Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 50 Tập 2- Ngắn nhất Kết nối tri thức
Với soạn bài Củng cố và mở rộng trang 50 Tập 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 50 Tập 2
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao các văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” và “Đường vào trung tâm vũ trụ” được coi là truyện khoa học viễn tưởng?
Trả lời:
Các văn bản trên được coi là truyện khoa học viễn tưởng vì truyện có tính chất li kì, sử dụng cách viết lô – gíc để đưa ra những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, điều gì tạo nên sức hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng?
Trả lời:
Theo em, điều tạo nên sức hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng là:
+ Có những yếu tố li kì, kì ảo
+ Một vài ý tưởng có nền tảng là các nguyên lí khoa học mới của thời hiện đại nên có thể có những giả tưởng sẽ trở thành sự thật.
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu thêm về hệ sinh quyển trên Trái Đất, từ đó liên hệ để dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không? Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) về dự đoán của em.
Trả lời:
- Tìm hiểu thêm về hệ sinh quyển trên Trái Đất:
“Sinh quyển là toàn bộ khu vực thể khí, rắn và lỏng trên bề mặt Trái Đất được các sinh vật sống chiếm giữ.” Sinh quyển có các cấp độ tổ chức: Dân số, Công đồng sinh vật, Hệ sinh thái.
- Viết đoạn văn:
Sinh quyển là toàn bộ khu vực thể khí, rắn và lỏng trên bề mặt Trái Đất được các sinh vật sống chiếm giữ. Sinh quyển có các cấp độ tổ chức: Dân số, Cộng đồng sinh vật, Hệ sinh thái. Từ đó, em dự đoán rằng vẫn có những hành tinh có sự sống. Ngày nay, các nhà du hành vũ trụ đã phát hiện ra khá nhiều hành tinh có sự sống nếu như được tiếp cận bằng các phường pháp khoa học mới. Các hành tinh này có thể có hệ sinh quyển khác với Trái Đất nhưng khả năng cao là sẽ xuất hiện các sinh vật sống. Đó có thể là những sinh vật mà loài người chúng ta chưa từng thấy trước đó.
Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): “Mỗi người sinh ra đều là thiên tài” (An-be Anh-xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của mình cho các bạn cùng nghe.
Trả lời:
Câu nói của An – be anh – xtanh có nghĩa là mỗi con người chúng ta đều có một khả năng riêng biệt nào đó. Điều quan trọng là chúng ta hãy biết nhìn ra khả năng của mình để phát triển nó một cách toàn diện.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Thực hành đọc: Chiếc đũa thần
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức