Chương 6 Luật Hàng không dân dụng việt nam 2006: Vận chuyển hàng không
Số hiệu: | 66/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 07/11/2006 | Số công báo: | Từ số 7 đến số 8 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không. Vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ.
Vận chuyển hàng không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm các chuyến bay được thực hiện đều đặn, theo lịch bay được công bố và được mở công khai cho công chúng sử dụng.
Vận chuyển hàng không không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ.
2. Kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không (sau đây gọi là hãng hàng không) thực hiện.
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không;
b) Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
c) Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
d) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
đ) Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
e) Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Bên nước ngoài góp vốn với tỷ lệ theo quy định của Chính phủ;
b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam và không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không phải nộp lệ phí. Bổ sung
5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
1. Điều lệ vận chuyển là bộ phận cấu thành của hợp đồng vận chuyển hàng không, quy định các điều kiện của người vận chuyển đối với việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không.
2. Điều lệ vận chuyển không được trái với quy định của Luật này và quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Hãng hàng không có trách nhiệm ban hành Điều lệ vận chuyển và đăng ký với Bộ Giao thông vận tải.
1. Quyền vận chuyển hàng không là quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.
2. Hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không trong phạm vi quyền vận chuyển hàng không do Bộ Giao thông vận tải cấp; không được mua, bán quyền vận chuyển hàng không, thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
3. Hãng hàng không thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và kinh doanh vận chuyển hàng không sau khi được Bộ Giao thông vận tải cấp quyền vận chuyển hàng không.
1. Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không;
b) Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
c) Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;
d) Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng.
2. Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn bản của quốc gia của hãng hàng không nước ngoài chỉ định hoặc xác nhận chỉ định hãng hàng không đó được quyền khai thác vận chuyển hàng không theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4. Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và khai thác vận chuyển hàng không;
b) Không bắt đầu khai thác quyền vận chuyển hàng không trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp;
c) Ngừng khai thác quyền vận chuyển hàng không mười hai tháng liên tục;
d) Theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Quyền vận chuyển hàng không không thường lệ được cấp cùng với việc cấp phép bay.
6. Hãng hàng không Việt Nam phải cung cấp bản sao hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không và các tài liệu có liên quan đến Bộ Giao thông vận tải để xem xét phê duyệt. Thời hạn xem xét phê duyệt hợp đồng là bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các tài liệu này.
1. Vận chuyển hàng không quốc tế là việc vận chuyển bằng đường hàng không qua lãnh thổ của hơn một quốc gia.
Việc trao đổi quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và các quốc gia khác phải bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.
2. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay; trên cơ sở và phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thể cho phép hãng hàng không khai thác vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ tạm thời đến và đi từ Việt Nam.
3. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế không thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường và không được gây ảnh hưởng xấu đến vận chuyển thường lệ.
1. Vận chuyển hàng không nội địa là việc vận chuyển bằng đường hàng không trong lãnh thổ của một quốc gia.
2. Quyền vận chuyển hàng không nội địa được cấp cho các hãng hàng không Việt Nam căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng không Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng.
4. Hãng hàng không nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng không nội địa khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép trong các trường hợp sau đây:
a) Phòng chống hoặc khắc phục thiên tai, dịch bệnh;
b) Cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
1. Hãng hàng không phải thông báo theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải giá cước vận chuyển hàng không trên đường bay quốc tế đến và đi từ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Giá cước vận chuyển hàng không nội địa do hãng hàng không quyết định trong khung giá cước do Bộ Tài chính quy định theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
1. Trong trường hợp việc vận chuyển được thực hiện một phần bằng đường hàng không và một phần bằng phương thức vận tải khác thì các quy định của Luật này chỉ áp dụng đối với phần vận chuyển bằng đường hàng không.
2. Các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng không có quyền ghi vào vận đơn hàng không, biên lai hàng hóa, vé hành khách các điều kiện liên quan đến việc vận chuyển bằng phương thức vận tải khác.
1. Trong trường hợp vận chuyển hàng không do những người vận chuyển khác nhau kế tiếp thực hiện thì mỗi người vận chuyển kế tiếp được coi là một trong các bên của hợp đồng vận chuyển.
2. Trong trường hợp vận chuyển hành khách thì hành khách hoặc người có quyền yêu cầu bồi thường có thể khởi kiện bất kỳ người vận chuyển kế tiếp nào nếu trong quá trình vận chuyển xảy ra tai nạn, vận chuyển chậm, trừ trường hợp người vận chuyển đầu tiên đã nhận trách nhiệm đối với toàn bộ hành trình vận chuyển.
3. Trong trường hợp vận chuyển hành lý, hàng hóa thì hành khách hoặc người gửi hàng có quyền khởi kiện người vận chuyển đầu tiên; hành khách hoặc người nhận hàng có quyền khởi kiện người vận chuyển cuối cùng; mỗi người vận chuyển có quyền khởi kiện người vận chuyển đã thực hiện việc vận chuyển mà trong quá trình đó đã xảy ra mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm. Những người vận chuyển này phải chịu trách nhiệm liên đới đối với hành khách hoặc người gửi hàng, người nhận hàng.
1. Tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư đến và đi từ Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan, kiểm dịch và các thủ tục kiểm tra khác.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan phải cung cấp trang bị, thiết bị và dịch vụ để thực hiện nhanh chóng các thủ tục vận chuyển hàng không, xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch và các thủ tục kiểm tra khác cho tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư tại cảng hàng không, sân bay.
3. Hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư quá cảnh Việt Nam và không rời khỏi khu vực quá cảnh được miễn các thủ tục về nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan.
1. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam là việc vận chuyển hàng không quốc tế có ít nhất hai điểm đến hoặc hai điểm đi trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Khi vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam thì tại điểm đến đầu tiên và điểm đi cuối cùng, tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư được áp dụng các quy định về thủ tục vận chuyển hàng không, nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan, kiểm dịch như tại điểm quá cảnh quốc tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải định kỳ hoặc theo yêu cầu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm, dài hạn và cung cấp số liệu thống kê vận chuyển hàng không.
2. Hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm cung cấp số liệu thống kê vận chuyển hàng không có liên quan theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải.
3. Số liệu thống kê vận chuyển hàng không bao gồm số liệu về hành khách, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư đã vận chuyển, về đội tàu bay và thành viên tổ lái, về tình hình tài chính.
1. Hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài được phép bán hoặc xuất vé hành khách, vận đơn hàng không trực tiếp tại văn phòng bán vé, đại lý bán vé trên cơ sở hợp đồng chỉ định đại lý hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Văn phòng bán vé là chi nhánh của hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ bán vé của hãng.
2. Hãng hàng không nước ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không tại Việt Nam được quyền thanh toán, chuyển đổi và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Hãng hàng không nước ngoài được mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Thành lập và hoạt động theo pháp luật của quốc gia nơi đặt trụ sở chính của hãng;
b) Quyền kiểm soát pháp lý thuộc về quốc gia nơi đặt trụ sở chính của hãng.
2. Hãng hàng không nước ngoài mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé;
b) Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng;
c) Văn bản xác nhận điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi hãng hàng không đặt trụ sở chính, trừ trường hợp hãng hàng không được cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ đến Việt Nam;
d) Giấy tờ xác nhận quyền sử dụng diện tích nhà nơi đặt văn phòng đại diện, văn phòng bán vé;
đ) Mẫu vé dự định bán hoặc xuất tại Việt Nam.
3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé phải nộp lệ phí.
5. Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không bắt đầu hoạt động bán vé trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép;
c) Ngừng hoạt động bán vé mười hai tháng liên tục;
d) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;
đ) Có hành vi lừa đảo khách hàng;
e) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về kinh doanh vận chuyển hàng không hoặc khai thác hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính;
g) Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm quyền mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé tương tự của các hãng hàng không Việt Nam tại quốc gia của hãng hàng không nước ngoài.
1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn phòng theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng hoạt động tại Việt Nam và chỉ sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng.
5. Có con dấu mang tên văn phòng theo quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp.
6. Văn phòng đại diện không được hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam, không được giao kết hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này; không được sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của hãng, trừ trường hợp hợp đồng do văn phòng đại diện giao kết hoặc trưởng văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của hãng.
7. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. Báo cáo về hoạt động của văn phòng định kỳ hoặc theo yêu cầu với Bộ Giao thông vận tải.
1. Hãng hàng không nước ngoài muốn chỉ định đại lý bán vé tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.
2. Đại lý bán vé của hãng hàng không nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc bán vé sau khi đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé với Bộ Giao thông vận tải.
3. Hồ sơ đăng ký hợp đồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé;
b) Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng;
c) Hợp đồng chỉ định đại lý có công chứng;
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đại lý bán vé.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Đại lý bán vé của hãng hàng không nước ngoài phải nộp lệ phí.
1. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính là hệ thống máy tính cung cấp thông tin về lịch bay, tình trạng chỗ của chuyến bay, giá cước vận chuyển hàng không và thông qua đó thực hiện việc đặt chỗ trên chuyến bay.
2. Doanh nghiệp kinh doanh hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với người sử dụng dịch vụ;
b) Không bắt buộc người sử dụng chỉ được sử dụng dịch vụ hoặc thiết bị của doanh nghiệp;
c) Việc hiển thị thông tin trên màn hình về lịch bay, tình trạng chỗ của chuyến bay, giá cước vận chuyển hàng không phải toàn diện, công bằng, không phân biệt đối xử;
d) Giá sử dụng dịch vụ được xây dựng trên cơ sở chi phí hợp lý và áp dụng không phân biệt đối xử đối với tất cả những người sử dụng;
đ) Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện quy định về khai thác vận chuyển hàng không, bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đến và trả hàng hóa cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển.
Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường hàng không.
2. Vận đơn hàng không, các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều lệ vận chuyển, bảng giá cước vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
1. Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng.
2. Vận đơn hàng không phải được sử dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Trong trường hợp phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hóa được sử dụng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không thì theo yêu cầu của người gửi hàng, người vận chuyển xuất biên lai hàng hóa cho người gửi hàng để nhận biết hàng hóa.
3. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường cho người gửi hàng về thiệt hại do lỗi của mình, nhân viên, đại lý của mình gây ra do việc nhập không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng quy cách thông tin do người gửi hàng cung cấp vào các phương tiện lưu giữ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa mà thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại các điều 130, 131, 132 và 133 của Luật này không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.
1. Địa điểm xuất phát và địa điểm đến.
2. Địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát, địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.
3. Trọng lượng hàng hóa, loại hàng hóa.
1. Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính. Bản thứ nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển. Bản thứ hai do người gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng. Bản thứ ba do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.
2. Chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng dấu.
3. Người vận chuyển lập vận đơn hàng không theo yêu cầu của người gửi hàng được coi là hành động thay mặt người gửi hàng nếu không có sự chứng minh ngược lại.
Trong trường hợp cần thiết, người gửi hàng phải xuất trình các giấy tờ chỉ rõ tính chất của hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan, công an và cơ quan khác có thẩm quyền. Quy định này không làm phát sinh thêm bất kỳ trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nào của người vận chuyển.
Khi vận chuyển nhiều kiện hàng hóa, người vận chuyển có quyền yêu cầu người gửi hàng lập vận đơn riêng biệt cho từng kiện hàng hóa. Trong trường hợp phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hóa được sử dụng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không theo quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này thì người gửi hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển xuất biên lai hàng hóa riêng biệt cho từng kiện hàng hóa.
1. Hàng hóa được vận chuyển không đúng với loại hàng hóa đã thoả thuận.
2. Người gửi hàng không tuân thủ điều kiện và hướng dẫn của người vận chuyển về bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa.
1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và tuyên bố liên quan đến hàng hóa được ghi trong vận đơn hàng không hoặc được cung cấp để lưu giữ thông tin trong phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan hải quan, công an và cơ quan khác có thẩm quyền trước khi hàng hóa được giao cho người nhận hàng. Người vận chuyển không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin hoặc tài liệu mà người gửi hàng cung cấp.
3. Bồi thường thiệt hại gây ra cho người vận chuyển hoặc thiệt hại mà người vận chuyển phải chịu trách nhiệm do đã cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng quy cách.
1. Người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng ngay sau khi hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Người nhận hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển trả hàng hóa khi hàng hóa đến địa điểm đến sau khi thanh toán các chi phí phù hợp với điều kiện vận chuyển, trừ trường hợp quy định tại Điều 139 của Luật này.
3. Người nhận hàng hoặc người gửi hàng thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển theo quy định tại Điều 170 của Luật này trong trường hợp người vận chuyển thừa nhận mất hàng hóa hoặc người nhận hàng không nhận được hàng hóa sau bảy ngày, kể từ ngày hàng hóa đáng lẽ phải được vận chuyển đến địa điểm đến.
1. Người gửi hàng và người nhận hàng có thể tự thực hiện tất cả các quyền của mình quy định tại Điều 139 của Luật này không phụ thuộc vào việc hành động đó vì lợi ích của người gửi hàng hoặc người nhận hàng, với điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 136 và Điều 139 của Luật này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng, cũng như quan hệ với bên thứ ba có các quyền phát sinh từ người gửi hàng hoặc từ người nhận hàng.
3. Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 138 và Điều 139 của Luật này có thể được các bên thoả thuận khác nhưng phải được ghi cụ thể trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa.
1. Các dữ liệu ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa về trọng lượng, kích thước, bao gói của hàng hóa và số lượng kiện hàng hóa là chứng cứ ban đầu để khiếu nại hoặc khởi kiện người vận chuyển.
2. Các dữ liệu ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa về số lượng, thể tích và tình trạng của hàng hóa không có giá trị chứng cứ để khiếu nại hoặc khởi kiện người vận chuyển, trừ trường hợp các dữ liệu đó đã được xác nhận trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa về việc đã được kiểm tra với sự có mặt của người gửi hàng hoặc các dữ liệu này có thể nhận biết được rõ ràng từ bên ngoài.
1. Người gửi hàng có quyền lấy lại hàng hóa tại cảng hàng không xuất phát hoặc cảng hàng không đến, giữ hàng tại bất kỳ nơi hạ cánh cho phép nào trong hành trình, yêu cầu giao hàng cho người nhận hàng khác tại địa điểm đến hoặc địa điểm khác trong hành trình, yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại cảng hàng không xuất phát.
Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng không được thực hiện trong trường hợp việc thực hiện quyền đó cản trở hoạt động bình thường của người vận chuyển hoặc gây trở ngại cho những người gửi hàng khác. Người gửi hàng phải thanh toán chi phí phát sinh từ việc thực hiện quyền quy định tại khoản này.
2. Trong trường hợp yêu cầu của người gửi hàng không thể thực hiện được thì người vận chuyển phải thông báo ngay cho người gửi hàng.
3. Trong trường hợp người vận chuyển thực hiện các yêu cầu của người gửi hàng nhưng không lấy lại vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa đã xuất cho người gửi hàng thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra cho bất kỳ người nào có quyền đối với vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa đó.
4. Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng chấm dứt kể từ thời điểm người nhận hàng yêu cầu người vận chuyển giao hàng hóa cho họ. Trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng được thì người gửi hàng vẫn có quyền định đoạt hàng hóa.
Trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng thì người vận chuyển có nghĩa vụ cất giữ hàng hóa và thông báo cho người gửi hàng. Người gửi hàng phải trả chi phí phát sinh do việc cất giữ hàng hóa.
1. Vận đơn hàng không thứ cấp là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giao nhận hàng hóa để vận chuyển bằng đường hàng không giữa doanh nghiệp giao nhận hàng hóa và người gửi hàng, điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển.
2. Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa phải đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Mẫu vận đơn hàng không thứ cấp phù hợp với nội dung vận đơn hàng không quy định tại Điều 130 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài, trong trường hợp làm đại lý xuất vận đơn hàng không thứ cấp cho doanh nghiệp giao nhận hàng hóa nước ngoài.
3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp phải nộp lệ phí.
1. Hàng hóa được thanh lý trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng mà người gửi hàng từ chối nhận lại hàng hoặc không trả lời về việc nhận lại hàng trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày người vận chuyển thông báo cho người gửi hàng; hàng hóa mau hỏng có thể được thanh lý trước thời hạn này.
2. Số tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến việc vận chuyển, cất giữ và thanh lý hàng hóa phải được trả lại cho người có quyền nhận; nếu hết thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày thanh lý hàng hóa, mà người có quyền nhận không đến nhận thì số tiền còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục thanh lý hàng hóa.
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
2. Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá cước vận chuyển và các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý.
1. Vé hành khách là chứng từ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện của hợp đồng. Vé hành khách được xuất cho cá nhân hoặc tập thể bao gồm các nội dung sau đây:
a) Địa điểm xuất phát và địa điểm đến;
b) Chỉ dẫn ít nhất một địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát và địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.
2. Phương tiện lưu giữ thông tin về nội dung quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay thế cho việc xuất vé hành khách; trường hợp các phương tiện đó được sử dụng thì người vận chuyển có trách nhiệm thông báo cho hành khách về việc cung cấp bản ghi thông tin đã được lưu giữ.
3. Người vận chuyển phải cấp cho hành khách thẻ hành lý đối với mỗi kiện hành lý ký gửi.
4. Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý mà thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không ảnh hưởng đến sự tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.
1. Vận chuyển hành khách và hành lý đến địa điểm đến thoả thuận và giao hành lý ký gửi cho người có quyền nhận.
2. Thông báo kịp thời cho hành khách thông tin về chuyến bay; phải quan tâm, chăm sóc hành khách, đặc biệt đối với hành khách là người tàn tật hoặc cần sự chăm sóc trong quá trình vận chuyển.
3. Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm mà không phải do lỗi của hành khách thì người vận chuyển phải thông báo kịp thời, xin lỗi hành khách, bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian phải chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển.
4. Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm do lỗi của người vận chuyển thì ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này, người vận chuyển còn phải thu xếp hành trình phù hợp cho hành khách theo quy định trong Điều lệ vận chuyển hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng theo yêu cầu của hành khách mà không được thu bất kỳ một khoản phí liên quan nào.
5. Trong trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển hoặc chuyến bay bị huỷ mà không được thông báo trước thì người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và phải trả một khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về thời gian phải báo trước và khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự của người vận chuyển thì khoản tiền này được trừ vào khoản tiền bồi thường. Bổ sung
1. Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà người vận chuyển nhận thấy việc vận chuyển hoặc vận chuyển tiếp sẽ gây nguy hại cho hành khách đó, cho những người khác trong tàu bay hoặc gây nguy hại cho chuyến bay.
2. Để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
3. Hành khách không chấp hành quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác vận chuyển hàng không.
4. Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, uy hiếp an toàn bay hoặc gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.
5. Hành khách trong tình trạng say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác mà không làm chủ được hành vi.
7. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.
2. Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.
3. Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
4. Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
5. Được miễn cước vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
6. Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm cước vận chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.
Trẻ em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng.
1. Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
2. Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển.
3. Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận chuyển, người khai thác tàu bay.
1. Hành lý bao gồm hành lý ký gửi và hành lý xách tay.
Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách được chuyên chở trong tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Hành lý xách tay là hành lý được hành khách mang theo người lên tàu bay và do hành khách bảo quản trong quá trình vận chuyển.
2. Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một chuyến bay, trừ các trường hợp sau đây:
a) Vận chuyển hành lý thất lạc;
b) Hành lý bị giữ lại vì lý do an toàn của chuyến bay;
c) Vận chuyển túi ngoại giao, túi lãnh sự;
d) Hành khách bị chết trong tàu bay và thi thể đã được đưa khỏi tàu bay;
đ) Hành lý được vận chuyển như hàng hóa;
e) Các trường hợp bất khả kháng.
1. Hành lý được thanh lý trong trường hợp không có người nhận trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hành lý được vận chuyển đến địa điểm đến; hành lý mau hỏng có thể được thanh lý trước thời hạn này.
2. Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 142 của Luật này.
1. Người vận chuyển theo hợp đồng là người giao kết hợp đồng vận chuyển bằng đường hàng không với hành khách, người gửi hàng hoặc đại diện của hành khách, người gửi hàng.
2. Người vận chuyển thực tế là người thực hiện toàn bộ hoặc một phần vận chuyển theo sự uỷ quyền của người vận chuyển theo hợp đồng nhưng không phải là người vận chuyển kế tiếp theo quy định tại Điều 118 của Luật này.
1. Người vận chuyển theo hợp đồng chịu trách nhiệm đối với toàn bộ việc vận chuyển thỏa thuận trong hợp đồng. Người vận chuyển thực tế chịu trách nhiệm đối với phần vận chuyển mà mình thực hiện.
2. Hành vi của người vận chuyển theo hợp đồng và của nhân viên, đại lý của người vận chuyển theo hợp đồng trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ được coi là hành vi của người vận chuyển thực tế liên quan đến phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện. Người vận chuyển thực tế không phải chịu trách nhiệm cao hơn giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này.
3. Hành vi của người vận chuyển thực tế và của nhân viên, đại lý của người vận chuyển thực tế trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ được coi là hành vi của người vận chuyển theo hợp đồng liên quan đến phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện.
4. Thoả thuận của người vận chuyển theo hợp đồng về nghĩa vụ không được quy định ở Chương này, thoả thuận về việc từ bỏ các quyền được quy định tại Chương này hoặc thoả thuận về việc kê khai giá trị hàng hóa, hành lý ký gửi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 162 của Luật này không ảnh hưởng đến trách nhiệm của người vận chuyển thực tế, trừ trường hợp đã được người vận chuyển thực tế đồng ý.
Trong trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực tế hoặc của người vận chuyển theo hợp đồng có quyền hưởng các giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này, nếu chứng minh được đã hành động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ.
Trong trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì tổng số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển thực tế, người vận chuyển theo hợp đồng và nhân viên, đại lý của họ hoạt động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ phải trả không cao hơn số tiền mà người vận chuyển theo hợp đồng, người vận chuyển thực tế phải bồi thường. Mỗi người vận chuyển không phải trả quá giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình.
Trong trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì người vận chuyển thực tế hoặc người vận chuyển theo hợp đồng hoặc cả hai người vận chuyển đều có thể bị khởi kiện. Trường hợp một người vận chuyển bị khởi kiện thì người vận chuyển đó có quyền đề nghị Toà án đưa người vận chuyển kia tham gia tố tụng.
1. Hàng nguy hiểm là vật hoặc chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người, sự an toàn của chuyến bay, tài sản hoặc môi trường.
2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hãng hàng không chỉ được phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
4. Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không phải nộp lệ phí.
Không được vận chuyển bằng đường hàng không vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân vào hoặc qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Quy định này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.
Section 1. AIR CARRIAGE ENTERPRISES
Article 109.- Air carriage business
1. Air carriage means carriage of passengers, baggage, cargo and postal items by air. Air carriage includes scheduled carriage and non-scheduled carriage.
Scheduled air carriage means carriage by air on scheduled flights, according to announced flight schedules and publicly opened to public use.
Non-scheduled air carriage means air carriage which does not have all elements of scheduled air carriage.
2. Air carriage business means a conditional business line conducted by air carriage enterprises (hereinafter referred to as airlines).
Article 110.- Conditions for grant of air carriage business licenses
1. An enterprise may be granted an air carriage business license when fully meeting the following conditions:
a/ Having a business registration certificate showing that the major business line is air carriage;
b/ Having a plan on assurance of the availability of aircraft for operation;
c/ Having an organizational apparatus, employees who have appropriate permits and certificates and are capable of operating aircraft and dealing in air carriage;
d/ Meeting capital conditions as stipulated by the Government;
e/ Having a business plan and a strategy on development of air carriage products in accordance with market demands and aviation sector development plannings and orientations;
f/ Having a head office and principal place of business in Vietnam.
2. A foreign-invested enterprise may be granted an air carriage business license when fully meeting the conditions specified in Clause 1 of this Article and the following conditions:
a/ The foreign party's capital contribution proportion complies with regulations of the Government;
b/ The enterprise's representative by law is a Vietnamese citizen and foreigners account for not more than one third of the total number of members of its executive apparatus.
3. The Minister of Transport shall grant air carriage business licenses after obtaining permission of the Prime Minister.
4. Enterprises applying for air carriage business licenses shall pay a fee.
5. The Government shall specify conditions, order and procedures for the grant of air carriage business licenses.
1. Carriage rules constitute an integral part of an air carriage contract, stipulating the carrier's conditions of carriage by air of passengers, baggage, cargo and postal items .
2. Carriage rules must not contravene the provisions of this Law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
3. Airlines shall issue their carriage rules and register them with the Ministry of Transport.
Section 2. OPERATION OF AIR CARRIAGE
Article 112.- Right to air carriage
1. Right to air carriage means the right to commercially operate air carriage under conditions on airlines, air routes, aircraft in operation, flights and subjects of carriage.
2. Airlines shall deal in air carriage within the scope of the right to air carriage defined by the Ministry of Transport, and may not buy or sell this right or commit banned acts of competition restriction or unfair competition.
3. Airlines may carry out trade promotion activities and deal in air carriage after they are granted by the Ministry of Transport the right to air carriage.
Article 113.- Procedures for grant of the right to air carriage
1. Vietnamese airlines applying for the right to air carriage shall send dossiers to the Ministry of Transport. Such a dossier comprises:
a/ An application for the right to air carriage;
b/ The aircraft operator's certificate;
c/ A report on proposed air routes and operation plan;
d/ Documents certifying the legal person status and operation charter of the airline.
2. Foreign airlines applying for the right to scheduled air carriage shall send dossiers to the Ministry of Transport. Such a dossier comprises:
a/ Documents specified in Clause 1 of this Article;
b/ A document issued by the state of the foreign airline designating, or certifying the designation of, such airline to have the right to operate air carriage in accordance with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
3. The Ministry of Transport shall consider and decide whether or not to grant the right to scheduled air carriage within ten working days after the date of receipt of complete dossiers.
4. An airline has its right to scheduled air carriage revoked in the following cases:
a/ Seriously violating the provisions of law on assurance of aviation safety, aviation security and operation of air carriage;
b/ Failing to start air carriage within twelve months after the date of grant of the right to air carriage;
c/ Ceasing air carriage for twelve consecutive months;
d/ As provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
5. The right to non-scheduled air carriage shall be granted together with flight permits.
6. Vietnamese airlines shall supply copies of cooperation contracts directly related to the right to air carriage and relevant documents to the Ministry of Transport for consideration and approval. The time limit for consideration and approval of contracts is seven working days, counting from the date of receipt of all of these documents.
Article 114.- Right to international air carriage
1. International air carriage is carriage by air over the territories of more than one state.
The exchange of the right to air carriage between Vietnam and other states must ensure fairness and equality in the opportunity to operation and in the interests and obligations between Vietnamese and foreign airlines.
2. The right to scheduled international air carriage to and from Vietnam shall be granted on the basis of market demand, the capability of airlines, the balanced development of flight route networks, on the basis of and in accordance with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party. When Vietnam does not yet accede to a treaty on air carriage, the Minister of Transport may permit airlines to temporarily operate scheduled international air carriage to and from Vietnam.
3. The right to non-scheduled international air carriage to and from Vietnam shall be granted on the basis of market demand without adversely affecting scheduled carriage.
Article 115.- Right to domestic air carriage
1. Domestic air carriage is carriage by air within the territory of a state.
2. The right to domestic air carriage shall be granted to Vietnamese airlines on the basis of market demand, the capability of these airlines, the balanced development of air route networks, and national socio-economic development objectives.
3. The Ministry of Transport shall designate Vietnamese airlines, which are state enterprises, to operate air routes to areas with particularly difficult socio-economic conditions, mountainous, deep-lying and remote areas where there are essential needs for public air carriage.
4. A foreign airline may participate in domestic air carriage after it obtains permission of the Minister of Transport in the following cases:
a/ Prevention or combat of natural calamities or epidemics;
b/ Supplying emergency humanitarian relief.
Article 116.- Air carriage freight rates
1. Airlines shall notify air carriage freight rates for international routes to and from Vietnam upon request of the Ministry of Transport, unless otherwise provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Domestic air carriage freight rates shall be decided by airlines within the freight rate frame prescribed by the Ministry of Finance at the request of the Ministry of Transport.
Article 117.- Combined carriage
1. In case of combined carriage performed partly by air and partly by any other mode of carriage, the provisions of this Law shall only apply to the carriage by air.
2. Parties to an air carriage contract may indicate in air waybills, cargo receipts and passenger tickets conditions relating to other modes of carriage.
Article 118.- Successive carriage
1. In case of air carriage performed by various successive carriers, each of such successive carriers shall be deemed to be one of the parties to the carriage contract.
2. In case of passenger carriage, passengers or persons entitled to claim compensation may initiate a lawsuit against any successive carrier which performed the carriage during which the accident or the delay occurred, unless the first carrier has assumed liability for the whole journey.
3. In case of carriage of baggage or cargo, the passenger or consignor is entitled to initiate a lawsuit against the first carrier; and the passenger or consignee is entitled to initiate a lawsuit against the last carrier; each carrier may initiate a lawsuit against the carrier which performed the carriage during which the loss, lack, damage or delay took place. These carriers must be jointly and severally liable to the passenger or to the consignor or consignee.
Article 119.- Simplification of procedures in air carriage
1. Aircraft, crews, passengers, baggage, cargo and postal items to and from Vietnam shall be facilitated in entry, exit, customs, quarantine and other inspection procedures.
2. Related organizations and individuals shall supply devices, equipment and services to ensure the quick clearance of air carriage, exit, entry, customs, quarantine and other inspection procedures for aircraft, crews, passengers, baggage, cargo and postal items at airports or airfields.
3. Passengers, baggage, cargo and postal items in transit in Vietnam without departing from the transit lounge are exempt from entry, exit and customs procedures.
Article 120.- International carriage involving many points in Vietnam
1. International carriage involving many points in Vietnam means international air carriage involving at least two points of arrival or two points of departure in the Vietnamese territory.
2. During international carriage involving many points in Vietnam, at the first point of arrival and the last point of departure, aircraft, crews, passengers, baggage, cargo and postal items are subject to regulations applicable to air carriage, entry, exit, customs and quarantine procedures at international transit points, unless otherwise provided for by law.
Article 121.- Reporting and supply of statistical data
1. Vietnamese airlines shall report to the Ministry of Transport on a periodical basis or upon request on their long-term and annual production and business plans and results and supply statistics on air carriage.
2. Foreign airlines operating in Vietnam shall supply relevant statistics on air carriage at the request of the Ministry of Transport.
3. Statistics on air carriage include statistics on passengers, cargo and postal items already carried, on aircraft fleet and flight crew members, and on the financial status.
Article 122.- Air carriage service business
1. Vietnamese and foreign airlines may sell or deliver passenger tickets or air waybills directly at ticket sale offices or agents on the basis of agent designation contracts or via e-transactions.
Ticket sale offices are branches of an airline which perform the duty of selling its tickets.
2. Foreign airlines dealing in air carriage services in Vietnam may make payments, convert and remit foreign currencies abroad in accordance with Vietnamese laws and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 123.- Conditions and procedures for opening representative offices and ticket sale offices of foreign airlines
1. A foreign airline may open representative offices or ticket sale offices in Vietnam when meeting the following conditions:
a/ Having been established and operating by the law of the state in which the airline is headquartered;
b/ The right to legal control rests with the state in which the airline is headquartered.
2. A foreign airline wishing to open representative offices or ticket sale offices shall send a dossier to the Ministry of Transport. Such a dossier comprises:
a/ An application for a permit for the opening of a representative office or ticket sale office;
b/ Document certifying the airline's legal person status and its operation charter;
c/ Written certification of the conditions specified in Clause 1 of this Article, issued by competent authorities of the state in which the airline is headquartered, except for airlines which have been granted the right to scheduled air carriage to Vietnam;
d/ Papers certifying the right to use the house where the representative office or ticket sale office is to be based;
e/ Forms of tickets expected to be sold or delivered in Vietnam.
3. The Ministry of Transport shall consider and decide whether to grant permits for the opening of representative offices or ticket sale offices to foreign airlines within seven working days after the date of receipt of complete dossiers stated in Clause 2 of this Article.
4. Foreign airlines applying for permits for the opening of representative offices or ticket sale offices shall pay a fee.
5. The permit for the opening of a representative office or ticket sale office granted to a foreign airline shall be revoked in the following cases:
a/ Failing to meet the conditions specified in Clause 1 of this Article;
b/ Failing to commence operation within twelve months from the date of grant of the permit;
c/ Ceasing the sale of tickets for twelve consecutive months;
d/ Operating for improper purposes or in contravention of the contents of the permit;
e/ Committing acts of cheating customers;
f/ Seriously breaching regulations on air carriage business or operation of the computerized booking system;
g/ In case of necessity to guarantee Vietnamese airlines' right to open similar representative offices or ticket sale offices in the state in which the foreign airlines are based.
Article 124.- Rights and obligations of foreign airlines' representative offices and ticket sale offices
1. To operate for proper purposes, within the scope and the term indicated in their permits.
2. To lease offices, lease and procure equipment and articles necessary for their operation.
3. To recruit employees who are Vietnamese or foreigners to work at the offices in accordance with the Vietnamese law on labor.
4. To open accounts for foreign currency amounts and Vietnamese currency amounts of foreign origin at banks operating in Vietnam and use such accounts for the offices' activities only.
5. To have a seal bearing the name of the office in accordance with the Vietnamese law on enterprises.
6. Representative offices may not conduct activities which generate profits directly in Vietnam, enter into contracts, except for the cases specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article, amend or supplement contracts already entered into by their airlines, except for contracts entered into by themselves or when their chiefs have a lawful authorization paper issued by their airline.
7. To pay taxes, charges and fees, fulfill financial obligations and implement the accounting regime in accordance with Vietnamese law.
8. To report on their activities on a periodical basis or upon request to the Ministry of Transport.
Article 125.- Conditions, procedures for, and registration of contracts on, designation of ticket sale agents of foreign airlines
1. Foreign airlines wishing to designate ticket sale agents in Vietnam must meet the conditions specified in Clause 1, Article 123 of this Law.
2. Ticket sale agents of foreign airlines may sell tickets only after they register contracts on designation of ticket sale agents with the Ministry of Transport.
3. A dossier of contract registration comprises:
a/ An application for registration of the contract on designation of ticket sale agent;
b/ Document certifying the airline's legal person status and its operation charter;
c/ The notarized contract on designation of ticket sale agent;
d/ The ticket sale agent's business registration certificate.
4. The Ministry of Transport shall consider and decide whether to grant certificates of registration of contracts on designation of ticket sale agents within seven working days after the date of receipt of complete dossiers stated in Clause 3 of this Article.
5. Ticket sale agents of foreign airlines shall pay a fee.
Article 126.- Computerized booking systems
1. Computerized booking system is a computerized system supplying information on flight schedules, the situation of seats on flights and air carriage freights, through which the booking of seats on flights is effected.
2. An enterprise dealing in a computerized booking system shall abide by the following principles:
a/ Equality and non-discrimination among service users;
b/ Users shall not be forced to use its services or equipment only;
c/ The display of information on the computer monitor on flight schedules, the situation of seats on flights and air carriage freights must be complete, fair and non-discriminatory;
d/ Service charges must be set on the basis of reasonable costs and applied to all users without discrimination;
e/ Customers' personal information shall be kept secret, unless upon request of competent state agencies.
Article 127.- Supervision and inspection of operation of air carriage
Vietnamese and foreign airlines operating in Vietnam shall submit to the supervision and inspection by the Ministry of Transport in their implementation of regulations on operation of air carriage and assurance of aviation safety and security.
Article 128.- Contract of cargo carriage
1. Contract of cargo carriage is an agreement between the carrier and carriage hirer, whereby the carrier is obliged to carry cargo to the place of destination and deliver cargo to the entitled consignee; and the carriage hirer is obliged to pay carriage freight.
The carrier is an organization providing the service of commercial carriage by air.
2. Air waybills and other written agreements between the parties, carriage charters and freight rate tables are documents of contracts of cargo carriage.
Article 129.- Air waybills and cargo receipts
1. Air waybill is a document of cargo carriage by air and constitutes an evidence of the conclusion of the contract, the receipt of the cargo and the acceptance of the conditions stated in the contract.
2. Air waybills must be used for the carriage of cargo by air. In case a means which preserves the information on the carriage of cargo is substituted for the delivery of an air waybill, the carrier shall, if so requested by the consignor, deliver to the consignor a cargo receipt permitting identification of the cargo.
3. The carrier shall pay compensations to the consignor for damage caused due to the fault of the carrier or its servants or agents in the entry of inaccurate or insufficient information or the improper entry of information supplied by the consignor in the information preservation means specified in Clause 2 of this Article.
4. The existence and legal validity of a concluded contract of cargo carriage shall not be affected if it lacks one or some of the contents specified in Articles 130, 131, 132 and 133 of this Law.
Article 130.- Contents of air waybills and cargo receipts
1. Places of departure and destination.
2. Agreed stopping places in case of carriage involving the departure and destination places being within the territory of a single state and one or more agreed stopping places agreed being with the territory of another state.
3. Weight and kinds of the cargo.
Article 131.- Making out of air waybill
1. The air waybill shall be made by the consignor in three originals. The first part, signed by the consignor, shall be handed to the carrier. The second original, signed by the consignor and by the carrier, shall be handed to the consignee. The third original, signed by the carrier, shall be handed to the consignor after the cargo has been received.
2. The signatures of the carrier and consignor may be printed or stamped.
3. The making out of the air waybill by the carrier at the request of the consignor shall be deemed as an action on behalf of the consignor, unless there is proof to the contrary.
Article 132.- Document relating to the nature of the cargo
The consignor shall be required, if necessary, to produce a document indicating the nature of the cargo upon request of customs, police or other competent agencies. This provision shall create no liability or obligation for the carrier.
Article 133.- Air waybills and cargo receipts for multiple cargo packages
When carrying many cargo packages, the carrier is entitled to request the consignor to make out separate air waybills for each cargo package. If a means which preserves the information on the carriage of cargo is used to substitute for the delivery of an air waybill as provided for in Clause 2, Article 129 of this Law, the consignor is entitled to request the carrier to issue separate cargo receipts for each cargo package.
Article 134.- Cases of rejection of carriage of cargo
1. The cargo to be carried is of a kind other than those agreed upon.
2. The consignor fails to comply with the conditions and instructions of the carrier on package, packing, signs and codes of the cargo.
Article 135.- The consignor's responsibilities for the supply of information
1. To be accountable for the accuracy of information and statements in the air waybill relating to the cargo or supplied for preservation in the means mentioned in Clause 2, Article 129 of this Law.
2. To supply necessary information and documents at the request of customs, police and other competent agencies before the cargo is delivered to the consignee. The carrier shall not be obliged to check the accuracy and completeness of information or documents supplied by the consignor.
3. To pay compensations for damage caused to or incurred by the carrier because of the supply of inaccurate, incomplete or irregular information.
Article 136.- Delivery of cargo
1. Unless otherwise agreed upon, it is the duty of the carrier to notify the consignee as soon as the cargo arrives at the place of destination.
2. Except for the case specified in Article 139 of this Law, the consignee is entitled to request the carrier to deliver the cargo, upon arrival of the cargo at the place of destination, to it, after paying the expenses appropriate to the conditions of carriage.
3. If the carrier admits the loss of the cargo, or if the consignee fails to receive the cargo seven days after the date on which the cargo ought to have arrived at the place of destination, the consignee or consignor may exercise the right to complain or initiate a lawsuit under the provisions of Article 170 of this Law.
Article 137.- Relations of consignor and the consignee or mutual relations with third parties
1. The consignor and the consignee can respectively exercise all the rights given to them in Article 139 of this Law, each in its own name, regardless of whether it is acting in its own interest or in the interest of another, provided that it performs the obligations imposed under the contract of cargo carriage.
2. The provisions of Clause 1 of this Article, Articles 136 and 139 of this Law do not affect the relations of the consignor and the consignee as well as mutual relations with third parties who have their rights arising from the consignor or the consignee.
3. The contents specified in Clause 1 of this Article, Article 138 and Article 139 of this Law may be otherwise agreed upon by the parties but must be indicated in the air waybill or the cargo receipt.
Article 138.- Evidentiary value of air waybills and cargo receipts
1. Data recorded in the air waybill or the cargo receipt on the weight, dimensions and packing of the cargo and the number of cargo packages serve as prima facie evidence for lodging a complaint or initiating a lawsuit against the carrier.
2. Date recorded in the air waybill or the cargo receipt on the quantity, volume and condition of the cargo are not of evidentiary value for lodging complaints or initiating lawsuits against the carrier, unless such data are certified in the air waybill or the cargo receipt that they have been checked in the presence of the consignor or such data relate to the apparent condition of the cargo.
Article 139.- Right to disposition of cargo
1. The consignor is entitled to withdraw the cargo at the airport of departure or destination, stop the cargo at any permitted landing place in the course of the journey, request it to be delivered to another consignee at the place of arrival or another place in the course of the journey, or request it to be returned to the airport of departure.
The consignor must not exercise the right of disposition in case the exercise of such right will impede normal operations of the carrier or cause hindrances to other consignors. The consignor shall pay expenses incurred from the exercise of the right specified in this Clause.
2. If it is impossible to carry out the consignor's request, the carrier shall promptly notify the consignor thereof.
3. If the carrier carries out the consignor's request but does not get back the air waybill or cargo receipt already delivered to the latter, the carrier is liable for any damage which may be caused thereby to any person who has the right related to such air waybill or cargo receipt.
4. The consignor's right of disposition of cargo terminates at the time when the consignee requests the carrier to deliver the cargo to the consignee. If the consignee refuses to receive the cargo or the cargo cannot be delivered to the consignee, the consignor shall still have the right to disposition of such cargo.
Article 140.- Refusal to receive cargo or cargo with no consignee
If the consignee refuses to receive the cargo or there is no consignee, the carrier is obliged to keep such cargo and notify the consignor thereof. The consignor shall pay expenses incurred from the preservation of such cargo.
Article 141.- Delivery of secondary air waybills
1. The secondary air waybill constitutes an evidence of the conclusion of the contract of cargo forwarding for carriage by air between the forwarding enterprise and the consignor, the conditions of the contract, and the acceptance of the cargo for carriage.
2. The forwarding enterprise shall register the delivery of secondary air waybills with the Ministry of Transport. A dossier of registration comprises:
a/ An application for registration of delivery of secondary air waybills;
b/ The business registration certificate;
c/ The form of secondary air waybills in consistency with the contents of an air waybill specified in Article 130 of this Law;
d/ The business registration certificate of the foreign enterprise, in case of acting as an agent to deliver secondary air waybills for a foreign forwarding enterprise.
3. The Ministry of Transport shall consider and decide whether or not to grant certificates of registration of delivery of secondary air waybills within seven working days after the date of receipt of complete dossiers as provided for in Clause 2 of this Article.
4. Enterprises applying for certificates of registration of delivery of secondary air waybills shall pay a fee.
Article 142.- Liquidation of cargo
1. The cargo shall be liquidated in case the consignee refuses to receive it or it is impossible to carry the cargo to the consignee while the consignor refuses to receive back the cargo or fails to reply on the receipt back of cargo within sixty days after the date it receives a notice thereon from the carrier; perishable cargo may be liquidated earlier.
2. Proceeds from the liquidation of the cargo less expenses related to its carriage, preservation and liquidation must be returned to the persons entitled to such proceeds; past one hundred eighty days counting from the date of liquidation of the cargo, if the persons entitled to such proceeds do not come to receive, the remaining sum shall be remitted into the state budget.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in providing for liquidation of cargo.
Section 4. CARRIAGE OF PASSENGERS AND BAGGAGE
Article 143.- Passenger and baggage carriage contracts
1. Contract on air carriage of passenger and baggage is an agreement between the carrier and the passenger whereby the carrier shall carry the passenger and baggage to a place of destination and the passenger shall pay a freight.
2. Passenger tickets, carriage rules, freight rates and other written agreements between the two parties shall constitute documents of a contract of passenger and baggage carriage.
Article 144.- Passenger tickets, baggage checks
1. Passenger ticket is a document on the carriage of passenger by air and an evidence of the conclusion of the contract and the conditions thereof. Passenger tickets shall be delivered to individuals or collectives, containing the following details:
a/ The places of departure and destination;
b/ If the places of departure and destination are within the territory of a single state, one or more agreed stopping places being within the territory of another state, an indication of at least one such stopping place.
2. A means which preserves the information indicated in Clause 1 of this Article may be substituted for the delivery of a passenger ticket; if such a means is used, the carrier shall notify passengers of the supply of papers recorded with the preserved information.
3. The carrier shall deliver to passengers a baggage check for every registered baggage package.
4. The existence and legal validity of a contract shall not be affected if the signed contract lacks one or some of the details specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 145.- Obligations of the carrier when carrying passengers
1. To carry passengers and baggage to the agreed place of destination and to deliver the registered baggage to persons entitled to receive.
2. To promptly notify passengers of information about the flight, to take care of passengers, especially those with disability or in need of care during the carriage.
3. When a passenger's seat has been confirmed in the flight but the carriage is interrupted or delayed due to a fault not caused by the passenger, the carrier shall promptly notify the passenger thereof, arrange accommodation and travel for the passenger and pay all directly related expenses relevant to the waiting time at the airport as stipulated in the carriage rules.
4. When a passenger's seat has been confirmed in the flight but the carriage is interrupted or delayed due to a fault caused by the carrier, apart from performing the obligation prescribed in Clause 3 of this Article, the carrier shall also have to arrange an appropriate journey for the passenger as stipulated in the carriage rules or reimburse the unused portion of the fare at the request of the passenger without collecting any related charges.
5. If, due to the carrier's fault, a passenger whose seat has been confirmed in the flight is not carried or his/her flight is cancelled without prior notice, the carrier shall perform the obligations specified in Clauses 3 and 4 of this Article, and pay a non-refundable compensation amount in advance to the passenger. The Minister of Transport shall specify the time for prior notice and non-refundable advance compensations after consulting the Minister of Finance. If the carrier has to pay damages for his/her civil liability, this amount shall be subtracted from damages.
Article 146.- Refusal to carry passengers who have tickets and seats confirmed in the flight or during journey
1. Due to the health conditions of a passenger, the carrier recognizes that the carriage or continued carriage may cause harms to such passenger, other passengers on board the aircraft or to the flight.
2. To prevent the spread of epidemics.
3. The passenger fails to observe regulations on assurance of aviation safety and security and operation of air carriage.
4. The passenger commits an act of disturbing public order, endangering the safety of the flight or affecting others' life, health and property.
5. Passengers cannot control their acts under the influence of alcohol, beer or other stimulants.
6. For security reasons.
7. At the request of competent state agencies.
Article 147.- Rights of passengers
1. To be informed in writing of the limits of the carrier's liability for damage sustained in case of death or injury of a passenger, damage to or loss of baggage, and delay.
2. If a passenger cannot be carried due to the carrier's fault, the passenger is entitled to request the carrier to arrange an appropriate journey or refund the unused portion of the fare.
3. In the cases specified in Article 146 of this Law, passengers are entitled to receive back their fare or an amount of money equivalent to the unused portion of the fare after subtraction of a charge and fine as stipulated in the carriage rules.
4. To refuse to take the flight; during the journey the passenger is entitled to refuse to continue taking the flight at any airport, airfield or a place of forced landing, and he/she is entitled to receive back the fare or an amount of money equivalent to the unused portion of the fare after subtraction of a charge and fine as stipulated in the carriage rules.
5. To be exempt from the baggage freight within the minimum limit stipulated in the carriage rules.
6. Children under twelve years of age going by aircraft are entitled to fare exemption or reduction at the level stipulated in the carriage rules.
Children between two and under twelve years of age shall be arranged separate seats; under-two children do not have a separate seat and must be accompanied by adults.
Article 148.- Obligations of passengers
1. To observe regulations on assurance of aviation safety and security.
2. To comply with instructions of the carrier during the journey.
3. To pay compensations for damage caused due to their fault to the carrier or aircraft operator.
Article 149.- Carriage of baggage
1. Baggage includes checked baggage and hand baggage.
Checked baggage is baggage of passengers carried in the aircraft and preserved by the carrier during the journey.
Hand baggage is baggage carried by passengers on board the aircraft and preserved by passengers during the journey.
2. Baggage of each passenger must be carried together with the passenger on board the same aircraft, except the following cases:
a/ Carrying strayed baggage;
b/ Baggage held back for flight safety reasons;
c/ Carrying diplomatic and consular bags;
d/ A passenger died on board the aircraft and his/her body was taken out of the aircraft;
e/ Baggage carried like cargo;
f/ Force majeure cases.
Article 150.- Liquidation of baggage
1. Baggage shall be liquidated if it is not received by anybody within thirty days counting from the date it arrives at the place of destination; perishable baggage may be liquidated earlier.
2. The procedures for liquidation of baggage shall comply with the provisions of Clause 2 and Clause 3, Article 142 of this Law.
Section 5. CONTRACTING CARRIAGE AND ACTUAL CARRIAGE
Article 151.- Contracting carrier and actual carrier
1. Contracting carrier is the person entering into a contract of air carriage with a passenger, the consignor or a representative of the passenger or the consignor.
2. Actual carrier is the person who performs the whole or part of the carriage under the authorization of the contracting party but is not a successive carrier as provided for in Article 118 of this Law.
Article 152.- Respective liabilities of contracting and actual carriers
1. The contracting carrier shall take responsibility for the whole of the carriage agreed in the contract. The actual carrier shall take responsibility for the part of the carriage which it performs.
2. Acts of the contracting carrier and of its servants and agents acting within the scope of their assigned work shall, in relation to the part of the carriage performed by the actual carrier, be deemed to be also those of the actual carrier. The actual carrier shall not bear the liability exceeding the limit of liability specified in Section 1, Chapter VII of this Law.
3. Acts of the actual carrier and of its servants and agents acting within the scope of their assigned work shall, in relation to the part of the carriage performed by the actual carrier, be deemed to be also those of the contracting carrier.
4. Any agreement under which the contracting carrier assumes obligations not provided for in this Chapter or any waiver of rights it is entitled to as provided for in this Chapter or any declaration of the value of the cargo and checked baggage as provided for at Point b, Clause 1, Article 162 of this Law does not affect the liability of the actual carrier unless agreed to by it.
Article 153.- Addressee of complaints or requests
1. Except for the case specified in Clause 2 of this Article, any complaint or request may be addressed to the contracting carrier or actual carrier.
2. Any complaint related to the right to disposition of cargo specified in Article 139 of this Law is effective only if addressed to the contracting carrier.
Article 154.- Limit of liability of servants and agents
When the carriage is performed by the actual carrier, any servant or agent of the actual carrier or of the contracting carrier, if they prove that they acted within the scope of their assigned work, is entitled to the limits of liability applicable to the carrier specified in Section 1, Chapter VII of this Law.
Article 155.- Aggregate of damages
When the carriage is performed by the actual carrier, the aggregate of the amounts payable by the actual carrier, the contracting carrier and their servants and agents acting within the scope of their assigned work must not exceed the amount compensated by the contracting carrier and actual carrier. Each carrier needs not to pay a sum in excess of the limit of liability applicable to it.
Article 156.- Addressee of claims
When the carriage is performed by the actual carrier, a lawsuit for damages may be initiated against the actual carrier or the contracting carrier or against both. If the lawsuit is brought against only one of those carriers, that carrier is entitled to request the court to bring the other carrier in the court proceedings.
Section 6. CARRIAGE OF SPECIAL CARGO
Article 157.- Carriage of postal items
The carriage of postal items by air shall comply with the provisions of this Law and the post law.
Article 158.- Carriage of dangerous cargo
1. Dangerous cargo means articles or substances which may cause danger to human health and life, flight safety, property or environment.
2. The carriage by air of dangerous cargo shall comply with the provisions of this Law and relevant laws.
3. Airlines may carry by air dangerous cargo only when they acquire a certificate of eligibility for carriage of dangerous cargo issued or recognized by the Ministry of Transport.
4. The Ministry of Transport shall stipulate the conditions, order of and procedures for the issuance or recognition of certificates of eligibility for carriage of dangerous cargo. Applicants for such a certificate shall pay a fee.
Article 159.- Carriage of weapons, war tools and nuclear waste
It is prohibited to carry by air weapons, war tools and nuclear waste into or through the Vietnamese territory, except for special cases permitted by competent state agencies. This provision shall also apply to official-duty aircraft.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Chính sách phát triển hàng không dân dụng
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
Điều 27. Quy định chi tiết về khai thác tàu bay
Điều 47. Cảng hàng không, sân bay
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Điều 92. Quản lý chướng ngại vật
Điều 94. Quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay
MỤC 2. DỊCH VỤ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY
Điều 95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Điều 102. Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
Điều 109. Kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
Điều 116. Giá cước vận chuyển hàng không
Điều 119. Đơn giản hoá thủ tục trong vận chuyển hàng không
Điều 120. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam
Điều 121. Báo cáo và cung cấp số liệu thống kê
Điều 126. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính
Điều 128. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Điều 143. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
Điều 147. Quyền của hành khách
Điều 157. Vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư
Điều 158. Vận chuyển hàng nguy hiểm
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý
Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 13. Đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay
Điều 16. Quy định chi tiết về quốc tịch tàu bay
Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
Điều 33. Thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Điều 85. Khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
Điều 88. Xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 53. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
Điều 23. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 69. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
Điều 95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 38. Yêu cầu đối với thuê tàu bay
Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
Điều 113. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không
Điều 114. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế
Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 124. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 141. Xuất vận đơn hàng không thứ cấp
Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 97. Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 97. Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng