Toán 9 (Cánh diều): Thực hành phần mềm Geogebra
Với giải bài tập Toán 9 Thực hành phần mềm Geogebra sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9.
Giải bài tập Toán 9 Thực hành phần mềm Geogebra
Luyện tập 1 trang 116 Toán 9 Tập 2: Vẽ tứ giác A’B’C’D’ có được qua phép quay ngược chiều 70° tâm O tứ giác ABCD.
Lời giải:
Ta có thể vẽ tứ giác A’B’C’D’ có được qua phép quay ngược chiều 70° tâm O tứ giác ABCD như sau:
– Dùng để vẽ tứ giác ABCD.
– Dùng để đổi tên điểm (nếu cần) để vẽ điểm O.
– Dùng (nháy chuột vào tứ giác ABCD, điểm O, nhập vào 70° và lựa chọn ngược chiều kim đồng hồ) để vẽ tứ giác A’B’C’D’.
Ở hình dưới đây, tứ giác A’B’C’D’ có được phép quay ngược chiều 70° tâm O tứ giác ABCD.
Luyện tập 2 trang 116 Toán 9 Tập 2:
a) Tạo lập hình nón.
b) Tạo lập hình cầu.
Lời giải:
a) Ta có thể tạo lập hình nón như sau:
* Thực hiện trong Vùng làm việc
– Dùng để vẽ đường tròn tâm A là gốc tọa độ và bán kính là 2.
– Dùng để vẽ điểm B thuộc đường tròn vừa vẽ.
– Chọn Hiển thị và Hiển thị dạng 3D.
* Thực hiện trong cửa sổ Hiển thị dạng 3D
Vẽ tam giác ABC vuông tại A:
– Dùng để nối A với B.
– Dùng để vẽ đường thẳng d đi qua A và song song với trục màu xanh cô ban (cobalt).
– Dùng để vẽ điểm C thuộc đường thẳng d.
– Ẩn các đối tượng không cần thiết. Dùng để vẽ các cạnh BC và CA của tam giác ABC vuông tại A.
Cho tam giác ABC quay quanh cạnh AC:
– Nháy chuột phải lần lượt vào các cạnh AB, BC và chọn Mở dấu vết khi di chuyển.
– Nháy chuột phải vào điểm B và chọn Mở dấu vết khi di chuyển.
– Cho điểm B di chuyển trên đường tròn (A; 2), ta thấy tam giác ABC quay xung quanh cạnh AD tạo ra hình nón (hình vẽ).
b) Ta có thể tạo lập hình cầu như sau:
* Thực hiện trong Vùng làm việc
– Dùng để vẽ đường tròn tâm A là gốc tọa độ và bán kính là 2.
– Dùng để vẽ điểm B thuộc đường tròn vừa vẽ.
– Dùng để vẽ đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.
– Dùng để vẽ giao điểm C (khác B) của đường thẳng d với đường tròn (A; 2).
– Chọn Hiển thị và Hiển thị dạng 3D.
* Thực hiện trong cửa sổ Hiển thị dạng 3D
Vẽ nửa đường tròn (A; AD) với AD = 2.
– Dùng để vẽ đoạn thẳng AD = 2, nhấn chuột trái vào điểm D vào kéo điểm D đến một vị trí dễ nhìn.
– Dùng để vẽ hình quạt đi qua ba điểm C, D và B.
– Ẩn các đối tượng không cần thiết. Dùng để vẽ các cạnh BC.
Cho nửa đường tròn (A; AD) quay quanh cạnh CB:
– Nháy chuột phải vào nửa đường tròn (A: AD) và chọn Mở dấu vết khi di chuyển.
– Cho điểm D di chuyển, ta thấy nửa đường tròn (A: AD) quay xung quanh cạnh CB tạo ra hình cầu (hình vẽ).
Xem thêm Lời giải bài tập Toán 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 9 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 9 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 9 – Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 9 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 9 – Cánh diều