Giáo án Biểu thức có chứa chữ lớp 4 (Cánh diều)

Với Giáo án Bài 49: Biểu thức có chứa chữ Toán lớp 4 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Toán lớp 4 Bài 49.

1 309 01/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Toán lớp 4 Bài 49 (Cánh diều): Biểu thức có chứa chữ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết biểu thức có chứa chữ (có chứa một chữ, hai chữ hoặc ba chữ).

- Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua các hoạt động nhận biết biểu thức có chứa chữ và tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học: Thông qua các chia sẻ, trao đổi nhóm, đặt câu hỏi phản biện.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng, sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.

- Máy tính, máy chiếu.

- SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

- Các tranh vẽ trong SGK.

- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến việc làm xuất hiện nhu cầu thay số bởi chữ.

2. Đối với học sinh

- SHS.

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

GV chiếu hình ảnh khởi động:

Giáo án Toán lớp 4 Bài 49: Biểu thức có chứa chữ | Cánh diều

- GV cho HS hoạt động theo nhóm bàn và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

+ HS quan sát tranh khởi động, nói với bạn về tình huống đặt ra.

+ HS thảo luận để xuất hiện vấn đề: “Bạn nữ có thể mua 1, 2, 3,… chiếc bánh, thậm chí không mua (số bánh mua là 0)”.

- GV gợi ý để HS thảo luận: “Có cách nào để chỉ số chiếc bánh mà bạn nữ mua khi ta chưa biết con số cụ thể hay không?

- GV dẫn dắt vào bài học: “Để trả lời cho câu hỏi trên, sau đây, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu trong “Bài 49: Biểu thức có chứa chữ

- HS thảo luận về tình huống: Cô bán hàng hỏi: “Cả hai bạn mua bao nhiêu chiếc bánh?”. Bạn nam trả lời: “Cháu mua 3 chiếc bánh” nhưng bạn nữ chỉ nói là: “Cháu cũng muốn mua bánh” còn mua mấy chiếc thì chưa nói con số cụ thể.

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nhận biết biểu thức có chứa chữ (có chứa một chữ, hai chữ hoặc ba chữ).

b. Cách thức tiến hành:

* Biểu thức có chứa một chữ

- GV chiếu lại hình ảnh khởi động:

Giáo án Toán lớp 4 Bài 49: Biểu thức có chứa chữ | Cánh diều

Và yêu cầu HS hoạt động nhóm. Một HS đọc thông tin rồi chia sẻ với bạn cùng nhóm: “Ta dùng chữ a để chỉ số chiếc bánh mà Hoa mua. Khi đó số chiếc bánh cả hai bạn mua là 3 + a”.

- GV giúp HS chốt lại:

a) Biểu thức có chứa một chữ

3 + a là biểu thức có chứa một chữ.

b) Giá trị của biểu thức có chứa một chữ.

+ Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4; 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a với a = 1.

Tương tự: Nếu a = 2 thì 3 + a = 3 + 2 = 5;

Nếu a = 3 thì 3 + a = 3 + 3 = 6.

+ Mỗi lần thay chữ a bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a.

- GV cho HS thảo luận về các kiến thức vừa thu nhận được.

* Biểu thức có chứa hai chữ

- GV tổ chức các hoạt động tương tự như trên để HS nhận biết được:

a) Biểu thức có chứa hai chữ

a + b là biểu thức có chứa hai chữ.

b) Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ

+ Ví dụ: Nếu a = 5 và b = 3 thì a + b = 5 + 3 = 8. Ta nói giá trị của biểu thức a + b với a = 5 và b = 3 là 8.

+ Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b.

* Biểu thức có chứa ba chữ

- GV tổ chức các hoạt động tương tự, HS nhận biết được:

a) Biểu thức có chứa ba chữ.

a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.

b) Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.

+ Ví dụ: Nếu a = 3, b = 2 và c = 4 thì a + b + c = 3 + 2 + 4 = 9; ta nói giá trị của biểu thức a + b + c với a = 3, b = 2 và c = 4 là 9.

+ Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.

- GV cho HS tự nêu một số ví dụ đơn giản khác để củng cố hiểu biết về biểu thức có chứa chữ và giá trị của biểu thức có chứa chữ.

- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.

- HS chú ý nghe, tiếp thu kiến thức, ghi vở những ý chính.

- HS thảo luận theo yêu cầu.

- HS lắng nghe, ghi vở những ý chính.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức, ghi vở ý chính.

- HS ghi nhớ kiến thức, giơ tay phát biểu ví dụ.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 309 01/02/2024
Mua tài liệu