Soạn bài A. Ôn tập kiến thức (Ôn tập học kì 1)- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài A. Ôn tập kiến thức (Ôn tập học kì 1) Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 8973 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ôn tập kiến thức (Ôn tập học kì 1)

A. Ôn tập kiến thức

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong học kì I, em đã học các bài Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền. Hãy chọn mỗi bài một văn bản mà em xác định là tiêu biểu cho chủ đề và thể loại của bài học và lập bảng vào vở theo mẫu gợi ý sau:

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

 

 

 

 

Nội dung

Nghệ thuật

 

 

Trả lời:

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

 

 

 

 

Nội dung

Nghệ thuật

1

Đi lấy mật

Đoàn Giỏi

Tiểu thuyết

Văn bản kể về một lần An theo tía nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Trong quá trình đi lấy mật ong, An đã thấy được khung cảnh thiên nhiên vô cùng phong phú và sống động của rừng U Minh.

Miêu tả chân thực, trữ tình, ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương.

2

Đồng dao mùa xuân

Nguyễn Khoa Điềm

Thơ 4 chữ

hình ảnh người lính bộ đội Cụ Hồ trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Đồng thời, thông qua bài thơ, tác giả gửi gắm nỗi niềm xót thương và trân trọng vô hạn tới họ.

Điệp ngữ, Nhân hoá

3

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Nguyễn Ngọc Thuần

Truyện

Văn bản kể về trải nghiệm của nhân vật tôi khi được người bố của mình dẫn dắt đến với khả năng thú vị. Đó là việc nhắm mắt và cảm nhận mọi thứ diễn ra xung quanh: mùi hương, âm thanh, khoảng cách, …

Ngôn từ giản dị, chân thành.

4

Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải

Thơ 5 chữ

cảm nhận của tác giả về mùa thu của thiên nhiên, của đất nước. Từ đó, tác giả gửi gắm khát vọng hoá thân, muốn được cống hiến cho đời của mình.

Điệp ngữ

5

Chuyện cơm hến

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tản văn

suy nghĩ cá nhân của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về món cơm Hến – một món ăn đặc trưng của xứ Huế. Bằng cảm nhận tinh tế, ngòi bút tài hoa, nhà văn đã giới thiệu được với bạn đọc một món ăn hết sức gần gũi, dân giã nơi quê hương mình.

Ngôn ngữ gần gũi, tâm tình.

 

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em đã thực hành viết các kiểu bài tóm tắt văn bản; tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ; phân tích đặc điểm nhân vật; viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc; viết văn bản tường trình. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây

a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.

b. Tóm tắt một văn bản mà em đã đọc, đã học. Chọn một trong hai hình thức thể hiện sau:

- Tóm tắt văn bản theo hình thức đoạn văn.

- Tóm tắt văn bản bằng hình thức bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Trả lời:

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

* Tóm tắt văn bản:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc.

- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc.

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt.

* Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Hình thức nghệ thuật

 

Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng

Các dòng thơ bắt vần với nhau (vần liền, vần cách, vần hỗn hợp)

Nhịp thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc

Hình ảnh để biểu đạt cảm xúc

Biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm

Nội dung

 

Tình cảm, cảm xúc của em

Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ

 

* Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng cảu thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

* Phân tích đặc điểm nhân vật

- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.

- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.

- Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

* Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

-  Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.

-  Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

* Viết văn bản tường trình:

- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức. Chú ý chừa khoảng cách rộng hơn giữa dòng ghi địa điểm, ngày tháng làm bản tường trình với những thông tin ngay phía trên và tiếp dưới đó.

- Tên văn bản tường trình phải thể hiện được nội dung khái quát nhất của vụ việc. Khi viết dòng này, cũng chú ý chừa khoảng cách trên, dưới hợp lí như khi viết dòng ghi địa điểm, thời gian làm bản tường trình ở trên.

- Để tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình.

- Xưng danh với đầy đủ họ tên.

- Trình bày vụ việc ngắn gọn nhưng rõ ràng, đảm bảo có đủ các thông tin về thời gian, địa điểm, người liên quan, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả để lại. Đặc biệt, cần nói rõ tư cách, trách nhiệm của em trong vụ việc.

- Nêu cam kết về tính trung thực của nội dung tường trình. Mẫu câu thường dùng: Tôi xin cam đoan nội dung trình bày trên là trung thực; Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về điều mình đã viết; …

- Nêu lời hứa hoặc lời đề nghị.

- Kí và ghi đầy đủ học tên ở phần dưới cùng, lệch góc phải trang giấy.

b. Tóm tắt văn bản “Đi lấy mật” – Đoàn Giỏi

Vào lúc nửa đêm, cậu bé Mon tỉnh giấc và hỏi anh của mình là Mên về trận mưa và dòng nước đang dâng lên, hoá ra cậu đang lo lắng cho những chú chim chìa vôi bị chết đuối. Thế rồi, hai cậu bé cùng trò chuyện về cuộc sống làm tổ của những chú chim: vào mùa nước cạn, chim chìa vôi tìm dải cát được đệm bởi đám rong khô và dày để đẻ trứng, chỉ khi dải cát đó chìm vào dòng nước thì khi đó những chú chim mới bứt khỏi dòng nước bay vào bờ. Tuy vậy, hai chú bé con vẫn rất lo lắng cho bầy chim và quyết định chèo đò sang sông mang chúng vào bờ. Tới nơi, hai anh em cùng cố gắng nhìn xem dải cát đã bị nước cuốn hay chưa. May mắn thay, bãi cát vẫn còn, những chú chim vẫn chưa bay lên. Trong phút giây ngay sau đó, hai đứa bé đã chứng kiến một cảnh tượng xúc động. Đó là hình ảnh những cánh chim bé bỏng và ướt đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Không những thế, Mên và Mon còn lặng mình khi thấy cảnh chim mẹ cứu vớt chú chim con đuối sức. Trước cảnh tượng đó, Mên và Mon đều không biết chúng đã khóc từ lúc nào.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua. Những nội dung này có liên quan như thế nào với những gì em đã đọc hoặc viết?

Trả lời:

Bài học

Nội dung thực hành nói và nghe

Liên quan với đọc và viết

1

Trao đổi một vấn đề mà em quan tâm

Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và từ những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm.

2

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)

Hai bài ở phần Đọc đã gợi cho em những suy nghĩ về người lính, về tình yêu đất nước, về sự hoà quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương đất nước, … Từ các tác phẩm đã đọc, đã học, em hãy trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được rút ra từ tác phẩm ấy.

3

Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)

phần viết, em đã được thực hành viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học, chính vì vậy ở phần nói em có thể trình bày ý kiến của mình về một vấn đề đời sống được gợi ra từ nhân vật ấy.

4

Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng

Ở phần viết, em được thực hành viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc, chính vì vậy ở phần nói và nghe em sẽ thảo luận, trình bày về hoạt động thiện nguyện, về những con người hoặc hoạt động trong hoạt động đó.

5

Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại

phần Đọc, em được học các tác phẩm có chủ đề là các món ăn, phong tục tập quán của các địa phương. Ở phần Nói, em được tiếp tục thảo luận, trao đổi, trình bày về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại.

 

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu sau:

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bầu trời tuổi thơ

Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

    Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

     Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

 

Trả lời:

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bầu trời tuổi thơ

Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

    Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

     Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

Từ láy

Ví dụ: xiên xiết, long lanh, rì rào, …

Khúc nhạc tâm hồn

Biện pháp tu từ

Nhận biết biện pháp tư từ nói giảm nói tránh bằng cách: dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt, dùng cách nói vòng, dùng cách nói phủ định.

Ví dụ: Bác Hồ đã hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc.

Nghĩa của từ

Ví dụ: Tôi ăn xôi đậu – Con ruồi đậu mâm xôi.

Từ đậu (1): là một loại hạt có vị bùi khi đun chín, tạo mùi thơm cho thức ăn.

Từ đậu (2): hành động hạ cánh của một vật nào đó.

Biện pháp tu từ

Cội nguồn yêu thương

Số từ

Số từ được phân chia thành hai nhóm: số từ chỉ số lượng xác định và số từ chỉ số lượng ước chừng. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ.

Số từ chỉ thứ tự thường kết hợp với các từ thứ, hạng, loại, số, đứng sau danh từ trung tâm, thể hiện thứ tự của sự vật được nêu ở danh từ trung tâm.

Ví dụ: Tôi ngồi bàn thứ nhất.

Phó từ

Phó từ được phân chia thành hai nhóm: phó từ kèm danh từ, phó từ đi kèm động từ

Ví dụ: Những con voi ấy rất khoẻ

Giai điệu đất nước

Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh

Khi đọc (nghe) chỉ một từ, ta không thể biết người viết (nói) muốn dùng nghĩa nào của từ này. Thế nhưng, từng nghĩa một của từ đó sẽ được xác định nếu ta đặt nó trong ngữ cảnh, xem xét trong sự kết hợp với từ bên cạnh.

Ví dụ: Giọng cô ấy rất ngọt – Nước mía này ngọt quá

Ngọt (1): ý chỉ giọng nói hay, bắt tai.

Ngọt (2): vị ngọt được tạo nên trogn vị giác.

Nghĩa của từ

Dấu câu

Biện pháp tu từ

Màu sắc thiên nhiên

Dấu câu

Biện pháp tu từ

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương là từ ngữ được sử dụng ở mỗi vùng miền riêng biệt. Những từ đó phát sinh từ những nét riêng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí và phong tục tập quán của cư dân địa phương. Từ ngữ địa phương thể hiện tính đa dạng trong ngôn ngữ của một cộng đồng.

Từ ngữ địa phương được dùng nhằm tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện, nhân vật ….

Ví dụ: o – cô (ngôn ngữ miền Trung)

 

B. Luyện tập tổng hợp

Sau khi đã ôn tập kiến thức về các thể loại văn bản và tiếng Việt; kiểu bài viết, kiểu bài nói và hoạt động nghe tương ứng trong các bài học của học kì I, em hãy thực hành trên lớp và ở nhà (làm vào vở) theo các phiếu học tập sau:

1 8973 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: