Các dạng bài toán H2S và SO2 tác dụng với dung dịch kiềm | Lý thuyết, công thức, các dạng bài tập và cách giải

Với tài liệu về Các dạng bài toán H2S và SO2 tác dụng với dung dịch kiềm bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Hóa học hơn.

1 1,409 18/07/2023


Các dạng bài toán H2S và SO2 tác dụng với dung dịch kiềm

A. Phương pháp giải

1. SO2/H2S + NaOH hoặc KOH

- Cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH hoặc KOH thì có thể xảy ra các phản ứng:

SO2 + NaOH → NaHSO3 (1)

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (2)

Lập tỉ lệ T = nNaOHnSO2

T ≤ 1 → chỉ xảy ra phản ứng (1) tức tạo muối NaHSO3 (muối axit)

1 < T < 2 → xảy ra cả (1) và (2) tức tạo 2 muối NaHSO3 và Na2SO3

T ≥ 2 → chỉ xảy ra phản ứng (2) tức tạo muối Na2SO3 (muối trung hòa)

- Cho H2S tác dụng với dung dịch NaOH hoặc KOH thì có thể xảy ra các phản ứng:

H2S+ NaOH → NaHS + H2O (1)

H2S+ 2NaOH → Na2S + 2H2O (2)

Lập tỉ lệ T = nNaOHnH2S

T ≤ 1 → chỉ xảy ra phản ứng (1) tức tạo muối NaHS (muối axit)

1 < T < 2 → xảy ra cả (1) và (2) tức tạo 2 muối NaHS và Na2S

T ≥ 2 → chỉ xảy ra phản ứng (2) tức tạo muối Na2S (muối trung hòa)

2. SO+ Ba(OH)2 /Ca(OH)2

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O (1)

2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2 (2)

Lập tỉ lệ T=nSO2 nBaOH2

T ≤ 1 → chỉ xảy ra phản ứng (1) tức tạo muối BaSO3 ↓

1 < T < 2 → xảy ra cả (1) và (2) tức tạo 2 muối BaSO3 ↓ và Ba(HSO3)2

T ≥ 2 → chỉ xảy ra phản ứng (2) tức tạo muối Ba(HSO3)2 (muối tan, không tạo kết tủa)

Chú ý: Áp dụng kết hợp các định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng để giải bài tập.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dẫn 2,24 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Nồng độ mol/l của muối trong dung dịch sau phản ứng là (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

A. 1M.

B. 1,5M.

C. 2M.

D. 0,5M.

Hướng dẫn giải

nSO2=2,2422,4=0,01(mol)nNaOH=0,1.3=0,3(mol)nNaOHnSO2=0,30,1=3>2

→ Tạo thành muối Na2SO3 và NaOH dư

SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O0.1                           0,1             mol CMNa2SO3=0,10,1=1M

Đáp án A

Ví dụ 2: Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 250ml dung dịch KOH 2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:

A. 16,5.

B. 27,5.

C. 14,6.

D. 27,7.

nH2S =3,3622,4=0,15 molnKOH =0,25.5=0,5 mol T=nKOHnH2S=0,50,15=3,33>2

→ Tạo muối K2S và KOH dư

2KOH + H2S K2S + 2H2O0,3      0,15   0,15

Chất rắn khan gồm K2S: 0,15 molKOH du: 0,5-0,3=0,2 mol  

→ m = 0,15. 110 + 0,2. 56 = 27,7 gam

Đáp án D

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam S trong oxi dư, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 120ml dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Giá trị của m là:

A. 3,84    

B. 2,56    

C. 3,20    

D. 1,92

Hướng dẫn giải

nNaOH=0,12.1=0,12(mol)

Vì 2 muối có cùng nồng độ mol → 2 muối có cùng số mol → nNa2SO3=nNaHSO3 (1)

Bảo toàn Na: nNaOH =2nNa2SO3+nNaHSO3 (2)

Từ (1) và (2) nNa2SO3=nNaHSO3=0,04(mol)

Bảo toàn S: nS =nNa2SO3 + nNaHSO3 = 0,08 mol

→ mS = 0,08.32 = 2,56 (g)

Đáp án B

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Sục 2,24 lít SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 3M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng là

A. Na2SO3, NaOH, H2O.

B. Na2SO3, NaHSO3, H2O.

C. Na2SO3, H2O.

D. NaHSO3, H2O.

Hướng dẫn giải

nSO2=2,2422,4=0,1(mol)nNaOH=0,1.3=0,3(mol)nNaOHnSO2=0,30,1=3>2

→ tạo thành muối Na2SO3 và NaOH dư

Đáp án A

Câu 2: Cho 0,3 mol H2S đi qua dung dịch chứa 18 gam NaOH thu được muối gì?

A. Muối Na2S.

B. Muối Na2S và NaHS.

C. Muối NaHS.

D. Không tác dụng.

Hướng dẫn giải

nH2S =0,3 mol nNaOH =18400,45 mol

Ta có: 1<nNaOHnH2S=0,450,3=1,5<2

→ Sau phản ứng thu được 2 muối Na2S và NaHS

Đáp án B

Câu 3: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 đktc vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9M. Khối lượng mỗi muối thu đượ sau phản ứng là:

A. mNa2SO3 = 18,9 gam; mNaHSO3 = 5,6 gamB. mNa2SO3 = 19,8 gam; mNaHSO3 = 5,6 gamC. mNa2SO3 18,9 gam; mNaHSO3 = 15,6 gamD. mNa2SO3= 15,6 gam; mNaHSO3 = 18,9 gam

Hướng dẫn giải

nSO2=6,7222,4=0,3(mol)nNaOH=0,9.0,5=0,45(mol)1<nNaOHnSO2=0,450,3<2

→ tạo thành hai muối NaHSO3 và Na2SO3

SO2 + NaOH  NaHSO3a          a                aSO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2Ob            2b             b

a+b=0,3a+2b=0,45a=0,15b=0,15

mNaHSO3=15,6 gmNa2SO3=18,9 g

Đáp án C

Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch

A. 29,6 gam

B. 28,2 gam

C. 25,3 gam

D. 29,3 gam

Hướng dẫn giải

nSO2=5,622,4=0,25(mol)nNaOH=0,8.0,5=0,4(mol)1<nNaOHnSO2=0,40,25<2

→ Tạo thành hai muối NaHSO3 và Na2SO3

SO2 + NaOH  NaHSO3a          a                aSO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2Ob            2b             b

a+b=0,25a+2b=0,4a=0,1b=0,15

→ m = 126. 0,15 + 104. 0,1 = 29,3 (g)

Đáp án D

Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí H2S (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,25M thu được dung dịch X có chứa 12,3 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 4,48 lít.

B. 5,60 lít.

C. 3,36 lít.

D. 2,24 lít.

Hướng dẫn giải

nNaOH = 0,2.1,25 = 0,25 mol

 Thu được hỗn hợp muối gồm NaHS (x mol) và Na2S (y mol)

⟹ mmuối = 56x + 78y = 12,3 (1)

 Bảo toàn nguyên tố Na: nNaOH=nNaHS+2.nNa2S

⟹ x + 2y = 0,25 (2)

Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,15 moly = 0,05 mol

 Bảo toàn nguyên tố S: nH2S=nNaHS+nNa2S=0,15+0,05=0,2 mol 

⟹ V = 0,2. 22,4 = 4,48 lít

Đáp án A

Câu 6: Hấp thụ hết 3,36 lít (đktc) khí SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A. 18,9 gam. 

B. 22,9 gam

C. 16,8 gam. 

D. 22,3 gam.

Hướng dẫn giải

nSO2=3,3622,4=0,15(mol)nNaOH=0,2.2=0,4(mol)nNaOHnSO2=0,40,15>2

→ Tạo thành muối Na2SO3 và NaOH dư

SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O 0,15   0,3          0,15          mol

→ Chất rắn gồm: Na2SO3: 0,15 (mol) và NaOH dư: 0,4 – 0,3 = 0,1 (mol)

 m =0,15.126+0,1.40=22,9 g

Đáp án B

Câu 7: Dẫn 2,24 lít (đktc) khí hiđrosunfua vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng các chất trong dung dịch sau phản ứng.

A. Na2S: 7,8 gam

B. Na2S: 7,8 gam và NaHS: 2 gam

C. Na2S: 2 gam và NaOH: 7,8 gam

D. Na2S: 7,8 gam và NaOH: 2 gam

Hướng dẫn giải

nH2S=2,2422,4=0,1mol

nNaOH=VNaOH×CM=0,25×1=0,25molT=nNaOHnH2S=0,250,1=2,5>2

→ Tạo thành muối Na2S và NaOH dư

H2S + 2NaOH  Na2S + 2H2O0,1     0,2           0,1               mol

→ m NaOH dư = (0,25−0,2). 40 = 2(g)

mNa2S=0,1.78=7,8g

Đáp án D

Câu 8: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 (đkc) là:

A. 250 ml    

B. 500 ml   

C. 125 ml       

D. 175 ml

Hướng dẫn giải

nSO2=5,622,4=0,25(mol)

Vì NaOH tối thiểu cần dùng nên chỉ xảy ra phản ứng tạo NaHSO3

NaOH + SO2  NaHSO30,25      0,25                molVdd NaOH = 0,252=0,125 lít=125 ml

Đáp án C

Câu 9: Hấp thu hết 1,12 lít khí H2S (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH 0,2M thì thu được dung dịch X. Biết thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ của muối axit trong dung dịch X là

A. 0,04M

B. 0,05M

C. 0,06M

D. 0,08M

Hướng dẫn giải

nH2S=1,1222,40,05molnNaOH=0,4.0,2=0,08mol1<nNaOHnSO2=0,080,05<2

→ Tạo 2 muối Na2S (a mol) và NaHS (b mol)

Bảo toàn S: a + b = 0,05 (1)

Bảo toàn Na: 2a + b = 0,08 (2)

Từ (1) và (2) a=0,03b=0,02

CMNaHS=0,020,4=0,05M

Đáp án B

Câu 10: Cho sản phẩm khí thu được khi đốt cháy 17,92 lít khí H2S (đktc) sục vào 200 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g/ml). Nồng độ phần trăm muối trong dung dịch là:

A. 32,81%   

B. 23,81%  

C. 18,23%   

D. 18,32%

Hướng dẫn giải

nH2S=17,9222,4=0,8(mol)

2H2S + 3O2  2SO2 + 2H2O0,8                       0,8               mol

→ tạo thành muối Na2SO3

2NaOH + SO2  Na2SO3 + H2O  0,4         0,8           0,8             molmNa2SO3 =0,8.126=100,8 gam

m dd NaOH =200.1,28=256 gammNaOH =256.25% 100%=64 gamnNaOH = 1,6 molT=nNaOHnSO2  = 1,60,8= 2

Khối lượng dung dịch sau phản ứng : m dd sau pư = 256 +0,8.64 = 307,2 gam

C%Na2SO3 =100,8307,2.100%=32,81%

Đáp án A

Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 10 hay, chi tiết khác:

50 bài tập về kết tủa của muối sunfua, muối sunfat

50 bài tập về Oleum

50 bài tập về dung dịch H2SO4 loãng

50 bài tập về dung dịch H2SO4 đặc

50 bài tập về tính chất hóa học, phương pháp điều chế Oxi, Lưu huỳnh

1 1,409 18/07/2023