Soạn bài Nói với con - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Nói với con Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 10001 lượt xem
Tải về


Soạn bài Nói với con

* Nội dung chính “Nói với con”

Văn bản thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc, bên cạnh đó còn gợi ca sức sống mạnh mẽ của dân tộc, quê hương. Chính những tình cảm ấy sẽ là hành trang để con mang theo khi trưởng thành.

Soạn bài Nói với con - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Trả lời:

- “Nói với con” thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới đối tượng là những người độc giả, họ có thể cảm nhận theo cách riêng của mình về vấn đề đang được tác giả đề cập.

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Trả lời:

- Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều:

+ Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình.

+ Luôn nhớ về quê hương của mình.

+ Nhớ về những phẩm chất cao quý của “người đồng mình”

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình rất tự nhiên và giản dị. Con sinh ra, lớn lên từng ngày trogn vòng tay yêu thương của cha mẹ. Điều này đã khiến cho cả gia đình có những phút giây hạnh phúc đến nhường nào.

- Mối quen hệ giữa “con” với quên hương: quê hương không chỉ là nơi sinh ra và lớn lên của con mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con. Con cần phải biết trân trọng và học hỏi những con người quê hương mình.

- Những mối quan hệ đó chính là cái bản lề để giúp con trưởng thành, vững bước vào đời.

Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?

Trả lời:

- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình”:

+ Là những con người chịu khó, tỉ mỉ và có đời sống tâm hồn phong phú:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”

+ Là những con người có sức sống mãnh liệt, bền bỉ:

“Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn.”

+ Là những người chân phương, giản dị những có nhân cách cao đẹp:

“Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

+ Là những con người hết lòng xây dựng quê hương đất nước:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trogn thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”

- Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con phải biết trân trọng và yêu thương, học hỏi những phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương.

Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, chính vì vậy chủ thể trữ tình có thể thể hiện hết suy nghĩ, cảm xúc của mình về tình cảm gia đình, quê hương dành cho người con.

- Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng: Các điệp ngữ “Người đồng mình”, “Sống”, nhằm nhấn mạnh những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề)

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 73

Soạn bài Thực hành đọc: Câu chuyện về con đường

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 77

1 10001 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: