Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 3079 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề)

* Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề.

- Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.

- Đưa ra được những lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.

* Phân tích bài viết tham khảo

- Nêu vấn đề nghị luận

“Chỉ làm việc lớn, không thích làm việc nhỏ, vì việc nhỏ là việc vô nghĩa.”

- Thể hiện ý kiến không đồng tình với quan niệm

“Theo tôi, câu nói đó đã bộc lộ một quan điểm thật khó chấp nhận”

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ nhất của quan niệm.

+ Lí lẽ:

“Việc lớn có thể hiểu là những việc hệ trọng, đòi hỏi người ta phải dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, … để giải quyết.”  

“Vậy, có riêng gì anh học sinh ấy, trong đời, ai mà chẳng phải làm việc lớn? … mọi người”

+ Bằng chứng: “Đối với học sinh …. Tất cả đều là những việc trọng đại của đời người.”

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ hai của quan niệm.

+ Lí lẽ: “Bên cạnh việc lớn, hằng ngày còn có bao nhiêu việc nhỏ chúng ta phải làm.”

“Nếu người nào cũng cho rằng mình được sinh ra chỉ để làm việc lớn thì những việc nhỏ kia sẽ đùn đẩy cho ai?”

+ Bằng chứng: “Trong gia đình có những công việc ngỡ rất tầm thường, nhưng không thể không làm như …. chăm sóc vật nuôi.”

“Đến trường, không chỉ học tập, ….. thải nhựa, …”

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ ba của quan niệm.

+ Lí lẽ: “có một câu hỏi cần được trả lời: Việc nhỏ có phải là việc vô nghĩa không? … tuy nhỏ mà ý nghĩa lớn lao.”

+ Bằng chứng: “Tôi đã đọc bài báo nói về chuyện ông Ni – nô – mi – gia …. Hồ Gươm.”

- Ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

“Sự lệch lạc trong nhận thức như vậy không chỉ cản trở chúng ta thể hiện trách nhiệm trước tập thể, cộng đồng, mà …. hành vi phù hợp.”

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Cần quan sát thực tế diễn ra hằng ngày (trực tiếp hoặc qua các phương tiện như ti vi, báo, đài, …) để nhận thấy, trong cuộc sống hiện nay, có những quan niệm chưa đúng đắn, tác động không tốt đến đời sống cộng đồng, cần bày tỏ thái độ phàn đối. Em có thể tham khảo một số ý kiến sau đây để chọn đề tài cho bài viết của mình:

- Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao động đã được nhà trường trả lương.

- Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích.

- Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu.

- Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.

b. Tìm ý

Sau khi chọn được đề tài, cần tiến hành tìm ý bằng cách trả lời một số câu hỏi:

- Vấn đề gì cần bàn luận ở bài viết?

Vấn đề cần bàn luận phải được nêu ra. Có thể giải thích thêm để người đọc nắm được thực chất của vấn đề.

- Trước ý kiến trái ngược với quan điểm của bản thân, cần thể hiện ý kiến của mình như thế nào?

Nhận thức của người viết về tính đúng/ sai của một quan niệm, một ý kiến phải rõ ràng, dứt khoát. Nếu đúng, cần khẳng định; nếu sai, cần phản đối. Thái độ này phải được thể hiện rõ trong một ý.

- Làm cách nào để ý kiến của mình thuyết phục được người đọc?

Ý kiến tán thành hay phản đối phải có cơ sở. Muốn người đọc hiểu được quan điểm của mình, cần trình bày thành ý rõ ràng, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể, xác thực.

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được ở trên vào các phần của bài viết theo một trật tự hợp lí để có một dàn ý. Nhiệm vụ của từng phần được thể hiện rõ trong dàn ý

- Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

- Thân bài:

+ Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

+ Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).

+ Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

2. Viết bài

Khi viết bài, em cần đặt dàn ý trước mặt để thường xuyên tự kiểm soát việc viết từng phần và triển khai từng ý.

- Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận. Có thể bắt đầu bằng một tình huống, một câu chuyện có liên quan hay giới thiệu trực tiếp vấn đề.

- Thân bài: Các ý chính cần được trình bày rành mạch, mỗi ý được triển khai trong một đoạn văn riêng, rõ ràng, mạch lạc; bằng chứng cụ thể, thuyết phục. Khi viết, cần chú ý mạch văn trôi chảy, kết nối các câu trong đoạn và các đoạn trong bài chặt chẽ, hợp lí. Trách cách viết kể lể, rườm rà.

- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của việc bàn luận, giúp người đọc suy nghĩ đúng về vấn đề để có sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động.

* Bài văn mẫu tham khảo

“Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương” – đây là câu nói mà một bạn học cùng tôi đã nói trong buổi sinh hoạt lớp tuần trước. Sau khi nghe xong câu nói này, tôi hoàn toàn không đồng tình với bạn.

Trước hết, trong một phần câu nói của bạn vẫn có những ý hoàn toàn đúng. Đó là “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công”. Nghề lao công là nghề mà sẽ quét dọn và sắp xếp gọn lại vị trí đồ đạc để tạo nên một môi trường xanh – sạch – đẹp nhất. Khi người lao động được giao những nhiệm vụ như vậy thì họ phải có trách nhiệm để làm tốt công việc đó. Khi chúng ta nhận được bất kể nhiệm vụ hay công việc nào cũng vậy, chúng ta cần phải có trách nhiệm hoàn thành tốt và đúng tiến độ. Tuy nhiên, nếu chúng ta lại suy nghĩ theo chiều hướng: những người lao công đã được nhà trường trả lương” thì chúng ta đang giống như đổ hết hoàn toàn trách nhiệm chỉ lên người đó. Bởi lẻ, việc giữ gìn môi trường xung quanh là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mỗi bạn học sinh, thầy, cô giáo, bác bảo vệ, … đều phải chấp hành nghiệm những nội quy giữ gìn môi trường chung và có một phần trách nhiệm trong đó. Chúng ta không thể đến trường học rồi bày bừa, vứt rác bừa bãi sau đó gọi bác lao công lên dọn giúp. Bản thân mỗi người luôn cần phải có ý thức tự giác xây dựng một môi trường văn mình, sạch đẹp.

Tóm lại, tôi cảm thấy ý kiến trên khá phiến diện và chưa có cái nhìn toàn diện, nó thể hiện sự thiếu ý thức của con người. Sự lệch lạc trogn nhận thức như vậy không những cản trở chúng ta thể hiện tinh thần trách nhiệm trước tập thể mà còn ảnh hưởng đến nhân cách của bản thân.

3. Chỉnh sửa bài viết

Đối chiếu bài viết với Yêu cầu đối với văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) và dàn ý để tự đánh giá mức độ đáp ứng của bài viết, từ đó chỉnh sửa theo các gợi ý sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Nêu cụ thể vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối.

Chỉnh sửa nếu thấy vấn đề nghị luận và ý kiến cần phản đối còn mơ hồ.

Trình bày rõ sự phản đối của người viết về ý kiến vừa nêu.

Diễn đạt cho rõ nếu thấy sự phản đối chưa được thể hiện rõ ràng.

Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để việc phản đối ý kiến có sức thuyết phục.

Củng cố lí lẽ nếu thấy chưa vững chắc, bổ sung bằng chứng nếu thấy còn thiếu.

Nêu được ý nghĩa của việc phản đối ý kiến trái ngược về vấn đề.

Bổ sung nếu thấy chưa nêu được ý nghĩa hoặc nêu chưa rõ.

Rà soát lỗi về từ ngữ, câu, đoạn văn, liên kết các câu và các đoạn, cách trình bày bài viết.

Sửa những lỗi phát hiện được.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 73

Soạn bài Thực hành đọc: Câu chuyện về con đường

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 77

Soạn bài Thuỷ tiên tháng Một

1 3079 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: