Soạn bài Phiếu học tập số 2- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Phiếu học tập số 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 2399 lượt xem
Tải về


 Soạn bài Phiếu học tập số 2

1. Đọc

a. Đọc văn bản Tự chịu trách nhiệm

b. Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản trên thuộc loại văn bản gì?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản văn học

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo tác giả, mỗi người cần “tự chịu trách nhiệm” về những sai lầm của bản thân để đạt được mục đích chính gì?

A. Từng bước hoàn thiện bản thân

B. Biết khoan dung với người khác

C. Đạt được thành công về sau

D. Thiết lập những quan hệ tốt

Trả lời:

Đáp án: C

c. Thực hiện bài tập

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ giữa vấn đề đặt ra và các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được tác giả trình bày trong văn bản.

Trả lời:

(1) Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình → Thay đổi các sai lầm → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân → Thành công.

(2) Khi thất bại: → Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân à không thay đổi được kết quả → không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phân tích cách triển khai, củng cố lí lẽ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn 3 của văn bản.

Trả lời:

Tác giả khẳng định: Dám tự chịu trách nhiệm thì mới đạt được sự chủ động. Sau đó, tác giả đưa ra quan điểm phản đề: Biện minh, đổ lỗi đồng nghĩa với việc đẩy mình vào thế bị động. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra câu nói của người xưa và lời dạy của cố nhân để chứng minh cho điều mình vừa nói. Câu cuối cùng tác giả đưa ra nhận thức, bài học có giá trị.

Câu 3 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu suy nghĩ của em về nhận định sau đây của tác giả: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn"

Trả lời:

Tác giả sử dụng cú pháp “chỉ khi … mới có”, bộc lộ sự dứt khoát, khẳng định mạnh mẽ. Hành động “nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân” mang tới những hiệu quả từ phạm vi cá nhân đến phạm vị xã hội: “có cơ hội tự sửa mình”, “khoan dung với lỗi lầm của người khác”, “thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp”. Tóm lại, việc tự chịu trách nhiệm là một việc làm đúng đắn, đem tới cho người ta cơ hội chinh phục thế giới.

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc các thành ngữ, tục ngữ sau:

- Cắn răng chịu đựng;

- Dám làm dám chịu;

- Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương;

- Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người.

Cho biết thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản. Vì sao em xác định như vậy?

Trả lời:

Thành ngữ “Dám làm dám chịu” liên quan một phần tới nội dung thông điệp tác giả đặt ra. Vì ý nghĩa của nó là biết tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm. Còn những câu còn lại ý nghĩa chưa sát với nội dung văn bản.

Câu 5 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cầu tiến, vị thế, viện dẫn là ba trong nhiều từ được dùng trong văn bản có các yếu tổ Hán Việt thông dụng. Nêu cách hiểu của em về nghĩa của những yếu tố Hán Việt tạo nên các từ đó và giải thích nghĩa của từng từ.

Trả lời:

- Cầu tiến:

+ Cầu: cầu nguyện, cầu may, cầu mong, …  Cầu mang ý nghĩa nhu cầu, mong muốn.

+ tiến: tiến bộ, tiến lên, tiến bước, … Tiến mang ý nghĩa vươn lên, tốt hơn.

=> Ý nghĩa của từ cầu tiến: Luôn có suy nghĩ học hỏi tiến lên không ngừng.

- Vị thế

+ vị: vị trí, địa vị, vị giác, … Vị mang ý nghĩa thứ tự, vị trí.

+ thế: thế giới, xu thế, thất thế, … Thế mang ý nghĩa của chung

=> Ý nghĩa của từ vị thế: vị trí có vai trò ảnh hưởng trong xã hội.  

- Viện dẫn:

+ viện: viện phí, viện binh, bệnh viện, … Viện chỉ cái gì đó đi đầu, mang tính cấp bách.  

+ dẫn: dẫn chứng, dẫn lối, dẫn dắt, … Dẫn là đưa, mang lại.

ð Ý nghĩa của từ viện dẫn: đưa ra, dẫn ra cái gì đó

 2. Viết

Câu hỏi (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Những con người dám nhận trách nhiệm nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra là người có lòng can đảm. Không phải ai sau khi mắc lỗi đều có thể nói lời xin lỗi với một ai đó, thậm chí là chính mình. Sai lầm, thất bại cứ thế ập đến và nhiều người chỉ biết đổ lỗi cho ngoại cảnh tác động mà chưa bao giờ nhìn nhận lại bản thân. Việc dám nhận trách nhiệm mang đến những lợi ích tốt đẹp cho con người, họ có thể chủ động để kiến tạo lên một khởi đầu mới, và học hỏi được từ những sai lầm. Bên cạnh đó, nếu ai đó mắc sai lầm mà tự nhận trách nhiệm về mình để thay đổi thì xã hội sẽ không còn những cuộc cãi vã hay những lần xích mích. Chính vì thế, để xã hội phát triển một cách toàn diện thì chúng ta luôn cần phải biết nhận lấy trách nhiệm về bản thân khi làm sai một việc gì đó.

3. Nói và nghe

Câu hỏi (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lập dàn ý cho bài nói về vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.

Trả lời:

- Dẫn dắt vấn đề

- Giải thích: Bước đường tương lai là gì?

Tại sao cần phải chuẩn bị cho bước đường tương lai?

- Bàn luận:

+ Để chuẩn bị cho tương lai, em tự nhận thấy bản thân có những năng lực, sở thích nào?

+ Em ước mơ trở thành một người như thế nào?

+ Em cần làm gì để thực hiện ước mơ đó?

+ Khi gặp khó khăn, thất bài, em dự kiến sẽ ứng xử như thế nào với bản thân và những người liên quan?

- Khẳng định lại vấn đề

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 10

Soạn bài Bầy chim chìa vôi

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17

Soạn bài Đi lấy mật

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24

1 2399 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: