Giải Toán 6 Bài 2 (Cánh diều): Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song

Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6. 

1 1,030 24/09/2024


Mục lục Giải Toán 6 Bài 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song

Câu hỏi khởi động trang 80 Toán 6 Tập 2: Quan sát một phần bản đồ giao thông ở TP. Hồ Chí Minh và đọc tên một số đường phố...

Hai đường phố nào gợi nên hình ảnh hai đường thẳng song song? Hai đường thẳng cắt nhau?

Quan sát một phần bản đồ giao thông ở TP. Hồ Chí Minh (ảnh 1)

Lời giải

Một số đường phố xuất hiện ở bản đồ trên là:

Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai, Pasteur, Tam Kỳ khởi nghĩa, Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng, Alexandre de Rhodes, Võ Văn Tần, …

Qua tìm hiểu bài học này chúng ta biết được:

Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.

Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng có một điểm chung.

Do đó, ta có:

Hai đường phố gợi lên hình ảnh hai đường thẳng song song là: Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Thị Minh Khai.

Hai đường phố gợi lên hình ảnh hai đường thẳng cắt nhau là: Nguyễn Đình Chiểu và Tam Kỳ khởi nghĩa.

Hoạt động 1 trang 80 Toán 6 Tập 2: Hai đường thẳng ở Hình 26 có bao nhiêu điểm chung.

Hai đường thẳng ở Hình 26 có bao nhiêu điểm chung (ảnh 1)

Lời giải

Hai đường thẳng ở Hình 26 có 1 điểm chung duy nhất là O.

Giải Toán 6 trang 81 Tập 2

Luyện tập vận dụng 1 trang 81 Toán 6 Tập 2: Cho Hình 29.

a) Vẽ đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.

b) Đường thẳng d có cắt đường thẳng c hay không?

Cho Hình 29. Vẽ đường thẳng d đi qua hai điểm A và B (ảnh 1)

Lời giải

a) Dùng thước thẳng vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B như hình vẽ

Cho Hình 29. Vẽ đường thẳng d đi qua hai điểm A và B (ảnh 1)

b) Đường thẳng d cắt đường thẳng c tại điểm M:

Cho Hình 29. Vẽ đường thẳng d đi qua hai điểm A và B (ảnh 1)

Luyện tập vận dụng 2 trang 81 Toán 6 Tập 2: Cho ba điểm M, N, P như Hình 30.

a) Vẽ đường thẳng NP.

b) Vẽ hai đường thẳng đi qua M và cắt đường thẳng NP.

Cho ba điểm M, N, P như Hình 30. Vẽ đường thẳng NP (ảnh 1)

Lời giải

a) Đường thẳng NP:

Cho ba điểm M, N, P như Hình 30. Vẽ đường thẳng NP (ảnh 1)b) Ta có thể vẽ được vô số đường thẳng qua M cắt đường thẳng NP:

Cho ba điểm M, N, P như Hình 30. Vẽ đường thẳng NP (ảnh 1)

Hoạt động 2 trang 81 Toán 6 Tập 2: Mỗi bức ảnh sau đây gợi nên hình ảnh về hai đường thẳng. Hai đường thẳng đó có điểm chung không?

Mỗi bức ảnh sau đây gợi nên hình ảnh về hai đường thẳng (ảnh 1)

Lời giải

Hình ảnh các con đường nhìn từ trên cao là các đường thẳng không có điểm chung.

Hình ảnh hai đường dây điện trên bầu trời là các đường thẳng không có điểm chung.

Giải Toán 6 trang 82 Tập 2

Luyện tập vận dụng 3 trang 82 Toán 6 Tập 2: Quan sát Hình 34.

Quan sát Hình 34. Chỉ ra các cặp đường thẳng song song (ảnh 1)

a) Chỉ ra các cặp đường thẳng song song.

b) Chỉ ra các cặp đường thẳng cắt nhau.

Lời giải

a) Các cặp đường thẳng song song là: a và d, b và c.

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau là: a và b, a và c, b và d, c và d.

Bài tập

Bài 1 trang 83 Toán 6 Tập 2: Quan sát Hình 35, đọc tên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau và chỉ ra giao điểm của chúng (nếu có).

Quan sát Hình 35, đọc tên hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau (ảnh 1)

Lời giải

Hai đường thẳng song song là a và b.

Hai đường thẳng cắt nhau là m và n với giao điểm là T.

Hai đường thẳng cắt nhau là b và c với giao điểm là H.

Bài 2 trang 83 Toán 6 Tập 2: Quan sát Hình 36 và chỉ ra:

a) Các cặp đường thẳng song song.

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau.

Quan sát Hình 36 và chỉ ra: Các cặp đường thẳng song song (ảnh 1)

Lời giải

a) Các cặp đường thẳng song song:

a và b, b và c, a và c, d và e.

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau:

a và d, a và e, b và d, b và e, c và d, c và e.

Bài 3 trang 83 Toán 6 Tập 2: Quan sát Hình 37. Hãy nêu các cặp đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm của chúng.

Quan sát Hình 37. Hãy nêu các cặp đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm của chúng (ảnh 1)

Lời giải

Đặt tên các đường thẳng cắt nhau:

Quan sát Hình 37. Hãy nêu các cặp đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm của chúng (ảnh 1)

Các đường thẳng cắt nhau:

Đường thẳng a và đường thẳng c với giao điểm là A;

Đường thẳng a và đường thẳng d với giao điểm là B;

Đường thẳng b và đường thẳng d với giao điểm là D;

Đường thẳng b và đường thẳng c với giao điểm là E;

Đường thẳng c và đường thẳng d với giao điểm là C.

Bài 4 trang 83 Toán 6 Tập 2: Cho ba điểm H, I, K thẳng hàng.

a) Điểm K có thuộc đường thẳng IH không?

b) Vẽ đường thẳng d đi qua H và không đi qua I. Đường thẳng d có song song với đường thẳng IK không?

Lời giải

a) Qua hai điểm I và H ta chỉ vẽ được duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm này.

Mà ba điểm H, I, K thẳng hàng nên K phải thuộc đường thẳng IH.

Vậy điểm K thuộc đường thẳng IH.

b) Vì ba điểm H, I, K thẳng hàng nên đường thẳng IK đi qua điểm H, mà đường thẳng d cũng đi qua điểm H nên hai đường thẳng này có điểm chung là H. Do đó đường thẳng d không song song với đường thẳng IK.

Bài 5 trang 83 Toán 6 Tập 2: Cho ba điểm P, Q, R không thẳng hàng Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đã cho

a) Điểm P là giao điểm của hai đường thẳng nào?

b) Chỉ ra các cặp đường thẳng cắt nhau.

Lời giải

a) Ta vẽ đường thẳng a đi qua hai điểm P và Q; đường thẳng b đi qua hai điểm Q và R, đường thẳng c đi qua hai điểm P và R.

Cho ba điểm P, Q, R không thẳng hàng (ảnh 1)Ta thấy điểm P là giao điểm của hai đường thẳng a và c.

b) Các cặp đường thẳng cắt nhau là:

Đường thẳng a và đường thẳng b với giao điểm là Q;

Đường thẳng a và đường thẳng c với giao điểm là P;

Đường thẳng b và đường thẳng c với giao điểm là R.

Bài 6 trang 83 Toán 6 Tập 2: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:

a) Đường thẳng AB và đường thẳng CD cắt nhau tại I.

b) Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại O, đường thẳng c cắt a tại P và cắt b tại Q.

Lời giải

a) – Chấm bốn điểm A, B, C và D (sao cho 4 điểm này không cùng nằm trên một đường thẳng)

- Ta vẽ đường thẳng AB đi qua hai điểm A và B, vẽ đường thẳng CD đi qua hai điểm C và D. Hai đường thẳng này cắt nhau tại I.

Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Đường thẳng AB và đường thẳng CD cắt nhau tại I (ảnh 1)

b) - Vẽ hai đường thẳng a và b bất kì cắt nhau tại O.

Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Đường thẳng AB và đường thẳng CD cắt nhau tại I (ảnh 1)- Vẽ đường thẳng c cắt a tại P và cắt b tại Q

Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Đường thẳng AB và đường thẳng CD cắt nhau tại I (ảnh 1)

Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song đơn giản - Cánh diều

1. Hai đường thẳng cắt nhau

Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng đó.

Ví dụ 1. Cho hình vẽ:

Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trong hình vẽ trên, đường thẳng x và đường thẳng y cắt nhau tại O (O là giao điểm của hai đường thẳng x và y).

2. Hai đường thẳng song song

Hai đường thẳng a và b không có điểm chung nào thì ta nói chúng song song với nhau. Ta viết a // b hoặc b // a.

Chú ý: Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung.

Ví dụ 2. Cho hình vẽ sau:

Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trong hình vẽ trên:

+ Đường thẳng a và đường thẳng b song song với nhau. Viết là a // b hoặc b // a;

+ Đường thẳng a cắt đường thẳng c tại A;

+ Đường thẳng b cắt đường thẳng c tại B.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Đoạn thẳng

Bài 4: Tia

Bài 5: Góc

Bài tập cuối chương 6

Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Chủ đề 3. Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng

1 1,030 24/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: