Thông tư 61/2011/TT-BGTVT nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện
Số hiệu: | 61/2011/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 21/12/2011 | Ngày hiệu lực: | 04/02/2012 |
Ngày công báo: | 07/01/2012 | Số công báo: | Từ số 57 đến số 58 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/05/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2011/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2011 |
QUY ĐỊNH VỀ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG, CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG VÀ CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không như sau:
Thông tư này quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, tiêu chuẩn của nhân viên hàng không; thủ tục cấp giấy phép cho nhân viên hàng không; thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không.
1. Thành viên tổ lái
2. Giáo viên huấn luyện bay.
3. Tiếp viên hàng không.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên không lưu.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay.
10. Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng.
11. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
12. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
13. Nhân viên an ninh hàng không.
14. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
1. Thành viên tổ lái thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, đảm bảo an toàn cho chuyến bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khai thác bay và tàu bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thực hành bay cho học viên bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khai thác bay và tàu bay.
3. Tiếp viên hàng không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khai thác bay và tàu bay.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên không lưu thực hiện các nhiệm vụ sau đây đối với chuyến bay Điều hành bay bao gồm: kiểm soát mặt đất, kiểm soát tại sân bay, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài; thông báo bay; tư vấn không lưu; Báo động và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về không lưu.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý cung cấp, trao đổi dịch vụ thông báo tin tức hàng không cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thông báo tin tức hàng không.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống và thiết bị mạng viễn thông cố định Hàng không (AFTN), thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G), thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF), hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS), thiết bị ghi âm; đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (VOR), đài đo cự ly bằng vô tuyến (DME), đài dẫn đường vô hướng (NDB), hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS/DME/Marker); hệ thống ra đa giám sát sơ cấp (PSR), hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR), hệ thống xử lý dữ liệu bay (FDP), hệ thống xử lý dữ liệu ra đa (RDP); nguồn điện và đèn tín hiệu sân bay; bay kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS), phương thức bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thông tin dẫn đường giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị khí tượng; thu thập, phân tích, xử lý số liệu khí tượng, lập bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết; cung cấp thông tin khí tượng cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khí tượng và khí tượng hàng không.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch bay của người khai thác tàu bay và thực hiện công việc trợ giúp tổ lái trong quá trình thực hiện chuyến bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan lĩnh vực điều độ, khai thác bay.
10. Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng thực hiện nhiệm vụ thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng.
11. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
12. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
13. Nhân viên an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; duy trì vật tư tại khu vực công cộng tại cảng hàng không, sân bay; tuần tra, canh gác bảo vệ vành đai cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, tàu bay đỗ tại cảng hàng không, sân bay; bảo đảm an ninh trên chuyến bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không.
14. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ giám sát dịch vụ chuyến bay; kiểm tra và làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa tại cảng hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay; kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; hướng dẫn chất xếp; xếp, dỡ hành lý, hàng hóa lên, xuống tàu bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan.
1. Có chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không phù hợp.
2. Hoàn thành một trong các chương trình huấn luyện năng định nhân viên hàng không phù hợp tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
3. Đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, sức khỏe, độ tuổi, thời gian thực tập nghiệp vụ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về hàng không.
1. Chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không quy định tại Thông tư này bao gồm một trong các loại sau:
a) Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo hệ thống giáo dục quốc dân;
b) Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không tại Việt Nam được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không;
c) Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo là thành viên chính thức của Tổ chức đào tạo về hàng không dân dụng của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (TRAINAIR/ICAO); Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA); cơ sở sản xuất, chế tạo thiết bị, phương tiện phù hợp; cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam công nhận theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không.
2. Chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không quy định tại điểm c khoản 1 Điều này chỉ được công nhận tại Việt Nam với điều kiện người có chứng chỉ được đào tạo bổ sung các nội dung chưa được đào tạo theo chương trình đào tạo, huấn luyện cơ bản chuyên ngành hàng không quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 của Thông tư này tại cơ sở đào tạo, huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
1. Các chức danh nhân viên hàng không sau đây khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép nhân viên hàng không:
a) Chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12 và 13 Điều 3 của Thông tư này;
b) Chức danh nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không quy định tại khoản 7 Điều 3 của Thông tư này thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống và thiết bị mạng viễn thông cố định Hàng không (AFTN), thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G), thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF), hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS), thiết bị ghi âm; đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (VOR), đài đo cự ly bằng vô tuyến (DME), đài dẫn đường vô hướng (NDB), hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS/DME/Marker); hệ thống ra đa giám sát sơ cấp (PSR), hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR), hệ thống xử lý dữ liệu bay (FDP), hệ thống xử lý dữ liệu ra đa (RDP); nguồn điện và đèn tín hiệu sân bay; bay kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS) và phương thức bay.
2. Điều kiện được cấp giấy phép nhân viên hàng không bao gồm:
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Tham dự và đạt kết quả của kỳ kiểm tra năng định chuyên môn phù hợp của Cục Hàng không Việt Nam;
c) Đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về hàng không.
3. Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Cơ quan cấp giấy phép;
c) Tên giấy phép;
d) Số giấy phép;
đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép;
e) Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;
g) Quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy phép;
h) Năng định;
i) Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;
k) Các yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.
4. Các nhân viên hàng không không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn nêu tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
1. Người đề nghị cấp, công nhận giấy phép nhân viên hàng không gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp, công nhận giấy phép nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị là cá nhân không thuộc tổ chức). Đơn đề nghị cấp, công nhận giấy phép nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia kèm theo danh sách đề nghị cấp giấy phép nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị là tổ chức);
b) Bản sao chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
c) 02 ảnh màu kích thước 3 x 4 cm, chụp không quá 06 tháng, kiểu chứng minh nhân dân;
d) Văn bản chứng nhận kết quả huấn luyện năng định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;
đ) Các tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành về hàng không.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức kiểm tra, sát hạch và cấp, công nhận giấy phép nhân viên hàng không cho những người đáp ứng đủ điều kiện.
3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ trực tiếp hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đến, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản về những nội dung chưa đầy đủ, yêu cầu người đề nghị bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp từ chối kiểm tra, sát hạch và cấp giấy phép nhân viên hàng không, Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho người đề nghị, nêu rõ lý do.
1. Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhân viên hàng không là 07 năm, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không có quy định khác thì áp dụng theo quy định tại các văn bản đó.
2. Đối với chức danh nhân viên hàng không yêu cầu năng định có thời hạn hiệu lực, giấy phép chỉ có giá trị hiệu lực khi năng định còn hiệu lực.
1. Giấy phép được cấp lại trong trường hợp giấy phép được cấp đã hết thời hạn hiệu lực, mất hoặc hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên hàng không bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị là cá nhân không thuộc tổ chức). Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục IIa kèm theo danh sách đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IIb ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị là tổ chức);
b) Bản chính giấy phép (trường hợp giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, bị hỏng);
c) 02 ảnh màu kích thước 3 x 4 cm, chụp không quá 06 tháng, kiểu chứng minh nhân dân.
3. Đối với trường hợp cấp lại do giấy phép được cấp bị mất hoặc hỏng, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy phép cho người đề nghị hoặc thông báo từ chối bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Đối với trường hợp cấp lại do giấy phép được cấp đã hết thời hạn hiệu lực, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức kiểm tra, sát hạch và cấp lại giấy phép cho người đề nghị hoặc thông báo từ chối bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không. Danh mục năng định nhân viên hàng không được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn hiệu lực của năng định là thời hạn hiệu lực của giấy phép, trừ các trường hợp được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không.
3. Năng định lần đầu được cấp cùng với giấy phép nhân viên hàng không theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này, hồ sơ đề nghị cấp năng định đồng thời là hồ sơ cấp giấy phép.
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại, bổ sung, phục hồi năng định bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp lại, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị là cá nhân không thuộc tổ chức). Đơn đề nghị cấp lại, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa kèm theo danh sách đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IVb ban hành kèm theo Thông tư này (đối với người đề nghị là tổ chức);
b) Bản sao chụp kết quả huấn luyện năng định phù hợp với năng định đề nghị cấp lại, phục hồi;
c) Bản sao chụp chứng chỉ chuyên môn phù hợp với năng định đề nghị cấp bổ sung;
d) Bản chính giấy phép nhân viên hàng không;
đ) Các tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về hàng không dân dụng.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam tổ chức kiểm tra sát hạch và cấp lại, bổ sung, phục hồi năng định cho người đề nghị hoặc thông báo từ chối bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Trong thời gian đề nghị cấp lại, phục hồi năng định, nhân viên hàng không được phép thực hiện công việc theo năng định còn hiệu lực mà không phải mang theo giấy phép nhân viên hàng không.
4. Trường hợp thủ tục cấp lại, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên hàng không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không thì áp dụng quy định tại các văn bản đó.
1. Các trường hợp thu hồi giấy phép nhân viên hàng không
a) Người được cấp giấy phép không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy phép;
b) Giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa;
c) Người được cấp giấy phép sử dụng giấy phép không đúng mục đích;
d) Người được cấp giấy phép có hành vi vi phạm uy hiếp trực tiếp an toàn, an ninh hàng không;
đ) Người được cấp giấy phép sử dụng ma túy hoặc bị truy tố tội phạm hình sự.
2. Thẩm quyền thu hồi giấy phép
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có thẩm quyền thu hồi giấy phép.
1. Cục Hàng không Việt Nam thành lập Hội đồng kiểm tra theo từng lĩnh vực chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, sát hạch để cấp giấy phép và năng định cho nhân viên hàng không.
2. Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc của Hội đồng; nội dung kiểm tra, để kiểm tra và đáp án trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
3. Hội đồng kiểm tra làm việc theo nguyên tắc đa số; cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 thành viên có mặt; kết luận của Hội đồng có giá trị khi có ít nhất 70% số thành viên có mặt đồng ý.
4. Hội đồng kiểm tra được phép sử dụng cán bộ, nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn phù hợp của các cơ quan, đơn vị có nhân viên được kiểm tra để giúp Hội đồng thực hiện việc kiểm tra chuyên môn.
1. Có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống văn bản quản lý đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phù hợp.
2. Có phòng học, trang bị, thiết bị, cơ sở thực hành phù hợp với mục đích, nội dung đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
3. Có đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên ngành đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
4. Có chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định.
5. Có giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
6. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, pháp luật về giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
1. Phòng học phải có đủ diện tích, ánh sáng, độ thông thoáng thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị khác phục vụ cho việc học tập.
2. Cơ sở thực hành, phòng thực tập phải có diện tích và không gian phù hợp với thiết bị, máy móc được sử dụng và đảm bảo điều kiện tối thiểu phù hợp với quy định của nhà nước đối với cơ sở dạy nghề.
3. Thư viện phải có đủ sách, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
4. Trang bị, thiết bị phục vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ một số chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay phải có tàu bay huấn luyện, buồng lái giả định; xưởng bảo dưỡng tàu bay; thiết bị kiểm tra phi công, luyện tập thể lực và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay;
b) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không: có mô hình khoang tàu bay được trang bị đủ hệ thống an ninh, an toàn, khẩn nguy, cấp cứu, hệ thống dưỡng khí và các dụng cụ phục vụ hành khách trên tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép hoặc phê chuẩn và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không;
c) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay: có tàu bay học cụ được trang bị thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc còn hoạt động; dụng cụ thực hành về cơ giới, điện, điện tử, công nghệ thông tin, sơ đồ kết cấu tàu bay phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay;
d) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu: có hệ thống huấn luyện giả định cho nhân viên không lưu (trừ nhân viên thực hiện nhiệm vụ thủ tục bay, thông báo-hiệp đồng bay, đánh tín hiệu) phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu;
đ) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không: có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;
e) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không: có các thiết bị hoặc mô hình giả định và phần mềm giảng dạy an ninh soi chiếu hành khách, hành lý, hàng hóa; các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm; phòng thực hành được trang bị thiết bị giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không;
g) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không: có hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không;
h) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không: có thiết bị và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không;
i) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều độ, khai thác bay: có các tài liệu liên quan đến tính năng, kỹ thuật các loại tàu bay đang khai thác, phần mềm về điều độ, khai thác bay; các thiết bị thực hành và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác phù hợp với yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);
k) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay: có thiết bị, phương tiện thực hành, bãi tập, tài liệu hướng dẫn khai thác thiết bị, phương tiện phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không;
l) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay: có trang bị, thiết bị, tài liệu, hệ thống thông tin, dữ liệu, phần mềm hướng dẫn thực hành khai thác phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, tài liệu hướng dẫn khai thác và các quy định khác tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan;
m) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng: có quy trình xây dựng, thiết kế phương thức bay và khai thác phương thức bay, hệ thống bản đồ hàng không, hệ thống thông tin, dữ liệu và trang thiết bị phục vụ công tác thiết kế phương thức bay phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng và các yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan;
b) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên tìm kiếm cứu nạn hàng không: có sơ đồ, mô hình tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn hàng không, quy trình tổ chức tìm kiếm cứu nạn; các tình huống giả định, băng hình diễn tập tìm kiếm cứu nạn hàng không; hệ thống thiết bị, bản các ký hiệu mã, cốt quốc tế liên quan đến hoạt động bay dân dụng và hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về tìm kiếm cứu nạn hàng không.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải có đủ giáo viên lý thuyết, giáo viên thực hành để đảm bảo mỗi môn học chuyên ngành hàng không phải có ít nhất 01 giáo viên giảng dạy. Cơ sở đào tạo, huấn luyện có thể duy trì các hình thức giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không. Số lượng giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện không được lớn hơn 50% số lượng giáo viên chuyên ngành hàng không của cơ sở.
2. Tiêu chuẩn giáo viên chuyên ngành hàng không
a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo và dạy nghề; đối với giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;
b) Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành không tương ứng;
c) Có chứng chỉ chuyên môn liên quan hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến môn giảng dạy.
1. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng không bao gồm:
a) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ để cấp chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình huấn luyện phục hồi, chuyển loại, định kỳ nhân viên hàng không;
c) Chương trình huấn luyện năng định nhân viên hàng không;
d) Chương trình huấn luyện làm quen (đối với kiểm soát viên không lưu);
đ) Chương trình bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn chuyên ngành hàng không.
2. Chương trình đào tạo, huấn luyện nêu tại các điểm a, b khoản 1 của Điều này phải được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; người đề nghị phê duyệt gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị phê duyệt chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tài liệu đề nghị phê duyệt.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan, chỉnh sửa tài liệu, chương trình; ban hành văn bản phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt, nêu rõ lý do.
4. Các chương trình quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều này do cơ sở đào tạo, huấn luyện phê duyệt.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy (gọi chung là giáo trình) phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện. Giáo trình chuyên ngành hàng không phải được thủ trưởng cơ sở phê duyệt trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giáo trình, tài liệu đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành hàng không của cơ sở (sau đây gọi chung là Hội đồng nghiệm thu giáo trình).
2. Hội đồng nghiệm thu giáo trình của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không do người đứng đầu cơ sở thành lập phù hợp với mỗi lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng. Thành phần Hội đồng nghiệm thu giáo trình phải bao gồm đại diện lãnh đạo của cơ sở và các chuyên gia về lý thuyết và thực hành có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
2. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của cơ sở được cấp giấy chứng nhận;
b) Giấy chứng nhận bị thu hồi theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp quyết định thành lập cơ sở hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
c) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt hoặc công nhận;
d) Danh sách giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ, tóm tắt quá trình công tác của giáo viên;
đ) Phương án đội ngũ giáo viên thỉnh giảng kèm theo bản sao thỏa thuận giữa cơ sở với giáo viên đó hoặc đơn vị chủ quản của giáo viên đó;
e) Báo cáo về cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị, cơ sở hoặc nơi thực hành phù hợp với nội dung đào tạo;
g) Báo cáo về giáo trình, tài liệu giảng dạy lý thuyết, thực hành liên quan đến từng môn học;
h) Báo cáo về hệ thống tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống văn bản quản lý đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không; mẫu chứng chỉ chuyên môn quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan, chỉnh sửa tài liệu; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cho cơ sở đề nghị hoặc gửi văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận, nêu rõ lý do.
3. Việc kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được thực hiện theo các nội dung trong Phiếu kiểm tra, đánh giá cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kết quả thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phải được thể hiện bằng biên bản.
5. Trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không thì áp dụng quy định tại văn bản đó.
1. Giấy chứng nhận được cấp lại trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, rách, hỏng. Giấy chứng nhận được sửa đổi, bổ sung trong trường hợp nội dung của giấy chứng nhận cần sửa đổi, bổ sung.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, nêu rõ lý do đề nghị;
b) Bản chính giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp bị mất;
c) Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận.
3. Đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận do giấy chứng nhận bị mất, rách, hỏng: trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối cấp bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan, chỉnh sửa tài liệu; sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Cục Hàng không Việt Nam quyết định công nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18 và 19 của Thông tư này và tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không có liên quan.
2. Thủ tục công nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nước ngoài được thực hiện như thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không quy định tại Điều 21 của Thông tư này, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành không có quy định khác thì áp dụng theo quy định tại các văn bản đó.
1. Giấy chứng nhận bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của cơ sở được cấp giấy chứng nhận;
b) Cơ sở được cấp giấy chứng nhận bị giải thể;
c) Cơ sở cung cấp thông tin không trung thực tại hồ sơ đề nghị cấp;
d) Cơ sở hoạt động không đúng mục đích được quy định tại giấy chứng nhận;
đ) Cơ sở vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
e) Cơ sở không duy trì đủ điều kiện theo giấy chứng nhận đã được cấp;
g) Giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa.
2. Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận.
1. Các nhân viên hàng không sử dụng thiết bị liên lạc và liên lạc vô tuyến khi thực hiện nhiệm vụ phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu mức 4 theo thang đánh giá của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), bao gồm:
a) Thành viên tổ lái;
b) Nhân viên không lưu thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí: huấn luyện viên không lưu; kiểm soát mặt đất tại sân bay; kiểm soát tại sân bay; kiểm soát tiếp cận không ra đa; kiểm soát tiếp cận ra đa; kiểm soát đường dài không ra đa; kiểm soát đường dài ra đa; kíp trưởng không lưu;
c) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G).
2. Đối với các nhân viên hàng không khác thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành không liên quan.
3. Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không cho cơ sở đánh giá đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 26 của Thông tư này.
4. Cơ sở kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không, kết quả đánh giá được ghi trên phiếu kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này và phải được thông qua Hội đồng đánh giá trình độ tiếng Anh của cơ sở. Kết quả đánh giá ghi trên phiếu là chứng nhận trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không.
5. Hội đồng đánh giá trình độ tiếng Anh do người đứng đầu cơ sở thành lập. Thành phần Hội đồng đánh giá trình độ tiếng Anh phải bao gồm đại diện lãnh đạo của cơ sở, các chuyên gia khai thác trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng và có ít nhất 02 giáo viên đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Thông tư này.
1. Có chương trình đánh giá trình độ tiếng Anh theo thang đánh giá của ICAO, bao gồm:
a) Phương thức kiểm tra (kiểm tra trực tiếp, gián tiếp) phù hợp với chuyên môn của người được kiểm tra;
b) Có ngân hàng câu hỏi phù hợp và đủ điều kiện để đánh giá các trình độ khác nhau theo quy định của ICAO;
c) Chấm bài theo các tiêu chí đánh giá của ICAO, mỗi bài phải có ít nhất 02 giáo viên cùng chấm, kết quả của mỗi tiêu chí được tính theo phương pháp trung bình cộng được thể hiện trên phiếu kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh và có chữ ký của 02 giáo viên kiểm tra; bài kiểm tra phỏng vấn phải được ghi âm để lưu trữ trong hồ sơ;
d) Quy trình bàn giao bài kiểm tra, xác định tính hợp lệ của bài kiểm tra, niêm phong bài kiểm tra;
đ) Nội quy kiểm tra: trình tự tổ chức kiểm tra, quy trình kiểm tra; thời gian kiểm tra; nội quy phòng kiểm tra; thiết bị, tài liệu tại phòng kiểm tra; nhiệm vụ, quyền hạn của người tham dự kiểm tra, người kiểm tra, người giám sát kiểm tra; xử lý trường hợp phạm quy;
e) Công bố kết quả kiểm tra, phúc tra, giải quyết khiếu nại;
g) Chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu kiểm tra, báo cáo;
h) Các nội dung khác có liên quan.
2. Có giáo viên đánh giá đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Là chuyên gia khai thác trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm, có trình độ cử nhân Anh ngữ hoặc tương đương, có chứng chỉ giáo viên đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam công nhận;
b) Là giáo viên tiếng Anh có ít nhất 05 năm liên tục giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng, có chứng chỉ giáo viên tiếng Anh hàng không Mức 6 theo thang đánh giá của ICAO hoặc chứng chỉ giáo viên đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam công nhận.
3. Hệ thống thiết bị kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Các thiết bị nghe, nhìn đảm bảo chất lượng tốt;
b) Hệ thống máy tính được cài đặt chương trình phần mềm kiểm tra (đối với phương thức kiểm tra gián tiếp bằng máy tính);
c) Thiết bị ghi âm có dung lượng phù hợp với bài kiểm tra;
d) Các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan lĩnh vực kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không.
4. Điểm xếp loại trình độ: là điểm thấp nhất trong số điểm trung bình cộng của từng tiêu chí đã được chấm thể hiện trong phiếu kiểm tra, đánh giá. Kết quả đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không của cơ sở (ghi trên Phiếu kiểm tra, đánh giá) được gửi 01 bản về Cục Hàng không Việt Nam để ghi vào giấy phép nhân viên hàng không.
1. Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không tại Việt Nam.
2. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của cơ sở được cấp giấy chứng nhận;
b) Giấy chứng nhận bị thu hồi theo quy định tại Điều 31 của Thông tư này.
1. Người đề nghị Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không không gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật (trường hợp cơ sở đánh giá là pháp nhân). Trường hợp cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không là tổ chức trực thuộc pháp nhân thì ngoài bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của pháp nhân phải kèm theo bản sao Quyết định thành lập cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không do pháp nhân cấp;
c) Chương trình đánh giá trình độ tiếng Anh theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Thông tư này;
d) Danh sách giáo viên đánh giá có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Thông tư này kèm theo bản sao có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Bản báo cáo về cơ sở vật chất của cơ sở đánh giá: phòng kiểm tra, đánh giá; trang thiết bị kiểm tra, đánh giá phù hợp;
e) Báo cáo về hệ thống tổ chức, bộ máy và văn bản quản lý cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu cơ sở hoàn thiện tài liệu; cấp, công nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh cho cơ sở đề nghị hoặc từ chối cấp bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Giấy chứng nhận được cấp lại trong trường hợp giấy chứng nhận bị mất, rách, hỏng. Giấy chứng nhận được sửa đổi, bổ sung nội dung trong trường hợp nội dung của giấy chứng nhận cần sửa đổi, bổ sung.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, nêu rõ lý do đề nghị;
b) Bản gốc giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp bị mất;
c) Báo cáo hoạt động của cơ sở và việc duy trì đủ điều kiện trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đối với trường hợp đề nghị cấp lại giấy chứng nhận hết hạn hiệu lực, sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận;
d) Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận.
3. Đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối cấp bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan, hoàn thiện tài liệu; sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Cục Hàng không Việt Nam quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 26 của Thông tư này và tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về hàng không có liên quan.
2. Thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không được thực hiện như thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không quy định tại Điều 28 của Thông tư này và tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về hàng không có liên quan.
1. Giấy chứng nhận bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của cơ sở được cấp giấy chứng nhận;
b) Cơ sở được cấp giấy chứng nhận bị giải thể;
c) Cơ sở cung cấp thông tin không trung thực tại hồ sơ đề nghị cấp;
d) Cơ sở hoạt động không đúng mục đích được quy định tại giấy chứng nhận;
đ) Cơ sở vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
e) Cơ sở không duy trì đủ điều kiện theo giấy chứng nhận đã được cấp;
g) Giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa.
2. Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận
Cơ quan có thẩm quyền giấy chứng nhận thì có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận.
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của nhân viên hàng không bảo đảm duy trì tiêu chuẩn nhân viên hàng không; kiểm tra, giám sát việc duy trì đủ điều kiện của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không được cấp giấy chứng nhận.
2. Kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và thông báo cho cơ sở trước 15 ngày làm việc.
3. Cục Hàng không Việt Nam có thể kiểm tra đột xuất trong trường hợp phát hiện cơ sở được cấp giấy chứng nhận có dấu hiệu vi phạm các quy định của Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 19/2007/QĐ-BGTVT ngày 04/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về nhân viên hàng không và cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và Thông tư số 11/2011/TT-BGTVT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 19/2007/QĐ-BGTVT ngày 04/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về nhân viên hàng không và cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CÔNG NHẬN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Dùng cho cá nhân không thuộc tổ chức)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP/CÔNG NHẬN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Họ và tên người đề nghị cấp giấy phép:........................................................
Ngày sinh:...................................................................................................
Địa chỉ, quốc tịch:........................................................................................
Đơn vị công tác:..........................................................................................
Trình độ đào tạo:.........................................................................................
Chứng chỉ chuyên môn:...............................................................................
Do cơ sở:…………………………………….cấp ngày.......................................
Kết quả huấn luyện phù hợp:.......................................................................
Các tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về hàng không dân dụng.
Điện thoại: …………………………… Fax: ……………………… E.mail:............
Nghề, công việc đang làm (theo các chức danh nhân viên hàng không quy định tại Thông tư này):.................................................................................
(Kèm theo hồ sơ đề nghị)
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam ……………. giấy phép nhân viên hàng không chức danh ……………, làm việc ở vị trí năng định……………………..
|
………., ngày tháng năm 20… |
Ghi chú: Áp dụng trong trường hợp không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục cấp giấy phép nhân viên hàng không.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CÔNG NHẬN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Dùng cho tổ chức)
TÊN CƠ SỞ:……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày tháng năm 20… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP/CÔNG NHẬN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):.......................................................................................................
Tên cơ sở viết tắt (nếu có):..........................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):....
...................................................................................................................
Đại diện theo pháp luật
Họ và tên: ……………………………………..Chức vụ:....................................
Quốc tịch:....................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam ………………giấy phép nhân viên hàng không cho (số lượng……) nhân viên của công ty (có danh sách và hồ sơ nhân viên kèm theo).
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
Ghi chú: Áp dụng trong trường hợp không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục cấp giấy phép nhân viên hàng không.
MẪU DANH SÁCH XIN CẤP, CÔNG NHẬN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN CƠ SỞ:……………
DANH SÁCH XIN CẤP/CÔNG NHẬN GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Kèm theo đơn đề nghị của tổ chức…………)
STT |
Họ và tên |
Ngày sinh |
Nơi sinh |
Vị trí công tác hiện tại |
Nghề, công việc đang làm |
Trình độ đào tạo |
Bằng cấp/ Chứng chỉ chuyên môn |
Cấp tại cơ sở……. ngày cấp…. |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
Ghi chú: Áp dụng trong trường hợp không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục cấp giấy phép nhân viên hàng không.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Dùng cho cá nhân không thuộc tổ chức)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Họ và tên người đề nghị cấp lại giấy phép:....................................................
Ngày sinh:...................................................................................................
Đơn vị công tác:..........................................................................................
Nghề, công việc đang làm:...........................................................................
Số giấy phép:..............................................................................................
Lý do xin cấp lại giấy phép:..........................................................................
Điện thoại: …………………………… Fax: ……………………… E.mail:............
(Kèm theo hồ sơ đề nghị)
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy phép nhân viên hàng không số……………;
|
………., ngày tháng năm 20… |
Ghi chú: Áp dụng trong trường hợp không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục cấp giấy phép nhân viên hàng không.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Dùng cho tổ chức)
TÊN CƠ SỞ:……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày tháng năm 20… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):.......................................................................................................
Tên cơ sở viết tắt (nếu có):..........................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):....
Đại diện theo pháp luật
Họ và tên:...................................................................................................
Chức vụ:.....................................................................................................
Quốc tịch:....................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy phép nhân viên hàng không cho (số lượng……) nhân viên của công ty (có danh sách và hồ sơ nhân viên kèm theo).
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
Ghi chú: Áp dụng trong trường hợp không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục cấp lại giấy phép nhân viên hàng không.
MẪU DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN CƠ SỞ:……………
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG.............
(Kèm theo đơn đề nghị của tổ chức…)
STT |
Họ và tên |
Ngày sinh |
Nơi sinh |
Vị trí công tác hiện tại |
Bằng cấp/ Chứng chỉ chuyên môn |
Số Giấy phép |
Loại giấy phép |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
Ghi chú: Áp dụng trong trường hợp không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục cấp lại giấy phép nhân viên hàng không.
DANH MỤC NĂNG ĐỊNH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
I. Năng định nhân viên hàng không nhóm khai thác, bảo dưỡng tàu bay và thiết bị tàu bay
1. Thành viên tổ lái:
a) Năng định loại và năng định bay bằng thiết bị đối với lái chính tàu bay;
b) Năng định loại và năng định bay bằng thiết bị đối với lái phụ tàu bay;
c) Năng định cơ giới trên không theo loại tàu bay;
d) Năng định dẫn đường trên không theo loại tàu bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay:
Năng định giáo viên huấn luyện bay.
3. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay:
a) Năng định bảo dưỡng, sửa chữa theo loại tàu bay;
b) Năng định bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị tàu bay.
II. Năng định nhân viên hàng không nhóm quản lý hoạt động bay
1. Nhân viên không lưu:
a) Năng định thủ tục bay;
b) Năng định kiểm soát mặt đất tại sân bay;
c) Năng định kiểm soát tại sân bay;
d) Năng định kiểm soát tiếp cận không ra đa;
đ) Năng định kiểm soát tiếp cận ra đa;
e) Năng định kiểm soát đường dài không ra đa;
g) Năng định kiểm soát đường dài ra đa;
h) Năng định kíp trưởng không lưu ở các vị trí: kíp trưởng thủ tục bay; kíp trưởng kiểm soát mặt đất tại sân bay; kíp trưởng đài kiểm soát tại sân bay; kíp trưởng kiểm soát tiếp cận và kíp trưởng kiểm soát đường dài;
i) Năng định huấn luyện viên không lưu;
k) Năng định thông báo, hiệp đồng bay;
l) Năng định đánh tín hiệu;
m) Năng định xử lý hệ thống dữ liệu bay (FDP).
2. Nhân viên thông báo tin tức hàng không:
a) Năng định thông báo tin tức hàng không tại cảng hàng không sân bay;
b) Năng định thông báo tin tức hàng không tại phòng NOTAM quốc tế.
3. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát:
a) Năng định khai thác mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN);
b) Năng định khai thác thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G);
c) Thiết bị thông tin sóng cực ngắn không - địa (VHF);
d) Hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS);
đ) Thiết bị ghi âm;
e) Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (VOR);
h) Đài đo cự ly bằng vô tuyến (DME);
i) Đài dẫn đường vô hướng (NDB);
k) Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS/DME/Marker);
l) Hệ thống ra đa giám sát sơ cấp (PSR);
m) Hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR);
n) Hệ thống xử lý dữ liệu bay (FDP);
o) Hệ thống xử lý dữ liệu ra đa (RDP);
p) Nguồn điện và đèn tín hiệu sân bay;
q) Bay kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS) và phương thức bay.
4. Nhân viên khí tượng HK:
a) Năng định dự báo khí tượng hàng không;
b) Năng định quan trắc khí tượng hàng không.
5. Nhân viên điều độ, khai thác bay:
a) Năng định khai thác bay;
b) Năng định điều độ bay.
6. Nhân viên thiết kế phương thức bay:
Năng định thiết kế phương thức bay.
III. Năng định nhân viên hàng không nhóm giám sát, điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay:
1. Năng định giám sát thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
2. Năng định điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
IV. Năng định nhân viên hàng không nhóm an ninh hàng không:
a) Năng định an ninh soi chiếu;
b) Năng định an ninh kiểm soát;
c) Năng định an ninh cơ động;
d) Năng định an ninh trên không.
V. Trường hợp năng định nhân viên hàng không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không thì áp dụng quy định tại văn bản đó.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, PHỤC HỒI NĂNG ĐỊNH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Dùng cho cá nhân không thuộc tổ chức)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI/BỔ SUNG, PHỤC HỒI NĂNG ĐỊNH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Họ và tên người đề nghị:..............................................................................
Ngày sinh:...................................................................................................
Đơn vị công tác:..........................................................................................
Nghề, công việc đang làm:...........................................................................
Số giấy phép:..............................................................................................
Lý do xin cấp lại/bổ sung, phục hồi năng định:...............................................
Điện thoại: …………………………… Fax: ……………………… E.mail:............
(Kèm theo hồ sơ đề nghị)
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp lại, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên hàng không tại giấy phép số ……………………..
|
………., ngày tháng năm 20… |
Ghi chú: Áp dụng trong trường hợp không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục cấp giấy phép nhân viên hàng không.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, BỔ SUNG, PHỤC HỒI NĂNG ĐỊNH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Dùng cho tổ chức)
TÊN CƠ SỞ:……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày tháng năm 20… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI/BỔ SUNG, PHỤC HỒI NĂNG ĐỊNH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):.......................................................................................................
...................................................................................................................
Tên cơ sở viết tắt (nếu có):..........................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):....
...................................................................................................................
Đại diện theo pháp luật
Họ và tên: ……………………………………..Chức vụ:....................................
Quốc tịch:....................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp lại/bổ sung, phục hồi năng định nhân viên hàng không cho (số lượng……) nhân viên của công ty (có danh sách và hồ sơ nhân viên kèm theo).
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
Ghi chú: Áp dụng trong trường hợp không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục cấp giấy phép nhân viên hàng không.
MẪU DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, BỔ SUNG, PHỤC HỒI NĂNG ĐỊNH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Kèm theo đơn đề nghị của đơn vị.............)
TÊN CƠ SỞ:……………
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, BỔ SUNG, PHỤC HỒI NĂNG ĐỊNH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG.............
STT |
Họ và tên |
Ngày sinh |
Nơi sinh |
Vị trí công tác hiện tại |
Bằng cấp/ Chứng chỉ chuyên môn |
Số Giấy phép |
Loại năng định/giấy phép |
Hình thức năng định (cấp lại, bổ sung, phục hồi) |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
Ghi chú: Áp dụng trong trường hợp không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục cấp lại giấy phép nhân viên hàng không.
MẪU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên cơ sở……………
CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
1. Mục tiêu chương trình:..........................................................................
2. Đối tượng chương trình: ......................................................................
3. Thời lượng: …..giờ, gồm:
- Kiến thức chung về hàng không: giờ
- Kiến thức nghiệp vụ: giờ
- Thực hành: giờ
- Ôn tập, kiểm tra, dự phòng: giờ
(Một giờ học thực hành là 60 phút, một giờ học lý thuyết là 45 phút)
4. Những căn cứ xây dựng chương trình
5. Chương trình đào tạo, huấn luyện
STT |
Môn học |
Thời lượng (giờ) |
Trong đó |
|
Lý thuyết |
Thực hành |
|||
I |
Kiến thức chung về hàng không |
XX |
X |
X |
1 |
Khái quát chung về hàng không dân dụng |
|
|
|
1.1 |
Lịch sử và sự phát triển ngành hàng không dân dụng (Thế giới và Việt Nam) |
|
|
|
1.2 |
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). |
|
|
|
1.3 |
Tổ chức ngành HKDD Việt Nam; chức năng, nhiệm vụ chính của các cơ quan, đơn vị trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. |
|
|
|
1.4 |
Hệ thống quản lý nhà nước về hàng không dân dụng Việt Nam. |
|
|
|
2 |
Hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng |
|
|
|
2.1 |
Giới thiệu chung về Luật Hàng không dân dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành; các điều ước quốc tế. |
|
|
|
2.2 |
Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn. |
|
|
|
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN CƠ SỞ:……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày tháng năm 20… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO,
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):.......................................................................................................
...................................................................................................................
Tên cơ sở viết tắt (nếu có):..........................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):....
...................................................................................................................
Đại diện theo pháp luật
Họ và tên: ……………………………………..Chức vụ:....................................
Quốc tịch:....................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng không: …(tên chương trình) ........................................
Chúng tôi cam kết:
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung văn bản đề nghị và hồ sơ kèm theo.
- Chấp hành giảng dạy theo đúng chương trình đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG/ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số/No: /GCN-CHK |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG/CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
CERTIFICATE
OF COMPETENCE TO PROVIDE PROFESSIONAL TRAINING FOR AVIATION PERSONNEL/LANGUAGE ASSESSMENT
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
CHỨNG NHẬN
DIRECTOR GENERAL OF CIVIL AVIATION AUTHORITY OF VIETNAM
CERTIFIES THAT
Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá……..
Đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không/đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không theo quy định tại Thông tư số …….của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không/ cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không đối với (các) chức danh:..............................
...................................................................................................................
Training/Language Proficiency Assessment Organization ……….
Is qualified to provide professional training for aviation personnel/Language Proficiency Assessment in accordance with the Circular No……… TT-BGTVT date ……by Minister of Transport on Aviation Personnel, Professional Training Organizations and Language Proficiency Assessment Organizations for the following position (s):.........................................................................
...................................................................................................................
Hà Nội, ngày tháng năm 20…
Ha Noi, day month year 20…
Số QĐ/Decision No: ……../QĐ-CHK |
CỤC TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG/ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN CƠ SỞ:……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày tháng năm 20… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG/ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THÔNG THẠO TIẾNG ANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):
...................................................................................................................
Tên cơ sở viết tắt (nếu có):..........................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):
...................................................................................................................
Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh số:.................................................
Do: …………………… cấp ngày ……..tháng……..năm…….tại.......................
Lĩnh vực hoạt động chính:............................................................................
Vốn điều lệ:…………..Số tài khoản:…………..Tại Ngân hàng:........................
Điện thoại: …………….Fax:……………., Email: ………………….. Website (nếu có):.....................................................................................................
Đại diện theo pháp luật
Họ và tên:…………………………. Chức vụ:……………………..Quốc tịch:.......
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không/đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không cho (phần dành cho cơ sở là tổ chức trực thuộc pháp nhân)
- Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá:.....................................
- Địa chỉ cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá hoặc chi nhánh (nếu có):
+ Cơ sở 1: ……………………………………. + Cơ sở 2:.................................
được thành lập theo Quyết định số ……., ngày ……………của .....................
- Điện thoại: ……………………. Fax: ……………………..E.mail:.....................
- Phạm vi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá:........................................
- Quy mô đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá:........................................
Chúng tôi cam kết:
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung văn bản đề nghị, hồ sơ kèm theo và chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nói chung và phạm vi hoạt động được quy định trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không/đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
MẪU CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
Ông/Bà (Mr/Ms):............................................................................................................................................................................................................ Ngày sinh (Date of birth): ............................................................................................................................................................................................. Nơi sinh (Place of birth): ............................................................................................................................................................................................... Đã hoàn thành khóa học ............................................................... Has successfully completed the cource of: ............................ (tên khóa học/name of the Course) Thời gian khóa học từ ngày (from): .................................................... đến ngày (to):............................................................ Tốt nghiệp loại (Grade):..............................................................
|
MẪU PHIẾU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHIẾU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Số TT |
Nội dung đánh giá |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Điều kiện tối thiểu |
Kết quả đánh giá |
|
Đạt |
Không đạt |
|||||
I |
Tổ chức đào tạo |
|||||
1 |
Hệ thống Tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý đào tạo |
|
|
Phù hợp với mục tiêu, quy mô của cơ sở ĐTHL |
|
|
2 |
Hệ thống văn bản quản lý đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ (Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở; các quy định về giáo viên, học viên, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp CCCM…); |
|
|
Đáp ứng yêu cầu quản lý, tổ chức, triển khai hoạt động đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ NVHK theo quy định |
|
|
3 |
Nhu cầu và quy mô đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ (tính bình quân người/năm trong 5 năm tới) |
|
|
Phù hợp/không phù hợp với nhu cầu và năng lực của cơ sở ĐTHL |
|
|
II |
Phòng học |
|||||
1 |
+ Số lượng phòng học |
phòng |
|
Phù hợp với quy mô đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ |
|
|
2 |
+ Tổng chỗ ngồi của các phòng học |
phòng |
|
Phù hợp/không phù hợp với quy mô đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ |
|
|
3 |
+ Trang thiết bị phòng học |
phòng |
|
Đủ điều kiện theo chuyên môn đào tạo |
|
|
4 |
+ Ánh sáng |
thực tế |
|
Đủ điều kiện |
|
|
5 |
+ Độ thông thoáng |
thực tế |
|
Đủ điều kiện |
|
|
III |
Phòng, xưởng, nơi thực hành |
|||||
|
+ Số lượng (Phòng, xưởng/nơi thực hành) |
|
|
|
|
|
+ Diện tích |
m2 |
|
Đủ/không đủ điều kiện |
|
|
|
+ Các trang thiết bị thực hành (thiết bị thật, giả định, sở hữu, thuê…) |
thực tế |
|
Đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng với yêu cầu đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ theo quy định. |
|
|
|
IV |
Thư viện |
|||||
+ Diện tích |
m2 |
|
Thực tế |
|
|
|
+ Đầu sách và tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập |
đầu sách |
|
Phù hợp mục tiêu, chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ |
|
|
|
V |
Hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ |
|||||
1 |
Chương trình |
|
|
Theo phê duyệt |
|
|
2 |
Giáo trình chuyên ngành HK |
|
|
|
|
|
|
+ Giáo trình theo môn học (tên, loại, nguồn gốc…) |
Bộ |
|
Số lượng đủ đáp ứng yêu cầu theo nội dung chương trình ĐT-HL được phê duyệt |
|
|
+ Các tài liệu khác liên quan |
Bộ |
|
Phù hợp với nội dung chương trình ĐT-HL |
|
|
|
VI |
Giáo viên |
|||||
|
+ Số lượng: (báo cáo danh sách theo từng loại giáo viên chuyên nghiệp, kiêm nhiệm, thỉnh giảng) |
người |
|
|
|
|
+ Số lượng giáo viên thực tế theo môn học (báo cáo danh sách) |
lượt GV |
|
Đủ và phù hợp với từng môn học |
|
|
|
+ Hồ sơ giáo viên (các văn bằng, chứng chỉ theo quy định) |
|
|
Đủ điều kiện theo quy định |
|
|
|
VII |
Hệ thống lưu trữ, quản lý hồ sơ đào tạo |
Thực tế |
|
|
||
VIII |
Các nội dung khác liên quan |
|
|
|
||
IX |
Đánh giá chung (nhận xét, đánh giá bằng lời) |
|
|
Thực tế |
|
|
Đại diện |
Đại diện |
Ghi chú: Ngoài các tiêu chí đánh giá nêu tại Phụ lục này, người kiểm tra, đánh giá có thể ghi thêm những nội dung cần thiết khác liên quan đến cơ sở theo các quy định của ICAO, các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NỘI DUNG GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG/ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN CƠ SỞ:……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày tháng năm 20… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI, CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NỘI DUNG GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG/ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):
...................................................................................................................
Tên cơ sở viết tắt (nếu có):..........................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):....
Điện thoại: …………….Fax: …………………., Email: ……………………Website (nếu có)...............................................................
Đại diện theo pháp luật:...............................................................................
Họ và tên: ……………………………………..Chức vụ:....................................
Quốc tịch:....................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp lại/sửa đổi/bổ sung nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không/cơ sở đủ điều kiện đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không cho (Phần dành cho cơ sở là tổ chức trực thuộc pháp nhân)
- Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ:...................................................
- Giấy chứng nhận được cấp số: ………………..ngày …………….nơi cấp.......
- Lý do xin cấp lại:........................................................................................
Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nói chung và phạm vi hoạt động được quy định trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không/cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên cơ sở (Unit): …………………….
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH HÀNG KHÔNG |
|||||||
Assessment Body - Cơ sở đánh giá: |
|||||||
Test Date - Ngày kiểm tra: |
|||||||
Test Type - Hình thức kiểm tra |
Oral Proficiency Interview - Phỏng vấn trực tiếp □ |
||||||
Test Taker’s name - Tên thí sinh được kiểm tra |
Date of birth - Ngày, tháng, năm sinh: ID - Số báo danh: |
||||||
Function - Nghề nghiệp: Organization - Đơn vị: |
|||||||
Rater 1 - Giáo viên 1 |
Rater 2 - Giáo viên 2 |
||||||
LEVELS (CÁC MỨC) |
|||||||
Discriptors |
Rater 1 |
Rater 2 |
Average Score (Điểm trung bình cộng) |
Comments (Nhận xét) |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|||
Pronunciation (Phát âm) |
3 |
4 |
3.5 |
|
|||
Structure (Cấu trúc câu) |
4 |
5 |
4.5 |
|
|||
Vocabulary (Từ vựng) |
4 |
4 |
4 |
|
|||
Fluency (Trôi chảy) |
6 |
5 |
5.5 |
|
|||
Comprehension (Hiểu) |
5 |
3 |
4 |
|
|||
Interaction (Phản ứng) |
4 |
5 |
4.5 |
|
|||
Overall Score (Điểm xếp loại) |
3.5 |
|
|||||
Note (Ghi chú): - The overall score will be the lowest rating among average score (column 4) of individual ratings (Điểm xếp loại là điểm thấp nhất trong số điểm trung bình cộng (cột 4) của từng tiêu chí được đánh giá). - Raters must follow the ICAO Rating Scale and Holistic Discriptors contained in ICAO – Doc.9858 - AN/453 (Giáo viên kiểm tra phải tuân thủ thang đánh giá và các tiêu chí ngôn ngữ tại tài liệu của ICAO-Doc.9835). |
|||||||
Rater 1 - Giáo viên 1 |
Rater 2 - Giáo viên 2 Day (ngày) … month (tháng) … year (năm) … |
||||||
Ghi chú: Số liệu ghi trong biểu đánh giá chỉ là giả định để làm ví dụ
THE MINISTRY OF TRANSPORT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 61/2011/TT-BGTVT |
Hanoi, December 21, 2011 |
ON AVIATION STAFF, AVIATION TRAINING INSTITUTIONS, AND THE BASIS FOR ASSESSING THE ENGLISH PROFICIENCY OF AVIATION STAFF
THE MINISTER OF TRANSPORT
Pursuant to the Law on Civil aviation of Vietnam dated June 29th 2006;
Pursuant to the Government's Decree No. 51/2008/NĐ-CP dated April 22nd 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
The Minister of Transport promulgates a Circular on aviation staff, aviation training institutions, and the basis for assessing the English proficiency of aviation staff as follows:
Article 1. Scope of regulation
This Circular deals with the job titles, tasks, and standards of aviation staff; the procedure for licensing aviation staff; the procedure for issuing the certificate of qualified aviation training institution, and the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff.
Article 2. Subjects of application
This Circular is applicable to the organizations and individuals relevant to aviation staff, aviation training institutions, and the basis for assessing the English proficiency of aviation staff.
JOB TITLES, TASKS, LICENSES AND QUALIFICATIONS OF AVIATION STAFF
Article 3. Job titles of aviation staff
1. Pilot
2. Flight instructor
3. Flight attendant
4. Aircraft maintenance staff
5. Air traffic controller.
6. Airport announcer.
7. Communications, Navigation and Surveillance staff
8. Aviation meteorologist
9. Flight coordinator.
10. Civil aviation planner.
11. Aviation search and rescue staff.
12. Operator of aviation instruments in restricted area of airports.
13. Aviation security staff.
14. Ground crew.
Article 4. The tasks of aviation jobs
1. Pilots shall control the plane and ensure the safety of the flight as prescribed in specialized law documents on aviation and airplanes.
2. Flight instructors shall teach trainee to fly airplanes as prescribed in specialized law documents on aviation and airplanes.
3. Flight attendants shall ensure the safety for passengers during the flight, serve on airplanes under the appointment by the flight coordinator or the pilot in accordance with the specialized law documents on flight coordination and airplanes.
4. Airplane maintenance staff shall maintain, repair airplanes and parts thereof as prescribed in specialized law documents on maintaining, repairing airplanes and parts thereof.
5. Air traffic controllers shall perform the following tasks: ground controllers, airport controllers, approach controller; en-route controllers; flight announcement; air traffic advising; alarm, and other tasks prescribed in specialized law documents on air traffic control.
6. Airport announcers shall collect, process, and provide aviation information for domestic and foreign organizations and individuals, and perform other tasks prescribed in specialized law documents on aviation information.
7. The Communications, Navigation and Surveillance staff shall use, maintain, repair the Aeronautical Fixed Telecommunication Network (AFTN), High-frequencies Air/Ground radio equipment, Very-high-frequency radio equipment, Voice Communication Control Systems (VCCS), the recorders; the VHF omnidirectional radio range (VOR), the Distance measuring equipment (DME), the Non-directional beacon (NDB), the instrument landing system (ILS/DME/Marker); the perimeter surveillance radar (PSR), the secondary surveillance radar, the flight data processing system, the radar data processing system; the power supply and signal lights at the airports, testing, adjusting the CNS equipment, and the flight plan.
8. Aviation meteorologist shall use, maintain, repair the meteorological devices; collect, analyze, process the meteorological data, make weather forecasts; provide meteorological information to organizations and individuals relevant to the flights, and perform other tasks prescribed in specialized law documents on meteorology and aviation.
9. The flight coordinator shall plan the flights and assists the pilots during the flights as prescribed in specialized law documents on flight coordination.
10. Civil flight designer shall design the civil flights and perform other tasks prescribed in specialized law documents on designing civil flights.
11. Aviation search and rescue staff shall perform the tasks of searching and rescuing, cooperate with relevant agencies in searching and rescuing, and perform other tasks prescribed in specialized law documents on designing civil flights.
12. Operator of aviation instruments working in restricted areas of airports shall control, operate the aviation instruments in restricted areas of airports as prescribed in specialized law documents on using airports.
13. Aviation security staff shall inspect and supervise the aviation security in restricted areas of airports; maintain the supplies in public areas of airports; patrol and guard the perimeter of airports and restricted areas of airports, of airplanes parking at airports, ensure the security on the flights, and perform other tasks prescribed in specialized law documents on aviation security.
14. the ground crew shall supervise the flight services, inspect and carry out the procedures for transporting the passengers, luggage, and goods at airports, balance the load of airplanes; check the dangerous goods before putting on airplanes; clean the airplanes; instruct the loading and unloading of luggage and goods, and perform other tasks as prescribed in relevant law documents.
Article 5. Standards of aviation staff
1. Having appropriate qualifications of aviation staff.
2. Having completed one of the appropriate aviation training program at an aviation training institution as prescribed in Point a and b Clause 1 Article 6 of this Circular.
3. Satisfying the requirements of professional skills, health, ages, training period as prescribed in the specialized law documents on aviation.
Article 6. Qualifications of aviation staff.
1. The qualifications of aviation staff prescribed in this Circular is one of the following:
a) The qualification or certificate of completing a basic aviation training program from a training institution in Vietnam according to the national education system;
b) The certificate of completing a basic aviation training program at an aviation training institution which is issued with the certificate of eligibility for training aviation staff by the Civil Aviation Authority of Vietnam;
c) The certificate of completing a basic aviation training program at a training institution being an official member of TRAINAIR of the International Civil Aviation organization (ICAO); the International Air Transport Association; the equipment producers; the aviation training institutions accredited by the Civil Aviation Authority of Vietnam as prescribed in Article 23 of this Circular, and other law documents on aviation.
2. The qualifications of aviation staff prescribed in Point c Clause 1 this Article are only recognized in Vietnam when the qualification holders are provided with additional training in the contents that have not been trained according to the basing aviation training program, prescribed in Point a Clause 1 Article 18 of this of this Circular, at the training institutions which is issued with the certificate of eligibility for training aviation staff by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
Article 7. Licenses of aviation staff
1. The following job titles must have licenses when performing their tasks
The job titles prescribed in Clause 1, 2, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12 and 13 Article 3 of this Circular;
b) The Communications, Navigation and Surveillance (CNS)staff prescribed in Clause 7 Article 3 of this Circular, when using, maintaining, repairing the Aeronautical Fixed Telecommunication Network (AFTN), High-frequencies Air/Ground radio equipment, Very-high-frequency radio equipment, Voice Communication Control Systems (VCCS), the recorders; the VHF omnidirectional radio range (VOR), the Distance measuring equipment (DME), the Non-directional beacon (NDB), the instrument landing system (ILS/DME/Marker); the perimeter surveillance radar (PSR), the secondary surveillance radar, the flight data processing system, the radar data processing system; the power supply and signal lights at the airports, testing, adjusting the CNS equipment, and the flight plan.
2. The conditions for licensing aviation staff:
a) Meet the standards prescribed in Article 5 of this Circular;
b) Take and pass the test on professional skills of the Civil Aviation Authority of Vietnam;
c) Satisfy the requirements prescribed in the specialized law documents on aviation.
3. The aviation staff License contains:
a) The official name of the Socialist Republic of Vietnam;
b) The issuer
c) The License name;
d) The License number;
dd) The date of issue and validity period of the License;
e) Full name, date of birth, and nationality of the licensee;
g) The rights and obligations of the licensee;
h) The certificate of proficiency;
i) The signature of the licensee and the stamp of the licensing agency;
k) Other requirements prescribed in the law documents on aviation.
4. The aviation staff not being regulated in Clause 1 this Article must have qualifications when performing their tasks as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular.
Article 8. Procedure for issuing and certifying aviation staff licenses
1. The applicant for issuing or certifying the aviation staff license shall send 01 dossier directly or by post to the Civil Aviation Authority of Vietnam, including:
a) The application for issuing or certifying the aviation staff license according to the form in Annex I enclosed with this Circular (applicable to applicants being individuals not belonging to an organization). The application for issuing or certifying the aviation staff license according to the form in Annex Ia enclosed with the recommended list according to the form in Annex Ib enclosed this Circular (applicable to applicants being organizations).
b) The copy of an appropriate qualification;
c) 02 color picture (3 x 4 cm) taken within 06 months in the form of that on the ID card;
d) The written certification of the proficiency training prescribed in Clause 2 Article 5 of this Circular;
dd) Other documents prescribed in the other law documents on aviation.
2. Within 30 days as from receiving the complete dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall organize the test and issue or certify the aviation staff licenses.
3. If the dossier is not complete as prescribed, within 03 working days as from the day of receiving the dossier directly or the date on the postal package, the Civil Aviation Authority of Vietnam must notify the insufficient information to the applicant and request them to complete the dossier. If the test or the issue of aviation staff license is refused, the Civil Aviation Authority of Vietnam must notify the applicant and provide the explanation.
Article 9. Period and validity of the aviation staff license
1. A aviation staff license is valid for 07 years, unless otherwise prescribed by law documents on aviation.
2. For the jobs that require unexpired certificates of proficiency, the license is only valid when the certificate of proficiency is unexpired.
Article 10. Procedure for reissuing aviation staff licenses
1. The license is reissued when the it is expired, lost, or damaged.
2. The dossier of application reissuing the aviation staff license includes:
a) The application for reissuing the aviation staff license according to the form in Annex II enclosed with this Circular (applicable to applicants being individuals not belonging to an organization). The application for reissuing the aviation staff license according to the form in Annex IIa enclosed with the recommended list according to the form in Annex IIb enclosed with this Circular (applicable to applicants being organizations).
b) The original license (unless the license is expired or damaged);
c) 02 color picture (3 x 4 cm) taken within 06 months in the form of that on the ID card.
3. If the license is lost or damaged, within 10 days as from receiving the complete dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the license to the applicant, or make a written refusal and specify the reason.
4. If the license is expired, within 20 days as from receiving the complete dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the license to the applicant, or make a written refusal and specify the reason.
Article 11. Certificate of proficiency and the validity period thereof
1. A certificate of proficiency is a certification that the capability of the aviation staff satisfies the requirements for performing their tasks according to the job title in their aviation staff license. The list of certificates of aviation staff is prescribed in Annex III promulgated together with this Circular.
2. The validity period of the certificate of proficiency is the validity period of the license, except for the cases specified in other law documents on aviation.
3. The first certificate of proficiency is issued together with the aviation staff license prescribed in Article 8 of this Circular. The dossier of application for the certificate of proficiency is also the dossier of application for the license.
Article 12. Procedure for reissuing, supplementing, or restoring the certificate of proficiency
1. Article 12. Procedure for reissuing, supplementing, or restoring the certificate of proficiency:
a) The application for reissuing, supplementing, or restoring the certificate of proficiency in accordance with the form in Annex IV enclosed with this Circular (applicable to applicants being individuals not belonging to an organization). The application for reissuing, supplementing, or restoring the certificate of proficiency in accordance with the form in Annex Ia enclosed with the recommended list in accordance with the form in Annex IVb enclosed this Circular (applicable to applicants being organizations).
b) The copy of the proficiency training result that suit the reissued or restored certificate of proficiency;
c) The copy of a qualification that suit the supplementary certificate of proficiency;
d) The original aviation staff license;
dd) Other documents prescribed in the other law documents on aviation.
2. Within 20 days as from receiving the complete dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall organize the test and reissue, supplement, or restore the certificate of proficiency, or make a written refusal and specify the reason.
3. While pending for the reissue or restoration of the certificate of proficiency, the aviation may perform the tasks according to the unexpired certificates of proficiency without presenting the aviation staff license.
4. Other reissue, supplementation, and restoration of certificates of proficiency prescribed in other law documents on aviation must comply with such documents.
Article 13. Revoking the aviation staff license
1. The aviation staff license shall be revoked in the following cases:
a) The licensee no longer satisfies the conditions for licensing;
b) The license is falsified;
c) The licensee use the license for inappropriate purposes;
d) The licensee commit violations that threaten the aviation safety and security;
dd) The licensee use drugs or is liable to criminal prosecution.
2. The authority to revoke licenses
The agency authorized to issue the licenses is also entitled to revoke them.
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall establish an inspectorate for each sector to carry out the inspection, test as the basis for issuing licenses and certificates of proficiency to aviation staff.
2. The Inspectorate shall formulate their internal regulation, the inspection content, the questions and answers, then submit them to the Director of the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval.
3. The Inspectorate under the majority rule; its meeting must be attended by at least two third of the members; the conclusion of the Inspectorate is valid when at least 70% of the present members agree.
4. The inspectorate may employ proficient officers and employees from the units that have the inspected employees to assist them in carrying out the test.
AVIATION TRAINING INSTITUTIONS IN VIETNAM
Article 15. General requirements of aviation training institutions
1. The organizational structure, the board of managers, and the system of training documents are appropriate.
2. The classrooms, equipment, and the workshops suit the training purposes and training programs, and satisfy the requirements.
3. The teaching staff is suitable for the trained majors and satisfy the requirements.
4. The training program is appropriate and satisfy the requirements.
5. The training program is appropriate and satisfy the requirements.
6. Satisfy the requirements prescribed by laws on civil aviation, education, and vocational training.
Article 16. The minimum requirements of classrooms, equipment, and workshops of aviation training institutions.
1. The area, light, space, audio and visual equipment, and other equipment serving the training of the classrooms must be adequate.
2. The area and space of the workshops must suit the machinery and equipment therein, and ensure the minimum conditions in accordance with the State’s regulations on vocational training institutions.
3. The books, textbooks, and documents in the library must be sufficiency for studying and teaching.
4. The specialized teaching and training equipment serving some specialties must satisfy the following requirements:
a) For pilot training, the flight instructor must have a training airplane and a flight simulator; the airplane workshop; the equipment for testing pilots, training physical strength, and other equipment as prescribed by law documents relevant to training pilots and flight instructors;
b) The training for flight attendants: having a model of plane cabin with the system of security, safety, emergency, oxygen, and other instruments serving the passengers that are licensed or approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam, and other equipment prescribed in specialized law documents on training flight attendants.
c) For training airplane maintenance staff: having an airplane with working electric, electronic, and communication equipment; the instruments for the practice of mechanics, electricity, electronics, and information technology, and the airplane drawing suitable for the training program, and other equipment prescribed in relevant law documents;
d) For training air traffic controllers: having a simulation training system for air traffic controllers (except for the employees that carry out flight procedures) that suit the training program, and other equipment prescribed in specialized law documents relevant to the training of air traffic controllers;
dd) For training Communications, Navigation and Surveillance staff: having the practicing equipment that suit the training program, and other equipment prescribed in specialized law documents on training Communications, Navigation and Surveillance staff;
e) For training aviation security staff: having equipment or simulators and software to teach how to scan passengers, luggage, goods; the weapons, gadgets, dangerous items; the practicing room must have teaching materials suitable for the training program, and other equipment prescribed in specialized law documents on training aviation security staff;
dd) For training airport announcers: having the system of information and data that suit the training program; the practicing equipment suitable for the training program, and other equipment prescribed in the law documents on training airport announcers;
h) For training aviation meteorologists: having the equipment and system of information and data suitable for the training program, and other equipment prescribed in the law documents on training aviation meteorologists;
i) For training flight coordinators: having documents about the features and specifications of the airplanes being used, the flight coordination software; the equipment for practicing and the information system suitable for the training program, and other documents that suit the requirements of ICAO;
k) For training operator of aviation instruments in restricted areas of airports: having equipment and instruments for practicing, the training yard, instruction documents that suit the training program, and other documents prescribed in specialized law documents on using airports.
l) For training ground crew: having the equipment, documents, information system, and software suitable for the training program, and other equipment prescribed in relevant law documents;
m) For training civil flight designer: having a process of designing flights, aviation map; information system, and equipment serving the design that suit the training program, and other documents prescribed in specialized law documents on designing civil flights and relevant requirements of ICAO;
b) For training aviation search and rescue staff: having diagrams and systems for aviation search and rescue, the process of search and rescue, the presumptive situations, the footages of aviation search and rescue drills; the system of equipment and international codes relevant to the civil aviation, search and rescue; the information system serving the aviation search and rescue that suit the training program, and other documents prescribed in law documents on aviation search and rescue.
Article 17. Teachers of aviation training institutions
1. The aviation training institutions must have adequate teachers teaching theory and practice. Each aviation subject must be taught by at least one teacher. The training institutions may employ professional teachers, part-time teachers, and visiting aviation teachers. The quantity of visiting aviation teachers must not exceed 50% of the total aviation teachers of the institution.
2. Standards of aviation teachers
a) Satisfy the requirements prescribed by laws on education and vocational training. Professional and part-time teachers must have pedagogy certificates;
b) Satisfy the requirements prescribed in corresponding specialized law documents on aviation;
c) Have relevant qualifications or at least 5-year experience in a relevant discipline.
Article 18. Aviation training programs
1. The aviation training programs include:
a) Training programs for issuing qualifications to aviation staff in accordance with the form in Annex V enclosed with this Circular;
b) Programs for training,
b) Proficiency training for aviation staff;
d) Acquaintance training programs (for air traffic controllers);
dd) Program for complementing, updating, and improving aviation knowledge and skills.
2. The training programs prescribed in Point a, b Clause 1 this Article must be approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam; the applicant for the approval shall send 01 dossier directly or by post to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier includes:
a) The written application for approving the aviation training program in accordance with the form in Annex VI enclosed with this Circular;
b) The documents to be approved.
3. Within 30 days as from receiving the complete dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall examine it and request the applicant to provide explanation, additional documents, adjust the documents and the program; then issue the written approval or refusal attached to the explanation.
4. The programs prescribed in Point d and dd Clause 1 this Article shall be approved by the training institutions.
Article 19. Teachers and documents of aviation training institutions
1. The teachers and teaching materials and textbooks of aviation training institutions must be suitable for the training programs. The aviation textbooks must be approved by the director of the institution based on the appraisal of the Textbook assessment council.
2. The textbook assessment council of an aviation training institution is established by its director and must suit the corresponding aviation disciplines. The composition of the textbook assessment council includes the representative of the institution managers and the theoretical and practical experts that have at least 5 years of experience in such disciplines.
Article 20. The certificate of eligibility for training aviation staff, and the validity period thereof
1. Aviation training institutions must be issued with the certificate of eligibility for training aviation staff by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The form of the certificate of eligibility for training aviation staff is provided in Annex VII enclosed with this Circular.
3. The certificate of eligibility for training aviation staff takes effect on the date of its signing and expires in the following cases:
a) At the request of the licensee;
b) The certificate is revoked as prescribed in Article 24 of this Circular.
Article 21. The procedure for issuing the certificate of eligibility for training aviation staff
1. The aviation training institution shall send 01 dossier directly or by post to the Civil Aviation Authority of Vietnam, including. The dossier includes:
a) The written application for issuing the certificate of eligibility for training aviation staff in accordance with Annex VIII enclosed with this Circular;
b) The photocopy of the Establishment Decision of the institution or the Certificate of Enterprise registration or the equivalent issued by competent agencies as prescribed by law;
c) The aviation training programs approved or accredited by the Civil Aviation Authority of Vietnam;
d) The list of professional teachers and part-time teachers enclosed with their qualifications, certificates, and the sheets of works experience;
dd) The plan for visiting teachers enclosed with the copy of the agreements between the institution and them or their managing organization;
e) The report on the facilities: classrooms, equipment, and workshops in accordance with the training program;
g) The report on the textbooks and teaching material for theory and practice of each subject;
h) The report on the organizational structure, the managerial staff, and the system of documents about aviation training; the form of qualification provided in Annex IX enclosed with this Circular.
2. Within 45 days as from receiving the complete dossier as prescribed, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall appraise the dossier, carry out on-the-spot inspection, request the applicant to provide additional explanation for relevant content, adjust the documents; issue the certificate of eligibility for training aviation staff or refuse the issue and provide explanation.
3. The on-the-spot inspection of the training institution is carried out in accordance with the Note of inspection of aviation training institution, provided in Annex X enclosed with this Circular.
4. The result of dossier examination and on-the-spot inspection of the training institution must be made in writing.
5. The procedure for issuing the certificate of eligibility for training aviation staff shall comply with the regulations in other law documents on aviation.
Article 22. Reissuing, amending, and supplementing the certificate of eligibility for training aviation staff
1. The certificate is reissued when it is lost or damaged. The certificate is amended and supplemented it needs to be amended and supplemented.
2. The dossier of application for the reissue, amendment, or supplementation includes:
a) The written application for reissuing, amending, or reissuing the certificate of eligibility for training aviation staff in accordance with the form Annex VIII enclosed with this Circular, specifying the reasons;
b) The original certificate, unless it is lost;
c) The amendment and supplementation when amending or supplementing the certificate.
3. For the reissue of the lost or damaged certificate: within 03 days as from receiving the complete dossier , the Civil Aviation Authority of Vietnam shall reissue the certificate or refuse the reissue and provide explanation.
4. For the amendment and supplementation of the certificate: within 30 days as from receiving the complete dossier as prescribed, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall appraise the dossier, carry out on-the-spot inspection, request the applicant to provide additional explanation for relevant content, adjust the documents; amend or supplement the certificate, or refuse to amend and supplement the certificate, and provide explanation.
Article 23. Accrediting foreign aviation training institutions
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall decide the accreditation for foreign aviation training institutions when they satisfy the conditions in Article 15, 16, 17, 18 and 19 of this Circular, and in other relevant law documents on aviation.
2. The procedure for accrediting aviation training institutions is similar to the procedure for issuing the certificate of eligibility for training aviation staff prescribed in Article 21 of this Circular, unless otherwise prescribed by other law documents on aviation.
Article 24. Revoking the certificate of eligibility for training aviation staff
1. The certificate is revoked in the following cases:
a) At the request of the institution issued with the certificate;
b) The institution issued with the certificate in dissolved;
c) The institution provide false information in the application;
d) The institution operates inconsistently with the purpose in the certificate;
dd) The institution commits violations of aviation safety and security;
e) The institution fails to sustain the conditions according to the issued certificate;
g) The certificate is falsified.
2. The authority to revoke the certificate
The agency authorized to issue the certificates is also entitled to revoke them.
BASIS FOR ASSESSING ENGLISH PROFICIENCY OF AVIATION STAFF
Article 25. English proficiency requirements applicable to aviation staff
1. The aviation staff using communication devices must reach the level 4 of English proficiency according to the rating scale of ICAO, including:
a) Pilots;
b) Air traffic controllers working as air traffic instructors, ground controllers at the airport; airport controller; approach controllers; approach radar controllers; area controllers. Area radar controllers; air traffic shift manager;
c) The Communications, Navigation and Surveillance staff using HF A/G devices.
2. Other aviation staff shall implement other relevant law documents on aviation.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff to the institutions that satisfy the conditions in Article 26 of this Circular.
4. The institution that assess the English proficiency of aviation staff shall write the result on the assessment note in accordance with the form provided in Annex XII enclosed with this Circular, and obtain the approval from the English assessment council of the institution. The result written on the note is the certification of the English proficiency of aviation staff.
5. The English assessment council is established by the head of the institution. The composition of the English assessment council comprises of the representative of the board of directors, the corresponding aviation experts, and at least 02 teachers that meet the standards prescribed in Clause 2 Article 26 of this Circular.
Article 26. The requirements of the institution that assess the English proficiency of aviation staff
1. Having an English proficiency assessment program according to the rating scale of ICAO, including:
a) The test method (direct or indirect test) that suit the profession of the tested persons;
b) A question bank that is suitable and eligible for assessing various level as prescribed by ICAO;
c) Grading the papers based on the criteria. Each paper must be graded by at least 02 teachers. The result of each criterion is the arithmetic mean, and written on the English assessment note, signed by the 02 teachers; the oral test must be recorded and kept;
d) A procedure for handing out the papers, determining the validity of the papers, and seal the papers;
dd) The testing regulation: the testing order, testing process; testing time; regulations on testing rooms; equipment and materials of testing rooms; tasks and authority of contestants, examiners, invigilators; violations handling;
e) Announcing the test results, re-examination, and settling complaints;
g) The regime for keeping the testing documents, materials, and reports;
h) Other relevant contents.
2. Having teachers that satisfy one of the following requirements;
a) Being an expert in corresponding aviation discipline, having at least 5 years of experience, having an bachelor degree in English or the equivalent, having a certificate of aviation English examiner issued by a training institution accredited by the Civil Aviation Authority of Vietnam;
b) Being an English teacher that has at least 05 years of teaching in universities and colleges, having a certificate of aviation English at level 6 according to the rating scale of ICAO, or a certificate of aviation English examiner issued by a training institution accredited by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
3. The assessment equipment and system must satisfy the following requirements:
a) The audio and video devices must work perfectly;
b) The computer system has testing software (for indirect testing on computer);
c) The storage capacity of recorders must suit the test duration;
d) Other equipment prescribed in other law documents on testing and assessing English proficiency of aviation staff.
4. The overall score is the lowest score among average scores (column 4) of each criterion expressed in the assessment note. 1 copy of the result of the English proficiency assessment (written on the assessment note) shall be sent to the Civil Aviation Authority of Vietnam and written on the aviation staff license.
Article 27. The certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff, and the validity period thereof
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff in Vietnam.
2. The form of the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff is provided in Annex XII enclosed with this Circular.
3. The certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff takes effect on the date of its signing and expires in the following cases:
a) At the request of the institution issued with the certificate;
b) The certificate is revoked as prescribed in Article 31 of this Circular.
Article 28. The procedure for issuing the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff
1. The applicant for the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff shall send 01 dossier directly or by post to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier includes:
a) The application for the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff in accordance with the form provided in Annex VIII enclosed with this Circular;
b) The photocopy of the Establishment Decision or Certificate of business registration or the equivalent papers of the legal person issued by competent agencies as prescribed by law (applicable to applicants being legal persons). In case the institution that assesses the English proficiency of aviation staff is an organization belonging to a legal person, the Certificate of business registration or the equivalent papers of the legal person must be enclosed with a copy of the Establishment Decision of the institution that assess the English proficiency of aviation staff issued by the legal person;
c) The English proficiency assessment program prescribed in Clause 1 Article 26 of this Circular;
d) The list of qualified teachers prescribed in Clause 2 Article 26 of this Circular, enclosed with the copies of appropriate qualifications;
dd) The report on the facilities of the assessing institution: the assessment room; the assessment equipment;
e) The report on the organizational structure and the documents on the management of the institution that assess English proficiency of aviation staff.
2. Within 30 days as from receiving the complete dossier as prescribed, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall appraise the dossier, carry out on-the-spot inspection, request the applicant to provide additional explanation for relevant content, adjust the documents; issue the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff, or refuse the issue and provide explanation.
Article 29. Reissuing, amending, and supplementing the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff
1. The certificate is reissued when it is lost or damaged. The certificate is amended and supplemented it needs to be amended and supplemented.
2. The dossier of application for the reissue, amendment, or supplementation includes:
a) The application for the reissue, amendment, or supplementation provided in Annex XI enclosed with this Circular, specifying the reason;
b) The original certificate, unless it is lost;
c) The report on the operation of the institution and the maintenance of the conditions during the validity period of the certificate, when applying for reissuing an expired certificate, or amending and supplementing the certificate;
d) The amendment and supplementation when amending or supplementing the certificate.
3. When reissuing the certificate: within 07 days as from receiving the complete dossier , the Civil Aviation Authority of Vietnam shall reissue the certificate or refuse the reissue and provide explanation.
4. When amending and supplementing of the certificate: within 30 days as from receiving the complete dossier as prescribed, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall examine the dossier, carry out on-the-spot inspection, request the applicant to provide additional explanation for relevant content, adjust the documents; amend or supplement the certificate, or refuse to amend and supplement the certificate, and provide explanation.
Article 30. Certifying the eligibility for assessing English proficiency of aviation staff
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall decide the certification of the eligibility for assessing English proficiency of aviation staff when the conditions in Article 26 of this Circular, and in other relevant law documents on aviation, are satisfied
2. The procedure for certifying the eligibility for assessing English proficiency of aviation staff is similar to the procedure for issuing the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff prescribed in Article 28 of this Circular and in other relevant law documents on aviation.
Article 31. Revoking the certificate of eligibility for assessing English proficiency of aviation staff
1. The certificate is revoked in the following cases:
a) At the request of the institution issued with the certificate;
b) The institution issued with the certificate in dissolved;
c) The institution provide false information in the application;
d) The institution operates inconsistently with the purpose in the certificate;
dd) The institution commits violations of aviation safety and security;
e) The institution fails to sustain the conditions according to the issued certificate;
g) The certificate is falsified.
2. The authority to revoke the certificate
The agency authorized to issue the certificates is also entitled to revoke them.
Article 32. Inspecting and supervising aviation staff, aviation training institutions, and the basis for assessing the English proficiency of aviation staff
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall inspect and supervise the activities of aviation staff, ensure the standards of aviation staff; inspect and supervise the conditions of aviation training institutions, and the institutions that assess English proficiency of aviation staff that have been issued with the certificates.
2. The annual inspection plan is approved by the Director of the Civil Aviation Authority of Vietnam, and notified to the institution before 15 working days.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam may carry out irregular inspection if the institution is suspected of violating this Circular.
This Circular takes effect after 45 days as from the date of signing, and supersedes that Decision No. 19/2007/QĐ-BGTVT dated April 04th 2007 of the Minister of Transport on aviation staff and aviation training institution, and the Circular No. 11/2011/TT-BGTVT dated March 28th 2011 of the Minister of Transport, amending and supplementing a number of articles of the Decision No. 19/2007/QĐ-BGTVT dated April 04th 2007 of the Minister of Transport on aviation staff and aviation training institution.
Article 34. Responsibility for the implementation
the Chief of the Ministry Office, the Ministerial Chief Inspector, Directors of Departments, the Director of the Civil Aviation Authority of Vietnam, Heads of relevant organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Circular.
|
THE MINISTER |