Giải Toán 6 Bài tập cuối chương 4 (Cánh diều)
Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài tập cuối chương 4 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6.
Giải Toán 6 Bài tập cuối chương 4
Kết quả bình chọn của cả lớp được cô giáo thống kê lại trong Hình 78.
Hãy lập danh sách ba bạn của lớp 6A được khen thưởng.
Lời giải:
Dựa trên kết quả bình chọn, ta thấy:
Ba bạn có kết quả bình chọn đồng ý cao nhất là: Nguyễn Thị An, Phạm Thu Hoài, Bùi Bình Minh
Ta lập được danh sách ba bạn của lớp 6A được khen thưởng như sau:
STT |
Họ và tên |
1 |
Nguyễn Thị An |
3 |
Phạm Thu Hoài |
4 |
Bùi Bình Minh |
a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
b) Ngày nào có mặt đầy đủ tất cả các thành viên của câu lạc bộ?
c) Tính tổng số lượt người vắng mặt tại câu lạc bộ trong tuần
Lời giải:
a) Đối tượng thống kê: Các thứ trong một tuần (không tính thứ 7 và chủ nhật).
Tiêu chí thống kê là số thành viên có mặt tương ứng với từng thứ.
b) Quan sát biểu đồ, ta có:
Thứ hai, có 18 thành viên có mặt.
Thứ ba, có 20 thành viên có mặt.
Thứ tư, có 24 thành viên có mặt.
Thứ năm, có 23 thành viên có mặt.
Thứ sáu, có 21 thành viên có mặt.
Ngày có mặt đầy đủ tất cả các thành viên của câu lạc bộ là thứ tư.
c) Quan sát biểu đồ, ta có:
Thứ hai, có 24 – 18 = 6 thành viên vắng mặt.
Thứ ba, có 24 – 20 = 4 thành viên vắng mặt.
Thứ tư, có 24 – 24 = 0 thành viên vắng mặt.
Thứ năm, có 24 – 23 = 1 thành viên vắng mặt.
Thứ sáu, có 24 – 21 = 3 thành viên vắng mặt.
Tổng số lượng người vắng mặt tại câu lạc bộ trong tuần là:
6 + 4 + 0 + 1 + 3 = 14 (người).
Vậy tổng số lượng người vắng mặt tại câu lạc bộ trong tuần là 14 người.
Tổng diện tích lúa bị hại do xâm nhập mặn vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016 của các tỉnh là: 54 000 + 50 000 + 14 000 = 118 000 (ha).
Vậy tổng diện tích lúa bị hại do xâm nhập mặt vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016 là 118 000 (ha).
a) Tính tổng lượng cà phê xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019.
b) Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2019 là bao nhiêu?
c) Tính tổng lượng gạo xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019.
d) Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 nhiều hơn sản lượng gạo xuất khẩu năm 2018 là bao nhiêu?
Lời giải:
a) Tổng lượng cà phê xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:
1,57 + 1,88 + 1,65 = 5,1 (triệu tấn).
Vậy tổng lượng cà phê xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là 5,1 triệu tấn.
b) Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2019 là: 1,88 – 1,65 = 0,23 (triệu tấn).
Vậy sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2019 là 0,23 triệu tấn.
c) Tổng lượng gạo xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:
5,82 + 6,11 + 6,37 = 18,3 (triệu tấn).
Vậy tổng lượng gạo xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là 18,3 triệu tấn.
d) Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 là: 6,37 – 6,11 = 0,26 (triệu tấn).
Vậy sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 là 0,26 triệu tấn.
a) Tính tổng số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê trong ba năm 2017, 2018, 2019.
b) Số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2018 nhiều hơn số tiền thu được khi xuất khẩu
. cà phê năm 2019 là bao nhiêu?
c) Tính tổng số tiền thu được khi xuất khẩu gạo trong ba năm 2017, 2018, 2019.
e) Trong ba năm 2017, 2018, 2019, năm nào số tiền thu được khi xuất khẩu gạo là nhiều nhất? Ít nhất?
Lời giải:
a) Tổng số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:
3,5 + 3,54 + 2,85 = 9,89 (tỉ đô la Mỹ)
Vậy tổng số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê trong ba năm 2017, 2018, 2019 là 9,89 tỉ đô la Mỹ.
b) Số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2018 nhiều hơn số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2019 là:
3,54 – 2,85 = 0,69 (tỉ đô la Mỹ)
Vậy số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2018 nhiều hơn số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2019 là 0,69 tỉ đô la Mỹ.
c) Tổng số tiền thu được khi xuất khẩu gạo trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:
2,63 + 3,06 + 2,81 = 8,5 (tỉ đô la Mỹ)
Vậy tổng số tiền thu được khi xuất khẩu gạo trong ba năm 2017, 2018, 2019 là 8,5 tỉ đô la Mỹ.
d) Số tiền thu được khi xuất khẩu gạo năm 2018 nhiều hơn số tiền thu được khi xuất khẩu gạo năm 2019 là:
3,06 – 2,81 = 0,25 (tỉ đô la Mỹ).
Vậy số tiền thu được khi xuất khẩu gạo năm 2018 nhiều hơn số tiền thu được khi xuất khẩu gạo năm 2019 là 0,25 tỉ đô la Mỹ.
e) Vì 3,06 > 2,81 > 2,63 nên ta có:
Số tiền thu được khi xuất khẩu gạo là nhiều nhất vào năm 2018 với 3,06 tỉ đô la Mỹ.
Số tiền thu được khi xuất khẩu gạo là ít nhất vào năm 2017 với 2,63 tỉ đô la Mỹ.
Toán lớp 6 trang 24 Bài 6: Tung một đồng xu 15 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:
Lời giải:
Tung một đồng xu 15 lần liên tiếp, ta được bảng kết quả sau:
Lần tung |
Kết quả tung |
Số lần xuất hiện mặt N |
Số lần xuất hiện mặt S |
1 |
N |
7 |
8 |
2 |
N |
||
3 |
S |
||
4 |
S |
||
5 |
S |
||
6 |
S |
||
7 |
N |
||
8 |
S |
||
9 |
N |
||
10 |
N |
||
11 |
N |
||
12 |
S |
||
13 |
S |
||
14 |
N |
||
15 |
S |
a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là:
b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S là:
Toán lớp 6 trang 24 Bài 7: Gieo một xúc xắc 10 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:
Lời giải:
Gieo một xúc xắc 10 lần liên tiếp, ta có kết quả ở bảng sau:
Lần gieo |
Kết quả gieo |
Tổng số lần xuất hiện |
|||||
Mặt 1 chấm |
Mặt 2 chấm |
Mặt 3 chấm |
Mặt 4 chấm |
Mặt 5 chấm |
Mặt 6 chấm |
||
1 |
6 |
0 |
2 |
3 |
1 |
2 |
2 |
2 |
5 |
||||||
3 |
3 |
||||||
4 |
5 |
||||||
5 |
6 |
||||||
6 |
2 |
||||||
7 |
4 |
||||||
8 |
3 |
||||||
9 |
2 |
||||||
10 |
3 |
a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt một chấm là:
b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt hai chấm là:
c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt ba chấm là:
d) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt bốn chấm là:
e) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt năm chấm là:
d) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt sáu chấm là:
Lý thuyết Toán 6 Ôn tập Chương 4 - Cánh diều
1. Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu
a) Thu thập, tổ chức, phân tích và xử lí dữ liệu
* Dữ liệu:
- Những thông tin thu thập được như số, chữ, hình ảnh… được gọi là dữ liệu.
- Những dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu.
- Có nhiều cách để thu thập dữ liệu như quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi)… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn (sách, báo, trang web…).
* Phân loại dữ liệu
Thông tin rất đa dạng phong phú. Việc sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định gọi là phân loại dữ liệu.
* Tính hợp lí của dữ liệu
Để đánh giá tính hợp lý của dữ liệu ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, ví dụ như dữ liệu phải:
+ Đúng định dạng: Tên tỉnh thành phố định dạng chữ, chiều cao của một người định dạng số,…
+ Nằm trong phạm vi dự kiến: Số học sinh phải là số tự nhiên, chiều cao của một người phải dưới 2 m,…
Vậy:
- Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra kết luận.
- Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản.
- Dựa vào thống kê, ta có thể nhận biết được tính hợp lí của kết luận đã nêu ra.
b) Biểu diễn dữ liệu
Sau khi thu thập và tổ chức dữ liệu, ta cần biểu diễn dữ liệu đó ở dạng thích hợp. Nhờ việc biểu diễn dữ liệu, ta có thể phân tích và xử lí được các dữ liệu đó.
* Bảng số liệu
Bảng số liệu có 2 dòng (hoặc 2 cột):
+ Các đối tượng thống kê biểu diễn ở dòng (cột) đầu tiên.
+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt biểu diễn ở dòng (cột) thứ hai, theo cột (dòng) tương ứng.
* Biểu đồ tranh
Dựa vào số liệu cho trước, lựa chọn mỗi biểu tượng tranh ảnh tượng trưng cho một số cụ thể, biểu diễn các số liệu thống kê theo biểu tượng tranh ảnh.
Biểu đồ tranh (có 2 cột):
+ Các đối tượng thống kê biểu diễn ở cột đầu tiên.
+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có các biểu tượng hoặc hình ảnh thay thế cho số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt biểu diễn ở cột thứ hai (theo dòng tương ứng).
* Cách đọc biểu đồ tranh:
Bước 1: Xác định biểu tượng (hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng.
Bước 2: Lấy số lượng biểu tượng (hình ảnh) nhân với số thay thế vừa xác định để tìm số liệu cho đối tượng tương ứng.
* Biểu đồ cột
Biểu đồ cột có 2 trục:
+ Các đối tượng thống kê biểu diễn ở trục nằm ngang.
+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt biểu diễn ở trục thẳng đứng.
* Biểu đồ cột kép
Biểu đồ cột kép dùng để biểu diễn được đồng thời từng số liệu của hai dãy dữ liệu cùng loại, ghép hai biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép.
+ Các đối tượng thống kê biểu diễn ở trục nằm ngang.
+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một cặp số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt biểu diễn ở trục thẳng đứng.
+ Mỗi đối tượng được biểu diễn dưới dạng cột hình chữ nhật và quy định màu khác nhau ở phía trên biểu đồ
3. Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
a) Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu
- Khi tung đồng xu 1 lần, có hai kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt S (mặt sấp) và mặt N (mặt ngửa).
- Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu là:
+ Tung đồng xu một lần;
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là {S; N}.
Ở đây S kí hiệu cho kết quả xuất hiện mặt sấp, còn N kí hiệu cho kết quả xuất hiện mặt ngửa.
b) Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp
- Một hộp có 1 bóng xanh, 1 bóng đỏ và 1 bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, có ba kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra, đó là: màu X (màu xanh), màu Đ (màu đỏ), màu V (màu vàng).
- Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi lấy vật từ trong hộp là:
+ Lấy ngẫu nhiên một quả bóng;
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là {X; Đ; V}.
Ở đây, X kí hiệu cho kết quả lấy được bóng xanh, Đ kí hiệu cho kết quả lấy được bóng đỏ, V kí hiệu cho kết quả lấy được bóng vàng.
c) Cách nêu hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
Bước 1: Nêu số lần thực hiện trò chơi hoặc thí nghiệm.
Bước 2: Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra của trò chơi hoặc thí nghiệm và ghi rõ tên (kí hiệu) các phần tử có trong tập hợp.
4. Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
a) Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi tung đồng xu
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S khi tung đồng xu nhiều lần bằng:
Số lần mặt S xuất hiện |
Tổng số lần tung đồng xu |
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu nhiều lần bằng:
Số lần mặt N xuất hiện |
Tổng số lần tung đồng xu |
Chú ý: Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S (hoặc mặt N) phản ánh số lần xuất hiện mặt đó so với tống số lần tiến hành thực nghiệm.
Số lần mặt S xuất hiện |
Tổng số lần tung đồng xu |
b) Xác suất thực nghiệm trong trò chơi lấy vật từ trong hộp
Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu A khi lấy bóng nhiều lần bằng:
Số lần màu A xuất hiện |
Tổng số lần lấy bóng |
c) Xác suất thực nghiệm trong trò chơi gieo xúc xắc
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt k chấm (, 1 ≤ k ≤ 6) khi gieo xúc xắc nhiều lần bằng:
Số lần xuất hiện mặt k chấm |
Tổng số lần gieo xúc xắc |
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Phân số với tử và mẫu là số nguyên
Bài 2: So sánh các phân số. Hỗn số dương
Bài 3: Phép cộng. Phép trừ phân số
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 6 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án