Chương 5 Luật Hàng không dân dụng việt nam 2006: Hoạt động bay
Số hiệu: | 66/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 07/11/2006 | Số công báo: | Từ số 7 đến số 8 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc tổ chức, sử dụng vùng trời phải bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn cho tàu bay, hợp lý, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thiết lập và khai thác đường hàng không.
Đường hàng không là khu vực trên không có giới hạn xác định về độ cao, chiều rộng và được kiểm soát.
3. Bộ Giao thông vận tải quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay dân dụng, khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. Việc tổ chức khai thác vùng trời sân bay dùng chung dân dụng và quân sự phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng.
4. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.
1. Tàu bay được cất cánh, hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay được mở hợp pháp, trừ trường hợp phải hạ cánh bắt buộc.
2. Tàu bay Việt Nam, tàu bay nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế chỉ được phép cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không quốc tế, trong trường hợp cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay nội địa thì phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.
Chuyến bay quốc tế nói tại Luật này là chuyến bay được thực hiện trên lãnh thổ của hơn một quốc gia.
1. Phép bay là văn bản hoặc hiệu lệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác định điều kiện và giới hạn được phép hoạt động của tàu bay.
2. Tàu bay hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam phải được các cơ quan sau đây của Việt Nam cấp phép bay:
a) Bộ Ngoại giao cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.
Chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định phục vụ chuyến bay chuyên cơ;
b) Bộ Quốc phòng cấp phép bay cho các chuyến bay của tàu bay quân sự của Việt Nam, nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam và chuyến bay của tàu bay không người lái;
c) Bộ Giao thông vận tải cấp phép bay cho chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam, bao gồm chuyến bay của tàu bay Việt Nam và nước ngoài nhằm mục đích dân dụng; chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này và chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam và nước ngoài không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Việc cấp phép bay cho các chuyến bay phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn hàng không; trật tự và lợi ích công cộng; phù hợp với khả năng đáp ứng của hệ thống bảo đảm hoạt động bay, các cảng hàng không, sân bay.
2. Việc cấp phép bay cho các chuyến bay vận chuyển hàng không thương mại thường lệ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và căn cứ vào quyền vận chuyển hàng không được cấp.
1. Người chỉ huy tàu bay, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc chuẩn bị chuyến bay phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chuẩn bị chuyến bay, thực hiện chuyến bay và sau chuyến bay.
2. Tàu bay chỉ được phép cất cánh từ cảng hàng không, sân bay khi có lệnh của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.
1. Khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, tàu bay phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Bay theo đúng hành trình, đường hàng không, khu vực bay, điểm vào, điểm ra được phép;
b) Duy trì liên lạc liên tục với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
c) Hạ cánh, cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay được chỉ định trong phép bay, trừ trường hợp hạ cánh bắt buộc, hạ cánh khẩn cấp;
d) Tuân theo phương thức bay, Quy chế không lưu hàng không dân dụng.
2. Người chỉ huy tàu bay phải báo cáo kịp thời với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu bay không thể bay đúng hành trình, đúng đường hàng không, khu vực bay, điểm vào, điểm ra hoặc không thể hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định trong phép bay vì lý do khách quan;
b) Xuất hiện các tình huống phải hạ cánh khẩn cấp và các tình huống cấp thiết khác.
3. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị quản lý vùng trời của Bộ Quốc phòng phải kịp thời thông báo cho nhau biết và phối hợp thực hiện các biện pháp ưu tiên giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Khi tàu bay mất liên lạc hoặc tổ lái mất khả năng kiểm soát tàu bay.
1. Khu vực cấm bay là khu vực trên không có kích thước xác định mà tàu bay không được bay vào, trừ trường hợp tàu bay công vụ Việt Nam đang thực hiện công vụ.
Khu vực hạn chế bay là khu vực trên không có kích thước xác định mà tàu bay chỉ được phép hoạt động tại khu vực đó khi đáp ứng các điều kiện cụ thể.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay trong lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội.
Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng quyết định hạn chế bay tạm thời hoặc cấm bay tạm thời tại một hoặc một số khu vực trong lãnh thổ Việt Nam; quyết định này có hiệu lực ngay.
3. Bộ Quốc phòng quy định việc quản lý khu vực cấm bay và khu vực hạn chế bay.
1. Khu vực nguy hiểm là khu vực trên không có kích thước xác định mà tại đó hoạt động bay có thể bị nguy hiểm vào thời gian xác định.
2. Khu vực nguy hiểm và chế độ bay trong khu vực nguy hiểm do Bộ Quốc phòng xác định và thông báo cho Bộ Giao thông vận tải.
Tàu bay đang bay không được xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay xuống. Trường hợp vì lý do an toàn của chuyến bay hoặc để thực hiện nhiệm vụ cứu nguy trong tình thế khẩn nguy hoặc các nhiệm vụ bay khác vì lợi ích công cộng, tàu bay được xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa và các đồ vật khác từ tàu bay xuống khu vực do Bộ Giao thông vận tải quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Giao thông vận tải công bố công khai các đường hàng không, khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm, khu vực cung cấp dịch vụ không lưu, khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay xuống.
Tàu bay vi phạm khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay hoặc vi phạm các quy định của Quy chế không lưu hàng không dân dụng, quy định về quản lý hoạt động bay dân dụng, về quản lý, sử dụng vùng trời và không chấp hành lệnh của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu thì có thể bị áp dụng biện pháp bay chặn, bắt buộc tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay, các biện pháp cưỡng chế khác đối với tàu bay. Quy định này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.
1. Nguyên tắc phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự bao gồm:
a) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn và hiệu quả của hoạt động hàng không dân dụng;
b) Tuân theo quy định của Luật này khi hoạt động bay trong đường hàng không, vùng trời sân bay dân dụng, khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;
c) Thực hiện hoạt động nghiệp vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Nội dung phối hợp trong quản lý hoạt động bay bao gồm:
a) Tổ chức vùng trời, thiết lập đường hàng không và xây dựng phương thức bay;
b) Sử dụng vùng trời; quản lý hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không và vùng trời sân bay;
c) Cấp phép bay, lập kế hoạch bay và thông báo tin tức về hoạt động bay;
d) Sử dụng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
đ) Tìm kiếm, cứu nạn;
e) Quản lý hoạt động bay đặc biệt, bao gồm bay để chụp ảnh, thăm dò địa chất, quay phim từ trên không, thao diễn, luyện tập, thử nghiệm, sử dụng phương tiện liên lạc vô tuyến điện ngoài thiết bị của tàu bay và bay vào khu vực hạn chế bay.
1. Quản lý chướng ngại vật là việc thống kê, đánh dấu, công bố, quản lý, cấp phép sử dụng khoảng không và xử lý các chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.
2. Bộ Giao thông vận tải công bố công khai các bề mặt giới hạn chướng ngại vật trong khu vực sân bay; khu vực giới hạn bảo đảm hoạt động bình thường của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; giới hạn chướng ngại vật của khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.
3. Tổ chức, cá nhân xây dựng, quản lý, sử dụng nhà cao tầng, trang bị, thiết bị kỹ thuật, đường dây tải điện, thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện và các công trình khác có ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay phải gắn các dấu hiệu, thiết bị nhận biết theo quy định của Luật này và chịu chi phí.
4. Không được xây dựng trường bắn làm mất an toàn hàng không và bố trí hướng bắn của trường bắn cắt đường hàng không. Bổ sung
1. Việc quản lý các dải tần số sử dụng cho đài, trạm vô tuyến điện và hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đài, trạm thông tin liên lạc hoặc thiết bị khác không được gây cản trở, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đài, trạm vô tuyến điện hàng không; phải chấm dứt việc sử dụng và nhanh chóng di dời đài, trạm thông tin liên lạc hoặc thiết bị gây cản trở, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
1. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự; quản lý hoạt động bay đặc biệt; quản lý chướng ngại vật.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thể thức bay chặn, bắt buộc tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay, các biện pháp cưỡng chế khác đối với tàu bay.
3. Bộ Bưu chính, viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không.
1. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ cần thiết để bảo đảm an toàn, điều hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động bay, bao gồm dịch vụ không lưu, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng; dịch vụ thông báo tin tức hàng không và dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.
2. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ công ích.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bay trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý được cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải có các cơ sở cung cấp dịch vụ và hệ thống kỹ thuật, thiết bị được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép khai thác. Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép khai thác phải nộp lệ phí.
1. Dịch vụ không lưu bao gồm dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động.
2. Tàu bay hoạt động trong một vùng trời xác định phải được điều hành bởi một cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
3. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan để quản lý, điều hành hoạt động bay dân dụng.
1. Dịch vụ không lưu do doanh nghiệp nhà nước cung cấp.
Việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành hàng không dân dụng;
b) Có phương án về tổ chức bộ máy phù hợp;
c) Có phương án về kết cấu hạ tầng và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phù hợp;
d) Có phương án về đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp để vận hành khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị và tài liệu hướng dẫn khai thác.
1. Cung cấp đầy đủ và liên tục dịch vụ không lưu.
2. Cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác theo nhiệm vụ được Bộ Giao thông vận tải giao.
3. Duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu của quốc gia lân cận để cung cấp dịch vụ điều hành bay, bảo đảm an toàn, điều hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động của tàu bay trên các đường hàng không và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
4. Tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ vùng trời, Quy chế không lưu hàng không dân dụng và các tài liệu hướng dẫn bảo đảm hoạt động bay.
5. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay thuộc Bộ Quốc phòng để bảo đảm an toàn cho hoạt động bay dân dụng.
6. Tham gia, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý các tình huống khẩn nguy, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và tác chiến phòng không.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
1. Cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn được Bộ Giao thông vận tải giao hoặc theo hợp đồng.
2. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
1. Tàu bay bị coi là lâm nguy khi tàu bay hoặc những người trong tàu bay bị nguy hiểm mà các thành viên tổ bay không thể khắc phục được hoặc tàu bay bị mất liên lạc và chưa xác định được vị trí tàu bay.
Tàu bay bị coi là lâm nạn nếu tàu bay bị hỏng nghiêm trọng khi lăn, cất cánh, đang bay, hạ cánh hoặc bị phá huỷ hoàn toàn và tàu bay hạ cánh bắt buộc ngoài sân bay.
2. Tàu bay trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn phải phát tín hiệu và thông báo cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu để yêu cầu trợ giúp; trường hợp lâm nguy, lâm nạn trên biển còn phải phát tín hiệu cho các tàu biển và các trung tâm tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
3. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải thông báo ngay cho các cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn khi nhận được tín hiệu, thông báo hoặc tin tức về tàu bay đang trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn áp dụng mọi biện pháp cần thiết và kịp thời để trợ giúp tàu bay, hành khách, tổ bay và tài sản khi tàu bay lâm nguy, lâm nạn.
2. Trong trường hợp tàu bay lâm nguy, lâm nạn tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận của cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không phải phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn và Ủy ban nhân dân các cấp tiến hành tìm kiếm, cứu nạn tàu bay, người và tài sản.
3. Trong trường hợp tàu bay lâm nguy, lâm nạn ngoài các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức khác tiến hành tìm kiếm, cứu nạn tàu bay, người và tài sản.
4. Việc tìm kiếm, cứu nạn tàu bay mang quốc tịch Việt Nam bị lâm nguy, lâm nạn ở lãnh thổ nước ngoài được tiến hành theo quy định của pháp luật quốc gia nơi tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn.
5. Việc phối hợp trợ giúp, tham gia tìm kiếm, cứu nạn giữa Việt Nam với các quốc gia lân cận được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tham gia tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng; bảo quản tàu bay và tài sản trong tàu bay khi tàu bay lâm nạn ở địa phương ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.
7. Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không có trách nhiệm tham gia vào hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không theo yêu cầu của cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải tiến hành ngay việc tìm kiếm tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn.
2. Trường hợp đã áp dụng tất cả các biện pháp để tìm kiếm tàu bay bị lâm nạn, hành khách và tổ bay của tàu bay bị lâm nạn mà không có kết quả thì Bộ Giao thông vận tải quyết định chấm dứt hoạt động tìm kiếm tàu bay đó.
3. Tàu bay bị coi là mất tích từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động tìm kiếm.
4. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm di dời tàu bay ra khỏi nơi bị nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chịu mọi chi phí có liên quan.
1. Sự cố tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay làm ảnh hưởng hoặc có khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác bay nhưng chưa phải là tai nạn tàu bay.
2. Tai nạn tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay trong khoảng thời gian từ khi bất kỳ người nào lên tàu bay để thực hiện chuyến bay đến khi người cuối cùng rời khỏi tàu bay mà xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Có người chết hoặc bị thương nặng do đang ở trong tàu bay hoặc do bị tác động trực tiếp của bất kỳ bộ phận nào của tàu bay, kể cả những bộ phận bị văng ra từ tàu bay hoặc do bị tác động trực tiếp của khí phát thải từ động cơ tàu bay, trừ trường hợp thương tổn xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên hoặc do tự gây ra hoặc do người khác gây ra và thương tổn của hành khách không có vé trốn ở bên ngoài khu vực dành cho hành khách hoặc tổ bay;
b) Tàu bay hoặc kết cấu của tàu bay bị tổn hại làm ảnh hưởng xấu đến độ bền của kết cấu, tính năng bay của tàu bay dẫn đến phải sửa chữa lớn hoặc thay thế bộ phận bị hỏng, trừ những hỏng hóc hoặc sự cố của động cơ tàu bay chỉ ảnh hưởng đến động cơ tàu bay, vỏ bọc hoặc thiết bị của động cơ tàu bay hoặc hỏng hóc chỉ ảnh hưởng đến cánh quạt tàu bay, đầu cánh tàu bay, ăng ten, lốp, phanh, bộ phận tạo hình khí động học của tàu bay hoặc chỉ là vết lõm, lỗ thủng nhỏ ở vỏ tàu bay;
c) Tàu bay bị mất tích hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được.
1. Sự cố, tai nạn tàu bay xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam phải được tiến hành điều tra. Sự cố, tai nạn của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc tàu bay của người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân Việt Nam xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được tiến hành điều tra phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nhằm xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn tàu bay và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn trong tương lai.
3. Chính phủ quy định thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
1. Khi xảy ra sự cố tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý thì tuỳ theo tính chất của vụ việc, Bộ Giao thông vận tải thực hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Khi xảy ra tai nạn tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và thông báo cho quốc gia đăng ký tàu bay, quốc gia của người khai thác tàu bay, quốc gia sản xuất tàu bay, quốc gia thiết kế tàu bay và các quốc gia có liên quan khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 104 của Luật này; phối hợp với cơ quan quản lý tàu bay công vụ điều tra tai nạn liên quan đến tàu bay công vụ;
b) Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức điều tra tai nạn tàu bay quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 104 của Luật này.
4. Khi xảy ra tai nạn tàu bay, cơ quan điều tra tai nạn có các trách nhiệm sau đây:
a) Điều tra nhằm làm rõ sự kiện, điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân và mức độ thiệt hại của vụ tai nạn;
b) Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra;
c) Công bố kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn tàu bay;
d) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương trong việc điều tra tai nạn tàu bay và hướng dẫn phòng ngừa tai nạn tàu bay trong tương lai.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chấp nhận đại diện của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay, quốc gia của người khai thác tàu bay tham gia quá trình điều tra tai nạn tàu bay nước ngoài bị tai nạn trong lãnh thổ Việt Nam với tư cách là quan sát viên.
1. Khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có các quyền sau đây:
a) Lên tàu bay để làm rõ các tình tiết của sự cố, tai nạn;
b) Kiểm tra, khám nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị, tài sản trong tàu bay bị sự cố, tai nạn và tàu bay, tài sản có liên quan;
c) Ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có đủ khả năng tiến hành nghiên cứu và thực hiện các công việc liên quan đến việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay;
d) Trưng dụng người có đủ năng lực và trình độ để xác minh các vấn đề có liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay;
đ) Nghiên cứu các vấn đề về tàu bay bị sự cố, tai nạn; công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không; việc bảo đảm và thực hiện chuyến bay; tâm lý và thể trạng của thành viên tổ bay và nhân viên hàng không có liên quan;
e) Yêu cầu cung cấp, nhận và nghiên cứu thông tin, tài liệu từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay.
2. Trong trường hợp tai nạn gây chết người thì cơ quan điều tra tai nạn tàu bay có quyền quyết định việc giữ tử thi để phục vụ cho việc điều tra.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời tin tức về sự cố, tai nạn tàu bay cho chính quyền địa phương, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hoặc cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không nơi gần nhất và giúp đỡ tìm kiếm, cứu nạn người, tài sản và bảo vệ tàu bay bị lâm nạn.
Ủy ban nhân dân địa phương được báo tin về sự cố, tai nạn tàu bay có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo vệ tàu bay bị sự cố, tai nạn, trang bị, thiết bị, tài sản trong tàu bay bị sự cố, tai nạn để phục vụ công tác điều tra và giao nộp chứng cứ cho cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.
3. Người nào cố ý che giấu, không thông báo về sự cố, tai nạn tàu bay, làm sai lệch thông tin, làm hư hỏng hoặc phá huỷ các thiết bị kiểm tra và các bằng chứng khác liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.
Section 1. MANAGEMENT OF AIR NAVIGATION
Article 79.- Organization and use of the airspace
1. The organization and use of the airspace must ensure requirements on defense, security and safety for aircraft, be reasonable and efficient and create favorable conditions for civil aviation activities.
2. The Prime Minister shall decide to establish and operate air routes.
Air route is an area in the air which is delimited in its elevation and width and under control.
3. The Ministry of Transport shall manage the organization and operation of air routes, the airspace of civil airfields, flight zones in service of general aviation in the Vietnamese airspace and the flight information region under the management of Vietnam. The organization and operation of the airspace of an airfield used for joint civil and military purposes are subject to written agreement of the Ministry of Defense.
4. The provision of Clause 1 of this Article also applies to official-duty aircraft.
Article 80.- Management of flights in airports and airfields
1. Except for cases of forced landing, aircraft may take off from and land at lawfully opened airports and airfields.
2. Vietnamese and foreign aircraft making international flights may only take off from and land at international airports; if taking off from or landing at a domestic airport or airfield, the permission of the Prime Minister is required.
International flight referred to in this Law means flight made over the territories of more than one state.
Article 81.- Grant of flight permits
1. Flight permit means a written document or order which is granted by a competent state agency and determines conditions and permitted limits of operation of an aircraft.
2. Aircraft operating within the Vietnamese territory must obtain flight permits from one of the following Vietnamese agencies:
a/ The Ministry of Foreign Affairs, which grants flight permits to foreign special flights carrying guests invited by the Party and the State and escort or preparation flights in service of such special flights engaged in civil aviation activities in Vietnam.
Special flight means a flight for totally exclusive use or for exclusive use combined with commercial carriage which is certified or notified as such by a competent state agency according to regulations on service of special flights;
b/ The Ministry of Defense, which grants flight permits for flights of Vietnamese and foreign military aircraft engaged in civil aviation activities in Vietnam and for flights of pilotless aircraft;
c/ The Ministry of Transport, which grants flight permits for flights engaged in civil aviation activities in Vietnam, including flights of Vietnamese and foreign aircraft for civil purposes; special flights of Vietnam, escort or preparation flights of such special flights; foreign special flights other than those specified at Point a of this Clause and escort or preparation flights of such special flights; and for flights of Vietnamese and foreign official-duty aircraft other than those specified at Points a and b of this Clause.
Article 82.- Conditions for grant of flight permits
1. The grant of flight permits for flights must satisfy requirements on defense, security, aviation security and safety; public order and interests; and must suit the capability of the air navigation assurance system, airports and airfields.
2. The grant of flight permits for scheduled commercial carriage flights must satisfy requirements specified in Clause 1 of this Article and be based on the granted air carriage rights.
Article 83.- Pre-flight, flight, and post-flight preparations
1. Aircraft commanders, organizations and individuals related to flight preparation shall strictly observe regulations on pre-flight, flight and post-flight preparation work.
2. Aircraft may take off from airports or airfields only after obtaining orders of air traffic service establishments.
3. The provision of Clause 2 of this Article also applies to official-duty aircraft.
Article 84.- Requirements on aircraft and crews operating in Vietnamese territory
1. When engaged in air navigation in Vietnamese territory, an aircraft must observe the following provisions:
a/ Flying according to the permitted journey, air route, flight region, point of entry and point of exit;
b/ Maintaining constant contact with the air traffic service establishment; observing the administration, control and instruction of such establishment;
c/ Landing at and taking off from airports and airfields designated in the flight permit, except for cases of forced or urgent landing;
d/ Complying with flight modes and the Regulation on civil air traffic.
2. The aircraft commander shall promptly report to the air traffic service establishment the following cases:
a/ His/her aircraft cannot fly according to the designated journey, air route, flight zone, point of entry or point of exit or land at the airport or airfield designated in the flight permit for objective reasons;
b/ There appear circumstances which prompt urgent landing and other emergency circumstances.
3. Air traffic service establishments and airspace management units of the Ministry of Defense shall promptly inform one another of the following cases for coordination in applying priority measures of assistance and instruction:
a/ Cases specified in Clause 2 of this Article;
b/ Where the aircraft loses contact or the crew loses the ability to control the aircraft.
Article 85.- Prohibited zones and restricted zones
1. Prohibited zone means a delimited area in the air where aircraft are banned to fly, except for Vietnamese official-duty aircraft on duty.
Restricted zone means a delimited area in the air where only aircraft that meet certain specific conditions can fly.
2. The Prime Minister shall decide on the establishment of prohibited zones and restricted zones in the Vietnamese territory for defense, security and social safety purposes.
In special cases for defense and security reasons, the Ministry of Defense shall decide on temporary flight restrictions or temporary flight bans in one or several areas in the Vietnamese territory; these decisions take immediate effect.
3. The Ministry of Defense shall stipulate the management of prohibited zones and restricted zones.
1. Dangerous zone means a delimited area in the air where air navigation may be endangered during specified periods of time.
2. Dangerous zones and the flight regime in these areas shall be determined by the Ministry of Defense and notified to the Ministry of Transport.
Article 87.- Flight over densely populated areas
1. When flying over densely populated areas, an aircraft must fly at elevations prescribed in the Regulation on civil air traffic.
2. Aircraft may not make exercise or training flights over densely populated areas, unless permitted by competent state agencies.
Article 88.- Discharge of fuel, drop of baggage, cargo or other articles from aircraft
An aircraft in flight may not discharge fuel or drop baggage, cargo or other articles from the aircraft. If, for reasons of safety for the flight or performance of rescue tasks in emergency circumstances or other flight tasks in public interests, an aircraft may discharge fuel or drop baggage, cargo or other articles from the aircraft in areas designated by the Ministry of Transport after consulting the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 89.- Announcement of aviation information
The Ministry of Transport shall publicly announce air routes, prohibited zones, restricted zones, dangerous zones, areas where air traffic services are provided, areas for aircraft to discharge fuel or drop baggage, cargo or other articles from aircraft.
Article 90.- Coercion of aircraft in violation
Aircraft that violate prohibited or restricted zones or violate the Regulation on civil air traffic, regulations on management of civil flights, management and use of the airspace and fail to obey orders of air traffic service establishments may be subject to the application of the measure of interception to force landing at an airport or airfield or other coercive measures applicable to aircraft. This provision also applies to official-duty aircraft.
Article 91.- Coordinated management of civil and military air navigation
1. Principles for coordinated management of civil and military air navigation include:
a/ Assurance of requirements on defense, security, safety and efficiency of civil aviation activities;
b/ Compliance with the provisions of this Law, for aircraft flying along the air routes, in the airspace of civil airfields or in the flight zones in service of general aviation in the airspace of Vietnam and the flight information region under the management of Vietnam;
c/ Performance of professional operations and settlement of matters arising within the scope of their tasks and powers.
2. Contents of coordinated management of air navigation include:
a/ Organizing the airspace and establishing air routes and developing flight modes;
b/ Using the airspace, managing civil flights outside air routes and the airspace of airfields;
c/ Granting flight permits, making flight plans and providing information on air navigation;
d/ Using air navigation assurance services;
e/ Conducting search and rescue;
f/ Managing special-purpose flights, including flights for photographing, geological survey, film shooting from the air, drilling, training and experimental flights using radio communication equipment other than equipment on board aircraft, and flights into restricted zones.
Article 92.- Management of obstacles
1. Management of obstacles means the making of statistics on, marking, announcement, management, grant of permits for use of the air and disposal of natural and artificial obstacles that may affect the safety of air navigation.
2. The Ministry of Transport shall publicly announce obstacle limitation surfaces in airfields; limited areas for ensuring the normal operation of aeronautical radio stations; the limits of obstacles in areas adjacent to airports and airfields and the list of natural and artificial obstacles that may affect the safety of air navigation.
3. Organizations and individuals building, managing or using high-rises, technical facilities and equipment, power transmission lines, technical radio equipment and other facilities which may affect the safety of air navigation shall affix identification signs and equipment thereto in accordance with this Law and bear all costs arising therefrom.
4. It is prohibited to build shooting ranges affecting aviation safety and to arrange the shooting direction of shooting ranges crossing air routes.
Article 93.- Management of frequencies
1. The management of frequency bands used by aeronautical radio stations and of aeronautical communication, navigation and surveillance systems shall comply with the telecommunications law.
2. Organizations and individuals using communication stations or other equipment must neither obstruct nor affect normal operations of aeronautical radio stations; must stop the use of, and promptly relocate their communication stations or equipment which obstruct and affect normal operations of aeronautical radio stations.
Article 94.- Specific provisions on management of air navigation
1. The Government shall stipulate in detail the organization and use of the airspace, the grant of flight permits; coordinated management of civil and military air navigation; management of special-purpose flights; and management of obstacles.
2. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in stipulating modes of interceptive flight to force aircraft to land at airports or airfields, and other coercive measures applicable to aircraft.
3. The Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, stipulating the management and use of radio frequencies of aeronautical operations.
Section 2. AIR NAVIGATION ASSURANCE SERVICES
Article 95.- Air navigation assurance services
1. Air navigation assurance services are necessary services to ensure safety, regularity, continuity and efficiency for air navigation, including air traffic service, aeronautical communication, navigation and surveillance service, meteorological service; aeronautical information notification service, and search and rescue service.
2. Air navigation assurance services are public ones.
3. Organizations and individuals conducting air navigation in the flight information region under the management of Vietnam shall be provided with air navigation assurance services.
4. Enterprises providing air navigation assurance services must have service provision establishments and technical and equipment systems with operation permits granted by the Ministry of Transport. Enterprises applying for such operation permits shall pay a fee.
Article 96.- Air traffic services
1. Air traffic services include flight administration service, flight information service, air traffic consultancy service and alarming service.
2. Aircraft flying in a specified airspace must be administered by an air traffic service establishment.
3. Air traffic service establishments shall coordinate with concerned units in managing and administering civil aviation activities.
Article 97.- Air traffic service enterprises
1. Air traffic services are provided by state enterprises.
The establishment and operation of air traffic service enterprises shall comply with the provisions of this Law and the enterprise law. The Minister of Transport shall decide on the establishment of air traffic service enterprises.
2. An air traffic service enterprise may be established when all the following conditions are met:
a/ Compliance with the planning and strategy on development of the civil aviation sector;
b/ Having a plan on appropriate organizational apparatus;
c/ Having a plan on appropriate infrastructure and technical systems, equipment and facilities;
d/ Having a plan on employees who have appropriate permits and certificates for operating technical systems, equipment and facilities and operation manuals.
Article 98.- Rights and obligations of air traffic service enterprises
1. To provide fully and continuously air traffic services.
2. To provide other air navigation assurance services as assigned by the Ministry of Transport.
3. To maintain contact and closely collaborate with air traffic service establishments of neighboring states in providing flight administration services to ensure safety, regularity, continuity and efficiency for the operation of aircraft along air routes and in the flight information region under the management of Vietnam.
4. To comply with regulations on management, use and safeguarding of the airspace, the Regulation on civil air traffic and documents guiding air navigation assurance.
5. To closely coordinate with airspace management and flight management units under the Ministry of Defense in order to ensure safety for civil aviation activities.
6. To join and coordinate with concerned agencies and units in responding to circumstances of emergency or illegal interference in civil aviation activities and air defense operations.
7. To have other rights and obligations as provided for by the enterprise law.
Article 99.- Rights and obligations of enterprises engaged in providing communication, navigation and surveillance services, meteorological service, aeronautical information notification service, and search and rescue service
1. To provide aeronautical communication, navigation and surveillance service, meteorological service, aeronautical information notification service, and search and rescue service as assigned by the Ministry of Transport or as contracted.
2. To have other rights and obligations as provided for by the enterprise law.
Article 100.- Specific provisions on assurance of air navigation
The Minister of Transport shall stipulate in detail the organization and management of air navigation assurance activities; conditions and procedures for grant of operation licenses to establishments providing air navigation assurance services, and technical systems and equipment for air navigation assurance.
Article 101.- Notification of danger and distress
1. An aircraft shall be considered to be in danger when it is or persons on board are in a danger which crew members cannot overcome or when it loses communication and its location cannot be identified.
An aircraft shall be considered to be in distress if it has a serious breakdown when taxiing, taking off, flying or landing or it is completely destroyed or if it is forced to land outside an airfield.
2. An aircraft in danger or distress must release signals and notify the air traffic service establishment for assistance; when in danger or distress on the sea, it must also release signals to seagoing vessels and maritime rescue and search centers.
3. Upon receipt of signals, notices or reports on aircraft in danger or in distress, the air traffic service establishments shall immediately notify search and rescue service establishments thereof.
4. The provision of Clause 3 of this Article also applies to official-duty aircraft.
Article 102.- Coordination of search and rescue activities
1. Air traffic service establishments shall coordinate with rescue and salvage service establishments in applying every necessary measure in a timely manner to assist aircraft in danger or distress, passengers, crew members and property on board.
2. When an aircraft is in danger or distress at an airport, an airfield or an area adjacent thereto, the airport authority shall coordinate with the search and rescue service establishment and People's Committees at all levels in searching for and rescuing the aircraft, persons and property.
3. When an aircraft is in danger or distress outside areas specified in Clause 2 of this Article, the search and rescue service establishment shall coordinate with People's Committees at all levels and other agencies and organizations in searching for and rescuing the aircraft, persons and property.
4. The search for and rescue of an aircraft having Vietnamese nationality in danger or distress in the territory of a foreign state shall comply with the laws of the state in which the aircraft is in danger or distress.
5. The coordination of assistance and participation in search and rescue between Vietnam and neighboring states shall comply with treaties to which Vietnam is a contracting party.
6. People's Committees at all levels shall participate in civil aviation search and rescue, preserve aircraft and property on board which are in distress in localities outside airport or airfield areas.
7. Air carriage enterprises shall participate in air search and rescue at the request of search and rescue service establishments.
Article 103.- Search and rescue responsibilities
1. Air traffic service establishments and search and rescue service establishments shall immediately conduct search for aircraft in danger or distress.
2. When all available measures have been taken to search for an aircraft in distress, its passengers and crew but are in vain, the Ministry of Transport shall decide to terminate operations to search for such aircraft.
3. An aircraft shall be considered missing from the date there is a decision on termination of search operations.
4. The aircraft operator shall remove the aircraft from the place where it is crashed at the request of a competent state agency and shall bear all related expenses.
Section 4. INVESTIGATION INTO AIRCRAFT INCIDENTS AND ACCIDENTS
Article 104.- Aircraft incidents and accidents
1. Aircraft incident is an occurrence, other than an aircraft accident, associated with the operation of an aircraft which affects or would affect the safety of operation of the aircraft.
2. Aircraft accident is an occurrence associated with the operation of an aircraft which takes place between the time any person boards the aircraft with the intention of flight until such time as all such persons have disembarked, in which:
a/ A person suffers a fatal or serious injury as a result of being in the aircraft direct contact with any part of the aircraft, including parts which have become detached from the aircraft, or direct exposure to jet blast, except when the injuries are from natural causes, self-inflicted or inflicted by other persons, or when the injuries are to stowaways hiding outside the areas normally available to the passengers and crew;
b/ The aircraft sustains damage or structural failure which adversely affects the structural strength, performance or flight characteristics of the aircraft, and would normally require major repair or replacement of the affected component, except for engine failure or damage, when the damage is limited to the engine, its cowlings or accessories; or for damage limited to propellers, wing tips, antennas, tyres, brakes, fairings, small dents or puncture holes in the aircraft skin;
c/ The aircraft is missing or is completely inaccessible.
Article 105.- Purposes of and procedures for investigation into aircraft incidents and accidents
1. An aircraft incident or accident occurring in the Vietnamese territory must be investigated. An incident or accident occurring outside the Vietnamese territory to an aircraft having Vietnamese nationality or an aircraft operated by a Vietnamese organization or individual shall be investigated in accordance with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Aircraft incident or accident investigation aims to identify the incident or accident causes and measures to be applied to prevent future incidents and accidents.
3. The Government shall stipulate procedures for investigation into aircraft incidents and accidents.
Article 106.- Responsibilities for investigating into aircraft incidents and accidents
1. When an aircraft incident occurs in the Vietnamese territory or the flight information region under the management of Vietnam, depending on the characteristics of the incident, the Ministry of Transport shall perform its reporting responsibility in accordance with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. When an aircraft accident occurs in the Vietnamese territory or the flight information region under the management of Vietnam, the Ministry of Transport shall report it to the International Civil Aviation Organization and notify the state in which the aircraft is registered, the state of the aircraft operator, the state of manufacture of the aircraft, the state in which the aircraft is designed and other related states in accordance with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
3. Competence to organize investigations into aircraft incidents or accidents is as follows:
a/ The Ministry of Transport shall organize investigations into aircraft incidents or accidents stipulated in Clause 1 and at Point b, Clause 2, Article 104 of this Law; and coordinate with agencies managing official-duty aircraft in investigating accidents related to official-duty aircraft;
b/ The aircraft accident investigation committee set up by the Prime Minister shall organize investigations into aircraft accidents specified at Points a and c, Clause 2, Article 104 of this Law.
4. When an aircraft accident occurs, the accident investigation agency has the following duties:
a/ To investigate to clarify the event, conditions, circumstances, cause and extent of the damage caused by the accident;
b/ To apply measures to restrict any possible damage;
c/ To publicize in time information and documents related to the accident;
d/ To coordinate with concerned agencies and organizations as well as local authorities in investigating the accident and give guidance on prevention of future aircraft accidents.
5. The Prime Minister shall decide to accept representatives from the state in which the aircraft is registered and the state of the aircraft operator to join in the capacity as observers in investigating accidents of foreign aircraft occurring in the Vietnamese territory.
Article 107.- Rights of agencies investigating into aircraft incidents and accidents
1. When conducting investigations, the aircraft incident or accident investigation agency has the following rights:
a/ To get on board the aircraft to clarify details of the incident or accident;
b/ To check and examine the aircraft, equipment, devices and property in the aircraft suffering the incident or accident and any related aircraft and property;
c/ To authorize capable agencies and organizations to conduct research and perform jobs related to the aircraft incident or accident investigation;
d/ To requisition capable persons to verify matters related to the aircraft incident or accident;
e/ To study matters related to the aircraft incident or accident, training and coaching of aviation personnel, flight assurance and making; psychology and constitution of crew members and related aviation personnel;
f/ To request, receive and study information and documents from agencies, organizations and individuals involved in the aircraft incident or accident.
2. In case of a fatal accident, the aircraft accident investigation agency has the right to decide to keep bodies of dead persons for investigation purposes.
Article 108.- Responsibilities for notifying and protecting evidence
1. Agencies, organizations and individuals shall promptly report information on aircraft incidents or accidents to local authorities, search and rescue service establishment or an agency or unit in the aviation sector in the nearest place and help search and rescue persons, property and protect aircraft in distress.
Local People's Committees receiving information on aircraft incidents or accidents shall promptly notify the Ministry of Transport thereof.
2. Related agencies, organizations and individuals shall protect aircraft suffering incidents or accidents and equipment, devices and property on board to serve investigation work and hand over evidences to the aircraft incident or accident agency or the local People's Committee in the nearest place.
3. Those who deliberately conceal information on an aircraft incident or accident, distort information, damage or destroy checking equipment and other evidences related to an aircraft incident or accident shall, depending on the nature and seriousness of their acts, be administratively sanctioned or examined for penal liability.
4. The provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article also apply to official-duty aircraft.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Chính sách phát triển hàng không dân dụng
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
Điều 27. Quy định chi tiết về khai thác tàu bay
Điều 47. Cảng hàng không, sân bay
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Điều 92. Quản lý chướng ngại vật
Điều 94. Quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay
MỤC 2. DỊCH VỤ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY
Điều 95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Điều 102. Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
Điều 109. Kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
Điều 116. Giá cước vận chuyển hàng không
Điều 119. Đơn giản hoá thủ tục trong vận chuyển hàng không
Điều 120. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam
Điều 121. Báo cáo và cung cấp số liệu thống kê
Điều 126. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính
Điều 128. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Điều 143. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
Điều 147. Quyền của hành khách
Điều 157. Vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư
Điều 158. Vận chuyển hàng nguy hiểm
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 161. Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý
Điều 165. Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 13. Đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Điều 15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay
Điều 16. Quy định chi tiết về quốc tịch tàu bay
Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
Điều 33. Thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 79. Tổ chức, sử dụng vùng trời
Điều 80. Quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay
Điều 85. Khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay
Điều 88. Xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 49. Mở, đóng cảng hàng không, sân bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 53. Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 56. Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Điều 58. Đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay
MỤC 4. KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 62. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay
Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cảng hàng không
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 11. Phí, lệ phí và giá dịch vụ hàng không
Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
Điều 23. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
Điều 29. Đăng ký các quyền đối với tàu bay
Điều 50. Đăng ký cảng hàng không, sân bay
Điều 51. Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay
Điều 69. Giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
Điều 95. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Điều 110. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 38. Yêu cầu đối với thuê tàu bay
Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
Điều 113. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không
Điều 114. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế
Điều 115. Quyền vận chuyển hàng không nội địa
Điều 123. Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 124. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài
Điều 141. Xuất vận đơn hàng không thứ cấp
Điều 145. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 97. Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 97. Trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên, giấy chứng nhận Điều tra viên, Kiểm tra viên
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hàng không dân dụng
Điều 48. Khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
Điều 191. Bảo đảm an ninh hàng không
Điều 192. Thiết lập và bảo vệ các khu vực hạn chế
Điều 193. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay
Điều 194. Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
Điều 195. Nhân viên an ninh hàng không
Điều 196. Chương trình an ninh hàng không dân dụng
Điều 197. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng