Học phí trường Đại học Phạm Văn Đồng năm 2022

Học phí trường Đại học Phạm Văn Đồng năm 2022, mời các bạn đón xem:

1 1,106 09/11/2023


A. Học phí trường Đại học Phạm Văn Đồng năm 2022

Bậc/Nhóm ngành

Mức thu học phí theo tín chỉ (1.000 đồng/tín chỉ)

Khóa 2018 – 2023

Khóa 2019 – 2024

Khóa 2020 – 2025

Khóa 2021 – 2026

Khóa 2022 – 2027

1.     Bậc cao đẳng

         

Giáo dục mầm non

     

300

350

2.     Bậc đại học

         

Khối ngành 1: Khoa học viên (Bao gồm các ngành phạm Tiếng Anh, Sư phạm giáo dục và đào tạo giáo Sư phạm Ngữ văn Sư Tiểu học, Sư phạm Toán)

     

360

420

Khối ngành 3: Kinh doanh và quản lý, pháp luật (Ngành Quản trị Kinh doanh)

 

370

390

390

420

Khối ngành 4: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên (Ngành Sinh học ứng dụng)

 

450

   

450

Khối ngành 5: Toán, Thống kê máy tính, Công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y (Bao gồm các ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật điên tử)

420

420

430

430

490

Khối ngành 7: Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường (Bao gồm các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế phát triển, Du lịch)

 

270

340

380

440

B. Thông tin tuyển sinh trường Đại học Phạm Văn Đồng năm 2022

1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh

- Đối với phương thức xét tuyển: Chỉ áp dụng đối với bậc Đại học.

Thực hiện tuyển sinh theo 4 phương án sau:

+ Phương án 1: Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi THPT năm 2022.

+ Phương án 2: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT, gồm 2 lựa chọn, cụ thể:

- Dựa vào điểm tổng kết 3 môn học (theo tổ hợp môn xét tuyển) của lớp 12.

- Dựa vào điểm tổng kết 3 môn học (theo tổ hợp môn xét tuyển) của lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12.

+ Phương án 3: Xét tuyển dựa theo kết quả đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

+ Phương án 4: Xét tuyển thẳng theo Quy chế Tuyển sinh trình độ đại học.

- Đối với ngành Sư phạm bậc đại học chỉ áp dụng hai phương thức xét tuyển, gồm: Phương án 1 & 2.

- Đối với phương thức kết hợp thi tuyển và xét tuyển: Áp dụng đối với bậc Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, áp dụng theo 2 phương:

+ Phương án 1: Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi THPT năm 2022 kết hợp điểm thi năng khiếu.

+ Phương án 2: Xét tuyển dựa vào điểm tổng kết 2 môn học (theo tổ hợp môn xét tuyển) của lớp 12 kết hợp điểm thi năng khiếu.

* Lưu ý: Thí sinh phải dự thi năng khiếu tại trường Đại học Phạm Văn Đồng hoặc sử dụng kết quả thi năng khiếu do các cơ sở Đào tạo Đại học, Cao đẳng khác tổ chức thi.

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

- Bậc đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên:

+ Xét tuyển theo Phương án 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

+ Xét tuyển theo Phương án 2: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

- Bậc đại học không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên:

+ Xét tuyển theo Phương án 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tổng điểm 3 môn (theo tổ hợp môn xét tuyển) của kết quả thi THPT năm 2022 cộng với điểm ưu tiên phải đạt từ 15 điểm trở lên.

+ Xét tuyển theo Phương án 2 : Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có điểm tổng kết 3 môn học (theo tổ hợp môn xét tuyển) của lớp 12 phải đạt từ 15 điểm trở lên. Hoặc thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có điểm tổng kết 3 môn học (theo tổ hợp môn xét tuyển) của [lớp 11 + học kỳ 1 của lớp 12]/2 phải đạt từ 15 điểm trở lên.

+ Xét tuyển theo phương án 3: Kết quả thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐHQG-HCM đạt từ 650 điểm trở lên

+ Xét tuyển theo Phương án 4: Theo quy định trong Quy chế Tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non hiện hành.

- Bậc cao đẳng, khối ngành đào tạo giáo viên:

+ Xét tuyển theo Phương án 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

+ Xét tuyển theo Phương án 2: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên. Riêng đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm và đã tốt nghiệp THPT nếu sử dụng kết quả học tập của trung cấp sư phạm để xét tuyển vào ngành CĐ Giáo dục Mầm non thì phải có điểm trung bình toàn khóa đạt từ 6,5 điểm trở lên.

5. Tổ chức tuyển sinh

Tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức tuyển sinh.

6. Chính sách ưu tiên

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 về ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Trong đó, quy định chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.

7. Học phí

Trường thực hiện mức thu học phí và lộ trình tăng học phí theo quyết định số 43/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành ngày 01/09/2016. Mức học phí của trường Đại học Phạm Văn Đồng như sau:

Đơn vị tính: 1000 đồng/tháng/sinh viên.

Khối ngành, chuyên ngành đào tạo

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Năm học 2021-2022 (Dự kiến)

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm, thủy sản

890

980

1125

2. Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch.

1060

1170

1345

8. Hồ sơ đăng kí xét tuyển

  • Đối với thí sinh là học sinh lớp 12

- Hồ sơ bao gồm:

- 02 phiếu đăng ký dự tuyển (phiếu số 1 và phiếu số 2)

- Bản photo Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. 

- 02 ảnh 4×6 cm. Phía sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh. 

- 01 ảnh để dán vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.

- 02 phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). 

  • Đối với thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT

- Các thí sinh tự do chưa tốt nghiệp sẽ bao gồm: Các thí sinh đã dự thi THPT Quốc gia nhưng chưa đỗ tốt nghiệp và các thí sinh không đủ điều kiện dự thi THPT Quốc gia các năm trước. Vậy các thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ đăng kí xét tuyển đại học bao gồm những gì? Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

- 02 phiếu ĐKDT giống nhau

- 02 ảnh 4×6 cm đựng trong một phong bì nhỏ. Chú ý sau ảnh phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh. Ngoài ra, phải có thể 1 ảnh để dán vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.

- Bản photocopy 2 mặt Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Bản photo phải trên 1 mặt giấy A4

- 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú.

- Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);

- Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp 

- Giấy xác nhận điểm do trường xác nhận

- Thí sinh tự do bị mất học bạ THPT bản chính có nguyện vọng dự thi phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp

  • Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nhưng không có học bạ THPT đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục.
  • Đối với các thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT

- 2 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau

- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao)

- 2 ảnh cỡ 4×6 cm

- 2 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh. 

- CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân công chứng

9. Lệ phí xét tuyển

Lệ phí đăng ký: 30.000 đồng/hồ sơ

10. Thời gian đăng kí xét tuyển

Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi THPT năm 2022: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Xét tuyển dựa vào học bạ THPT: Theo kế hoạch của trường.

11. Ký hiệu mã ngành, chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển

1. Danh mục các nghành tuyển sinh năm 2022

TT

Bậc

Mã ngành

Tên ngành

Chỉ tiêu (dự kiến)

1

Đại học

7140210

Sư phạm Tin học

44

2

Đại học

7140211

Sư phạm Vật lý

35

3

Đại học

7140217

Sư phạm Ngữ văn

47

4

Đại học

7140231

Sư phạm Tiếng Anh

120

5

Đại học

7140209

Sư phạm Toán học

50

6

Đại học

7140202

Giáo dục Tiểu học

73

7

Cao đẳng

51140201

Giáo dục Mầm non

134

8

Đại học

7420203

Sinh học ứng dụng

50

9

Đại học

7480201

Công nghệ Thông tin

100

10

Đại học

7510201

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

100

11

Đại học

7520114

Kỹ thuật Cơ – Điện tử

100

12

Đại học

7520207

Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

50

13

Đại học

7310105

Kinh tế phát triển

80

14

Đại học

7220201

Ngôn ngữ Anh

40

15

Đại học

7340122

Thương mại điện tử

40

16

Đại học

7340101

Quản trị kinh doanh

100

17

Đại học

7810101

Du lịch

50

2. Bảng tổ hợp môn xét tuyển

Mã tổ hợp môn

Môn 1

Môn 2

Môn 3

A00

Toán

Vật lý

Hóa học

A01

Toán

Vật lý

Tiếng Anh

B00

Toán

Hóa học

Sinh học

C00

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

D01

Ngữ văn

Toán

Tiếng Anh

D72

Ngữ văn

Khoa học tự nhiên

Tiếng Anh

D78

Ngữ văn

Khoa học xã hội

Tiếng Anh

D90

Toán

Khoa học tự nhiên

Tiếng Anh

D96

Toán

Khoa học xã hội

Tiếng Anh

M00

Ngữ văn

Toán

Năng khiếu giáo dục mầm non (Đọc,kể diễn cảm và hát)

12. Thông tin tư vấn tuyển sinh

(1) Thí sinh xem nội dung chi tiết Đề án tuyển sinh năm 2022 và các thông báo bổ sung khác tại website trường Đại học Phạm Văn Đồng: http://www.pdu.edu.vn/

(2) Thí sinh có thể liên lạc với nhà trường qua địa chỉ sau:

- Địa chỉ: Số 509, đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

- SĐT: 0255 38204041

- Email: daihocphamvandong@pdu.edu.vn

- Website: http://www.pdu.edu.vn/

- Facebook: www.facebook.com/pduschool/

1 1,106 09/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: