Chương 3 Thông tư 61/2011/TT-BGTVT: Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không tại Việt Nam
Số hiệu: | 61/2011/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 21/12/2011 | Ngày hiệu lực: | 04/02/2012 |
Ngày công báo: | 07/01/2012 | Số công báo: | Từ số 57 đến số 58 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/05/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống văn bản quản lý đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phù hợp.
2. Có phòng học, trang bị, thiết bị, cơ sở thực hành phù hợp với mục đích, nội dung đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
3. Có đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên ngành đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
4. Có chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định.
5. Có giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
6. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, pháp luật về giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
1. Phòng học phải có đủ diện tích, ánh sáng, độ thông thoáng thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị khác phục vụ cho việc học tập.
2. Cơ sở thực hành, phòng thực tập phải có diện tích và không gian phù hợp với thiết bị, máy móc được sử dụng và đảm bảo điều kiện tối thiểu phù hợp với quy định của nhà nước đối với cơ sở dạy nghề.
3. Thư viện phải có đủ sách, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
4. Trang bị, thiết bị phục vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ một số chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay phải có tàu bay huấn luyện, buồng lái giả định; xưởng bảo dưỡng tàu bay; thiết bị kiểm tra phi công, luyện tập thể lực và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay;
b) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không: có mô hình khoang tàu bay được trang bị đủ hệ thống an ninh, an toàn, khẩn nguy, cấp cứu, hệ thống dưỡng khí và các dụng cụ phục vụ hành khách trên tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép hoặc phê chuẩn và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không;
c) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay: có tàu bay học cụ được trang bị thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc còn hoạt động; dụng cụ thực hành về cơ giới, điện, điện tử, công nghệ thông tin, sơ đồ kết cấu tàu bay phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay;
d) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu: có hệ thống huấn luyện giả định cho nhân viên không lưu (trừ nhân viên thực hiện nhiệm vụ thủ tục bay, thông báo-hiệp đồng bay, đánh tín hiệu) phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu;
đ) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không: có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;
e) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không: có các thiết bị hoặc mô hình giả định và phần mềm giảng dạy an ninh soi chiếu hành khách, hành lý, hàng hóa; các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm; phòng thực hành được trang bị thiết bị giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không;
g) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không: có hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không;
h) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không: có thiết bị và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các thiết bị khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không;
i) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều độ, khai thác bay: có các tài liệu liên quan đến tính năng, kỹ thuật các loại tàu bay đang khai thác, phần mềm về điều độ, khai thác bay; các thiết bị thực hành và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác phù hợp với yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);
k) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay: có thiết bị, phương tiện thực hành, bãi tập, tài liệu hướng dẫn khai thác thiết bị, phương tiện phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác cảng hàng không;
l) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay: có trang bị, thiết bị, tài liệu, hệ thống thông tin, dữ liệu, phần mềm hướng dẫn thực hành khai thác phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, tài liệu hướng dẫn khai thác và các quy định khác tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan;
m) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng: có quy trình xây dựng, thiết kế phương thức bay và khai thác phương thức bay, hệ thống bản đồ hàng không, hệ thống thông tin, dữ liệu và trang thiết bị phục vụ công tác thiết kế phương thức bay phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng và các yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan;
b) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên tìm kiếm cứu nạn hàng không: có sơ đồ, mô hình tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn hàng không, quy trình tổ chức tìm kiếm cứu nạn; các tình huống giả định, băng hình diễn tập tìm kiếm cứu nạn hàng không; hệ thống thiết bị, bản các ký hiệu mã, cốt quốc tế liên quan đến hoạt động bay dân dụng và hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và tài liệu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về tìm kiếm cứu nạn hàng không.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải có đủ giáo viên lý thuyết, giáo viên thực hành để đảm bảo mỗi môn học chuyên ngành hàng không phải có ít nhất 01 giáo viên giảng dạy. Cơ sở đào tạo, huấn luyện có thể duy trì các hình thức giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không. Số lượng giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện không được lớn hơn 50% số lượng giáo viên chuyên ngành hàng không của cơ sở.
2. Tiêu chuẩn giáo viên chuyên ngành hàng không
a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo và dạy nghề; đối với giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;
b) Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành không tương ứng;
c) Có chứng chỉ chuyên môn liên quan hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến môn giảng dạy.
1. Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng không bao gồm:
a) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ để cấp chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình huấn luyện phục hồi, chuyển loại, định kỳ nhân viên hàng không;
c) Chương trình huấn luyện năng định nhân viên hàng không;
d) Chương trình huấn luyện làm quen (đối với kiểm soát viên không lưu);
đ) Chương trình bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn chuyên ngành hàng không.
2. Chương trình đào tạo, huấn luyện nêu tại các điểm a, b khoản 1 của Điều này phải được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; người đề nghị phê duyệt gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị phê duyệt chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tài liệu đề nghị phê duyệt.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan, chỉnh sửa tài liệu, chương trình; ban hành văn bản phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt, nêu rõ lý do.
4. Các chương trình quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều này do cơ sở đào tạo, huấn luyện phê duyệt.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy (gọi chung là giáo trình) phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện. Giáo trình chuyên ngành hàng không phải được thủ trưởng cơ sở phê duyệt trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu giáo trình, tài liệu đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành hàng không của cơ sở (sau đây gọi chung là Hội đồng nghiệm thu giáo trình).
2. Hội đồng nghiệm thu giáo trình của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không do người đứng đầu cơ sở thành lập phù hợp với mỗi lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng. Thành phần Hội đồng nghiệm thu giáo trình phải bao gồm đại diện lãnh đạo của cơ sở và các chuyên gia về lý thuyết và thực hành có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
2. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của cơ sở được cấp giấy chứng nhận;
b) Giấy chứng nhận bị thu hồi theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp quyết định thành lập cơ sở hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
c) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt hoặc công nhận;
d) Danh sách giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ, tóm tắt quá trình công tác của giáo viên;
đ) Phương án đội ngũ giáo viên thỉnh giảng kèm theo bản sao thỏa thuận giữa cơ sở với giáo viên đó hoặc đơn vị chủ quản của giáo viên đó;
e) Báo cáo về cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị, cơ sở hoặc nơi thực hành phù hợp với nội dung đào tạo;
g) Báo cáo về giáo trình, tài liệu giảng dạy lý thuyết, thực hành liên quan đến từng môn học;
h) Báo cáo về hệ thống tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống văn bản quản lý đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không; mẫu chứng chỉ chuyên môn quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan, chỉnh sửa tài liệu; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cho cơ sở đề nghị hoặc gửi văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận, nêu rõ lý do.
3. Việc kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được thực hiện theo các nội dung trong Phiếu kiểm tra, đánh giá cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Kết quả thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ phải được thể hiện bằng biên bản.
5. Trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không thì áp dụng quy định tại văn bản đó.
1. Giấy chứng nhận được cấp lại trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, rách, hỏng. Giấy chứng nhận được sửa đổi, bổ sung trong trường hợp nội dung của giấy chứng nhận cần sửa đổi, bổ sung.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, nêu rõ lý do đề nghị;
b) Bản chính giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp bị mất;
c) Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận.
3. Đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận do giấy chứng nhận bị mất, rách, hỏng: trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối cấp bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan, chỉnh sửa tài liệu; sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Cục Hàng không Việt Nam quyết định công nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18 và 19 của Thông tư này và tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành hàng không có liên quan.
2. Thủ tục công nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nước ngoài được thực hiện như thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không quy định tại Điều 21 của Thông tư này, trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác về chuyên ngành không có quy định khác thì áp dụng theo quy định tại các văn bản đó.
1. Giấy chứng nhận bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của cơ sở được cấp giấy chứng nhận;
b) Cơ sở được cấp giấy chứng nhận bị giải thể;
c) Cơ sở cung cấp thông tin không trung thực tại hồ sơ đề nghị cấp;
d) Cơ sở hoạt động không đúng mục đích được quy định tại giấy chứng nhận;
đ) Cơ sở vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
e) Cơ sở không duy trì đủ điều kiện theo giấy chứng nhận đã được cấp;
g) Giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa.
2. Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận.
AVIATION TRAINING INSTITUTIONS IN VIETNAM
Article 15. General requirements of aviation training institutions
1. The organizational structure, the board of managers, and the system of training documents are appropriate.
2. The classrooms, equipment, and the workshops suit the training purposes and training programs, and satisfy the requirements.
3. The teaching staff is suitable for the trained majors and satisfy the requirements.
4. The training program is appropriate and satisfy the requirements.
5. The training program is appropriate and satisfy the requirements.
6. Satisfy the requirements prescribed by laws on civil aviation, education, and vocational training.
Article 16. The minimum requirements of classrooms, equipment, and workshops of aviation training institutions.
1. The area, light, space, audio and visual equipment, and other equipment serving the training of the classrooms must be adequate.
2. The area and space of the workshops must suit the machinery and equipment therein, and ensure the minimum conditions in accordance with the State’s regulations on vocational training institutions.
3. The books, textbooks, and documents in the library must be sufficiency for studying and teaching.
4. The specialized teaching and training equipment serving some specialties must satisfy the following requirements:
a) For pilot training, the flight instructor must have a training airplane and a flight simulator; the airplane workshop; the equipment for testing pilots, training physical strength, and other equipment as prescribed by law documents relevant to training pilots and flight instructors;
b) The training for flight attendants: having a model of plane cabin with the system of security, safety, emergency, oxygen, and other instruments serving the passengers that are licensed or approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam, and other equipment prescribed in specialized law documents on training flight attendants.
c) For training airplane maintenance staff: having an airplane with working electric, electronic, and communication equipment; the instruments for the practice of mechanics, electricity, electronics, and information technology, and the airplane drawing suitable for the training program, and other equipment prescribed in relevant law documents;
d) For training air traffic controllers: having a simulation training system for air traffic controllers (except for the employees that carry out flight procedures) that suit the training program, and other equipment prescribed in specialized law documents relevant to the training of air traffic controllers;
dd) For training Communications, Navigation and Surveillance staff: having the practicing equipment that suit the training program, and other equipment prescribed in specialized law documents on training Communications, Navigation and Surveillance staff;
e) For training aviation security staff: having equipment or simulators and software to teach how to scan passengers, luggage, goods; the weapons, gadgets, dangerous items; the practicing room must have teaching materials suitable for the training program, and other equipment prescribed in specialized law documents on training aviation security staff;
dd) For training airport announcers: having the system of information and data that suit the training program; the practicing equipment suitable for the training program, and other equipment prescribed in the law documents on training airport announcers;
h) For training aviation meteorologists: having the equipment and system of information and data suitable for the training program, and other equipment prescribed in the law documents on training aviation meteorologists;
i) For training flight coordinators: having documents about the features and specifications of the airplanes being used, the flight coordination software; the equipment for practicing and the information system suitable for the training program, and other documents that suit the requirements of ICAO;
k) For training operator of aviation instruments in restricted areas of airports: having equipment and instruments for practicing, the training yard, instruction documents that suit the training program, and other documents prescribed in specialized law documents on using airports.
l) For training ground crew: having the equipment, documents, information system, and software suitable for the training program, and other equipment prescribed in relevant law documents;
m) For training civil flight designer: having a process of designing flights, aviation map; information system, and equipment serving the design that suit the training program, and other documents prescribed in specialized law documents on designing civil flights and relevant requirements of ICAO;
b) For training aviation search and rescue staff: having diagrams and systems for aviation search and rescue, the process of search and rescue, the presumptive situations, the footages of aviation search and rescue drills; the system of equipment and international codes relevant to the civil aviation, search and rescue; the information system serving the aviation search and rescue that suit the training program, and other documents prescribed in law documents on aviation search and rescue.
Article 17. Teachers of aviation training institutions
1. The aviation training institutions must have adequate teachers teaching theory and practice. Each aviation subject must be taught by at least one teacher. The training institutions may employ professional teachers, part-time teachers, and visiting aviation teachers. The quantity of visiting aviation teachers must not exceed 50% of the total aviation teachers of the institution.
2. Standards of aviation teachers
a) Satisfy the requirements prescribed by laws on education and vocational training. Professional and part-time teachers must have pedagogy certificates;
b) Satisfy the requirements prescribed in corresponding specialized law documents on aviation;
c) Have relevant qualifications or at least 5-year experience in a relevant discipline.
Article 18. Aviation training programs
1. The aviation training programs include:
a) Training programs for issuing qualifications to aviation staff in accordance with the form in Annex V enclosed with this Circular;
b) Programs for training,
b) Proficiency training for aviation staff;
d) Acquaintance training programs (for air traffic controllers);
dd) Program for complementing, updating, and improving aviation knowledge and skills.
2. The training programs prescribed in Point a, b Clause 1 this Article must be approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam; the applicant for the approval shall send 01 dossier directly or by post to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The dossier includes:
a) The written application for approving the aviation training program in accordance with the form in Annex VI enclosed with this Circular;
b) The documents to be approved.
3. Within 30 days as from receiving the complete dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall examine it and request the applicant to provide explanation, additional documents, adjust the documents and the program; then issue the written approval or refusal attached to the explanation.
4. The programs prescribed in Point d and dd Clause 1 this Article shall be approved by the training institutions.
Article 19. Teachers and documents of aviation training institutions
1. The teachers and teaching materials and textbooks of aviation training institutions must be suitable for the training programs. The aviation textbooks must be approved by the director of the institution based on the appraisal of the Textbook assessment council.
2. The textbook assessment council of an aviation training institution is established by its director and must suit the corresponding aviation disciplines. The composition of the textbook assessment council includes the representative of the institution managers and the theoretical and practical experts that have at least 5 years of experience in such disciplines.
Article 20. The certificate of eligibility for training aviation staff, and the validity period thereof
1. Aviation training institutions must be issued with the certificate of eligibility for training aviation staff by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
2. The form of the certificate of eligibility for training aviation staff is provided in Annex VII enclosed with this Circular.
3. The certificate of eligibility for training aviation staff takes effect on the date of its signing and expires in the following cases:
a) At the request of the licensee;
b) The certificate is revoked as prescribed in Article 24 of this Circular.
Article 21. The procedure for issuing the certificate of eligibility for training aviation staff
1. The aviation training institution shall send 01 dossier directly or by post to the Civil Aviation Authority of Vietnam, including. The dossier includes:
a) The written application for issuing the certificate of eligibility for training aviation staff in accordance with Annex VIII enclosed with this Circular;
b) The photocopy of the Establishment Decision of the institution or the Certificate of Enterprise registration or the equivalent issued by competent agencies as prescribed by law;
c) The aviation training programs approved or accredited by the Civil Aviation Authority of Vietnam;
d) The list of professional teachers and part-time teachers enclosed with their qualifications, certificates, and the sheets of works experience;
dd) The plan for visiting teachers enclosed with the copy of the agreements between the institution and them or their managing organization;
e) The report on the facilities: classrooms, equipment, and workshops in accordance with the training program;
g) The report on the textbooks and teaching material for theory and practice of each subject;
h) The report on the organizational structure, the managerial staff, and the system of documents about aviation training; the form of qualification provided in Annex IX enclosed with this Circular.
2. Within 45 days as from receiving the complete dossier as prescribed, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall appraise the dossier, carry out on-the-spot inspection, request the applicant to provide additional explanation for relevant content, adjust the documents; issue the certificate of eligibility for training aviation staff or refuse the issue and provide explanation.
3. The on-the-spot inspection of the training institution is carried out in accordance with the Note of inspection of aviation training institution, provided in Annex X enclosed with this Circular.
4. The result of dossier examination and on-the-spot inspection of the training institution must be made in writing.
5. The procedure for issuing the certificate of eligibility for training aviation staff shall comply with the regulations in other law documents on aviation.
Article 22. Reissuing, amending, and supplementing the certificate of eligibility for training aviation staff
1. The certificate is reissued when it is lost or damaged. The certificate is amended and supplemented it needs to be amended and supplemented.
2. The dossier of application for the reissue, amendment, or supplementation includes:
a) The written application for reissuing, amending, or reissuing the certificate of eligibility for training aviation staff in accordance with the form Annex VIII enclosed with this Circular, specifying the reasons;
b) The original certificate, unless it is lost;
c) The amendment and supplementation when amending or supplementing the certificate.
3. For the reissue of the lost or damaged certificate: within 03 days as from receiving the complete dossier , the Civil Aviation Authority of Vietnam shall reissue the certificate or refuse the reissue and provide explanation.
4. For the amendment and supplementation of the certificate: within 30 days as from receiving the complete dossier as prescribed, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall appraise the dossier, carry out on-the-spot inspection, request the applicant to provide additional explanation for relevant content, adjust the documents; amend or supplement the certificate, or refuse to amend and supplement the certificate, and provide explanation.
Article 23. Accrediting foreign aviation training institutions
1. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall decide the accreditation for foreign aviation training institutions when they satisfy the conditions in Article 15, 16, 17, 18 and 19 of this Circular, and in other relevant law documents on aviation.
2. The procedure for accrediting aviation training institutions is similar to the procedure for issuing the certificate of eligibility for training aviation staff prescribed in Article 21 of this Circular, unless otherwise prescribed by other law documents on aviation.
Article 24. Revoking the certificate of eligibility for training aviation staff
1. The certificate is revoked in the following cases:
a) At the request of the institution issued with the certificate;
b) The institution issued with the certificate in dissolved;
c) The institution provide false information in the application;
d) The institution operates inconsistently with the purpose in the certificate;
dd) The institution commits violations of aviation safety and security;
e) The institution fails to sustain the conditions according to the issued certificate;
g) The certificate is falsified.
2. The authority to revoke the certificate
The agency authorized to issue the certificates is also entitled to revoke them.