Giải Toán 6 trang 7 Tập 1 Cánh diều

Với giải bài tập Toán 6 trang 7 Tập 1 trong Bài 1: Tập hợp sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 trang 7 Tập 1.

1 307 04/03/2023


Giải Toán 6 trang 7 Tập 1

Toán lớp 6 trang 7 Luyện tập 3: Cho C = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

Lời giải:

Ta có: C = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}

Vì 3 < x < 18 nên x là các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18.

Lại có các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18 là: 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17.

Mặt khác x lại là số tự nhiên chia cho 3 dư 1 thỏa mãn lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18 nên các số tự nhiên x thỏa mãn yêu cầu là: 4; 7; 10; 13; 16.

Do đó ta viết tập hợp C dưới dạng liệt kê các phần tử như sau:

C = {4; 7; 10; 13; 16}.

Toán lớp 6 trang 7 Luyện tập 4Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2 020.

Lời giải:

Trong số 2 020, ta thấy có các chữ số là 2 và 0, trong đó mỗi chữ số được viết 2 lần. Mà ta đã biết, trong tập hợp mỗi phần tử được liệt kê một lần (nội dung kiến thức Trang 5/SGK).

Gọi N là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2 020.

Do đó ta viết tập hợp N là:

N = {0; 2}.

Bài tập

Toán lớp 6 trang 7 Bài 1: Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) A là tập hợp tên các hình trong Hình 3;

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau. A là tập hợp tên các hình (ảnh 1)

b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”;

c) C là tập hợp tên các tháng của Quý II (biết một năm gồm bốn quý);

 d) D là tập hợp tên các nốt nhạc có trong khuông nhạc ở Hình 4.

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau. A là tập hợp tên các hình (ảnh 1)

Lời giải:

a) Quan sát Hình 3, ta thấy các hình (ta đã được học ở Tiểu học) theo thứ tự từ trái qua phải là: hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang.

Do đó ta viết tập hợp A là:

A = {hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang}.

b) Ta thấy các chữ cái xuất hiện trong từ "NHA TRANG" là: N; H; A; T; R; A; N; G, trong đó các chữ cái N; A xuất hiện hai lần. Mà ta đã biết, trong tập hợp mỗi phần tử được liệt kê một lần (nội dung kiến thức Trang 5/SGK).

Do đó ta viết tập hợp B là:

B = {N; H; A; T; R; G}.

c) Ta đã biết một năm gồm bốn quý, mỗi quý gồm ba tháng liên tiếp nhau (tính từ tháng đầu tiên của năm) như sau:

Quý I: tháng 1; tháng 2; tháng 3

Quý II: tháng 4; tháng 5; tháng 6

Quý III: tháng 7; tháng 8; tháng 9

Quý IV: tháng 10; tháng 11; tháng 12

Do đó, ta viết tập hợp C gồm tên các tháng của Quý II là:

C = {tháng 4; tháng 5; tháng 6}.

d) Quan sát Hình 4, ta thấy tên các nốt nhạc theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt là: Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si.

Do đó ta viết tập hợp D như sau:

D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Toán 6 trang 6 Tập 1

Giải Toán 6 trang 7 Tập 1

Giải Toán 6 trang 8 Tập 1

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Bài 4: Phép nhân, phép chia các số tự nhiên

Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

1 307 04/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: