50 bài tập về Oleum | Lý thuyết, phương pháp và cách giải mở rộng

Với tài liệu về 50 bài tập về Oleum bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Hóa học hơn.

1 639 lượt xem


50 bài tập về Oleum

A. Phương pháp giải

- Oleum có công thức là H2SO4.nSO3. Khi Oleum tác dụng với nước ta có:

(n +1)H2SO4 noleum = nH2SO4n+1

 H2SO4.nSO3 + H2O (n+1)H2SO4 

- Nguyên tắc pha loãng axit sunfuric đặc: Rót axit sunfuric (H2SO4) vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không làm ngược lại.

- Phương pháp: Áp dụng phương pháp đường chéo hoặc bảo toàn khối lượng.

B. Ví dụ minh họa 

Ví dụ 1: Có 200 ml dung dịch H2SO4 98% có khối lượng riêng d = 184 g/cm3. Thể tích nước cần dùng để pha loãng H2SO4 trên thành H2SO4 35% là

A. 662,4 ml

B. 331,2 ml

C. 300 ml.

D. 501,2 ml

Hướng dẫn giải

Khối lượng H2SO4 98% là: mdd H2SO4 =V.d=200. 1,84=368 g

Áp dụng quy tắc đường chéo ta có:

368 gam dd H2SO4 có C%= 98%                                     35%

                                                      Bài tập về Oleum và cách giải hay, chi tiết

        x gam dd H2O có C%= 0%                                       63%

368x=35%63%x=368.6335=662,4g

Vì dH2O = 1g/ml nên VH2O =mH2Od  =662,41=662,4 ml

Đáp án A

Ví dụ 2: Trộn 200 gam dung dịch H2SO4 12% với 300 gam dung dịch H2SO4 40% thu được 500 gam dung dịch H2SO4 a%. Giá trị của a là:

A. 20,8%.

B. 28,8%.

C. 25,8%.

D. 30,8%.

Hướng dẫn giải

mH2SO4sau=12.200100+300.40100=144gmddsau=200+300=700gC%sau=124500.100%=28,8%

Đán án B

Ví dụ 3: Hòa tan 8,36g oleum  vào nước được dung dịch Y, để trung hòa dung dịch Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của oleum:

A. H2SO4. 2SO3

B. H2SO4.3SO3      

C. H2SO4. 5SO3

D. H2SO4. 4SO3

Hướng dẫn giải

Gọi công thức phân tử của oleum là: H2SO4.nSO3 

H2SO4.nSO3 +  nH2O  n+1 H2SO4    1       0,1n+1                                     0,1   

Dung dịch Y là dung dịch H2SO4

H2SO4 +2 NaOH  Na2SO4 + H2O   20,1             0,2            mol

M H2SO4.nSO3 =98+80n=8,360,1n+198+80n=8,36(n+1)0,1n=4

→ CTPT của oleum: H2SO4.4SO3

Đáp án D

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây?

A. Đổ nhanh dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.

B. Rót từ từ nước vào dung dịch H2SO4 đặc, khuấy đều.

C. Rót từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều.

D. Đổ nhanh nước vào dung dịch H2SO4 đặc, khuấy đều.

Đáp án C

Câu 2: Để pha loãng 100 ml dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84g/cm3) thành dung dịch H2SO4 20% cần V ml H2O. Giá trị của V là

A. 717,6

B. 617,5

C. 524,6

D. 814,2

Hướng dẫn giải

D=1,84g/cm3 mH2SO498%=100.1,84=184g

mH2SO4=184.98100=180,32(g)

Khối lượng dung dịch axit 20% là: mdd=184,32.100%20%=901,6(g)

mH2O =901,6184=717,6gVH2O=1.717,6=717,6 ml (dH2O=1g/ml)

Đáp án A

Câu 3: Hòa tan 0,4 gam SO3 vào a gam dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch H2SO4 12,25%. Giá trị a là

A. 20,6 gam

B. 16,9 g

C. 26,0 g

D. 19,6g

Hướng dẫn giải

nSO3=0,480=0,005 molSO3 + H2O  H2SO40,005                0,005
Trong a gam dung dịch H2SO4 10%, có: mH2SO4=a.10%100%=0,1a gam

Khối lượng dung dịch sau phản ứng: mdd= 0,4+a gam

C%=0,1a + 0,005.980,4+a.100%=12,25%a=19,6(g)

Đán án D

Câu 4: Cần bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 35% để hòa tan vào đó 140 gam SO3 thu được dung dịch axit có nồng độ 70%?  

A. 200 gam. 

B. 220 gam. 

C. 210 gam.                 

D. 250 gam.

Hướng dẫn giải

Cần lấy x gam dung dịch H2SO4 35%

mH2SO4 =35%.x100 =0,35x gamnSO3 =14080 =1,75(mol)SO3 + H2O  H2SO41,75               1,75       (mol)mH2SO4 tang =0,35x+1,75.98=0,35x+171,5

Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: mdd  = x + 140

C%=0,35x+171,5x+140.100%=70%x=210(gam)

Đáp án C

Câu 5: Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là

A. 20

B. 40

C. 30

D. 10

Hướng dẫn giải

nH2SO4.3SO3=1,69338=5.103(mol)H2SO4.3SO3+3H2O 4H2SO45.103                                0,02H2SO4+2KOHK2SO4+2H2O0,02      0,04VKOH=0,041=4lit=40ml

Đáp án B

Câu 6: Hấp thụ m gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 96,4% thu được một loại oleum có phần trăm khối lượng SO3 là 40,82%. Giá trị của m là:

A. 104        

B. 80 

C. 96 

D. 98

Hướng dẫn giải

mH2SO4=100.96,4%100%=96,4gammH2O=3,6gamnH2O=0,2(mol)

SO3   +  H2O     H2SO40,2       0,2     0,2      molmSO3=m0,2.80=m16 gC%SO3=m16100+m.100%=40,82%m=96

Đáp án C

Câu 7: Khối lượng FeS2 cần dùng để điều chế một lượng SO3 đủ để hòa tan vào 100 gam H2SO4 91% thành oleum chứa 12,5% SO3 là

(Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) 

A. 45 gam. 

B. 48 gam. 

C. 54 gam.                   

D. 35,8 gam.

Hướng dẫn giải

Trong 100 gam dung dịch H2SO4 91% chứa: 

mH2SO4=91 gam và  mH2O=9 gamnH2O=918=0,5 mol

SO3 điều chế từ FeS2 hòa tan vào dung dịch H2SO4 xảy ra 2 phản ứng:

SO3 + H2O  H2SO4   10,5    0,5        0,5   molSO3 + H2SO4  nSO3.H2SO4  2

→ Tổng khối lượng H2SO4 trong oleum là:

mH2SO4 =mH2SO4 bd +mH2SO4 1 =91+0,5.98=140 gam

Gọi lượng SO3 tạo oleum là x mol

%mSO3=80x140+80x.100%=12,5% x=0,25 nSO3 tang =nSO3 1 +nSO3 2 =0,5+0,25=0,75 mol

Bảo toàn nguyên tố S: nFeS2=12.nSO3=0,375 mol

→m = 45 gam

Đáp án A

Câu 8: Hoà tan 418 gam oleum X (H2SO4.nSO3) vào nước người ta phải dùng 1 lít dung dịch KOH 0,1M để trung hoà. Công thức phân tử của oleum:

A. H2SO4.3SO3

B. H2SO4.2SO3

C. H2SO4.4SO3

D. H2SO4.nSO3

Hướng dẫn giải

Quy đổi oleum X thành H2O.xSO3 (Vì có thể coi H2SO4 là H2O.SO3)

Sơ đồ phản ứng:

H2O.xSO3 +H2O H2SO4  +KOHK2SO4

Ta có: nSO3 trong H2O.xSO3 =nH2SO4 = nK2SO4 = 12.nKOH = 0,05 mol

mSO3= 4 gammH2O=4,184=0,18 gam  nH2SO4 trong oleum X=nH2O=0,01 gam

nSO3 trong oleum X = 4,180,01.9880 =0,04 mol nH2SO4:nSO3=1:4 n = 4

Đáp án C

Câu 9: Có một oleum công thức là H2SO4.3SO3. Cần bao nhiêu gam oleum này để pha vào 100 ml dung dịch H2SO4  40% (d=1,31ml) để tạo ra oleum có hàm lượng SO3 là 10%

A. 274, 55 (g)

B. 823,65 (g)

C. 449,15 (g)

D. 59,10 (g)

Hướng dẫn giải 

mdd H2SO4=D.V=1,31.100=131gammH2SO4=131.40%100%=52,4gammH2O=13152,4=78,6 gamnH2O=78,618=13130molnoleum=x molnSO3=3xmolSO3+H2OH2SO4  13130   13130                          (mol)          nSO3 du=3x 13130(mol)moleum=131+338xgam

%mSO3=(3x 13130).80131+338x.100%=10%x=1,7577mH2SO4.3SO3=338.1,7577=594,1(g)

Đáp án D

Câu 10: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 36%.

B. 33%.

C. 38%.

D. 23%.

Hướng dẫn giải

Gọi công thức của oleum là H2SO4.nSO3

nNaOH = 0,2.0,15 = 0,03 mol

- Trong 100 ml dung dịch X:

H2SO+ 2NaOH → Na2SO4 + H2O

0,015  ←   0,03

- Trong 200 ml dung dịch X: nH2SO4=200100.0,015=0,03(mol)

Gọi công thức của oleum là H2SO4.nSO3

H2SO4.nSO3  + nH2O → (n+1)H2SO4

0,15                                                   (n + 1)

nH2SO4= n+1.0,15=0,03n=1

→ H2SO4.SO3

%mS=32.298+80100%=35,95%

Đáp án A

Xem thêm các dạng bài tập và công thức Hoá học lớp 10 hay, chi tiết khác:

50 bài tập về dung dịch H2SO4 loãng

50 bài tập về dung dịch H2SO4 đặc

50 bài tập về tính chất hóa học, phương pháp điều chế Oxi, Lưu huỳnh

Các dạng bài toán nhận biết oxi, ozon, lưu huỳnh, SO2, SO3, H2S

Các dạng bài toán hoàn thành phản ứng hóa học Oxi, Lưu huỳnh

1 639 lượt xem