Chương 2 Luật Hàng không dân dụng việt nam 2006: Tàu bay
Số hiệu: | 66/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 07/11/2006 | Số công báo: | Từ số 7 đến số 8 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
2. Tàu bay đăng ký mang quốc tịch Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa quốc tịch nước ngoài;
b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay;
c) Phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc công nhận.
3. Tàu bay đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam được tạm thời đăng ký mang quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
4. Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam, trong trường hợp là cá nhân thì cá nhân phải thường trú tại Việt Nam.
5. Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê không có tổ bay, thuê mua được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
6. Sổ đăng bạ tàu bay ViệtNam được mở công khai và ghi các thông tin về đăng ký quốc tịch tàu bay. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng bạ tàu bay ViệtNam và phải nộp lệ phí.
7. Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam từ thời điểm ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay.
8. Người đề nghị đăng ký tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải nộp lệ phí.
Khi hoạt động, tàu bay phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký phù hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.
Trình tự, thủ tục đăng ký, xoá đăng ký quốc tịch ViệtNam của tàu bay do Chính phủ quy định.
1. Tàu bay chỉ được phép khai thác trong vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;
b) Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;
c) Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;
d) Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.
3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay phải nộp lệ phí.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài được công nhận với điều kiện việc cấp giấy chứng nhận đó phù hợp với tiêu chuẩn mà Việt Nam quy định hoặc công nhận.
1. Giấy chứng nhận loại được cấp hoặc công nhận nếu thiết kế của tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay đáp ứng tiêu chuẩn đủ điều kiện bay mà Việt Nam quy định hoặc được công nhận.
2. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận loại phải nộp lệ phí.
3. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
1. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi xuất khẩu phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu phải nộp lệ phí.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay phải bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, an ninh quốc gia, phù hợp với nhu cầu khai thác kinh doanh.
Tuổi tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam do Chính phủ quy định.
3. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay nhập khẩu với mục đích làm đồ dùng học tập và các mục đích phi hàng không khác không được sử dụng vào hoạt động hàng không dân dụng.
1. Việc thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải có giấy phép do Bộ Giao thông vận tải cấp. Người đề nghị cấp giấy phép phải nộp lệ phí.
3. Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay mang quốc tịch Việt Nam chỉ được bảo dưỡng tại cơ sở bảo dưỡng và theo chương trình bảo dưỡng đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; thủ tục cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, Giấy chứng nhận loại; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay.
1. Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay.
2. Người khai thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
Người khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại.
1. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay được cấp cho tổ chức để chứng nhận việc đáp ứng điều kiện khai thác an toàn đối với loại tàu bay và loại hình khai thác quy định.
2. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay phù hợp;
b) Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
c) Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp với tính chất và quy mô khai thác;
d) Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
đ) Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.
3. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phải nộp lệ phí.
1. Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an toàn.
2. Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
3. Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
4. Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành thạo cho các loại hình khai thác.
5. Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
6. Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
7. Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.
1. Khi khai thác, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay;
c) Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
d) Giấy phép, chứng chỉ phù hợp của thành viên tổ bay;
đ) Nhật ký bay;
e) Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay, nếu được lắp đặt;
g) Tài liệu hướng dẫn bay dành cho tổ lái;
h) Danh sách hành khách trong trường hợp vận chuyển hành khách;
i) Bản kê khai hàng hóa trong trường hợp vận chuyển hàng hóa;
k) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
l) Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay.
2. Giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải là bản chính, trừ Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
3. Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay mang quốc tịch nước ngoài thực hiện các chuyến bay đến và đi từ Việt Nam phải phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.
Tàu bay khi khai thác phải tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc hướng dẫn khai thác tàu bay, điều kiện, thủ tục và trình tự cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay.
1. Các quyền đối với tàu bay bao gồm:
a) Quyền sở hữu tàu bay;
b) Quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn từ sáu tháng trở lên;
c) Thế chấp, cầm cố tàu bay;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm quyền đối với thân, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị vô tuyến điện của tàu bay và các trang bị, thiết bị khác được sử dụng trên tàu bay đó không phụ thuộc vào việc đã lắp đặt trên tàu bay hoặc tạm thời tháo khỏi tàu bay.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này phải đăng ký các quyền đó theo quy định của Chính phủ.
2. Người đề nghị đăng ký các quyền đối với tàu bay phải nộp lệ phí.
3. Các vấn đề liên quan đến các quyền đã đăng ký của cùng một tàu bay phải được ghi trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
Việc đăng ký các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm được cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
4. Việc chuyển đăng ký các quyền đối với tàu bay từ Việt Nam ra nước ngoài phải được sự đồng ý của những người có các quyền đó, trừ trường hợp tàu bay bị bán để thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.
1. Việc chuyển quyền sở hữu tàu bay phải được lập thành văn bản và có hiệu lực từ thời điểm được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
2. Việc chuyển quyền sở hữu tàu bay không làm mất quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay, trừ trường hợp tàu bay bị bán để thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.
Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay thuộc sở hữu nhà nước có quyền, nghĩa vụ như chủ sở hữu tàu bay theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
1. Người thế chấp tàu bay giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay của tàu bay thế chấp.
2. Thế chấp tàu bay thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp một tàu bay là tài sản thế chấp cho nhiều chủ nợ thì thứ tự thế chấp được xác định theo thời gian đăng ký thế chấp.
4. Sau khi các khoản nợ ưu tiên đã được thanh toán, những chủ nợ đã được đăng ký thế chấp được trả nợ theo thứ tự đăng ký.
5. Tàu bay đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, trừ trường hợp có sự đồng ý của người nhận thế chấp.
6. Đăng ký thế chấp tàu bay bị xoá trong các trường hợp sau đây:
a) Nghĩa vụ được bảo đảm đã chấm dứt;
b) Hợp đồng thế chấp tàu bay bị huỷ bỏ;
c) Tàu bay là tài sản thế chấp đã được xử lý;
d) Có bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc huỷ bỏ thế chấp tàu bay hoặc tuyên bố hợp đồng thế chấp tàu bay vô hiệu;
đ) Theo đề nghị của người nhận thế chấp tàu bay.
7. Trong trường hợp tàu bay thế chấp bị mất tích hoặc hư hỏng đã được bảo hiểm thì người nhận thế chấp đã đăng ký thế chấp được hưởng số tiền bảo hiểm đó.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay được hưởng quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay và các chi phí có liên quan.
2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay, tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tại khoản 1 Điều này theo quy định của Chính phủ; người yêu cầu đăng ký quyền ưu tiên thanh toán từ việc cứu hộ, gìn giữ tàu bay phải nộp lệ phí.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay bị chấm dứt, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay đã đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay;
b) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay và tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thanh toán đã thoả thuận với nhau về số tiền phải thanh toán;
c) Tổ chức, cá nhân cứu hộ, giữ gìn tàu bay đã khởi kiện về thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay.
1. Các khoản nợ ưu tiên được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Án phí và các chi phí cho việc thi hành án;
b) Tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay và các chi phí có liên quan.
2. Các khoản nợ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được thanh toán theo thứ tự khoản nợ nào phát sinh sau thì được thanh toán trước.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được thuê, cho thuê tàu bay để thực hiện vận chuyển hàng không và các hoạt động hàng không dân dụng khác.
2. Thuê, cho thuê tàu bay bao gồm các hình thức sau đây:
a) Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay;
b) Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay.
3. Hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay phải được lập thành văn bản.
1. Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay, tàu bay được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên cho thuê.
2. Bên cho thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng, khai thác tàu bay.
1. Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay, tàu bay được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên thuê.
2. Bên thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng, khai thác tàu bay.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu bay không có tổ bay của nước ngoài, nếu phát sinh những yêu cầu đặc biệt của bên thuê về phương tiện, thiết bị trên tàu bay, thiết bị liên lạc và dẫn đường thì phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
Khi sử dụng tàu bay thuê, bên thuê không được cho bên cho thuê hoặc bất kỳ người có liên quan nào khác hưởng các lợi ích kinh tế hoặc sử dụng các quyền vận chuyển hàng không của bên thuê.
1. Việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản sau khi xem xét các nội dung sau đây:
a) Hình thức thuê;
b) Tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu bay;
c) Thời hạn thuê;
d) Số lượng, loại và tuổi tàu bay thuê;
đ) Quốc tịch tàu bay;
e) Giấy chứng nhận liên quan đến tàu bay;
g) Thoả thuận về việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và đối với người thứ ba ở mặt đất;
h) Tổ chức chịu trách nhiệm khai thác, bảo dưỡng tàu bay theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê, cho thuê tàu bay phải cung cấp bản sao hợp đồng thuê, cho thuê và các tài liệu có liên quan theo yêu cầu để xem xét chấp thuận; Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm trả lời trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các tài liệu này.
3. Thủ tục chấp thuận quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với việc thuê tàu bay có thời hạn không quá bảy ngày liên tục trong các trường hợp sau đây:
a) Thay thế tàu bay khác làm nhiệm vụ chuyên cơ hoặc bị trưng dụng vào các mục đích công vụ nhà nước khác;
b) Thay thế tàu bay bị tai nạn, sự cố kỹ thuật;
c) Thay thế tàu bay không khai thác được vì lý do bất khả kháng.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu bay quy định tại khoản này phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Giao thông vận tải về việc bên cho thuê có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phù hợp.
4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nghĩa vụ thanh lý hợp đồng, tái xuất tàu bay thuê hoặc đưa tàu bay cho thuê về Việt Nam trong trường hợp hợp đồng hết hiệu lực, Giấy phép tạm nhập khẩu tàu bay thuê hoặc Giấy phép tạm xuất khẩu tàu bay cho thuê hết hiệu lực hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thì Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay hoặc của quốc gia của người khai thác tàu bay có liên quan để tiếp nhận hoặc chuyển giao nghĩa vụ của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quốc gia của người khai thác tàu bay là quốc gia nơi người khai thác tàu bay có trụ sở chính nếu người khai thác là tổ chức hoặc nơi thường trú nếu người khai thác là cá nhân.
2. Thoả thuận quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện:
a) Quy định về bảo đảm hoạt động bay;
b) Quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay;
c) Yêu cầu đối với thành viên tổ bay;
d) Quy định liên quan đến lắp đặt và sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay.
1. Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, an toàn hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện kế hoạch bay, thực hiện phép bay;
c) Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
d) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Thanh tra hàng không lập biên bản và ra quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay. Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay có hiệu lực ngay và phải được gửi cho người chỉ huy tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay thì quyết định đó có hiệu lực ngay. Quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay phải được gửi ngay sau đó cho Cảng vụ hàng không nơi tàu bay dự định khởi hành.
4. Người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay phải tuân thủ quyết định đình chỉ thực hiện chuyến bay và có quyền yêu cầu cơ quan hoặc người ra quyết định làm rõ lý do đình chỉ.
5. Tàu bay bị đình chỉ thực hiện chuyến bay được tiếp tục thực hiện chuyến bay sau khi không còn các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay.
1. Tàu bay đang bay trong lãnh thổ Việt Nam có thể bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay khi chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc trong các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; quyết định này có hiệu lực ngay.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay thì quyết định này có hiệu lực ngay. Quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh phải được gửi ngay sau đó cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và Cảng vụ hàng không có liên quan.
4. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có liên quan có trách nhiệm yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo quyết định của Giám đốc Cảng vụ hàng không và cơ quan khác có thẩm quyền. Trường hợp vì lý do an toàn của chuyến bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có quyền không thực hiện yêu cầu tàu bay đang bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay và phải báo cáo cho cơ quan ra quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh.
5. Tàu bay bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được tiếp tục thực hiện chuyến bay sau khi không còn căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay.
1. Tàu bay có thể bị tạm giữ khi xảy ra các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam;
b) Không khắc phục các vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm;
c) Thực hiện hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động bay, khai thác tàu bay và vận chuyển hàng không;
d) Vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa chuyên chở trong tàu bay;
đ) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Thanh tra hàng không có quyền tạm giữ tàu bay. Quyết định tạm giữ tàu bay có hiệu lực ngay và phải được gửi cho người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tàu bay thì quyết định đó có hiệu lực ngay. Quyết định tạm giữ tàu bay phải được gửi ngay sau đó cho Cảng vụ hàng không nơi tàu bay dự định khởi hành.
4. Việc tạm giữ tàu bay được chấm dứt khi các hành vi vi phạm đã được xử lý theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm giữ tàu bay đề nghị chấm dứt tạm giữ.
1. Bắt giữ tàu bay là biện pháp mà Toà án áp dụng đối với tàu bay vì lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc những người khác có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ việc bắt giữ tàu bay để thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc bắt giữ tàu bay có thể áp dụng đối với bất kỳ tàu bay nào của cùng một chủ sở hữu.
2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu bay hạ cánh quyết định bắt giữ tàu bay theo yêu cầu bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc của chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc những người có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định của Luật này.
3. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải bảo đảm tài chính theo hình thức và giá trị do Toà án ấn định tương đương với thiệt hại có thể gây ra cho tàu bay do việc bắt giữ tàu bay.
4. Trong trường hợp tàu bay bị bắt giữ, người vận chuyển, người khai thác tàu bay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết.
5. Việc bắt giữ tàu bay được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các khoản nợ đã được thanh toán đầy đủ;
b) Đã áp dụng biện pháp bảo đảm thay thế;
c) Người yêu cầu bắt giữ đề nghị thôi bắt giữ.
6. Thủ tục bắt giữ tàu bay thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Giám đốc Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền có quyền quyết định khám xét tàu bay trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện có dấu hiệu vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh hàng không, an toàn hàng không;
b) Thành viên tổ bay, hành khách hoặc việc chuyên chở hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các vật phẩm khác trong tàu bay vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch.
2. Người quyết định khám xét tàu bay có trách nhiệm thông báo cho người chỉ huy tàu bay và các cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi khám xét.
3. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho Giám đốc Cảng vụ hàng không về quyết định khám xét tàu bay để phối hợp thực hiện.
Tổ chức, cá nhân quyết định đình chỉ việc thực hiện chuyến bay, yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay, tạm giữ, yêu cầu tạm giữ, yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc khám xét tàu bay trái pháp luật thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người khai thác tàu bay hoặc người vận chuyển.
Section 1. NATIONALITY OF AIRCRAFT
Article 13.- Registration of nationality of aircraft
1. Aircraft means a craft that can derive support in the atmosphere from the reactions of the air, including aircraft, helicopters, gliders, airships and other flying crafts, excluding those which derive support in the atmosphere from the reactions of the air against the earth's surface.
2. To register for Vietnamese nationality, an aircraft must fully meet the following conditions:
a/ Having no nationality of any state or having relinquished its foreign nationality;
b/ Having lawful papers evidencing its ownership;
c/ Conforming with technical standards set or recognized by competent state agencies.
3. Aircraft in course of manufacture, assembling or testing in Vietnam shall be permitted for temporary registration to have Vietnamese nationality if they meet the conditions specified at Point b and Point c, Clause 2 of this Article.
4. Aircraft owned and operated by Vietnamese organizations or individuals must be registered to have Vietnamese nationality; in case of individuals, they must be permanent residents in Vietnam.
5. Aircraft owned by foreign organizations or individuals and leased by Vietnamese organizations or individuals in the form of dry lease or hire-purchase shall be permitted for registration to have Vietnamese nationality according to the Government's regulations.
6. The Vietnam aircraft register shall be opened publicly and used to record information on registration of nationality of aircraft. Organizations and individuals are entitled to request the grant of extracts or copies from the Vietnam aircraft register at a fee.
7. An aircraft has Vietnamese nationality from the time it is recorded in the Vietnam aircraft register. The Ministry of Transport shall issue aircraft nationality registration certificates.
8. Applicants for registration of aircraft to have Vietnamese nationality shall pay a fee.
Article 14.- Deletion of registration of nationality of aircraft
An aircraft shall has its Vietnamese nationality deleted in the following cases:
1. Being declared missing under Clause 3, Article 103 of this Law;
2. Being irreparably or irrestorably damaged;
3. Failing to meet the conditions specified in Clause 2, Article 13 of this Law;
4. At the proposal of the aircraft registrant.
Article 15.- Nationality and registration marks of aircraft
When operating, every aircraft must be painted or affixed with nationality and registration marks in accordance with the law of the state in which the aircraft's nationality is registered.
Article 16.- Specific provisions on nationality of aircraft
The order and procedures for registration and deletion of registration of Vietnamese nationality with respect to aircraft shall be stipulated by the Government.
Section 2. STANDARDS OF AIRWORTHINESS
Article 17.- Certificates of airworthiness
1. Aircraft shall be permitted for operation in the Vietnamese airspace only when they have valid certificates of airworthiness granted or recognized by the Ministry of Transport.
2. A certificate of airworthiness shall only be granted to an aircraft that meets all the following conditions:
a/ The aircraft is compatible with its class certificate;
b/ Having adequate facilities and equipment to ensure safety;
c/ Being operated and maintained according to regulations;
d/ Being in a state suitable to the expected operation purpose.
3. Applicants for certificates of airworthiness shall pay a fee.
4. Certificates of airworthiness of aircraft having foreign nationality shall be recognized provided that they are granted in accordance with standards prescribed or recognized by Vietnam.
Article 18.- Class certificates
1. Class certificates shall be granted or recognized if the designs of aircraft, aircraft engines or aircraft propellers meet all airworthiness conditions prescribed or recognized by Vietnam.
2. Applicants for class certificates shall pay a fee.
3. Aircraft, aircraft engines and aircraft propellers which are manufactured in Vietnam or imported into Vietnam must be compatible with class certificates granted or recognized by the Ministry of Transport.
Article 19.- Conditions on import and export of aircraft, aircraft engines, aircraft propellers and aircraft spare parts
1. To be-exported aircraft, aircraft engines and aircraft propellers must be granted certificates of airworthiness for export by the Ministry of Transport. Applicants for certificates of airworthiness for export shall pay a fee.
2. The import and export of aircraft, aircraft engines, aircraft propellers and aircraft spare parts must ensure aviation safety and security, national security and respond to business demands.
The age of used aircraft that are permitted for importation into Vietnam shall be stipulated by the Government.
3. Aircraft, aircraft engines, aircraft propellers and aircraft spare parts which are imported for use as learning aids and other non-aviation purposes must not be used for civil aviation activities.
Article 20.- Design, manufacture, maintenance, test of aircraft, aircraft engines, aircraft propellers and aircraft equipment
1. The design, manufacture, maintenance or test of aircraft, aircraft engines, aircraft propellers and aircraft equipment in Vietnam must comply with standards promulgated by competent state agencies.
2. Establishments engaged in designing, manufacturing, maintaining or testing aircraft, aircraft engines, aircraft propellers and aircraft equipment in Vietnam must possess licenses granted by the Ministry of Transport. Applicants for those licenses shall pay a fee.
3. Aircraft having Vietnamese nationality, aircraft engines, aircraft propellers and aircraft equipment having Vietnamese nationality shall be maintained only at maintenance establishments and under maintenance programs already approved by the Ministry of Transport.
Article 21.- Specific provisions on airworthiness standards
The Minister of Transport shall issue regulations on airworthiness standards, procedures for grant, recognition of airworthiness conditions, grade certificates, criteria and procedures for licensing establishments engaged in designing, manufacturing, maintaining or testing aircraft, aircraft engines, aircraft propellers and aircraft equipment.
Section 3. OPERATION OF AIRCRAFT
Article 22.- Aircraft operators
1. Aircraft operators are organizations and individuals engaged in operating aircraft.
2. Aircraft-operating organizations may operate aircraft for commercial purposes when they are granted aircraft operator certificates or have their aircraft operator certificates recognized by the Ministry of Transport.
Aircraft-operating individuals may not operate aircraft for commercial purposes.
Article 23.- Aircraft operator certificates
1. An aircraft operator certificate shall be granted to an organization to certify its satisfaction of safe operation conditions for the prescribed class of aircraft and form of operation.
2. An organization shall be granted an aircraft operator certificate if meeting the following conditions:
a/ Having an appropriate organizational apparatus and mode of management and supervision of operation of aircraft;
b/ Having employees who have been adequately trained and have appropriate permits and certificates;
c/ Having a professional training program and an aircraft maintenance program suitable to the characteristics and scale of operation.
d/ Having aircraft, facilities and equipment ensuring safe operation;
e/ Having sufficient operation manuals.
3. Organizations applying for aircraft operator certificates shall pay a fee.
Article 24.- Responsibilities of the aircraft operator
1. To maintain a management system capable of supervising and monitoring the safe operation of aircraft.
2. To follow instructions in operation manuals.
3. To ensure ground facilities and services for the safe operation of aircraft.
4. To ensure that every aircraft in operation has sufficient crewmembers who have been adequately trained for each form of operation.
5. To observe requirements on aircraft maintenance and repair.
6. To strictly follow the provisions of the aircraft operator certificate, including the case of use of services and personnel under a contract of aircraft operation or maintenance assistance.
7. To strictly observe other regulations on aircraft operation.
Article 25.- Papers and documents carried in aircraft
1. An aircraft having Vietnamese nationality, when engaged in navigation, must carry the following papers and documents:
a/ Its nationality registration certificate;
b/ Its certificate of airworthiness;
c/ The aircraft operator certificate;
d/ Appropriate permits and certificates for its crewmembers;
e/ The journey log book;
f/ The permit for the use of radio equipment on board the aircraft, if installed;
g/ Flight manuals for the crew;
h/ A list of passengers, in case of carrying passengers;
i/ A manifest of cargo in case of carrying cargo;
j/ The certificate of civil liability insurance;
k/ Aircraft operation manuals.
2. Papers and documents specified in Clause 1 of this Article must be originals, except for the aircraft operator certificate.
3. Papers and documents carried in an aircraft having foreign nationality engaged in flights to and from Vietnam must comply with the law of the state in which the aircraft is registered.
Article 26.- Requirements on environmental protection for aircraft and aircraft engines
An aircraft engaged in navigation must comply with requirements on environmental protection for aircraft and aircraft engines.
Article 27.- Specific provisions on aircraft operation
The Minister of Transport shall issue regulations on aircraft operation instructions, conditions, procedures and order for the grant of aircraft operator certificates, permits for use of radio equipment installed on aircraft; and requirements on environmental protection for aircraft and aircraft engines.
Article 28.- Rights to aircraft
1. Rights to aircraft include:
a/ Right to own aircraft;
b/ Right to possess aircraft through hire-purchase or lease for six months or more;
c/ Mortgage and pledge of aircraft;
d/ Other rights as provided for by the civil law.
2. The rights to aircraft specified in Clause 1 of this Article include rights to aircraft hulls, aircraft engines, aircraft propellers, aircraft radio equipment and other equipment used onboard aircraft, irrespective of whether they have been installed on board aircraft or temporarily removed therefrom.
Article 29.- Registration of rights to aircraft
1. Vietnamese organizations and individuals that have rights to aircraft specified in Clause 1 of Article 28 of this Law must register such rights according to the Government's regulations.
2. Applicants for registration of rights to aircraft shall pay a fee.
3. Matters related to registered rights to the same aircraft shall be entered in the Vietnam aircraft register.
The registration of rights to aircraft specified in Clause 1 of this Article shall become valid from the time it is entered by the registration office in the Vietnam aircraft register.
4. The transfer of the registration of rights to aircraft from Vietnam to foreign countries is subject to approval of holders of such rights, unless the aircraft are sold for the enforcement of a legally effective court judgment or decision or arbitral award.
Article 30.- Transfer of ownership of aircraft
1. The transfer of aircraft ownership must be made in writing and shall become effective on the date it is entered in the Vietnam aircraft register.
2. The transfer of ownership of an aircraft does not deprive of the priority right to receive remuneration for salvage and preservation of the aircraft, unless the aircraft is sold for the enforcement of a legally effective court judgment or decision or arbitral award.
Article 31.- State enterprises assigned to manage and operate aircraft
A state enterprise assigned to manage and operate aircraft under state ownership has rights and obligations like an aircraft owner as provided for in this Law and the enterprise law.
Article 32.- Mortgage of aircraft
1. The mortgagor of an aircraft shall keep the original nationality registration certificate of the mortgaged aircraft.
2. The mortgage of an aircraft under common ownership is subject to written approval of its co-owners, unless otherwise agreed upon.
3. When an aircraft is mortgaged to several creditors, the order of mortgage shall be determined according to the time of registration of mortgage.
4. After prioritized debts have been paid off, creditors whose mortgage has been registered shall be paid with their debts in the order of registration.
5. A mortgaged aircraft is not entitled to transfer of ownership, unless it is so agreed by the mortgagee.
6. Aircraft mortgage registration shall be deleted in the following cases:
a/ The secured obligation terminates;
b/ The aircraft mortgage contract is cancelled;
c/ The aircraft used as mortgaged property has been disposed of;
d/ There is a legally effective court judgment or decision or arbitral award on the cancellation of the aircraft mortgage or declaring the aircraft mortgage contract invalid;
e/ At the request of the aircraft mortgagee.
7. When an insured mortgaged aircraft is missing or damaged, the mortgagee who has registered the mortgage is entitled to the insurance sum.
Article 33.- Payment of remuneration for aircraft salvage and preservation
1. Organizations and individuals involved in the salvage and preservation of aircraft have the priority right to remuneration for aircraft salvage and preservation and related expenses.
2. Within ninety days after the date of termination of the aircraft salvage and preservation, organizations and individuals involved in the aircraft salvage and preservation shall register their priority right to remuneration stated in Clause 1 of this Article according to the Government's regulations. Applicants for registration of the priority right to remuneration for aircraft salvage and preservation shall pay a fee.
3. Past the time limit specified in Clause 2 of this Article, the priority right to remuneration for aircraft salvage and preservation shall terminate, except in the following cases:
a/ Organizations and individuals involved in aircraft salvage and preservation have registered the priority right to remuneration for aircraft salvage and preservation;
b/ Organizations and individuals involved in aircraft salvage and preservation and those obliged to pay remuneration have reached agreement on the payable sum;
c/ Organizations and individuals involved in aircraft salvage and preservation have initiated a lawsuit regarding the payment of remuneration for aircraft salvage and preservation.
1. Priority debts shall be paid in the following order:
a/ Court fees and expenses for judgment enforcement;
b/ Remuneration for aircraft salvage and preservation and related expenses.
2. Debts specified at Point b, Clause 1 of this Article shall be paid in the order that the last debt shall be paid first.
Section 3. AIRCRAFT LEASE AND LEASE-OUT
Article 35.- Forms of aircraft lease and lease-out
1. Vietnamese organizations and individuals may lease or lease out aircraft for air carriage and other civil aviation activities.
2. Aircraft lease and lease-out take the following forms:
a/ Lease, lease-out with a crew.
b/ Lease, lease-out without a crew.
3. Aircraft lease or lease-out contracts must be made in writing.
Article 36.- Lease and lease-out of aircraft with a crew
1. In case of lease or lease-out of an aircraft with a crew, the aircraft shall be operated according to the lessor's aircraft operator certificate.
2. The lessor shall ensure safety standards of aircraft maintenance and operation.
Article 37.- Lease, lease-out of aircraft without a crew
1. In case of lease or lease-out of an aircraft without a crew, the aircraft shall be operated according to the lessee's aircraft operator certificate.
2. The lessee shall ensure safety standards of aircraft maintenance and operation.
3. When a Vietnamese organization or individual leases a foreign aircraft without a crew, if the lessee has special requirements on facilities and equipment on board the aircraft and communications and navigation equipment, such lease is subject to approval of the Ministry of Transport.
Article 38.- Requirements on aircraft lease
When making use of a leased aircraft, the lessee may not allow the lessor or any other related party to enjoy the lessee's economic benefits or use the lessee's rights to air carriage.
Article 39.- Acceptance of lease, lease-out of aircraft between Vietnamese organizations or individuals and foreign organizations or individuals
1. The lease or lease-out of an aircraft between a Vietnamese organization or individual and a foreign organization or individual is subject to written approval of the Ministry of Transport which shall take into account the following contents:
a/ Form of lease;
b/ Legal status of the parties to the aircraft lease contract;
c/ Lease term;
d/ Quantity, type and age of the leased aircraft;
e/ Nationality of the aircraft;
f/ Certificates related to the aircraft;
g/ Agreement on the purchase of civil liability insurance for passengers, baggage and cargo and for third parties on the surface;
h/ The organization responsible for operating and maintaining the aircraft according to the aircraft operator certificate.
2. The Vietnamese organization or individual leasing or leasing out an aircraft shall supply a copy of the lease or lease-out contract and other related documents upon request for consideration and approval; the Ministry of Transport shall give its reply within seven working days after receiving all of these documents.
3. Approval procedures stated in Clause 1 of this Article are not applicable to the lease of an aircraft for no more than seven consecutive days in the following cases:
a/ Substitution of other aircraft for making a special flight or requisition for other state-duty purposes;
b/ Substitution of an aircraft involved in an accident or having a technical breakdown;
c/ Substitution of an aircraft which cannot be operated for force majeure reasons.
The Vietnamese organization or individual leasing an aircraft under the provisions of this Clause shall notify in writing to the Ministry of Transport that the lessor has an appropriate aircraft operator certificate.
4. The Vietnamese organization or individual is obliged to liquidate the lease contract, re-export the leased aircraft or take the leased aircraft back to Vietnam when the lease-out contract ceases to be valid, the permit for temporary import of the leased aircraft or for the temporary export of the leased-out aircraft ceases to be valid or at the request of a competent state agency.
Article 40.- Transfer of obligations between the state in which aircraft are registered and the state of aircraft operators
1. In case of lease or lease-out of an aircraft between a Vietnamese organization or individual and a foreign organization or individual, the Ministry of Transport shall reach agreement with competent authorities of the state in which the aircraft is registered or the state of the aircraft operator concerned on receiving or transferring the obligations of the state in which the aircraft is registered in accordance with the Vietnamese law and treaties to which Vietnam is a contracting party.
State of the aircraft operator is the state in which the aircraft operator is headquartered, if the operator is an organization, or the state in which the aircraft operator permanently resides, if the operator is an individual.
2. The agreement stated in Clause 1 of this Article covers part or the whole of the obligation to comply with:
a/ Regulations on ensuring air navigation;
b/ Regulations on certificates of airworthiness;
c/ Requirements for crew members;
d/ Regulations pertaining to the installation and use of radio equipment on board aircraft.
Section 6. SUSPENSION OF FLIGHTS, DETENTION AND ARREST OF AIRCRAFT
Article 41.- Suspension of flights
1. An aircraft not yet taxing shall be suspended from making a flight when one of the following circumstances occurs:
a/ There arises an urgent circumstance necessitating the performance of the task of safeguarding national sovereignty and security or the aircraft is detected to show signs of violation of regulations on assurance of defense and security;
b/ Violation of regulations on airworthiness standards, operation of aircraft, aviation safety and security, flight formalities, making and implementation of flight schedules, and observance of flight permits;
c/ It is detected that aviation safety and security in the flight are under threat;
d/ Other cases as decided by competent state agencies.
2. In any circumstance specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article, the director of the airport authority or the aviation inspector shall make a written record thereon and issue a decision to suspend the flight. A decision to suspend a flight takes immediate effect and must be sent to the aircraft commander, the air traffic service establishment and concerned agencies and organizations.
3. When other competent agencies issue decisions to suspend a flight, such decisions take immediate effect. Decisions to suspend a flight must then be promptly sent to the authority of the airport from which the aircraft is due to take off.
4. Aircraft commanders and aircraft operators shall comply with decisions to suspend flights and may request agencies or persons who have made such decisions to give reasons for suspension.
5. The aircraft suspended from making flight may continue making flight after the grounds specified in Clause 1 of this Article no longer exist and competent state agencies have permitted the aircraft to make flight.
Article 42.- Request for aircraft to land at airports or airfields
1. An aircraft which is flying within the Vietnamese territory may be ordered to land at an airport or airfield when there are signs of threat to aviation safety and security during the flight or in other cases in which a competent state agency so orders.
2. If detecting signs of threat to aviation safety or aviation security during a flight the director of the airport authority may decide to order the aircraft concerned to land at an airport or airfield; such decision takes immediate effect.
3. When other competent agencies issue decisions to order an aircraft to land at an airport or airfield, such decisions take immediate effect. Decisions to order an aircraft to land must be promptly sent to the concerned air traffic service establishment and airport authority.
4. The concerned air traffic service establishment shall order an aircraft to land at an airport or airfield under the decision of the director of the airport authority or other competent agency. For the safety of a flight, the air traffic service establishment may refuse to comply with the decision to order an aircraft in flight to land at an airport or airfield and shall report its non-compliance to the agency which has issued such decision.
5. An aircraft which has landed at an airport or airfield as ordered may continue its flight when the grounds specified in Clause 1 of this Article no longer exist and it is so permitted by the competent state agency.
Article 43.- Detention of aircraft
1. An aircraft may be detained in the following circumstances:
a/ Violating national sovereignty and security of Vietnam;
b/ Failing to remedy violations specified at Point b, Clause 1, Article 41 of this Law or failing to comply with violation-handling measures;
c/ Committing banned acts related to air navigation, aircraft operation or air carriage;
d/ Violating relevant legal provisions on flight crews, passengers, baggage and cargo carried on board the aircraft;
e/ Other cases as decided by competent state agencies.
2. Upon detecting violations specified at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article, the director of the airport authority or the aviation inspector may detain the aircraft in violation. Decisions to detain an aircraft take immediate effect and must be sent to the aircraft commander, aircraft operator and concerned agencies and organizations.
3. When other competent agencies issue decisions to detain an aircraft, such decisions take immediate effect and must be promptly sent to the authority of the airport where the aircraft is due to make flight.
4. The detention of an aircraft terminates when the related violations have been handled in accordance with law or when the competent state agency having requested the detention proposes the termination of the detention.
Article 44.- Arrest of aircraft
1. Arrest of aircraft constitutes a measure taken by the court in the interest of creditors, owners or third parties who suffer damage on the surface or of other persons with rights and interests related to aircraft under the provisions of Clause 2 of this Article, except for arrest of aircraft for enforcement of legally effective court judgments or decisions or coercive decisions of competent state agencies. Arrest of aircraft may apply to any aircraft of the same owner.
2. The court of a province or centrally run city in which an aircraft has landed shall issue a decision to arrest the aircraft upon written request of the owner or a creditor, if the aircraft is an asset to secure a debt to the creditor or of third parties who suffer damage on the surface caused by the aircraft in flight or of persons having rights and interests related to the aircraft in accordance with this Law.
3. Requestors for arrest of aircraft shall provide financial assurance in the form and with the value fixed by the court which is equivalent to the damage possibly caused to the aircraft when it is arrested.
4. In case of arrest of an aircraft, the carrier or aircraft operator shall still perform its obligations committed in the contract.
5. The arrest of an aircraft terminates in the following circumstances:
a/ Debts have been paid off;
b/ Substitute security measures have been applied;
c/ The arrest requester proposes the termination of the arrest.
6. Procedures for arrest of aircraft shall be stipulated by the National Assembly Standing Committee.
Article 45.- Search of aircraft
1. Directors of airport authorities and other competent agencies shall decide to search an aircraft in the following cases:
a/ Signs of violating national sovereignty, national security, aviation security or safety are detected;
b/ Members of the flight crew, passengers or the carriage of baggage, cargo, postal items or other articles in the aircraft violate regulations on entry, exit, customs and quarantine.
2. Persons deciding to search an aircraft shall notify the aircraft commander and concerned agencies and organizations before conducting search.
3. Competent state agencies shall notify aircraft search decisions to the directors of airport authorities for coordination.
Article 46.- Liability to pay compensations for damage caused to aircraft operators or carriers
Organizations and individuals that have decided to suspend flights, requested aircraft to land at airports or airfields, detained, requested detention, requested arrest or search of aircraft in an illegal manner shall pay compensations for damage caused to aircraft operators or carriers.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Chính sách phát triển hàng không dân dụng
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
Điều 27. Quy định chi tiết về khai thác tàu bay
Điều 47. Cảng hàng không, sân bay
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Điều 92. Quản lý chướng ngại vật
Điều 94. Quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay
MỤC 2. DỊCH VỤ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY
Điều 95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Điều 102. Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
Điều 109. Kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
Điều 116. Giá cước vận chuyển hàng không
Điều 119. Đơn giản hoá thủ tục trong vận chuyển hàng không
Điều 120. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam
Điều 121. Báo cáo và cung cấp số liệu thống kê
Điều 126. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính
Điều 128. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Điều 143. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
Điều 147. Quyền của hành khách
Điều 157. Vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư
Điều 158. Vận chuyển hàng nguy hiểm
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý
Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 13. Đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay
Điều 16. Quy định chi tiết về quốc tịch tàu bay
Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
Điều 33. Thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Điều 85. Khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
Điều 88. Xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 53. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
Điều 23. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 69. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
Điều 95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 38. Yêu cầu đối với thuê tàu bay
Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
Điều 113. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không
Điều 114. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế
Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 124. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 141. Xuất vận đơn hàng không thứ cấp
Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 97. Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 97. Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng