports/aerodromes must comply with regulations on aviation security and safety, fire safety, environmental safety, food safety and service pricing; ensure satisfaction of standards and quality of sold services and products; openly post prices; ensure courteousness; ensure that products are duly marked and issued with the certificate of quality/origin.
6. Technical and environmental works of non-aviation service providers must be synchronous and compatible with technical and environmental infrastructure of the airport/aerodrome operator.
Article 71. Advertisement at airports/aerodromes
1. The formulation of planning for, construction, installation and licensing of advertising works at airports/aerodromes shall comply with regulations of law on advertisement and law on construction of works.
2. Airport enterprises and works operators are entitled to conduct advertising activities in accordance with regulations of law on advertisement within the scope of management or operation.
3. The construction of advertising works and the installation of advertising facilities shall be subject to the following requirements:
a) No interference with the aesthetic and architectural features of the terminals and the signs inside the terminals;
b) No placement of advertising panels or use of fliers and sound for advertisement in the air operations area;
c) No placement of advertising panels at emergency exits of the premises;
d) No placement of advertising panels that interfere with aviation safety, aviation security, fire safety, traffic safety or movement of persons and vehicles;
dd) No use of sound for advertisement in works of the airport/aerodrome infrastructure; in other works, causing interference with aviation services;
e) No installation of light boards and advertising panels whose rotary lamp, laser light protector and lighting device interfere with the flight activities in the airport/aerodrome;
g) No use of hot air balloons, balloons, kites and other flying objects for advertisement in the airport/aerodrome;
h) No installation of electronic devices and screens for advertisement on the ground vehicles operating in restricted areas of the airport/aerodrome or the equipment in the apron;
i) No advertisement on the ground vehicles operating in restricted areas of the airport/aerodrome or the equipment in the apron, causing interference with flight activities or normal functionalities of such vehicles and equipment.
4. Airports authorities shall inspect and supervise the construction of advertising works and the advertising activities; suspend those in violation of the laws; notify and cooperate with relevant competent authorities in taking actions against violations of regulations on construction of advertising works and advertising activities at airports and aerodromes.