Chương 4 : Nhân viên hàng không
Số hiệu: | 66/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 07/11/2006 | Số công báo: | Từ số 7 đến số 8 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Nhân viên hàng không phải được ký hợp đồng lao động bằng văn bản với tổ chức sử dụng lao động.
3. Nhân viên hàng không được hưởng các quyền lợi và có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng lao động và pháp luật về lao động.
1. Nhân viên hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không, kiểm soát viên không lưu phải mang theo giấy chứng nhận đủ điều kiện về sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
3. Nhân viên hàng không chỉ được cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nếu được đào tạo tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được Bộ Giao thông vận tải cho phép hoặc công nhận.
4. Người đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không phải nộp lệ phí.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về:
a) Chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không; đối với quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, tiêu chuẩn và thủ tục cấp, công nhận giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không;
c) Tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, huấn luyện của các cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên hàng không.
2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khoẻ của nhân viên hàng không và cơ sở y tế giám định sức khoẻ cho nhân viên hàng không.
1. Tổ bay bao gồm những người được người khai thác tàu bay chỉ định để thực hiện nhiệm vụ trong chuyến bay.
2. Thành phần tổ bay bao gồm tổ lái, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác theo yêu cầu thực hiện chuyến bay.
1. Thành viên tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
2. Tàu bay chỉ được phép thực hiện chuyến bay khi có đủ thành phần tổ lái theo quy định của pháp luật quốc gia đăng ký tàu bay hoặc quốc gia của người khai thác tàu bay.
1. Tiếp viên hàng không là người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay nhưng không được thực hiện nhiệm vụ của thành viên tổ lái.
2. Nhiệm vụ cụ thể của tiếp viên hàng không đối với từng loại tàu bay do người khai thác tàu bay quy định. Người khai thác tàu bay phải bố trí đủ số lượng tiếp viên hàng không và phù hợp với loại tàu bay.
1. Người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định.
2. Người chỉ huy tàu bay có quyền cao nhất trong tàu bay, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong thời gian tàu bay đang bay.
Tàu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngoài được đóng lại sau khi hoàn thành xếp tải đến thời điểm mà bất kỳ cửa ngoài nào được mở ra để dỡ tải; trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, tàu bay được coi là đang bay cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay.
1. Quyết định và chịu trách nhiệm về việc cất cánh, hạ cánh, huỷ bỏ chuyến bay, quay trở lại nơi cất cánh hoặc hạ cánh khẩn cấp.
2. Không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc chỉ dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong trường hợp cần tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp cho hoạt động hàng không và phải báo cáo ngay với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
Trong trường hợp vì tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp mà phải bay chệch đường hàng không thì sau khi hết nguy hiểm, người chỉ huy tàu bay và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa tàu bay về đường hàng không.
3. Trong thời gian tàu bay đang bay, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người thực hiện một trong các hành vi sau đây trong tàu bay:
a) Phạm tội;
b) Đe doạ, uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Hành hung hoặc đe dọa thành viên tổ bay, hành khách;
d) Không tuân theo sự hướng dẫn của người chỉ huy tàu bay hoặc của thành viên tổ bay thay mặt người chỉ huy tàu bay về việc bảo đảm an toàn cho tàu bay, duy trì trật tự, kỷ luật trong tàu bay;
đ) Phá hoại thiết bị, tài sản trong tàu bay;
e) Sử dụng ma tuý;
g) Hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc ở những nơi không được phép có khả năng uy hiếp an toàn của tàu bay;
h) Sử dụng thiết bị điện tử xách tay, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác khi tàu bay cất cánh, hạ cánh hoặc khi bị cấm vì an toàn chuyến bay;
i) Các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vi phạm trật tự công cộng khác.
4. Giao những người thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay gần nhất.
5. Quyết định việc xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
6. Ra mệnh lệnh cần thiết đối với mọi người trong tàu bay và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong trường hợp hạ cánh bắt buộc.
7. Thực hiện các công việc sau đây trong trường hợp không nhận được chỉ thị hoặc chỉ thị không rõ ràng của người khai thác tàu bay và phải thông báo ngay cho người khai thác tàu bay:
a) Thanh toán những khoản chi phí cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của chuyến bay, bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong chuyến bay;
b) Thực hiện những công việc cần thiết để tàu bay tiếp tục chuyến bay;
c) Thuê nhân công trong thời hạn ngắn theo từng vụ việc cần thiết cho chuyến bay.
1. Thi hành chỉ thị của người khai thác tàu bay.
2. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay khi tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn và là người cuối cùng rời khỏi tàu bay.
3. Thông báo cho cơ sở đang cung cấp dịch vụ không lưu và trợ giúp theo khả năng nhưng không gây nguy hiểm cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay của mình khi phát hiện người, phương tiện giao thông hoặc tài sản khác bị nạn ở ngoài tàu bay.
4. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa tàu bay về đường hàng không trong trường hợp bay chệch đường hàng không.
1. Quyền lợi của thành viên tổ bay làm việc trên tàu bay do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác được xác định theo hợp đồng lao động và quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.
2. Thành viên tổ bay được người sử dụng lao động mua bảo hiểm tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Trong trường hợp không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thì người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm cung cấp mọi chi phí đưa thành viên tổ bay về địa điểm xác định trong hợp đồng hoặc địa điểm đã tiếp nhận trong trường hợp không có thỏa thuận khác.
4. Khi thành viên tổ bay ngừng làm việc vì lý do an toàn hàng không, an ninh hàng không theo quyết định của người chỉ huy tàu bay thì hợp đồng lao động của thành viên tổ bay đó không bị chấm dứt. Người khai thác tàu bay phải chịu các chi phí hợp lý phát sinh từ việc này.
5. Hợp đồng lao động bị chấm dứt tại thời điểm theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng; trường hợp hợp đồng lao động hết hạn khi thành viên tổ bay đang thực hiện nhiệm vụ thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động là thời điểm kết thúc nhiệm vụ.
6. Trong trường hợp người khai thác tàu bay thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi thành viên tổ bay đang thực hiện nhiệm vụ thì thời điểm thông báo được xác định là thời điểm kết thúc nhiệm vụ.
1. Tuân thủ mệnh lệnh của người chỉ huy tàu bay.
2. Không được rời tàu bay khi chưa có lệnh của người chỉ huy tàu bay.
Article 68.- Aviation personnel
1. Aviation personnel are those personally involved in activities related to assurance of aviation safety and security, operation of aircraft, air carriage or air navigation and having appropriate professional licenses and certificates granted or recognized by the Ministry of Transport.
2. Aviation personnel are entitled to sign written labor contracts with their employing organizations.
3. Aviation personnel are entitled to interests and are obliged to perform obligations stated in their labor contracts and provided for by the labor law.
Article 69.- Professional licenses and certificates of aviation personnel
1. While on duty, aviation personnel shall carry appropriate licenses and certificates granted or recognized by the Ministry of Transport.
2. Apart from the provisions of Clause 1 of this Article, flight crew members, cabin crew member and air traffic controllers shall carry health certificates granted by competent medical establishments.
3. Aviation personnel shall be granted professional licenses and certificates after receiving training at professional training establishments permitted or recognized by the Ministry of Transport.
4. Applicants for aviation personnel's professional licenses and certificates shall pay a fee.
Article 70.- Specific provisions on aviation personnel, professional training establishments and medical establishments engaged in health assessment
1. The Minister of Transport shall issue detailed regulations on:
a/ Specific labor and labor discipline regimes for aviation personnel; for regulations on work time and rest time, which are subject to written agreement of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b/ Titles, title-based tasks and criteria and procedures for the grant and recognition of professional licenses and certificates of aviation personnel;
c/ Standards and training programs of professional training establishments for aviation personnel.
2. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, prescribing health criteria for aviation personnel and for medical establishments engaged in examining the health of aviation personnel.
Article 71.- Composition of crew
1. A crew consists of persons designated by the aircraft operator to perform duties during a flight.
2. A crew is composed of a flight crew, cabin crew members and other aviation personnel as required by the flight.
1. Flight crew members are those who navigate the aircraft, including the principal pilot, assistant pilot and other aviation personnel suitable to the aircraft class.
2. An aircraft may make a flight only when it has a full flight crew as required by the law of the state in which the aircraft is registered or by the law of the state of the aircraft operator.
Article 73.- Cabin crew members
1. Cabin crew members are those whose duty is to ensure safety for passengers during a flight and to provide services on board the aircraft according to the assignment of the aircraft operator or commander but who may not perform duties of flight crew members.
2. Specific duties of cabin crew members for each class of aircraft shall be assigned by the aircraft operator. Aircraft operators shall arrange a sufficient number of cabin crew members suitable to the class of aircraft.
Article 74.- Aircraft commanders
1. Aircraft commander is a member of the flight crew appointed by the aircraft operator for a flight; for aviation for non-commercial purposes, the aircraft commander shall be appointed by the aircraft owner.
2. The aircraft commander has the supreme power in the aircraft, and is responsible for ensuring aviation safety and security for the aircraft, persons and property in the aircraft in flight.
An aircraft shall be considered to be in flight from the moment when all its external doors are closed following embarkation until the moment when any of such door is opened for disembarkation; in case of a forced landing, the flight is deemed to continue until a competent state agency takes over the responsibility for the aircraft and for persons and property on board.
Article 75.- Rights of the aircraft commander
1. To decide on and take responsibility for the takeoff, landing, flight cancellation, return to the takeoff place or urgent landing.
2. To refrain from performing flight duties, flight plans or instructions of an air traffic service establishment in case of necessity to avert an instant and direct danger to air navigation and immediately report it to the air traffic service establishment.
In case of deviating the aircraft from the designated air route for the purpose of averting an instant and direct danger, after the danger is averted, the aircraft commander and the air traffic service establishment shall quickly apply every necessary measure to steer the aircraft back to its air route.
3. When the aircraft is in flight, to apply measures to stop persons from taking one of the following acts in the aircraft:
a/ Committing a crime;
b/ Endangering aviation safety and security;
c/ Attacking or threatening crew members or passengers;
d/ Failing to follow instructions of the aircraft commander or a crew member on behalf of the aircraft commander to ensure safety for the aircraft and maintain order and discipline in the aircraft;
e/ Destroying equipment and property in the aircraft;
f/ Abusing narcotics;
g/ Smoking in the aircraft toilets or no-smoking places, possibly endangering the safety of the aircraft;
h/ Using portable electronic devices, cellular phones or other electronic devices when the aircraft is taking off or landing or when it is banned for the safety of the flight;
i/ Other acts running counter to fine national customs and habits or violating public order.
4. To hand over persons committing acts specified in Clause 3 of this Article to competent state agencies after the aircraft lands at the nearest airport or airfield.
5. To decide to discharge fuel, drop baggage, cargo or other articles from the aircraft in accordance with Article 88 of this Law.
6. To issue necessary orders to everyone in the aircraft and continue performing his/her duties and powers till competent state agencies start to take over the aircraft, persons and property on board the aircraft in case of a forced landing.
7. To perform the following tasks in case of receiving no instructions or unclear instructions from the air operator and immediately notify the aircraft operator thereof:
a/ Paying necessary expenses for fulfilling the tasks of the flight, ensuring safety for persons and property during flight;
b/ Performing necessary tasks for the aircraft to continue the flight;
c/ Hiring laborers for a short term to perform jobs necessary for the flight.
Article 76.- Obligations of the aircraft commander
1. To obey instructions of the aircraft operator.
2. To take every necessary measure to ensure safety for the aircraft, persons and property in the aircraft in danger or in distress and to be the last leaving the aircraft.
3. When detecting persons, means of transport or other property in distress outside his/her aircraft, to notify the establishment which is providing air traffic services and to render assistance according to his/her ability without causing danger to his/her own aircraft, persons and property on board his/her own aircraft.
4. To take every necessary measure to steer the aircraft back to the designated air route when it deviates therefrom.
Article 77.- Interests of crew members
1. Interests of crew members working on an aircraft operated by a Vietnamese organization or individual are defined in their labor contracts and in accordance with the Vietnamese labor law.
2. The employer shall purchase accident insurance for flight crew members on duty.
3. If a crew member cannot continue performing his/her duties, the aircraft operator shall fully pay for his/her travel to the place designated in the contract or back to the place of his/her reception, unless otherwise agreed upon.
4. When a crew member stops working for aviation safety or security reasons as decided by the aircraft commander, his/her labor contract shall not be terminated. The aircraft operator shall bear all reasonable costs arising therefrom.
5. A labor contract shall terminate at the time agreed upon therein; if a labor contract terminates at a point of time when the crew member concerned is performing his/her duty, the time of termination of such contract is the time the flight crew member completes his/her duties.
6. If the aircraft operator notifies its unilateral termination of the labor contract when the crew member concerned is performing his/her duties, the time of notification shall be determined to be the time when the flight crew member completes his/her duties.
Article 78.- Obligations of crew members
1. To obey orders of the aircraft commander.
2. Not to leave the aircraft without the order of the aircraft commander.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực