Cho hệ phương trình: 2x+5y=-3 (1) và -3x+7y=-10 (2) (III) Các hệ số của trong hai phương trình (1) và (2) có bằng nhau

Lời giải Hoạt động 3 trang 22 Toán 9 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 Tập 1.

1 482 30/03/2024


Giải Toán 9 Bài 3: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Hoạt động 3 trang 22 Toán 9 Tập 1: Cho hệ phương trình: {2x+5y=3(1)3x+7y=10(2)(III)

a. Các hệ số của x trong hai phương trình (1) và (2) có bằng nhau (hoặc đối nhau) hay không? Các hệ số của y trong hai phương trình (1) và (2) có bằng nhau (hoặc đối nhau) hay không?

b. Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 và nhân hai vế của phương trình (2) với 2, ta được hệ phương trình mới với hệ số của x trong hai phương trình đó có đặc điểm gì?

c. Giải hệ phương trình nhận được ở câu b. Từ đó, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình (III).

Lời giải:

a.

+ Các hệ số của x trong hai phương trình (1) và (2) không bằng nhau (hoặc đối nhau).

+ Các hệ số của y trong hai phương trình (1) và (2) không bằng nhau (hoặc đối nhau).

b. Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 và nhân hai vế của phương trình (2) với 2, ta được hệ phương trình: {6x+15y=9(3)6x+14y=20(4)

+ Ta được hệ phương trình mới với hệ số của x trong hai phương trình đó đối nhau.

c. Cộng từng vế hai phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình: 29y=29 (5)

Giải phương trình (5), ta có: y=1.

Thế giá trị y=1 vào phương trình (1), ta được phương trình: 2x+5.(1)=3 (6).

Giải phương trình (6): 2x5=3

2x=2x=1

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x;y)=(1;1).

1 482 30/03/2024