Công thức xác định hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A | Lý thuyết, công thức, các dạng bài tập và cách giải
Với tài liệu về Công thức xác định hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Hóa học hơn.
Công thức xác định hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A
Bài toán xác định hai nguyên tố thuộc 2 chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A là bài toán cơ bản, thường gặp trong các đề thi. Vậy cách xác định hai nguyên tố đó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em làm rõ điều này.
1. Công thức xác định hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A.
Nếu X, Y là hai nguyên tố thuộc 1 nhóm A và 2 chu kì liên tiếp thì giữa X, Y có thể cách nhau 8, 18 hoặc 32 nguyên tố.
Giả sử ZX < ZY. Xét 3 trường hợp:
- Trường hợp 1: X, Y cách nhau 8 nguyên tố
ZY – ZX = 8
- Trường hợp 2: X, Y cách nhau 18 nguyên tố
ZY – ZX = 18
- Trường hợp 3: A, B cách nhau 32 nguyên tố
ZY – ZX = 32
Kết hợp với dữ kiện đề bài lập hệ phương trình theo 2 ẩn ZB, ZA → ZB, ZA
Ví dụ: Hai nguyên tử X, Y thuộc cùng một phân nhóm chính và ở 2 chu kì nhỏ liên tiếp. Tổng điện tích hạt nhân là 32. Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
Hướng dẫn giải:
Gọi số hiệu nguyên tử của nguyên tố X và Y lần lượt là ZX, ZY.
Vì X, Y thuộc cùng một phân nhóm ở hai chu kì nhỏ liên tiếp
→ ZY – ZX = 8 (1)
Tổng điện tích hạt nhân là 32
→ ZY + ZX = 32 (2)
Từ (1) và (2) → ZY = 20; ZX = 12
X (ZX = 12): 1s22s22p63s2 → X thuộc ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.
Y (ZY = 20): 1s22s22p63s23p64s2 → Y thuộc ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.
2. Bạn nên biết
Nếu X, Y là hai nguyên tố thuộc 1 nhóm A và 2 chu kì liên tiếp có:
+) ZY – ZX = 8 → X, Y có thể thuộc chu kì 2, 3 (còn gọi là chu kì nhỏ) hoặc 3, 4 (nhóm IA; IIA)
+) ZY – ZX = 18 → X, Y có thể thuộc chu kì 4, 5 (Nhóm IA, IIA) hoặc 3, 4 (nhóm IIIA –đến VIIIA)
+) ZY – ZX = 32 → X, Y có thể thuộc chu kì 6, 7 (nhóm IA; IIA) hoặc 5,6 (nhóm IIIA đến VIIIA)
3. Mở rộng
Xác định nguyên tố qua phản ứng hóa học
Bước 1: Tính số mol các chất đề bài cho.
Bước 2: Đặt 2 kim loại tương đương với 1 kim loại ( )
Bước 3: Viết phương trình.
Bước 4: Tính theo phương trình xác định nguyên tử khối trong bình của kim loại ( )
Bước 5: Xác định 2 kim loại
4. Bài tập minh họa
Câu 1: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30. A, B là nguyên tố nào sau đây?
A. Li và Na B. Na và K C. Mg và Ca D. Be và Mg
Hướng dẫn giải:
Gọi số hiệu nguyên tử của nguyên tố A và B lần lượt là ZA, ZB.
Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30 → ZB + ZA = 30 (1)
A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH
TH1: A và B cách nhau 8 nguyên tố
→ ZB – ZA = 8 (2)
Từ (1) và (2) → ZB = 19; ZA = 11
ZB = 19 → cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
→ nguyên tố B thuộc ô số 19, chu kì 4, nhóm IA. (K)
ZA = 11 → cấu hình electron: 1s22s22p63s1
→ nguyên tố B thuộc ô số 11, chu kì 3, nhóm IA (Na)
→ Thỏa mãn
→ Chọn B; Với trắc nghiệm, chọn được đáp án không cần thiết phải xét tiếp TH 2, 3.
TH2: A và B cách nhau 18 nguyên tố
→ ZB – ZA = 18 (3)
Từ (1) và (3) → ZB = 24; ZA = 6
ZB = 24 → cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d44s2
→ nguyên tố B thuộc ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.
ZA = 6 → cấu hình electron: 1s22s22p2
→ nguyên tố A thuộc ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA
→ A và B không cùng thuộc một phân nhóm và hai chu kì liên tiếp → loại
TH3: A và B cách nhau 18 nguyên tố
→ ZB – ZA = 32 (4)
Từ (1) và (4) → ZB = 31; ZA = -1
→ loại
Câu 2: Cho 1,2 gam hỗn hợp gồm hai kim loại X và Y ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IA tác dụng hết với H2O (dư), thoát ra 1,344 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Na, K B. Li, Na C. K, Ca D. Na, Mg
Hướng dẫn giải:
Đặt X và Y tương ứng với kim loại . Ta có phương trình:
2 + 2H2O -> 2 + H2
0,12 mol <- 0,06 mol
→ M = = 10 (g/mol)
Giả sử MX < MY → MZ < M < MY
→ Li (M = 7) và Na (M = 23)
→ Chọn B
Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 10 hay, chi tiết khác:
Công thức xác định hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì
Các dạng bài toán Sự hình thành liên kết ion
Các dạng bài toán Sự hình thành liên kết cộng hóa trị
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 10
- Soạn văn 10 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 10 (sách mới)
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 10 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 10 (cả ba sách) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)