Thực hành 1 trang 17 Toán 6 Tập 1 | Chân trời sáng tạo Giải Toán lớp 6

Với giải Thực hành 1 trang 17 SGK Toán 6 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:

1 1,351 04/09/2024


Giải Toán 6 Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Thực hành 1 trang 17 Toán 6 Tập 1: a) Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa:

3.3.3;

6.6.6.6.

b) Phát biểu hoàn thiện các câu sau:

32 còn gọi là “3…” hay “… của 3”;

53 còn gọi là “5…” hay “… của 5”.

c) Hãy đọc các lũy thừa sau và chỉ rõ cơ số, số mũ: 310;105.

*Phương pháp giải:

Muốn nhân hai lũy thừa khác cơ số và số mũ ta sẽ đổi từ dạng lũy thừa sang dạng số tự nhiên và tính bình thường.

*Lời giải:

a) Ta viết được các tích dưới dạng lũy thừa như sau:

3.3.3=33

6.6.6.6=64.

b) Ta hoàn thiện các câu như sau:

Cách 1.

32 còn gọi là “3 mũ hai ” hay “lũy thừa bậc hai của 3”.

53 còn gọi là “5 mũ ba” hay “lũy thừa bậc ba của 5”.

Cách 2.

32 còn gọi là “3 lũy thừa hai ” hay “bình phương của 3”.

53 còn gọi là “5 lũy thừa ba” hay “lập phương của 5”.

c) 310 : ba mũ mười, cơ số là 3 và số mũ là 10.

105 : mười mũ năm, cơ số là 10 và số mũ là 5.

*Cách giải bài toán lũy thừa:

Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.

an = a . a ….. a (n thừa số a) (n * )

Ta đọc an là “a mũ n” hoặc “lũy thừa bậc n của”.

Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số mũ.

Ví dụ: 85 đọc là “tám mũ năm”, có cơ số là 8 và số mũ là 5.

Phép nhân nhiều thừa số giống nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa.

Đặc biệt, a2 còn được đọc là “a bình phương” hay “bình phương của a”.

a3 được đọc là “a lập phương” hay “lập phương của a”.

Quy ước: a1 = a.

Ví dụ:

a) Tính 23 và 103.

b) Viết 10 000 000 dưới dạng lũy thừa của 10.

c) Viết 16 dưới dạng lũy thừa cơ số 4

Hướng dẫn giải

a) Số 23 là lũy thừa bậc 3 của 2 và là tích của 3 thừa số 2 nhân với nhau nên ta có:

23 = 2 . 2 . 2 = 8.

Số 103 là lũy thừa bậc 3 của 10 và là tích của 3 thừa số 10 nhân với nhau nên ta có:

103 = 10 . 10 . 10 = 1 000.

b) Số 10 000 000 được viết dưới dạng lũy thừa của 10 là:

10 000 000 = 10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 10 . 10 = 107.

c) Số 16 được viết dưới dạng lũy thừa cơ số 4 là:

16 = 4 . 4 = 42.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Hoạt động khởi động trang 16 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: Sau bài học này ta sẽ biết được: an=a.a...ansoa...

Hoạt động khám phá 1 trang 16 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa.a) 5.5.5...

Hoạt động khám phá 2 trang 17 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: Viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa.a) ...

Thực hành 2 trang 17 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa: 33.34...

Hoạt động khám phá 3 trang 17 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: a) Từ phép tính , em hãy suy ra kết quả...

Thực hành 3 trang 17 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: a) Viết kết quả của mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa. 117:113...

Bài 1 trang 18 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: Ghép mỗi phép tính ở cột A với lũy thừa tương ứng của nó ở cột B...

Bài 2 trang 18 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: a) Viết kết quả của phép tính sau dưới dạng một lũy thừa: 57.55...

Bài 3 trang 18 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10 năm 2020 dân số được...

Bài 4 trang 18 SGK Toán 6 Tập 1 - CTST: Biết rằng khối lượng của Trái Đất khoảng 600...0021  chuso0 tấn, khối lượng...

1 1,351 04/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: