Soạn bài Đồng dao mùa xuân - Ngắn nhất Kết nối tri thức
Với soạn bài Đồng dao mùa xuân Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Đồng dao mùa xuân
Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Đồng dao mùa xuân
* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là gì? Em biết những bài thơ bốn chữ nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ.
Trả lời:
- Khi nghe nói đến cụm từ thơ bốn chữ, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí em là thơ bốn chữ ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ.
- Em biết những bài thơ bốn chữ như: Lượm (Tố Hữu), Mùa thu của em (Quang Huy), Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân), …
- Chia sẻ cảm xúc của em về bài thơ “Sắc màu em yêu” – Phạm Đình Ân: sau khi đọc xong bài thơ, em cảm thấy yêu mến màu sắc quê hương mình, mỗi màu sắc lại tượng trưng cho một sự vật, sự việc khác nhau.
Câu hỏi 2 (trang 40 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chia sẻ cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ
Trả lời:
- Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ hiên ngang, quả cảm, sẵn sàng xả thân bảo vệ quê hương, đất nước.
* Đọc văn bản
1. Theo dõi: Số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần thơ, nhịp thơ.
- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 4 tiếng.
- Số tiếng trong mỗi vần thơ: linh động.
- Số tiếng trong mỗi nhịp thơ: linh động.
2. Hình dung: Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa”.
- Hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa” là: người lính một mình hoặc cùng đồng đội của mình hành quân vào núi xanh; khi có bom nổ thì biến thành ngọn lửa (ám chỉ sự hy sinh).
3. Hình dung: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả.
- Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả:
+ Ở lại một mình, trên lưng đeo ba lô con cóc, khoác trên mình tấm áo màu xanh
+ Làn da xanh xao vì sốt rét với nụ cười hiền lành
+ Cô đơn, ngồi lặng lẽ dưới gốc mai vàng
+ Hiên ngang, quả cảm, hướng tới chiến thắng cuối cùng của đất nước.
* Sau khi đọc
Nội dung chính “Đồng dao mùa xuân”: Bài thơ khắc hoạ hình ảnh người lính bộ đội Cụ Hồ trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Đồng thời, thông qua bài thơ, tác giả gửi gắm nỗi niềm xót thương và trân trọng vô hạn tới họ.
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cách chia khổ của bài thơ có gì đặc biệt? Hãy nêu ý nghĩa của cách chia đó.
Trả lời:
- Cách chia khổ của bài thơ đặc biệt ở chỗ: hai khổ thơ đầu có số lượng câu chênh lệch với bảy khổ còn lại. Khổ thơ đầu có ba câu thơ, khổ thơ thứ hai có hai câu thơ, các khổ thơ còn lại mỗi khổ có bốn câu thơ.
- Ý nghĩa của cách chia đó: giới thiệu một cách ngắn gọn hoàn cảnh ra đi của người lính, tạo điểm nhấn cho cả bài thơ.
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
Trả lời:
- Nhận xét về số tiếng trong mỗi dòng: đều có bốn tiếng.
- Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ:
+ Cách gieo vần: vần cách nhau
+ Cách ngắt nhịp: 2/2, 3/1
Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hình dung câu chuyện đó như thế nào?
Trả lời:
-Hình dung câu chuyện về cuộc đời người lính: Khi chiến tranh bước vào giai đoạn máu lửa. người lính phải ra đi làm nhiệm vụ. Một thời gian sau, đất nước hoà bình nhưng người lính đó đã hy sinh nơi chiến trường khốc liệt. Hầu hết những người lính ra đi đều là những thanh niên trẻ, chưa một lần yêu và có một tâm hồn hết sức ngây thơ, hồn nhiên. Thời gian qua đi, người lính hy sinh để lại một phần con người của mình nơi núi rừng Trường Sơn: ba lô con cóc, tấm áo xanh, nụ cười hiền, làn da sốt rét. Bóng dáng anh lặng lẽ ngồi dưới gốc mai vàng, mùa xuân của đất trời vẫn cứ tới rồi qua đi, còn mùa xuân của những người lính thì xin gửi lại nơi núi rừng – chính nơi mà các anh đã hy sinh cho độc lập dân tộc.
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy tìm những chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính. Qua các chi tiết đó, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm gì?
Trả lời:
- Những chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính:
+ Đi vào núi xanh
+ Anh không về nữa
+ Chưa một lần yêu
+ Còn mê thả diều
+ Anh thành ngọn lửa
+ Anh vẫn một mình
+ Ba lô con cóc
+ Tấm áo màu xanh
+ Làn da sốt rét
+ Cái cười hiền lành
+ Anh ngồi lặng lẽ
+ Anh ngồi rực rỡ
+ Mắt như suối biếc
+ Vai đầy núi non
- Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả, hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm:
+ Trẻ trung, hồn nhiên, vô tư
+ Quả cảm, hiên ngang
+ Kiên cường, bám trụ
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
- Cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài:
+ Tình đồng đội đồng chí gắn bó, keo sơn
“Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo”
+ Tình càm nhân dân luôn dõi theo với sự trân trọng và biết ơn
“Theo chân người lính
Về từ núi xanh … “
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, tên bài thơ Đồng dao mùa xuân có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Theo em, tên bài thơ “Đồng dao mùa xuân” gợi nhắc đến mùa xuân hay chính là thanh xuân của con người. Trong số đó là những người lính trẻ hồn nhiên, vô tư nhưng không kém phần quả cảm, kiên trì.
* Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.
Đoạn văn tham khảo:
Người lính trong bài thơ là một hình tượng rất đẹp và thiêng liêng. Bằng việc sử dụng thể thơ bốn chữ, kết hợp với cách ngắt dòng, nhịp linh hoạt, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc hoạ người chiến sĩ đi ra từ những năm máu lửa thật chân thực. Thời gian đầu, người lính trẻ phải đi vào tận rừng sâu để hành quân, và sau đó anh không về nữa. Anh đã hy sinh để lại một phần con người của mình nơi núi rừng Trường Sơn: ba lô con cóc, tấm áo xanh, nụ cười hiền, làn da sốt rét. Bóng dáng anh lặng lẽ ngồi dưới gốc mai vàng, mùa xuân của đất trời vẫn cứ tới rồi qua đi, còn mùa xuân của những người lính thì xin gửi lại nơi núi rừng – chính nơi mà các anh đã hy sinh cho độc lập dân tộc.
Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Đồng dao mùa xuân
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức