Giáo án Hình bình hành lớp 4 (Cánh diều)

Với Giáo án Bài 65: Hình bình hành Toán lớp 4 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Toán lớp 4 Bài 65.

1 344 02/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Toán lớp 4 Bài 65 (Cánh diều): Hình bình hành

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành biểu tượng về hình bình hành.

- Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.

- Phát triển các năng lực toán học.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học.

+ Năng lực mô hình hóa.

+ Năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn đề toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng, sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Hình vẽ trong SGK.

- Phấn màu, bảng phụ có vẽ sẵn một số hình (hình bình hành, hình tứ giác).

2. Đối với học sinh

- SHS.

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

3. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

GV chiếu hình ảnh khởi động:

Giáo án Toán lớp 4 Bài 65: Hình bình hành | Cánh diều

- GV giới thiệu: Cậu bé trong hình đang kéo cánh cửa xếp ở cổng vào của một cơ quan.

- GV yêu cầu HS thảo luận về hình ảnh hình học mới (chưa được trải nghiệm trong các bài học trước đó) nhằm đặt HS vào tình huống toán học mới cần được nhận thức.

GV có thể yêu cầu HS kể tên những hình ảnh tương tự mà HS từng gặp trong thực tế cuộc sống.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Sau đây, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu một hình học mới trong “Bài 65: Hình bình hành

- HS chú ý lắng nghe, quan sát hình ảnh.

- HS tích cực thảo luận về hình học mới.

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về hình bình hanh. Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.

b. Cách thức tiến hành

* Hình thành biểu tượng về hình bình hành

- GV treo bảng phụ có vẽ hoặc gắn sẵn các mảnh bìa (hoặc nhựa) có dạng hình bình hành để HS quan sát.

- GV yêu cầu HS lấy ra các mảnh bìa (hoặc nhựa) có dạng hình bình hành trong hộp đồ dùng học tập và nhận xét hình dạng của hình.

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK:

Giáo án Toán lớp 4 Bài 65: Hình bình hành | Cánh diều

Và trao đổi nhóm về hình dạng của các hìn, thử gọi tên hình.

- Các nhóm nêu kết quả thảo luận.

- GV giới thiệu “Đây là hình bình hành” và yêu cầu HS nhắc lại tên gọi “Hình bình hành”

* Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành

- GV cho HS hoạt động nhóm, tiến hành đo độ dài các cặp cạnh đối diện và nhận xét đặc điểm của chúng.

Giáo án Toán lớp 4 Bài 65: Hình bình hành | Cánh diều

- GV gợi ý: Các cặp cạnh đối diện có còn đặc điểm nào nữa không? Chúng có song song với nhau không?

- GV yêu cầu HS nhận dạng một số hình bình hành được vẽ trên bảng phụ. Sau đó, HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành đã nêu trong SGK.

→ GV chốt lại: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song với nhau và bằng nhau.

- GV có thể cho HS lấy ví dụ về một vài đồ vật trong thực tế có dạng hình bình hành.

- HS chú ý quan sát.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS lắng nghe, ghi vở, tiếp thu kiến thức.

- HS tiến hành đo và nhận xét:

Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.

- HS suy nghĩ và giơ tay phát biểu.

Trả lời: Các cặp cạnh đối diện của hình bình hành song song với nhau.

- HS lắng nghe, ghi vở, đồng thanh.

+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 344 02/02/2024
Mua tài liệu