Chương IV Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay: Đầu tư xây dựng tại cảng hàng không, sân bay
Số hiệu: | 05/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 10/03/2021 |
Ngày công báo: | 09/02/2021 | Số công báo: | Từ số 289 đến số 290 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Ngày 25/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2021/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
Theo đó, thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay được quy định như sau:
- Thời hạn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay là không quá 03 tháng;
Thời hạn này sẽ không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
- Thời hạn lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay theo nhiệm vụ lập quy hoạch được duyệt;
Thời hạn này không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
Đồng thời, Nghị định 05 quy định căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch cảng hàng không, sân bay như sau:
- Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh có liên quan, bảo đảm:
+ Phù hợp với các quy hoạch cao hơn;
+ Phù hợp với quy hoạch chung đô thị trong trường hợp vị trí xây dựng cảng hàng không, sân bay năm trong phạm vi ranh giới hành chính đô thị;
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
- Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
Nghị định 05/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay mới hoặc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trong cảng hàng không, sân bay hiện có phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định áp dụng; phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
2. Các dự án trong quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng, cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải về sự phù hợp của dự án đầu tư xây dựng công trình với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được duyệt, sự phù hợp về dây chuyền công nghệ hàng không liên quan đến quy trình khai thác, quy định an ninh, an toàn khai thác; trừ các dự án đầu tư xây dựng do cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định của pháp luật.
3. Đối với dự án xây dựng nhà ga hành khách, ga hàng hóa, trong quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay gồm: hải quan, công an, y tế và cảng vụ hàng không.
4. Chủ đầu tư được xây dựng công trình sau khi được giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
1. Trong vòng 180 ngày kể từ ngày quy hoạch cảng hàng không, sân bay được phê duyệt, doanh nghiệp cảng hàng không chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không và phi hàng không lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay, lấy ý kiến Bộ Công an trong trường hợp kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không có các công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng không Việt Nam xem xét, thống nhất để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay;
b) Thuyết minh đánh giá nhu cầu, sự cần thiết đầu tư và kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng đối với từng hạng mục công trình;
c) Bảng giải trình ý kiến của các cơ quan, đơn vị.
2. Phạm vi công trình và giai đoạn của kế hoạch
a) Phạm vi công trình: Kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay được lập cho danh mục công trình kết cấu hạ tầng cảng hàng không và công trình cung cấp dịch vụ phi hàng không;
b) Giai đoạn của kế hoạch: Kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay được lập cho giai đoạn 05 năm hoặc theo giai đoạn được xác định trong kế hoạch đầu tư công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên không vượt quá giai đoạn quy hoạch cảng hàng không.
3. Nội dung kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng đối với từng hạng mục công trình tại cảng hàng không, sân bay gồm:
a) Tên công trình;
b) Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư;
c) Diện tích sử dụng đất;
d) Sơ bộ tổng mức đầu tư;
đ) Dự kiến nguồn vốn đầu tư;
e) Thời gian thực hiện;
g) Hình thức đầu tư.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay. Trường hợp không phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
6. Khi thay đổi về chủ trương, chính sách về đầu tư, phát triển cảng hàng không, sân bay hoặc doanh nghiệp cảng hàng không có nhu cầu, doanh nghiệp cảng hàng không rà soát, trình Cục Hàng không Việt Nam xem xét, thống nhất để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay. Hồ sơ đề nghị và trình tự thủ tục phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
Căn cứ quy hoạch cảng hàng không, sân bay và kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, việc đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay được thực hiện như sau:
1. Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý, vận hành, duy trì điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các công trình thiết yếu, trừ các trường hợp do Nhà nước trực tiếp đầu tư và các công trình quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp doanh nghiệp cảng hàng không không có khả năng đầu tư theo kế hoạch phát triển cảng hàng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải đề xuất, kêu gọi hình thức đầu tư phù hợp theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay đầu tư, nâng cấp, mở rộng các công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay được giao quản lý, khai thác.
3. Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng.
4. Trừ các công trình quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, đối với các công trình khác tại cảng hàng không, sân bay, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Đối với cảng hàng không đã được đầu tư theo phương thức PPP thì việc đầu tư các hạng mục công trình không thuộc phạm vi hợp đồng dự án PPP nhằm phát triển, mở rộng cảng hàng không được thực hiện theo phương thức PPP hoặc phương thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
6. Đối với các công trình hiện hữu còn thời hạn giao đất, thuê đất, người khai thác công trình được đầu tư, cải tạo, mở rộng công trình nhưng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất trong phạm vi ranh giới sử dụng đất công trình hiện hữu, phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được duyệt.
1. Bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 là một trong các cơ sở để cấp giấy phép xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay.
2. Bản vẽ tổng mặt bằng bao gồm các nội dung chi tiết sau:
a) Hệ thống các công trình xây dựng, kỹ thuật: Diện tích xây dựng; mật độ, số lượng, cao độ và độ cao công trình xây dựng; hệ số sử dụng đất;
b) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của cảng hàng không: Hướng tuyến, quy mô, cấp đường; cao độ khống chế các đầu mối; các mặt cắt ngang điển hình.
3. Chủ đầu tư được xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay lập bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đảm bảo phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay, phù hợp với việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung của cảng hàng không, sân bay.
4. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay tổ chức lập bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 trong phạm vi ranh giới dự án được cấp có thẩm quyền giao đầu tư và đề nghị Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt bản vẽ tổng mặt bằng;
b) Hồ sơ bản vẽ tổng mặt bằng, bao gồm: thuyết minh bản vẽ tổng mặt bằng và các bản vẽ có liên quan;
c) Văn bản góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;
d) Văn bản giải trình các ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị liên quan;
đ) Số lượng bộ hồ sơ: 10 bộ.
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, thẩm định và phê duyệt bản vẽ tổng mặt bằng trong phạm vi ranh giới dự án được giao đầu tư. Trường hợp từ chối phê duyệt, Cục Hàng không Việt Nam nêu rõ lý do.
5. Việc cấp giấy phép xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình, lắp đặt thiết bị tại cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với mục đích sử dụng, quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Người khai thác công trình, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình áp dụng và theo quy định của pháp luật về bảo trì.
3. Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay có làm thay đổi phương án khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa hoặc làm thay đổi phương án khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay.
4. Cảng vụ hàng không chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay trong thời gian giãn cách giữa các chuyến bay hoặc phương án thi công không làm thay đổi phương án khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương án khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay.
5. Chủ đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay đến Cục Hàng không Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc Cảng vụ hàng không theo quy định của khoản 4 Điều này, hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận;
b) Phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công kèm phương án điều chỉnh khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương án điều chỉnh khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay (nếu có);
c) Thỏa thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay với cơ quan, đơn vị liên quan;
d) Giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
6. Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam (đối với quy định tại khoản 3 Điều này) hoặc Cảng vụ hàng không (đối với quy định tại khoản 4 Điều này) có trách nhiệm thẩm định, ban hành văn bản chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công. Trường hợp từ chối chấp thuận, phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị, nêu rõ lý do.
7. Trường hợp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay bị hư hỏng đột xuất uy hiếp trực tiếp đến an toàn, an ninh hàng không cần thực hiện ngay, người khai thác kết cấu hạ tầng sân bay, người khai thác thiết bị bảo đảm hoạt động bay triển khai ngay việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng; thông báo ngay cho cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không để thông báo tin tức hàng không theo quy định; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không về tình trạng hư hỏng, kết quả khắc phục.
8. Đối với việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dùng chung dân dụng và quân sự, đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay chủ đầu tư dự án phải phân tích, đánh giá các tác động đến hoạt động của quân sự và giải pháp hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của quân sự trong hồ sơ đưa công trình vào khai thác hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
9. Trường hợp khai thác sân bay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế theo quy định, không được phép thi công xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị gần hệ thống điện sân bay. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại sân bay có trách nhiệm thông báo việc khai thác sân bay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế cho người khai thác cảng hàng không, sân bay và người phụ trách thi công công trình để dừng việc thi công việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
10. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm, kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp phát hiện kế hoạch, phương án thi công, phương án khai thác không đảm bảo an toàn cho hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và hoạt động bay, Cảng vụ hàng không yêu cầu chủ đầu tư, người khai thác công trình, người khai thác thiết bị bảo đảm hoạt động bay tạm dừng việc thi công và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Cảng vụ hàng không quyết định việc tiếp tục thi công sau khi người khai thác công trình, người khai thác thiết bị bảo đảm hoạt động bay hoàn thành việc khắc phục các yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
11. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tại cảng hàng không, sân bay ảnh hưởng đến hoạt động bay phải được thông báo theo quy định về thông báo tin tức hàng không.
12. Trường hợp thay đổi thời gian xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay có ảnh hưởng đến hoạt động bay mà đã được thông báo theo quy định về thông báo tin tức hàng không, chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người khai thác công trình, hoặc người khai thác thiết bị bảo đảm hoạt động bay phải thống nhất với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay và giải trình rõ lý do thay đổi thời gian thi công đã được thông báo tin tức hàng không theo quy định trước khi thực hiện quy trình thông báo sự thay đổi về thời gian thi công theo quy định.
1. Các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay phải thực hiện thủ tục đưa vào khai thác, đóng tạm thời công trình hoặc một phần công trình bao gồm:
a) Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay;
b) Công trình nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa, khu logistics hàng không, khu tập kết hàng hóa;
c) Công trình cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; dịch vụ kỹ thuật hàng không; dịch vụ suất ăn hàng không; dịch vụ xăng dầu hàng không.
2. Công trình cảng hàng không, sân bay được đưa vào khai thác phải bảo đảm đủ điều kiện và tiêu chuẩn khai thác theo quy định.
3. Công trình cảng hàng không, sân bay ngừng khai thác phải bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp phải đóng, đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay theo quy định.
4. Người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đưa công trình, một phần công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay vào khai thác trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị đưa công trình, một phần công trình vào khai thác bao gồm các thông tin: vị trí và phạm vi đưa vào sử dụng; thời gian đưa vào sử dụng phù hợp với quy định thông báo tin tức hàng không; các thông số kỹ thuật chính của hạng mục công trình; tuổi thọ công trình;
b) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng và văn bản thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Tài liệu khai thác công trình.
5. Người khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay theo quy định tại khoản 1 Điều này nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đóng tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Tờ trình xin phép đóng cửa tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay bao gồm các thông tin: lý do đóng tạm thời; vị trí và phạm vi đóng tạm thời; thời gian đóng tạm thời phù hợp với quy định thông báo tin tức hàng không;
b) Bản sao sơ đồ bản vẽ chi tiết khu vực đóng tạm thời;
c) Phương án bảo đảm duy trì hoạt động liên quan đến công trình đóng tạm thời;
d) Biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn liên quan đến công trình đóng tạm thời.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định việc đưa công trình, một phần công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay vào khai thác, đóng tạm thời một phần kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.
7. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc lập tài liệu khai thác công trình.
8. Cảng vụ hàng không thực hiện việc kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ phương án bảo đảm duy trì hoạt động, biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn liên quan đến công trình đóng tạm thời.
9. Khi có sự thay đổi về các thông số kỹ thuật của các công trình, quy trình khai thác, cung cấp dịch vụ, người khai thác công trình phải tiến hành cập nhật vào các trang tu chỉnh của tài liệu khai thác công trình. Định kỳ một lần trong năm, người khai thác công trình rà soát và trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt lại tài liệu khai thác công trình khi có sự thay đổi liên quan đến các nội dung của tài liệu khai thác công trình. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt;
b) Dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu;
c) Tài liệu chứng minh nội dung sửa đổi, bổ sung;
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
10. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định tài liệu khai thác công trình, phê duyệt sửa đổi, bổ sung tài liệu hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối phê duyệt cho người đề nghị.
11. Việc cấp phép đưa vào khai thác, đóng tạm thời công trình cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
Article 46. Requirements for investment in construction of new airports/aerodromes or work items in current airports/aerodromes
1. The investment in construction of a new airport/aerodrome or work item in the current airport/aerodrome shall comply with the following requirements:
a) Conform to the airport/aerodrome planning approved by a competent authority;
b) Comply with applicable standards and regulations; conform to ICAO’s standards;
c) Comply with regulations of law on civil aviation, investment, construction and environmental protection.
2. Regarding the projects in the process of appraising the construction project, the authority presiding over appraising the feasibility study report shall collect comments of the Ministry of Transport about the conformity of the construction project with the approved airport/aerodrome planning, conformity of aviation technology line related to operation procedure, regulations operation security and safety; except for construction projects whose feasibility reports are appraised by specialized agencies of the Ministry of Transport as prescribed by law.
3. For a passenger terminal or cargo terminal construction project, in the process of appraising the project, the authority presiding over appraising the feasibility study report shall comply with the regulation set out in Clause 2 of this Article and collect comments of regulatory bodies regularly operating in the airport/aerodrome, including customs authority, police authority, health authority and airport authority.
4. Investors are entitled to construct works after land is allocated or leased out to them as prescribed by law.
Article 47. Formulation and adjustment of plans for investment in development, renovation and expansion of current airports/aerodromes
1. Within 180 days from the date on which the airport/aerodrome planning is approved, the airport enterprise shall preside over and cooperate with the air navigation enterprise and aviation and non-aviation service providers in formulating a plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome, collecting comments of the Ministry of Public Security in the case where the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport include works that are on the list of important works related to national security and submitting 01 application to the CAAV, which will submit it to the Ministry of Transport for approval. The application consists of:
a) An application form for approval of the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome;
b) A description of the demand, necessity for investment and plan for investment in development, renovation or expansion for each work item;
c) A document containing explanation to comments from agencies and units.
2. Scope of operation and period of the plan
a) Scope of operation: the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome is formulated for the list of airport infrastructure and works for provision of non-aviation services;
b) Period of the planning: the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome is formulated for a period of 05 years or for the period defined in the public investment plan approved by the competent authority but not exceeding the airport planning period.
3. Contents of the plan for investment in development, renovation or expansion tailored for each work item at the airport/aerodrome include:
a) Name of the work;
b) Investment objectives, scale and location;
c) Area of land used;
d) Preliminary total investment;
dd) Expected sources of investment capital;
e) Duration;
g) Investment method.
4. Within 30 days from the receipt of the satisfactory application, the CAAV shall appraise and submit it to the Ministry of Transport for approval. If the application is unsatisfactory, within 03 working days from the receipt of the application, the CAAV shall respond to the applicant in writing and instruct him/her to complete the application.
5. Within 15 days from the receipt of the CAAV’s appraisal result report, the Ministry of Transport shall consider approving the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome. If the application is rejected, the Ministry of Transport shall provide a written explanation to the applicant.
6. When the policy on investment in or development of the airport/aerodrome is changed or the airport enterprise wishes to adjust the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome, the airport enterprise shall review the plan, submit it to the CAAV, which will submit it to the Ministry of Transport for approval of the adjustment. The application and procedures for approval of the adjustment to the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome are specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 48. Organizing implementation of plan for investment in development, renovation or expansion of current airport/aerodrome
According to the airport/aerodrome planning and the plan for investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome approved by the Ministry of Transport, the investment in development, renovation or expansion of the airport/aerodrome shall be carried out as follows:
1. In order to ensure the uniformity and synchronization in managing, operating and maintain satisfaction of conditions for operation of the airport/aerodrome, the airport enterprise shall invest in construction, renovation or expansion of essential works, except for works in which the State directly invests and the works specified in Clause 2 of this Article. If the airport enterprise fails to make investment according to the airport development plan approved by the competent authority, the Ministry of Transport shall propose and call for an appropriate investment method as prescribed by law.
2. The air navigation service provider shall invest in, upgrade and expand works and technical infrastructure for air navigation assigned to manage and operate.
3. Head offices of regulatory bodies shall be invested in, upgraded and expanded by the regulatory bodies.
4. Except for the works specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, for the works operated at the airport/aerodrome, the Ministry of Transport shall organize the selection of investors as prescribed by law.
5. For the PPP-invested airport, the investment in work items not covered by the PPP project contract for the purposes of airport development or expansion shall not be made in the form of PPP or other form as prescribed by law.
6. If the allocation or lease term of the land area where existing works are located has not expired, operators of such works are entitled to invest in, renovate and expand them without repurposing land within the area or boundary of the land area where the existing works are located in conformity with the approved airport/aerodrome planning.
1. A 1/500 scale general plan serves as one of the bases for issuing the construction permit at an airport/aerodrome.
2. The general plan consists of:
a) A system of construction and technical works: construction area; density, quantity, height, and elevation of construction works; land use coefficient;
b) A system of technical infrastructure connected to shared technical infrastructure of the airport: direction, route, scale, level; elevation limits; typical cross sections.
3. Every investor entitled to construct works at an airport/aerodrome shall make a 1/500 scale general plan which conforms to the airport/aerodrome planning and is suitable for connection with shared technical infrastructure of the airport/aerodrome.
4. The investor in the project on construction of works at the airport/aerodrome shall make a 1/500 scale general plan within the boundary of the project assigned by a competent authority invest in and submit an application to the CAAV for approval. The application includes:
a) An application form for approval of the general plan;
b) Documents on the general plan, including a description of the general plan and relevant drawings;
c) A document that contains comments offered by relevant agencies and units;
d) A written explanation for comments offered by relevant agencies and units;
dd) Number of applications: 10 sets.
Within 45 days from the receipt of the satisfactory application, the CAAV shall collect comments of relevant units, appraise and approve the general plan within the boundary of the project assigned to invest in. If the application is rejected, the CAAV shall provide explanation.
5. The issuance of the construction permit to work construction projects at an airport/aerodrome shall comply with regulations of law on construction.
Article 50. Ensuring operation safety during construction and installation of equipment on newly built works, repaired or renovated works; dismantling of works; warranty and maintenance of construction works, putting works into operation at airports/aerodromes
1. The construction, renovation and upgrading of works and installation of equipment at airports/aerodromes must be appropriate to their intended use and the airport/aerodrome planning approved by the competent authority.
2. Operators of works and equipment at airports and aerodromes have the responsibility to maintain and repair them in accordance with applied technical regulations and standards and regulations of law on maintenance.
3. The CAAV shall grant approval for the plan to ensure safety and security upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation and maintenance of equipment within airports and aerodromes, which changes the plan to operate runways, taxiways, aprons, passenger terminals or cargo terminals or changes the plan to operate the system of air navigation equipment.
4. The airports authority shall grant approval for the plan to ensure safety and security upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation and maintenance of equipment within an airport or aerodrome during the interval between flights or the construction plan which does not change the plan to operate runways, taxiways, aprons, passenger terminals or cargo terminals or the plan to operate the system of air navigation equipment.
5. Every investor in construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation, maintenance and repair of equipment within an airport or aerodrome shall submit 01 application for approval of the plan to ensure safety and security upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome to the CAAV as prescribed in Clause 3 of this Article or the airports authority as prescribed in Clause 4 of this Article. The application includes:
a) An application for approval;
b) The plan to maintain security, safety and environmental hygiene at the airport/aerodrome during the construction enclosed with the adjusted plan to operate runways, taxiways, aprons, passenger terminals or cargo terminals or the adjusted plan to operate the system of air navigation equipment (if any);
c) An agreement on the plan to maintain security, safety and environmental hygiene at the airport/aerodrome with relevant agencies and units;
d) The construction permit, for the works required to obtain the construction permit in accordance with regulations of law on construction.
6. Within 12 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV (in the case in Clause 3 of this Article) or the airports authority (in the case in Clause 4 of this Article) shall appraise it and grant a written approval for the plan to maintain security, safety and environmental hygiene at the airport/aerodrome during the construction. If the application is rejected, provide a written explanation to the applicant.
7. If any runway, taxiway, apron or air navigation equipment is damaged directly threatening aviation security and safety, thereby requiring an immediate action, the operator of aerodrome infrastructure and operator of air navigation equipment shall immediately repair the damage, and immediately notify the aeronautical information service provider to publish aeronautical information as prescribed; notify the CAAV and airports authority of the damage and repair thereof.
8. Regarding the construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, installation, maintenance and repair of equipment for joint civil-military use, and suspension of the airport/aerodrome, the project investor shall analyze and assess the effects on military activities and measures to reduce effects on military activities in the documents on putting works into operation or the application for approval of the measure to ensure security and safety upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works, and installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome.
9. If an aerodrome is operated in low visibility conditions pursuant to regulations, the construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works or installation, maintenance and repair of equipment adjacent to the aerodrome's electricity system shall not proceed. Provider(s) of air navigation services in the aerodrome shall notify the airport/aerodrome operator and works contractors of operation of the aerodrome in low visibility conditions so as to suspend the construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of the works, or installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome.
10. The airports authority shall inspect and maintain the compliance with the plan to maintain safety, security and environmental hygiene upon construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of works or installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome which has been approved by the competent authority. If it is found that the construction plan or operation plan fails to ensure safety of activities conducted at the airport/aerodrome and air navigation, the airports authority shall request investors and operators of works and air navigation equipment to suspend the construction and take actions against violations as prescribed by law. The airports authority shall decide the construction after the work operator or air navigation equipment operator completes the performance of remedial actions requested by the airports authority.
11. The construction, renovation, upgrading, maintenance and repair of the works, or installation, maintenance and repair of equipment within the airport/aerodrome which affect air navigation must be published in accordance with regulations of law on publishing of aeronautical information.
12. If the time of construction, renovation, upgrading, maintenance or repair of a work, or installation, maintenance or repair of equipment within the airport/aerodrome affects air navigation but has been published in accordance with regulations of law on publishing of aeronautical information, the investor in construction of the work or work operator or air navigation equipment operator shall reach an agreement with the airports authority and airport/aerodrome operator and provide explanation for reasons for changing the published time of construction as prescribed before following the procedures for publishing the change of time of construction as prescribed.
Article 51. Putting works and parts of airport or aerodrome infrastructure into operation and suspension thereof
1. Works of the airport/aerodrome infrastructure required to undergo procedures for putting works into operation or suspension of works or part of works include:
a) Runways, taxiways, aprons;
b) Passenger terminals, cargo terminals, cargo warehouses, aviation logistics areas, cargo assembly areas;
c) Works for provision of ground-based commercial services; aircraft repair and maintenance services; aviation equipment repair and maintenance services; technical aviation services; air catering services; aviation fuel services.
2. Works at the airport/aerodrome must satisfy all operation conditions and standards as prescribed before being put into operation.
3. The shutdown of a work at the airport/aerodrome must ensure normal operation of the airport/aerodrome unless the airport/aerodrome has to be shut down or suspended as prescribed.
4. The operator of a work of the airport/aerodrome infrastructure in Point a, b or c Clause 1 of this Article shall submit 01 application to the CAAV for initiating the full or partial operation of the work of the airport/aerodrome, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form for initiating the full or partial operation of the work, which indicates the location and scope of operation; time of initiation in compliance with regulations on publishing of aeronautical information; main specifications of the work items; lifespan of the work;
b) A record on the commissioning of the work item or work for operation and notification of inspection of commissioning of the work item or work issued by a competent authority in accordance with regulations of law construction;
c) The work operation literature.
5. The operator of a work of the airport/aerodrome infrastructure in Clause 1 of this Article shall submit 01 application to the CAAV for partial suspension of the airport/aerodrome infrastructure, whether in person or by post or another appropriate method. The application includes:
a) An application form for partial suspension of the airport/aerodrome infrastructure, which indicates the reason(s) for partial suspension; location and scope of suspension; duration of suspension in accordance with regulations on publishing of aeronautical information;
b) A copy of the detailed drawing of the suspended area;
c) The plan for maintaining activities related to the suspended work;
d) The measures for safety and security assurance in connection with the suspended work.
6. Within 10 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall consider deciding to initiate the full or partial operation of the airport/aerodrome infrastructure or partial suspension of the airport/aerodrome infrastructure. If the application is rejected, the CAAV shall provide a written explanation.
7. The CAAV shall provide guidelines for formulating work operation literature.
8. The airports authority shall inspect and assure the adherence to the plan for maintaining activities and measures for assuring safety and security in connection with the suspended works.
9. If any technical specification of a work, operation procedure or service provision procedure is changed, the work operator shall update the change to the work operation literature’s amendment pages. Once a year, the work operator shall review the work operation literature and submit it to the CAAV for re-approval if there is any change to its contents. The application includes:
a) An application for approval;
b) The draft of the amendment(s) and supplement(s);
c) Documentary evidences for such amendment(s) and supplement(s);
d) Number of applications: 01 set.
10. Within 15 days from the receipt of the sufficient application, the CAAV shall appraise the work operation literature, approve the amendment(s) or supplement(s) or provide a written explanation for its rejection of the application to the applicant.
11. The permission for launch or suspension of works for provision of air navigation services shall comply with regulations of law on air navigation management and provision of air navigation services.