Soạn bài Viết văn bản tường trình- Ngắn nhất Kết nối tri thức
Với soạn bài Viết văn bản tường trình Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Viết văn bản tường trình
* Thể thức của văn bản tường trình
- Phía trên cùng văn bản ghi quốc hiệu và tiêu ngữ (chính giữa dòng).
- Tiếp đó, ghi địa điểm và thời gian viết tường trình (góc bên phải)
- Tên văn bản tường trình ghi chính giữa. Dòng trên ghi ba chữ BẢN TƯỜNG TRÌNH (chữ in hoa), dòng dưới ghi: Về việc …
- Dưới tên văn bản, ghi tên người hoặc cơ quan nhận bản tưởng trình sau cụm Kính gửi.
- Nêu thông tin về người viết tường trình (họ và tên; chức năng; chức vụ; đơn vị học tập; công tác; … ), có thể bắt đầu bằng cụm từ Tôi tên là … hoặc Tôi là …
- Ghi nội dung chính: thuật lại vụ việc với đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, những người có liên quan, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, người chịu trách nhiệm.
- Ghi lời cam đoan về sự khách quan, trung thực của nội dung tường trình cùng lời hứa hoặc đề nghị đối với người (cơ quan) xử lí vụ việc.
- Sau cùng, người viết tường trình kí và ghi đầy đủ họ tên
Lưu ý: Nếu bản tường trình được viết tay, chú ý chừa lề hợp lí; không viết sát mép giấy bên trái, bên phải; không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá rộng. Nếu bản tường trình được đánh máy, cần dùng khổ A4; phông chữ tiếng Việt Times New Roman; cỡ chữ thường là 13 – 14; lề trang cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30 – 35 mm, cách mép phải 15- 20 mm, …
* Phân tích bản tường trình tham khảo
- Quốc hiệu và tiêu ngữ:
“CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
- Địa điểm và thời gian viết bản tường trình: “Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2020”
- Tên văn bản tường trình:
“BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc vi phạm nội quy nơi tham quan”
- Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình:
“Cô Lâm Thanh H, giáo viên chủ nhiệm lớp 7C”
- Tên người viết tường trình: “Em là Trương Khánh Ng., học sinh lớp 7C, Trường THCS Nguyễn Du”
- Nội dung tường trình (thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc, nguyên nhân, hậu quả, người chịu trách nhiệm)
“Sáng 22 tháng 9 năm 2020, lớp 7C có tổ chức đi tham quan Bảo tàng Dân tộc học. Em đã tham gia buồi tham quan cùng với lớp … Điều này đã gây ảnh hưởng đến buổi tham quan của lớp.”
- Cam đoan và cam kết: “Em xin cam đoan điều vừa tường trình là đúng sự thật… em xin hữa không bao giờ tái phạm và sẽ luôn chấp hành nghiêm mọi nội quy, quy định nơi công cộng.”
- Kí tên hoàn tất bản tường trình:
“Kí tên
Trương Khánh Ng.”
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
- Nếu định tường trình về một vụ việc có thật trong đời sống mà bản thân em có liên quan, cần hình dung lại mọi chuyện đã xảy ra theo những gì em biết và còn nhớ rõ.
- Nếu vụ việc được tường trình chỉ mang tính chất giả định, trước hết em hãy chú ý đến tư cách tường trình của bản thân, thông qua việc tự đặt các câu hỏi: Em có là người đại diện hay chỉ tường trình với tư cách cá nhân? Em khởi xướng, tham gia vụ việc hay chỉ là người làm chứng? Không thể viết tường trình khi chưa xác định rõ mối liên quan trực tiếp của em đối với vụ việc.
- Để xác định được những thông tin cụ thể cho bản tường trình, em có thể nghĩ đến những vụ việc như: mất xe đạp nơi gửi xe của trường; làm hư hại đồ dùng học tập của bạn khiến bạn không hoàn thành công việc được giao; khởi xướng một cuộc dã ngoại với sự tham gia của nhiều bạn trong lớp khi chưa xin phép gia đình, thầy, cô chủ nhiệm và nhà trường; chứng kiến một vụ bắt nạt trong trường học; …
2. Viết bản tường trình
- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức. Chú ý chừa khoảng cách rộng hơn giữa dòng ghi địa điểm, ngày tháng làm bản tường trình với những thông tin ngay phía trên và tiếp dưới đó.
- Tên văn bản tường trình phải thể hiện được nội dung khái quát nhất của vụ việc. Khi viết dòng này, cũng chú ý chừa khoảng cách trên, dưới hợp lí như khi viết dòng ghi địa điểm, thời gian làm bản tường trình ở trên.
- Để tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình.
- Xưng danh với đầy đủ họ tên.
- Trình bày vụ việc ngắn gọn nhưng rõ ràng, đảm bảo có đủ các thông tin về thời gian, địa điểm, người liên quan, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả để lại. Đặc biệt, cần nói rõ tư cách, trách nhiệm của em trong vụ việc.
- Nêu cam kết về tính trung thực của nội dung tường trình. Mẫu câu thường dùng: Tôi xin cam đoan nội dung trình bày trên là trung thực; Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về điều mình đã viết; …
- Nêu lời hứa hoặc lời đề nghị.
- Kí và ghi đầy đủ học tên ở phần dưới cùng, lệch góc phải trang giấy.
* Văn bản tường trình mẫu tham khảo (mất xe đạp nơi gửi xe của trường)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2021
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc mất xe đạp nơi gửi xe của trường
Kính gửi: Cô Hoàng Thị K, hiệu trưởng trường THCS A
Em là Hoàng Khánh L, học sinh lớp 8A, trường THCS A, xin phép trình bày với cô một việc như sau:
Sáng ngày 22 tháng 9 năm 2021, em đi học đến trường bằng chiếc xe đạp cá nhân. Đến trường, em để xe đúng vị trí quy định và lên lớp học. Sau khi kết thúc năm tiết học, em xuống nhà xe lấy xe để ra về nhưng không tìm thấy xe của mình.
Em xin cam đoan điều vừa tường tình là đúng sự thật. Em mong được BGH nhà trường can thiệp và truy tìm thủ phạm đã lấy chiếc xe của em.
Người viết tường trình
Hoàng Khánh L
3. Chỉnh sửa bản tường tình
Dựa vào phần Thể thức của văn bản tường tình để tự rà soát và chỉnh sửa:
Nội dung rà soát |
Hướng chỉnh sửa |
Tên văn bản đã phản ánh đúng nội dung chính được tường trình chưa? |
Nếu chưa thì phải sửa lại cho phù hợp. |
Sự thể hiện tường trình đã đầy đủ , cụ thể chưa? |
Nếu thấy chi tiết nào thừa thì lược bỏ, chi tiết nào thiếu thì bổ sung. Cần sắp xếp các chi tiết theo một trình tự hợp lí. |
Tư cách, vai trò của bản thân trong vụ việc đã được xác định rõ ràng chưa? |
Nếu chưa, cần sửa lại để làm rõ: bản thân là người gây hậu quả hay chịu hậu quả, là người phải cịu trách nhiệm hay chỉ là người làm chứng |
Có chỗ nào diễn đạt như văn nói không? |
Loại bỏ những từ ngữ địa phương, những từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ, những tiếng lóng (nếu có) |
Hình thức bản tường tình đã được trình bày đúng quy cách chưa? |
Chỉnh sửa theo thể thức của văn bản tường trình đã giới thiệu và bản tường trình tham khảo ở trên. |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 126
Soạn bài Thực hành đọc: Những khuôn cửa dấu yêu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức