Giáo án Chia cho 10, 100, 1 000,… lớp 4 (Cánh diều)
Với Giáo án Bài 39: Chia cho 10, 100, 1 000,… Toán lớp 4 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Toán lớp 4 Bài 39.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Toán lớp 4 Bài 39 (Cánh diều): Chia cho 10, 100, 1 000,…
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Biết cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho 10, 100, 1 000,…
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm khi chia cho 10, 100, 1 000,…
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc HS biết vận dụng phép chia một số tự nhiên cho 10, 100, 1 000,… để giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học: Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng, sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép chia cho 10, 100, 1 000,…
2. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: |
|
- GV chiếu hình ảnh khởi động: Và yêu cầu HS suy nghĩ về tình huống được đưa ra, thảo luận để chọn thẻ thích hợp: Các bạn đang chọn một phép nhân với 10 rồi từ đó chọn phép chia cho 10 tương ứng. → GV chốt đáp án: a) 23 x 10 = 230 tương ứng với 230 : 10 = 23. b) 37 x 10 = 370 tương ứng với 370 : 10 = 37. - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được tiếp cận với kiến thức về phép chia cho 10. Sau đây, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu trong “Bài 39: Chia cho 10, 100, 1 000,…” |
- HS thảo luận theo yêu cầu của GV. - HS chú ý lắng nghe. - HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho 10, 100, 1 000,… b. Cách thức tiến hành: |
|
a) 230 : 10 = ? - GV yêu cầu HS thảo luận cách làm phép tính. GV gợi ý. Đại diện nhóm nêu cách làm. Vì 23 x 10 = 230 nên 230 : 10 = 23 → GV đưa ra kết luận: Khi chia 230 cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải của số 230. b) 2 300 : 100 = ? - GV yêu cầu HS thảo luận cách làm, đại diện nhóm nêu cách làm và nhận xét về kết quả. Vì 23 x 100 = 2 300 nên 2 300 : 100 = 23 → GV kết luận: Khi chia 2 300 cho 100 ta chỉ việc bỏ bớt đi hai chữ số 0 ở bên phải của số 2 300. → GV chốt lại các bước tính: Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,… cho 10, 100, 1 000,… ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,… chữ số 0 ở bên phải số đó. - GV nêu một vài phép tính khác để HS thực hiện trên bảng con. Ví dụ: 720 : 10 = ?; 4 300 : 100 = ? - GV cho HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách chia và nói cho bạn nghe cách làm. |
- HS thảo luận theo yêu cầu. - HS lắng nghe, ghi vở, tiếp thu kiến thức. - HS thực hiện phép tính vào bảng con. - HS làm tính để củng cố kiến thức vừa học. |
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho 10, 100, 1 000,… để tính nhanh, tính nhẩm. b. Cách thức tiến hành |
|
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Tính nhẩm: a) 8 000 : 10 8 000 : 100 8 000 : 1 000 56 000 : 10 56 000 : 100 56 000 : 1 000 6 400 : 10 6 400 : 100 6 400 : 1 000 b) 130 : 10 1 500 : 10 2 300 : 100 1 800 : 100 21 000 : 1 000 203 000 : 1 000 - GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện tính nhẩm rồi viết kết quả của phép tính. - GV lưu ý HS: Đây là dạng bài tập vận dụng trực tiếp quy tắc chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,… cho 10, 100, 1 000,… - GV mời một số HS lên bảng trình bày kết quả bài làm. Các HS khác đổi vở kiểm tra chéo. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Tính nhẩm (theo mẫu): Mẫu: 840 : 40 = ? Nhẩm: 840 : 40 = 84 : 4 = 21 a) 350 : 50 = ? 240 : 30 = ? b) 2 400 : 60 = ? 6 300 : 70 = ? - GV cho HS làm bài cá nhân, quan sát, phân tích mẫu. - GV lưu ý: Đây là dạng bài tập vận dụng gián tiếp quy tắc chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,… cho 10, 100, 1 000,… - GV mời 2 HS lên bảng trình bày kết quả. - GV thu chấm vở của một số HS. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Để vận chuyển hết các bao gạo, mỗi bao cân nặng 100 kg. Người ta đã dùng một xe ô tô có trọng tải 25 tấn và một xe công-ten-nơ có trọng tải 60 tấn. Hỏi có thể xếp nhiều nhất bao nhiêu bao gạo lên xe ô tô, bao nhiêu bao gạo lên xe công-ten-nơ? - GV cho HS làm cặp đôi, đọc đề, nhận biết bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, suy nghĩ lựa chọn cách giải và trình bày bài giải. - GV hướng dẫn: + Trước hết, HS cần đổi đơn vị từ tấn sang ki-lô-gam. HS nhớ lại quy tắc đổi đơn vị: 1 tấn = 1 000 kg → Đổi 25 tấn = 25 000 kg; 60 tấn = 60 000 kg + GV tóm tắt bài toán: 1 bao gạo: 100 kg ? bao gạo: 25 000 kg (ô tô) ? bao gạo: 60 000 kg (công-ten-nơ) + GV đặt câu hỏi gợi mở: Ta cần thực hiện phép tính gì để biết số lượng bao gạo nhiều nhất có thể xếp lên xe ô tô và xe công-ten-nơ? - GV mời 1 HS trình bày kết quả bài làm. - GV chữa bài. |
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: a) 8 000 : 10 = 800 8 000 : 100 = 80 8 000 : 1 000 = 8 56 000 : 10 = 5 600 56 000 : 100 = 560 56 000 : 1 000 = 56 6 400 : 10 = 640 6 400 : 100 = 64 64 000 : 1 000 = 64 b) 130 : 10 = 13 1 500 : 10 = 150 2 300 : 100 = 23 1 800 : 100 = 18 21 000 : 1 000 = 21 203 000 : 1 000 = 203 - HS tính nhẩm rồi viết kết quả của phép tính. - Kết quả: a) 350 : 50 = 35 : 5 = 7 240 : 30 = 24 : 3 = 8 b) 2 400 : 60 = 240 : 6 = 40 6 300 : 70 = 630 : 7 = 90 - HS thảo luận và hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Đổi 25 tấn = 25 000 kg; 60 tấn = 60 000 kg Số bao gạo có thể xếp nhiều nhất lên xe ô tô là: 25 000 : 100 = 250 (bao) Số bao gạo có thể xếp nhiều nhất lên xe công-ten-nơ là: 60 000 : 100 = 600 (bao) Đáp số : 250 bao gạo; 600 bao gạo |
................................
................................
................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo