Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học - Ngắn nhất Kết nối tri thức
Với soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
* Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học:
- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.
- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.
- Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
* Phân tích bài viết tham khảo
- Giới thiệu nhân vật: Con mèo ấy tên là Gióc – ba, một nhân vật trong tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của nhà văn Lu – i Xe – pun – ve – đa.
- Chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm:
+ “Con mèo mun to đùng, mập ú”, bộ lông đen óng như than, “đen từ đầu tới chân, trừ một túm lông trắng dưới cằm”.
+ Ngay trong “màn” giới thiệu, đặc điểm ngoại hình này đã được tác giả nhắc lại tới 10 lần, khiến cho người đọc dễ có ấn tượng về một chú mèo lười béo ú, xấu xí và với nhiều “con người” thì mèo đen còn “mang tới điềm xấu”.
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn:
+ Nhân vật Gióc – ba được Lu – i Xe – pun – ve – đa khắc hoạ qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, lời nói, cử chỉ hành động, cảm xúc suy nghĩ qua mối quan hệ với những nhân vật khác.
+ Nghệ thuật nhân hoá tài tình khiến Gióc – ba hiện lên rất sống động, mang tính cách con người mà vẫn không mất đi những đặc điểm của một chú mèo đáng yêu.
+ Lối kể chuyện vừa giàu cảm xúc vừa hài hước, tươi vui cũng tạo nên sức hấp dẫn lớn.
- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
+ Sáng tạo nhân vật Gióc – ba, nhà văn còn mượn “tiếng chim lời thú” để gửi gắm nhiều bài học cdành cho con người: sự trân trọng lời hứa, sức mạnh kì diệu của tình yêu thương; tinh thần bảo vệ kẻ yếu; sống can đảm, giày khát vọng.
+ Vị trí đặc biệt của Gióc – ba đã được khẳng định ngay trong nhan đề tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay. Chú mèo to đùng, mập ú đã mang lại cho thiên truyện vẻ đẹp hồn nhiên, tươi tắn, trí tuệ. Gióc – ba tử tế, hào hiệp, cao thượng của bến cảng Hăm – bơ hoàn toàn xứng đáng với lời ca ngợi của “cô con gái” hải âu: “Má là con mèo tuyệt vời nhất thế giới”!
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn nhân vật trong một tác phẩm văn học
Lựa chọn nhân vật em yêu thích trong một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. Em có thể liệt kê danh sách nhân vật yêu thích và lựa chọn nhân vật em ấn tượng nhất.
b. Tìm ý
Để tìm ý cho bài viết, em cần tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nhân vật và đưa ra những suy luận về đặc điểm nhân vật đó.
- Khi tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết liên quan đến nhân vật, em cần chú ý:
+ Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật
+ Đặc điểm nhân vật được nhà văn thể hiện gián tiếp qua:
* Các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục, …). Các chi tiết này cũng có thể hé lộ tính cách của nhân vật.
* Các chi tiết miêu tả hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh.
* Ngôn ngữ của nhân vật: lời nói của nhân vật (đối thoại, độc thoại)
* Thế giới nội tâm: những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
* Mối quan hệ với các nhân vật khác: thái độ, lời nói, hành động của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm.
- Để xác định được đặc điểm nhân vật, hãy kết nối thông tin về nhân vật trong tác phẩm với hiểu biết và trải nghiệm của em bằng cách đặt ra những câu hỏi:
+ Nhà văn đã miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của nhân vật như thế nào? Trong cuộc sống, những người có đặc điểm như vậy thường có tính cách như thế nào?
+ Nhà văn miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật như thế nào? Những người có cảm xúc, suy nghĩ như vậy thường có đặc điểm gì?
+ Nhà văn đã viết gì về mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm? Trong cuộc sống, những người có các mối quan hệ như vậy thường có tính cách như thế nào?
c. Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
+ Ý 1
+ Ý 2
+ Ý 3
+ …
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
2. Viết bài
Khi viết bài, em cần lưu ý:
- Để những nhận xét về nhân vật thuyết phục và có giá trị, cần dựa trên những sự việc, chi tiết liên quan đến nhân vật trong tác phẩm.
- Cần nhìn nhận, phân tích nhân vật từ nhiều góc độ, trong một chỉnh thể trọn vẹn để có những nhận xét, đánh giá toàn diện, thuyết phục.
- Phân tích nhân vật một cách cụ thể, chi tiết. Không nên nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách chung chung. Cần dựa vào các bằng chứng trong tác phẩm để làm căn cứ cho những nhận xét, suy luận về đặc điểm nhận vật.
* Bài văn mẫu tham khảo
Khép lại đoạn trích “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, ta không những ấn tượng với khả năng lắng nghe đặc điểm của nhân vật “tôi” mà còn nhớ mãi hình ảnh người bố đầy dịu dàng, yêu thương. Nhân vật người bố chính là “món quà” của người con, là người đã khám phá, dẫn dắt biết bao tài năng của con.
Qua đoạn trích, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu miêu tả đặc điểm, tính cách của người bố qua hành động và lời nói, nhưng có một chi tiết cũng có thể cho ta thấy về ngoại hình của nhân vật này. Khi người bố cứu thằng Tí khỏi con sông, ông đã: ẵm nó về nhà, nắm ngược hai chân dốc xuống, chắc hẳn ông phải là một người đàn ông có sức khoẻ khá tốt, mới có thể cứu được người như vậy. Qua chi tiết này, người đọc cũng cảm nhận được sự dũng cảm, anh hùng của nhân vật người bố. Ông đã không chút do dự, lập tức “quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra” rồi cứu mạng thằng bé.
Bên cạnh sự dũng cảm, tôi còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và yêu thương con cái từ nhân vật. Mở đầu câu chuyện, tác giả kể về khu vườn – nơi người bố trồng rất nhiều hoa. Tại đây, người bố đã rủ con cùng tưới cây và chơi một trò chơi rất thú vị: “Bố hay bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một.” và nói: “Đố con hoa gì?”. Có thể nói, chính người bố đã dẫn dắt và tìm thấy được khả năng đặc biệt của nhân vật tôi. Thông qua nhiều lần chơi và luyện tập, cuối cùng người con cũng có thể đoán được hết vườn hoa. Ngoài đoán được tên các loài hoa, người bố còn cùng con tham gia trò chơi đoán tìm đồ vật và khoảng cách. Nhờ được luyện tập khả năng này nhiều lần nên đôi tai của người con rất thính, chính cậu bé đã lắng nghe được tiếng kêu của thằng Tí ngoài bờ sông và cứu mạng nó. Nhân vật người bố không những là người chơi cùng con, mà còn là người dạy cho con những bài học quý giá. Đó là việc biết trân trọng những âm thanh của mỗi cái tên, và những món quà khi ta được trao tặng. Qua câu chuyện, ta còn cảm nhận được tình cảm của người con dành cho bố, một tình cảm hết sức ngây thơ và trong sáng: “A!
Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!”.
Tóm lại, hình tượng nhân vật người bố được tác giả miêu tả khá chân thực bằng nhiều hình ảnh, chi tiết khác nhau. Nhà văn đã thể hiện các đặc điểm của nhân vật chủ yếu thông qua các hành động mà người bố thực hiện. Đối với đứa con, người bố là những gì quý giá nhất, là tấm gương soi sáng cuộc đời con.
3. Chỉnh sửa bài viết
Rà soát, chỉnh sửa bài viết của em theo những gợi ý trong bảng sau:
Yêu cầu |
Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học. |
Nếu chưa giới thiệu được nhân vật, hãy viết một vài câu giới thiệu nhân vật em sẽ phân tích. |
Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm. |
Gạch dưới những nhận xét, đánh giá của em về nhân vật. Nếu chưa đầy đủ, cần bổ sung. Vẽ đường lượn dưới các bằng chứng được trích dẫn từ tác phẩm. Nếu chưa có hoặc chưa thuyết phục thì cần bổ sung. |
Nhận xét, đánh giá được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. |
Đánh dấu những câu văn nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần viết thêm. |
Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật. |
Đánh dấu câu văn nêu ý nghĩ của hình tượng nhân vật. Nếu chưa có, hãy viết một vài câu nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật. |
Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt. |
Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu, liên kết câu, liên kết đoạn, … ). Chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi. |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức