Soạn bài Chuyện cơm hến- Ngắn nhất Kết nối tri thức
Với soạn bài Chuyện cơm hến Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Chuyện cơm hến
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.
Trả lời:
Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Ví dụ miền Bắc thường không thêm gia vị ngọt vào đồ ăn, còn miền Nam thì thiên về vị ngọt trong đồ ăn của mình. Người miền Bắc có phở là món ăn đặc trưng, còn người miền Nam có món hủ tiếu.
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?
Trả lời:
Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn bánh mì để giới thiệu.
* Đọc văn bản
1. Theo dõi: Chú ý nét riêng trong khẩu vị của người Huế
Nét riêng trong khẩu vị của người Huế: họ nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, không chê vị nào, họ còn thích thú với hai vị cay và đắng.
2. Suy luận: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó
Tác giả là người Huế. Chi tiết cho thấy điều đó là: “Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến.”
3. Theo dõi: Chú ý câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản
Câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản là: “Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy.”
4. Theo dõi: Chú ý các nguyên liệu làm cơm hến
Các nguyên liệu làm cơm hến: mặt hến, miến, măng khô, thịt heo thái chỉ, rau sống, môn bạc hà, khế, rau thơm, giá chần, bông vạn thọ vàng.
4. Theo dõi: Chú ý vị thứ mười lăm của cơm hến
Vị thứ mười lăm của cơm hến: là lửa.
* Sau khi đọc
Nội dung chính “Chuyện cơm hến”: Văn bản là suy nghĩ cá nhân của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về món cơm Hến – một món ăn đặc trưng của xứ Huế. Bằng cảm nhận tinh tế, ngòi bút tài hoa, nhà văn đã giới thiệu được với bạn đọc một món ăn hết sức gần gũi, dân giã nơi quê hương mình.
Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những chi tiết nào cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân?
Trả lời:
Những chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân:
- Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến.
- Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng, … bây giờ trở thành phố biển khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó) chỉ món cơm hến này là không nơi nào có.
Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?
Trả lời:
Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:
- Không bỏ đi món cơm nguội, củng cố quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi.
- Rất kiên định trong lập trường ăn uống của mình.
Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?
Trả lời:
Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn bàn về nét riêng trong khẩu vị của người Huế, về sự giữ gìn một món ăn lâu đời.
Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?
Trả lời:
Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá” vì món ăn đặc sản phải cần được bảo tồn và giữ gìn, không thể để có các ý đồ cải biện, phá phách.
Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của người dân địa phương?
Trả lời:
Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho thấy người dân Huế đang hết lòng giữ gìn bản sắc văn hoá. Cho dù món ăn có phức tạp, nhiều công đoạn nhưng nó vẫn luôn được mọi người trân trọng và bảo tồn.
Câu 6 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.
Trả lời:
Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn “Chuyện cơm hến” giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc:
- Trươc hết, nói về cơm hến.
- Xin tiếp tục chuyện cơm hến.
- Tôi nhớ lần ấy, …
Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?
Trả lời:
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” rất thẳng thắn và chân thực. Điều này thể hiện trong những quan điểm mà tác giả đưa ra về món cơm hến.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống.
Đoạn văn tham khảo:
Quê tôi là một làng quê nhỏ thuộc vùng ngoại ô thành phố, giống với những làng quê khác, nơi tôi sống cũng có những tập tục lễ hội rất riêng, một trong số đó là hội thi đấu vật. Hội thi đấu vật được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Giêng hàng năm. Trước mội trận đấu khoảng hai tuần, các đô vật từ khắp nơi sẽ đổ về nhà văn hoá làng tôi để đăng ký tham dự. Đến ngày thi đấu, các đô vật sẽ thể hiện hết khả năng và sức mạnh của mình để hạ gục đối thủ. Trong quá trình diễn ra hội thi, ta không chỉ được quan sát nhiều đô vật khoẻ mạnh, cường tráng mà còn được cảm nhận không khí hết sức náo nhiệt, đầy sôi động. Hội thi đấu vật vẫn được tiếp diễn qua từng năm, và ngày càng được mọi người trong làng quan tâm, yêu thích. Tôi tin rằng, nét đẹp truyền thống này sẽ còn tồn tại và tiếp tục phát triển.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116
Soạn bài Viết văn bản tường trình
Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức