Giải Toán 10 trang 80 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Với giải bài tập Toán lớp 10 trang 80 Tập 2 trong Bài 1: Không gian mẫu và biến cố sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 80 Tập 2.
Giải Toán 10 trang 80 Tập 2
a) “Trong 3 bạn được chọn có đúng một bạn nữ”;
b) “Trong 3 bạn được chọn không có bạn nam nào”.
Lời giải:
a) Ta có cách chọn ra 1 bạn nữ từ 4 bạn nữ. Ứng với mỗi cách chọn một bạn nữ có cách chọn ra 2 bạn nam từ 5 bạn nam.
Theo quy tắc nhân ta có tất cả = 40 cách chọn ra 1 bạn nữ và 2 bạn nam từ nhóm bạn.
Do đó, số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 3 bạn được chọn có đúng một bạn nữ” là: = 40.
Vậy số các kết quả thuận lợi cho biến cố: “Trong 3 bạn được chọn có đúng một bạn nữ” là 40.
b) Với biến cố: “Trong 3 bạn được chọn không có bạn nam nào”.
Vì không có bạn nam nào được chọn nên có ba bạn nữ được chọn.
Ta chọn 3 bạn nữ trong 4 bạn nữ, có = 4 cách chọn.
Do đó, số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 3 bạn được chọn không có bạn nam nào” là = 4.
Vậy số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 3 bạn được chọn không có bạn nam nào” là 4.
Bài tập 1 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương nhỏ hơn 100.
b) Gọi A là biến cố “Số được chọn là số chính phương”. Hãy viết tập hợp mô tả biến cố A.
c) Gọi B là biến cố “Số được chọn chia hết cho 4”. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho B.
Lời giải:
a) Vì chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương nhỏ hơn 100, tức là chọn một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6;...; 98; 99, nên ta có không gian mẫu là:
Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6;...; 98; 99}.
b) Với A là biến cố “Số được chọn là số chính phương”.
Vì số được chọn là số chính phương nên số được chọn là một trong các số 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49; 64; 81.
⇒ Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49; 64; 81.
Do đó tập hợp mô tả biến cố A là: A = {1; 4; 9; 16; 25; 36; 49; 64; 81}.
Vậy A = {1; 4; 9; 16; 25; 36; 49; 64; 81}.
c) Với B là biến cố “Số được chọn chia hết cho 4”.
Các số trong không gian mẫu chia hết cho 4 là: 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; 40; 44; 48; 52; 56; 60; 64; 68; 72; 76; 80; 88; 92; 96.
Do đó B = {4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; 40; 44; 48; 52; 56; 60; 64; 68; 72; 76; 80; 84; 88; 92; 96} ⇒ có 24 kết quả thuận lợi cho biến cố B.
Vậy có 24 kết quả thuận lợi cho B.
Bài tập 2 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Trong hộp có 3 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 3. Hãy xác định không gian mẫu của các phép thử:
a) Lấy 1 thẻ từ hộp, xem số, trả thẻ vào hộp rồi lấy lại tiếp 1 thẻ từ hộp;
b) Lấy 1 thẻ từ hộp, xem số, bỏ ra ngoài rồi lại lấy tiếp 1 thẻ từ hộp;
c) Lấy đồng thời hai thẻ từ hộp.
Lời giải:
a) Với phép thử: Lấy 1 thẻ từ hộp, xem số, trả thẻ vào hộp rồi lấy lại tiếp 1 thẻ từ hộp.
Do hai tấm thẻ được lấy lần lượt nên cần tính đến thứ tự lấy thẻ và lấy 1 thẻ từ hộp, xem số, trả thẻ vào hộp rồi lấy lại tiếp 1 thẻ từ hộp.
Khi đó, không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(1; 1), (1; 2), (1; 3), (2; 1), (2; 2), (2; 3), (3; 1), (3; 2), (3; 3)}.
Vậy không gian mẫu của phép thử lấy 1 thẻ từ hộp, xem số, trả thẻ vào hộp rồi lấy lại tiếp 1 thẻ từ hộp là Ω = {(1; 1), (1; 2), (1; 3), (2; 1), (2; 2), (2; 3), (3; 1), (3; 2), (3; 3)}.
b) Với phép thử: Lấy 1 thẻ từ hộp, xem số, bỏ ra ngoài rồi lại lấy tiếp 1 thẻ từ hộp.
Do hai tấm thẻ được lấy lần lượt nên cần tính đến thứ tự lấy thẻ và lấy 1 thẻ từ hộp, xem số, bỏ ra ngoài rồi lại lấy tiếp 1 thẻ từ hộp nên số ở trên hai thẻ không thể giống nhau.
Khi đó, không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(1; 2), (1; 3), (2; 1), (2; 3), (3; 1), (3; 2)}.
Vậy không gian mẫu của phép thử: Lấy 1 thẻ từ hộp, xem số, bỏ ra ngoài rồi lại lấy tiếp 1 thẻ từ hộp là: Ω = {(1; 2), (1; 3), (2; 1), (2; 3), (3; 1), (3; 2)}.
c) Với phép thử: Lấy đồng thời hai thẻ từ hộp.
Do mỗi lần lấy đồng thời 2 thẻ không tính đến thứ tự lần lượt nên không gian mẫu của phép thử là:
Ω = {(1; 2), (1; 3), (2; 3)}.
Vậy không gian mẫu của phép thử: Lấy đồng thời hai thẻ từ hộp là Ω = {(1; 2), (1; 3), (2; 3)}.
Bài tập 3 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Gieo hai con xúc xắc. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho biến cố:
a) “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm”;
b) “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”;
c) “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ”.
Lời giải:
a) Gọi A là biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm”.
Ta có: A = {(1; 4), (2; 5), (3; 6), (4; 1), (5; 2), (6; 3)}
Vậy có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố A.
b) Gọi B là biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”.
Ta có: B = {(1; 5), (2; 5), (3; 5); (4; 5), (5; 1), (5; 2), (5; 3), (5; 4), (5; 5), (5; 6), (6; 5)}.
Vậy có 11 kết quả thuận lợi cho biến cố B.
c) Gọi C là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ”:
Ta có: C = {(1; 2), (1; 4), (1; 6), (2; 1), (2; 3), (2; 5), (3; 2), (3; 4), (3; 6), (4; 1), (4; 3), (4; 5), (5; 2), (5; 4), (5; 6), (6; 1), (6; 3), (6; 5)}
Vậy có 18 kết quả thuận lợi cho biến cố C.
Bài tập 4 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Xếp 4 viên bi xanh và 5 viên bi trắng có các kích thước khác nhau thành một hàng ngang một cách ngẫu nhiên. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho các biến cố:
a) “Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau”;
b) “Bốn viên bi xanh được xếp liền nhau”.
Lời giải:
a) Xếp 4 viên bi xanh tạo thành một hàng ngang, có 4! cách.
4 viên bi xanh sẽ tạo ra 5 khoảng trống, xếp 5 viên bi trắng vào 5 khoảng trống này. Khi đó, số cách xếp 5 viên bi trắng là 5! cách.
Vậy số kết quả thuận lợi cho biến cố “Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau” là: 4!. 5! = 2880.
b) Coi 4 viên bi xanh là một nhóm, giữa 4 viên bi này có 4! cách xếp.
Xếp nhóm 4 viên bi xanh này với 5 viên bi trắng thì có 6! cách xếp.
Vậy số kết quả thuận lợi cho biến cố “Bốn viên bi xanh được xếp liền nhau” là: 4!. 6! = 17 280.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo