Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số: 2x+y=4 và x-y=2

Lời giải Bài 2 trang 25 Toán 9 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 Tập 1.

1 4,735 30/03/2024


Giải Toán 9 Bài 3: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 2 trang 25 Toán 9 Tập 1: Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số:

a. {2x+y=4xy=2;

b. {4x+5y=112x3y=0;

c. {12x+18y=242x3y=4;

d. {x3y=52x+6y=10.

Lời giải:

a. {2x+y=4(1)xy=2(2)

Cộng từng vế hai phương trình (1) và (2), ta nhận được phương trình:

3x=6, tức là x=2

Thế x=2 vào phương trình (2), ta nhận được phương trình: 2y=2 (3)

Giải phương trình (3), ta có: y=0.

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x;y)=(2;0).

b. {4x+5y=11(1)2x3y=0(2)

Nhân hai vế của phương trình (2) với 2 và giữ nguyên phương trình (1), ta được hệ phương trình sau: {4x+5y=11(3)4x6y=0(4)

Trừ từng vế hai phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình: 11y=11 (5)

Giải phương trình (5), ta có:

11y=11y=1

Thế giá trị y=1 vào phương trình (2), ta được phương trình: 2x3.1=0 (6)

Giải phương trình (6):

2x3.1=02x=3x=32

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x;y)=(32;1).

c. {12x+18y=24(1)2x3y=4(2)

Chia hai vế của phương trình (1) với 6 và giữ nguyên phương trình (2), ta được hệ phương trình sau: {2x3y=4(3)2x3y=4(4)

Trừ từng vế của phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình: 0x+0y=0 (5)

Do đó phương trình (5) có vô số nghiệm.

Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.

d. {x3y=5(1)2x+6y=10(2)

Chia hai vế của phương trình (2) với 2 và giữ nguyên phương trình (1), ta được hệ phương trình sau: {x3y=5(3)x3y=5(4)

Trừ từng vế của phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình: 0y=10 (5)

Do đó phương trình (5) vô nghiệm.

Vậy hệ phương trình đã cho có vô nghiệm.

1 4,735 30/03/2024