Giáo án Ôn tập chung lớp 4 (Cánh diều)

Với Giáo án Bài 52: Ôn tập chung Toán lớp 4 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Toán lớp 4 Bài 52.

1 239 01/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Toán lớp 4 Bài 52 (Cánh diều): Ôn tập chung

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong Học kì I (qua các chủ đề I và II) về: Số và các phép tính với số tự nhiên có nhiều chữ số; Đo lường và hình học; Giải toán có lời văn và một số yếu tố thống kê.

- Chuẩn bị cho việc đánh giá Học kì I.

- Làm quen với cách kiểm tra, đánh giá theo tinh thần của Thông tư 27 về Đánh giá HS tiểu học (đối với giai đoạn lớp 4).

2. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.

- Máy tính, máy chiếu.

- SGK, bảng phụ, phiếu học tập, hình vẽ trong SGK.

2. Đối với học sinh

- SHS.

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Giải toán nhanh”:

+ GV có thể chuẩn bị các tấm thẻ ghi đề bài bài toán (mỗi thẻ là một đề) hoặc viết lên bảng bài toán.

Ví dụ:

- Tính nhẩm: 267 x 1 000

- Tính: 1 tấn 3 tạ = … kg

- Làm tròn số 109 786 đến hàng chục nghìn.

- Năm 1975 thuộc thế kỉ thứ mấy?

+ GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm 4-5 người. Cứ mỗi lượt chơi, các nhóm cử 1 thành viên lên bốc thẻ, giải bài nhanh trong thời gian giới hạn. Các nhóm chơi đến khi hết thẻ hoặc GV hô kết thúc.

+ GV kiểm tra kết quả của từng nhóm. Nhóm nào có số đáp án đúng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Qua trò chơi, chúng ta được gợi nhắc về các kiến thức đã học. Sau đây, cô trò mình sẽ cùng nhau ôn tập trong “Bài 52: Ôn tập chung

- HS chú ý nghe hướng dẫn của GV, tập trung giải bài nhanh, chính xác trong khi chơi. Các thành viên còn lại của nhóm cổ vũ cho thành viên đang tham gia chơi.

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong Học kì I (qua các chủ đề I và II) về: Số và các phép tính với số tự nhiên có nhiều chữ số; Đo lường và hình học; Giải toán có lời văn và một số yếu tố thống kê.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Chọn đáp án đúng.

a) Số “Sáu mươi tám nghìn ba trăm linh sáu” viết là:

A. 60 836

B. 608 306

C. 6 836

D. 68 306

b) Số gồm 9 triệu, 2 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm và 7 đơn vị là:

A. 9 238 007

B. 9 020 387

C. 9 203 807

D. 9 023 807

c) Số lớn nhất trong các số 589 021, 589 201, 598 021, 589 102 là:

A. 589 021

B. 589 201

C. 598 021

D. 589 102

d) Số 547 819 làm tròn đến hàng trăm nghìn là:

A. 547 820

B. 548 000

C. 550 000

D. 500 000

e) Năm 1903, người ta công bố phát minh ra máy bay. Hỏi máy bay được phát minh vào thế kỉ nào?

A. XIX

B. XX

C. IXX

D. XXI

g) Một xe tải chở 1 tấn 6 tạ gạo. Xe tải đó đã chở số ki-lô-gam gạo là:

A. 160 kg

B. 16 000 kg

C. 1 600 kg

D. 160 000 kg

h) Hình nào dưới đây có 2 góc nhọn, 2 góc tù và 2 cặp cạnh song song?

Giáo án Toán lớp 4 Bài 52: Ôn tập chung | Cánh diều

i) Lớp học bơi của Lan Anh có tất cả 38 bạn, biết rằng số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ 6 bạn. Số bạn nữ trong lớp học bơi là:

A. 32 bạn

B. 44 bạn

C. 22 bạn

D. 16 bạn

k) Bốn bạn Hùng, Bách, Dũng, Nam lần lượt có cân nặng là: 32 kg, 38 kg, 36 kg và 34 kg. Trung bình mỗi bạn cân nặng số ki-lô-gam là:

A. 34 kg

B. 35 kg

C. 36 kg

D. 38 kg

- GV cho HS làm bài cá nhân, đọc đề bài, thực hiện tính toán và chọn đáp án.

- Ở mỗi câu hỏi, GV mời 1 HS đọc kết quả bài làm của mình, giải thích tại sao lại chọn phương án đó. Cả lớp nhận xét.

- GV chữa bài, chốt đáp án đúng.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Đặt tính rồi tính:

a) 378 021 + 19 688

b) 85 724 – 7 361

c) 12 406 x 31

d) 7 925 : 72

- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện đặt tính rồi tính.

- GV lưu ý HS các thao tác khi đặt tính theo cột dọc.

- GV mời 4 HS lên bảng trình bày kết quả.

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

Đọc các thông tin sau:

Giáo án Toán lớp 4 Bài 52: Ôn tập chung | Cánh diều

Trả lời các câu hỏi:

a) Để sản xuất 12 tấn nhựa cần bao nhiêu tấn nước?

b) Để sản xuất 20 tấn thép cần bao nhiêu tấn nước?

c) Để sản xuất 5 tấn giấy cần bao nhiêu tấn nước?

- GV cho HS làm bài cặp đôi, đọc bài toán, nhận biết bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; suy nghĩ lựa chọn cách giải và trình bày bài giải.

- GV gợi mở:

+ Để tính được 12 tấn nhựa cần bao nhiêu tấn nước, ta thực hiện phép tính gì?

+ Để tính được 20 tấn thép cần bao nhiêu tấn nước, ta thực hiện phép tính gì?

+ Để tính được 5 tấn giấy cần bao nhiêu tấn nước, ta thực hiện phép tính gì?

- GV thu chấm vở của một số HS.

- GV nhận xét, chữa bài.

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

Để nấu một bát cơm, bạn Lâm cần khoảng 75 kg gạo. Nếu mỗi ngày bạn Lâm ăn 4 bát cơm như thế thì 30 ngày bạn Lâm ăn hết khoảng bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Giáo án Toán lớp 4 Bài 52: Ôn tập chung | Cánh diều

- GV cho HS làm bài cá nhân, đọc bài toán, nhận biết bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; suy nghĩ lựa chọn cách giải và trình bày bài giải.

- GV gợi ý HS hướng suy luận:

+ Tóm tắt bài toán:

1 bát cơm cần 75 g gạo.

1 ngày: 4 bát cơm cần ? g gạo.

30 ngày: ăn hết ? kg gạo.

+ GV lưu ý HS đổi đơn vị đo khối lượng từ gam sang ki-lô-gam. HS nhớ lại kiến thức:

1 kg = 1 000 g

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày kết quả.

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài.

Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5

Người ta cắt tấm gỗ sau ra thành 20 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu xăng-ti-mét (mạch cưa không đáng kể)?

Giáo án Toán lớp 4 Bài 52: Ôn tập chung | Cánh diều

- GV cho HS làm bài cá nhân, quan sát đề bài, phân tích dữ kiện và câu hỏi bài toán.

- GV hướng dẫn HS:

+ Đổi đơn vị đo từ mét sang xăng-ti-mét. HS nhớ lại kiến thức:

1 m = 100 cm

+ Để chia tấm gỗ 4 m thành 20 đoạn bằng, ta cần thực hiện phép tính gì? Từ đó, HS tính được độ dài mỗi đoạn gỗ.

- GV mời 1 HS lên bảng viết kết quả bài làm của mình.

- GV nhận xét, chữa bài.

Nhiệm vụ 6: Hoàn thành BT6

a) Anh Hồng đóng số hành tím thu hoạch được vào các túi, mỗi túi 5 kg thì được 132 túi. Hỏi nếu anh Hồng đóng số hành tím đó vào các túi, mỗi túi 3 kg thì được bao nhiêu túi?

b) 5 kg hành tím bán với giá 195 000 đồng. Hỏi với cùng giá đó thì 3 kg hành tím có giá bao nhiêu tiền?

Giáo án Toán lớp 4 Bài 52: Ôn tập chung | Cánh diều

- GV cho HS làm bài nhóm 4 hoặc nhóm bàn, đọc bài toán, nhận biết bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; suy nghĩ lựa chọn cách giải và trình bày bài giải.

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán:

+ Câu a:

Mỗi túi 5 kg đóng được 132 túi.

Mỗi túi 3kg đóng được ? túi.

GV dẫn dắt để HS nhận ra trước hết cần thực hiện phép tính nhân giữa 5 kg và 132 túi để tính được tổng cân nặng của số hành tím thu hoạch được. Sau đó, dựa vào tổng cân nặng vừa tìm, HS tính được số túi khi đóng vào túi 3 kg.

+ Câu b:

5 kg hành tím: 195 000 đồng.

3 kg hành tím: ? đồng.

GV dẫn dắt để HS nhận ra đây là bài toán rút về đơn vị dạng 1 (Bài toán liên quan đến một phép chia và một phép nhân).

GV cho HS nêu lại các bước thực hiện:

Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép nhân)

Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó (thực hiện phép nhân).

- GV mời một số cặp chia sẻ kết quả bài làm của mình.

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài.

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

a) D

b) D

c) C

d) D

e) B

g) C

h) B

i) D

k) B

- HS hoàn thành bài tập vào vở ghi.

- Kết quả:

Giáo án Toán lớp 4 Bài 52: Ôn tập chung | Cánh diều

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Kết quả:

Bài giải

a) Để sản xuất 12 tấn nhựa cần số tấn nước là:

2 000 x 12 = 24 000 (tấn)

b) Để sản xuất 20 tấn thép cần số tấn nước là:

20 x 20 = 400 (tấn)

c) Để sản xuất 5 tấn giấy cần số tấn nước là:

40 x 5 = 200 (tấn)

Đáp số: a) 24 000 tấn nước

b) 400 tấn nước

c) 200 tấn nước.

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

Bài giải

Trong 30 ngày bạn Lâm ăn hết khoảng số ki-lô-gam gạo là:

75 x 4 x 30 = 9 000 (g)

9 000 g = 9 kg

Đáp số: 9 kg gạo.

- HS làm bài cá nhân vào vở ghi.

- Kết quả:

Bài giải

Ta có: 4 m = 400 cm

Mỗi đoạn gỗ dài là:

400 : 20 = 20 (cm)

Đáp số: 20 cm.

- HS thảo luận nhóm, suy nghĩ tìm cách giải quyết bài toán.

- Kết quả:

Bài giải

a) Tổng cân nặng của số hành tím thu hoạch được là:

5 x 132 = 660 (kg)

Đóng vào các túi, mỗi túi 3 kg thì số túi là:

660 : 3 = 220 (túi)

Đáp số: 220 túi.

b) Giá tiền của 1 kg hành tím là:

195 000 : 5 = 39 000 (đồng)

Vậy 3 kg hành tím có giá tiền là:

39 000 x 3 = 117 000 (đồng)

Đáp số: 117 000 đồng.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 239 01/02/2024
Mua tài liệu