Giải Toán 9 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 7

Với giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9.

1 60 05/08/2024


Giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 7

Bài 1 trang 66 Toán 9 Tập 2: Cho phương trình x2 + 2x + c = 0. Điều kiện của c để phương trình có hai nghiệm phân biệt là

A. c < 1.

B. c > 1.

C. c ≤ 1.

D. c ≥ 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phương trình x2 + 2x + c = 0 có các hệ số a = 1, b = 2 và c.

Do b = 2 nên b’ = 1.

Ta có: ∆’ = 12 – 1.c = 1 – c.

Để phương trình x2 + 2x + c = 0 có hai nghiệm phân biệt thì ∆’ > 0, tức là 1 – c > 0, suy ra c < 1.

Vậy ta chọn phương án A.

Bài 2 trang 66 Toán 9 Tập 2: Giả sử đồ thị của hàm số y = ax2 là parabol ở Hình 9. Giá trị của a bằng

Bài 2 trang 66 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

A. 2.

B. –2.

C. 12.

D. 12.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Quan sát Hình 9 ta thấy đồ thị hàm số đi qua điểm (1; –2) nên thay x = 1 và y = –2 vào hàm số y = ax2, ta có:

–2 = a.12 hay a = –2.

Vậy ta chọn phương án B.

Bài 3 trang 66 Toán 9 Tập 2: Cho hàm số y=23x2.

a) Tìm giá trị của y tương ứng với giá trị của x trong bảng sau:

Bài 3 trang 66 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

b) Dựa vào bảng giá trị trên, vẽ đồ thị của hàm số.

Lời giải:

a) Xét hàm số y=23x2.

Với x = –3 thì y=2332=6;

Với x = –1 thì y=2312=23;

Với x = 0 thì y=2302=0;

Với x = 1 thì y=2312=23;

Với x = 3 thì y=2332=6.

Vậy ta hoàn thành được bảng giá trị như sau:

Bài 3 trang 66 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

b) – Vẽ các điểm A(–3; –6); B1;23; O(0; 0); C1;23; D(3; –6) thuộc đồ thị hàm số y=23x2 trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

– Vẽ đường parabol đi qua 5 điểm A, B, O, C, D, ta nhận được đồ thị của hàm số y=23x2 (hình vẽ).

Bài 3 trang 66 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

Bài 4 trang 66 Toán 9 Tập 2: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, đường parabol ở Hình 10 biểu diễn đồ thị của hàm số y = ax2.

Bài 4 trang 66 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

a) Tìm hệ số a.

b) Tìm điểm thuộc đồ thị có hoành độ bằng 3.

c) Tìm điểm thuộc đồ thị có tung độ bằng 4.

Lời giải:

a) Quan sát Hình 10, ta thấy đồ thị hàm số y = ax2 đi qua điểm 2;163nên thay x = 2 và y=163 vào hàm số y = ax2, ta được: 163=a22, hay 4a=163, suy ra a=43.

Vậy a=43.

b) Khi a=43, ta có hàm số y=43x2.

Điểm thuộc đồ thị y=43x2 có hoành độ bằng 3 nên thay x = 3 vào hàm số y=43x2, ta được: y=4332=12.

Vậy điểm cần tìm là (3; 12).

c) Điểm thuộc đồ thị y=43x2 có tung độ bằng 4 nên thay y = 4 vào hàm số y=43x2, ta được: 4=43x2, suy ra x2=3, nên x=3 hoặc x=3.

Vậy các điểm cần tìm là 3;43;4.

Bài 5 trang 66 Toán 9 Tập 2: Giải các phương trình:

a) 3x2 – 2x – 4 = 0;

b) 9x2 – 24x + 16 = 0;

c) 2x2+x+2=0.

Lời giải:

a) 3x2 – 2x – 4 = 0

Phương trình có các hệ số a = 3, b = –2, c = –4. Do b = –2 nên b’ = –1.

Ta có: ∆’ = (–1)2 – 3.(–4) = 13 > 0.

Do ∆’ > 0 nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt là:

x1=1+133=1+133;x2=1133=1133.

b) 9x2 – 24x + 16 = 0

Phương trình có các hệ số a = 9, b = –24, c = 16. Do b = –24 nên b’ = –12.

Ta có: ∆’ = (–12)2 – 9.16 = 0.

Do ∆’ = 0 nên phương trình đã cho có nghiệm kép x1=x2=129=43.

c) 2x2+x+2=0

Phương trình có các hệ số a = 2, b = 1, c = 2,

Δ=12422=182<0.

Do ∆ < 0 nên phương trình đã cho vô nghiệm.

Bài 6 trang 66 Toán 9 Tập 2: Không tính ∆, giải các phương trình:

a) x2 – 3x + 2 = 0;

b) –3x2 + 5x + 8 = 0;

c) 13x2+16x12=0.

Lời giải:

a) x2 – 3x + 2 = 0

Phương trình có các hệ số a = 1, b = –3, c = 2.

Ta thấy: a + b + c = 1 + (–3) + 2 = 0.

Do đó phương trình đã cho có nghiệm x1 = 1 và x2=21=2.

b) –3x2 + 5x + 8 = 0

Phương trình có các hệ số a = –3, b = 5, c = 8.

Ta thấy: a – b + c = –3 – 5 + 8 = 0.

Do đó phương trình đã cho có nghiệm x1 = –1 và x2=83=83.

b) 13x2+16x12=0

Phương trình có các hệ số b=16;x=12.

Ta thấy:a+b+c=13+16+12=0.

Do đó phương trình đã cho có nghiệm x­1 = 1 và x2=1213=32.

Bài 7 trang 66 Toán 9 Tập 2: Tìm hai số, biết tổng của chúng bằng và tích của chúng bằng 6.

Lời giải:

Hai số cần tìm là nghiệm của phương trình x242x+6=0.

Phương trình có các hệ số a = 1, b=42, c = 6.

Do b=42 nên b'=22.

Ta có: Δ'=22216=86=2>0.

Do ∆’ > 0 nên phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt là:

x1=22+21=32;x2=2221=2.

Vậy hai số cần tìm là 322

Bài 8 trang 67 Toán 9 Tập 2: Giải thích vì sao nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2 thì ax2 + bx + c = a(x – x1)(x – x2).

Áp dụng: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) x2 – 2x – 3;

b) 3x2 + 5x – 2.

Lời giải:

⦁ Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm là x1 và x2 nên theo định lí Viète, ta có:

x1+x2=bax1x2=ca.

Suy ra b = –a(x1 + x2) và c = ax1x2.

Do đó:

ax2 + bx + c = ax2 – a(x1 + x2)x + ax1x2

= ax2 – ax1x – ax2x + ax1x2

= ax(x – x1) – ax2(x – x1)

= a(x – x1)(x – x2).

Vậy nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm là x1 và x2 thì đa thức ax2 + bx + c phân tích được thành nhân tử là: ax2 + bx + c = a(x – x­1)(x – x2).

Áp dụng: Phân tích các đa thức thành nhân tử:

a) x2 – 2x – 3

Phương trình x2 – 2x – 3 = 0 có các hệ số a = 1, b = –2, c = –3.

Ta thấy: a – b + c = 1 – (–2) + (–3) = 0.

Do đó phương trình có hai nghiệm x1 = –1 và x2=31=3.

Vậy đa thức x2 – 2x – 3 phân tích được thành nhân tử như sau:

x2 – 2x – 3 = (x + 1)(x – 3).

b) 3x2 + 5x – 2

Phương trình 3x2 + 5x – 2 = 0 có các hệ số a = 3, b = 5, c = –2.

Ta có: ∆ = 52 – 4.3.(–2) = 49 > 0.

Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

x1=5+4923=13;x2=54923=2.

Vậy đa thức 3x2 + 5x – 2 phân tích được thành nhân tử như sau:

3x2+5x2=3x13x+2.

Bài 9 trang 67 Toán 9 Tập 2: Một chiếc áo có giá niêm yết là 120 000 đồng. Để thanh lí chiếc áo, đầu tiên người ta giảm giá x% so với giá niêm yết. Do vẫn chưa bán được chiếc áo nên người ta tiếp tục giảm giá x% so với giá vừa được giảm. Sau hai đợt giảm giá, giá của chiếc áo còn 76 800 đồng. Tìm x.

Lời giải:

Giá của chiếc áo sau lần giảm giá thứ nhất là:

120 000 – 120 000 . x% = 120 000 – 1 200x (đồng).

Giá của chiếc áo sau hai lần giảm giá là:

120 000 – 1 200x – (120 000 – 1 200x).x%

= 120 000 – 1 200x – 1 200x + 12x2

= 12x2 – 2 400x + 120 000 (đồng).

Theo bài, sau hai đợt giảm giá, giá của chiếc áo còn 76 800 đồng nên ta có phương trình:

12x2 – 2 400x + 120 000 = 76 800

12x2 – 2 400x + 43 200 = 0

x2 – 200x + 3 600 = 0.

Phương trình trên có các hệ số a = 1, b = –200, c = 3 600.

Do b = –200 nên b’ = –100.

Ta có: ∆’ = (–100)2 – 1 . 3 600 = 6 400 > 0.

Do ∆’ > 0 nên phương trình trên có hai nghiệm phân biệt là:

x1=100+6  4001=180;x2=1006  4001=20.

Ta thấy chỉ có giá trị x2 = 20 thỏa mãn điều kiện vì x% < 100%.

Vậy x = 20 là giá trị cần tìm.

Bài 10 trang 67 Toán 9 Tập 2: Một công ty sản xuất các khay có dạng hình hộp chữ nhật để trồng rau trong chung cư ở các thành phố. Biết diện tích mặt đáy của khay đó là 2 496 cm2 và chu vi mặt đáy của khay đó là 220 cm. Tìm các kích thước mặt đáy của khay đó.

Lời giải:

Gọi hai kích thước của mặt đáy khay hình chữ nhật là x1; x­2 (cm) (x1 > 0, x­2 > 0).

Ta có nửa chu vi và diện tích mặt đáy khay hình chữ nhật lần lượt là x1 + x­2 (cm) và x1x2 (cm2).

Theo bài, mặt đáy khay có chu vi là 220 m nên nửa chu vi của mặt đáy khay là 220 : 2 = 110 (cm), do đó x1 + x­2 = 110.

Diện tích mặt đáy khay hình chữ nhật là 2 496 cm2, do đó x1x2 = 2 496.

Khi đó, x1 và x2 là hai nghiệm của phương trình: x2 – 110x + 2 496 = 0.

Phương trình trên có các hệ số a = 1, b = –110, c = 2 496.

Do b = –110 nên b’ = –55.

Ta có: ∆’ = (–55)2 – 1 . 2 496 = 529 > 0.

Do ∆’ > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

x1=55+5291=78;x2=555291=32.

Cả hai giá trị trên đều thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0.

Vậy chiều dài và chiều rộng của mặt đáy khay đó lần lượt là 78 (cm) và 32 (cm) (do chiều dài luôn lớn hơn chiều rộng).

Bài 11 trang 67 Toán 9 Tập 2: Cầu Trường Tiền (hay cầu Tràng Tiền) ở thành phố Huế được khởi công vào tháng 5/1899 và khánh thành vào ngày 18/12/1900. Cầu được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại. Cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép.

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)

Giả sử một nhịp dầm thép có dạng parabol y = ax2 trong hệ trục toạ độ Oxy, ở đó Ox song song với mặt cầu. Biết rằng, hai chân nhịp dầm thép trên mặt cầu cách nhau 66,66 m, khoảng cách từ đỉnh cao nhất của nhịp dầm thép đến mặt cầu là 5,45 m (Hình 11).

Bài 11 trang 67 Toán 9 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 9

a) Xác định tọa độ của hai chân nhịp dầm thép đó.

b) Tìm a (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn).

Lời giải:

a) Gọi tọa độ của hai chân nhịp dầm thép đó là A(x1; y1) và B(x2; y2).

Vì nhịp dầm thép có dạng parabol y = ax2 và khoảng cách từ đỉnh cao nhất của nhịp dầm thép đến mặt cầu là 5,45 m nên đồ thị của hàm số y = ax2 nằm bên dưới trục hoành (a < 0) và y1 = y2 = –5,45.

Mặt khác, đồ thị hàm số y = ax2 nhận trục tung làm trục đối xứng, mà hai chân nhịp dầm thép trên mặt cầu cách nhau 66,66 m nên ta có x1=66,662=33,33x2=66,662=33,33.

Vậy hai chân nhịp dầm trên có toạ độ lần lượt là A(–33,33; –5,45); B(33,33; –5,45).

b) Vì đồ thị hàm số y = ax2 đi qua điểm B(33,33; –5,45) nên thay x = 33,33 và y = –5,45 vào hàm số y = ax2, ta được:

–5,45 = a.33,332, suy ra a=5,4533,3320,005 (thỏa mãn).

Vậy a ≈ –0,005.

Xem thêm Lời giải bài tập Toán 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 2: Mật độ dân số

Bài 1: Đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường tròn nội tiếp tam giác

Bài 2: Tứ giác nội tiếp đường tròn

Bài tập cuối chương 8

Bài 1: Đa giác đều. Hình đa giác đều trong thực tiễn

1 60 05/08/2024