Công thức tính hằng số cân bằng | Lý thuyết, công thức, các dạng bài tập và cách giải

Với tài liệu về Công thức tính hằng số cân bằng bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Hóa học hơn.

1 3053 lượt xem


Công thức tính hằng số cân bằng

1. Công thức tính hằng số cân bằng

Xét phản ứng thuận nghịch sau:

aA  + bB  ⇄   cC  +  dD

A, B, C, D là những chất khí hoặc những chất tan trong dung dịch.

Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có:

Công thức tính hằng số cân bằng

Trong đó:

Kc là hằng số cân bằng

[A], [B], [C], [D] là nồng độ mol của A, B, C, D

a, b, c, d là các hệ số trong phương trình hóa học cân bằng.

2. Bạn nên biết

- Tại trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không đổi.

- Hằng số cân bằng  Kc xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Hằng số cân bằng là đại lượng không thứ nguyên (không có đơn vị). 

3. Mở rộng

Xét cân bằng trong hệ dị thể

Xét hệ cân bằng sau :

C(r) + CO₂ (k)    ⇄  2CO (k)

Nồng độ của chất rắn được coi là hằng số, nên nó không có mặt trong biểu thức hằng số cân bằng K. Đối với cân bằng trên ta có :

Công thức tính hằng số cân bằng

Công thức tính hằng số cân bằng

4. Ví dụ minh họa

Câu 1: Cho phản ứng sau:  H2(k)   +  I2(k)    ⇄ 2HI(k) 

Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430 như sau: [H2]=[I2]=0,107M; [HI]=0,768M. Hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430 là:

A. 51,96

B. 53,96

C. 51,52

D. 50,34

Hướng dẫn

Công thức tính hằng số cân bằng

Đáp án C

Câu 2: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở , H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng Kc ở  của phản ứng có giá trị là:

A. 2,500

B. 3,125

C. 0,609

D. 0,500

Hướng dẫn

Ta có: 3H3 + N2  ⇄ 2NH3 (1). 

Gọi a là [N2] phản ứng.

Vậy theo phản ứng (1): [H2] phản ứng là 3a; [NH3] phản ứng là 2a.

Khi đạt đến trạng thái cân bằng: [N2] = 0,3 – a, [H2] = 0,7 – 3a

Để đơn giản ta xét 1 lít hỗn hợp.

Sau  khi phản ứng đạt cân bằng: 0,3 – a + 0,7 – 3a + 2a = 1 – 2a

Mặt khác %VH2Công thức tính hằng số cân bằng =0,5 -> a= 0,1 mol

Khi đạt cân bằng [N2] = 0,3 – 0,1 = 0,2 (M)

                            [H2] = 0,7 – 0,3 = 0,4 (M)

                            [NH3] = 0,2 (M).

Công thức tính hằng số cân bằng

Đáp án B

Câu 3: Cho biết phản ứng sau:  H₂O(k) + CO(k)  ⇄  H₂(k) + CO₂(k)

Cho ở 700°C hằng số cân bằng Kc = 1,873. Tính nồng độ H2O và CO ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu gồm 0,300 mol H2O và 0,300 mol CO trong bình 10 lít ở 700°C.

A. [H2O]=0,05mol/l;  [CO]=0,05 mol/l

B. [H2O]=0,013mol/l;  [CO]=0,013 mol/l

C. [H2O]=0,023mol/l;  [CO]=0,023 mol/l

D. [H2O]=0,015mol/l;  [CO]=0,015 mol/l
 
Hướng dẫn

Nồng độ các chất ban đầu là: [H2O]=0,03mol/l;  [CO]=0,03 mol/l

                H2O(k)  + CO(k)   Công thức tính hằng số cân bằng H2(k)  + CO2(k) 

bd              0,03         0,03                                 mol/l

pu                x               x                     x         x

spu        0,03-x        0,03-x                  x          x

Ta có KC = 1,873  

-> Công thức tính hằng số cân bằng

-> Công thức tính hằng số cân bằng

Nồng độ các chất sau phản ứng là:

[H2O]=0,013mol/l;   [CO]=0,013 mol/l

Đáp án B

Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 10 hay, chi tiết khác:

Các dạng bài toán tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng

50 bài tập về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

50 bài tập về tốc độ phản ứng

50 bài tập về cân bằng hóa học

Công thức tính tốc độ phản ứng

1 3053 lượt xem