Soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 2111 lượt xem
Tải về


Soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy bổ sung những cuốn sách mới cho góc đọc sách, thư viện mở của lớp học. Tự làm mới góc đọc sách theo cách mà em và các bạn cảm thấy hứng khởi và thú vị nhất.

Trả lời:

Các cách tự làm mới góc đọc sách: phân loại sách theo màu bìa sách, phân loại theo thể loại sách, xếp sách theo hình kim tự tháp, …

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cùng thảo luận để xây dựng mục tiêu đọc sách của cá nhân và của nhóm. Trình bày mục tiêu đó và trao đổi để tìm hiểu cách đọc sách hiệu quả trong dự án đọc mới của em và các bạn.

Trả lời:

- Mục tiêu đọc sách: Đọc được 3 cuốn sách cùng chủ đề troong vòng một tháng. Chủ đề đó có thể là những chủ đề đã được học thông qua các bài học: Thiên nhiên, con người, gia đình, …

- Trao đổi để tìm hiểu cách đọc sách hiệu quả: Đọc sách chủ động, sau khi đọc bàn luận những nội dung hay và thú vị với bạn của mình.

* Cùng đọc và trải nghiệm

Cuốn sách mới – chân trời mới

* Đọc văn bản

1. Từ mục tiêu đọc sách đã xác định, hãy chọn một số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về những vấn đề của cuộc sống để tìm hiểu, khám phá những điều bổ ích, thú vị. Việc đọc sách sẽ hiệu quả hơn nếu các em tập trung vào một số đề tài, chủ đề để chọn sách trên cơ sở các bài học: Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền, Bài học cuộc sống, Thế giới viễn tưởng, Trải nghiệm để trưởng thành, Hoà điệu với tự nhiên. Có thể đọc trọn vẹn một số cuốn sách có đoạn trích đã học như: Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần); Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-đơ Ai-tơ-ma-tốp) hoặc Những bức thư gửi cháu Sam (Đa-ni-ên Cốt-li-ep); Nóng, Phẳng, Chật (Thô-mát L, Phrít-man).

2. Tập trung vào một hoặc hai cuốn sách mà em thấy hữu ích và thú vị nhất, đọc và ghi chép những thông tin cần thiết để có thể trao đổi với các bạn sau khi đọc. Cùng với những thông tin về tên sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tải bản, em cần chú ý xác định những vấn đề sau:

a. Đề tài: Cuốn sách đề cập đến phạm vi nào của đời sống?

b. Bố cục và nội dung chính: Cuốn sách có mấy chương, phần? Nội dung chính của từng chương, phần là gì?

c. Nhân vật, sự kiện, chai cảnh nổi bật nào được thể hiện trong cuốn sách?

d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?

e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là gì?

 Đọc cùng nhà phê bình: Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Vấn đề được nêu ra để bàn luận

“Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài gần như không có cốt truyện với nhiều truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động. Thế mà truyện âm thầm như một mùi hương gây mê, có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng.”

2. Theo dõi: Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm

“Đây là một sự chuyển mình toàn bộ, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới, ngấm dần vào từng gia đình và từng con người, từ già đến trẻ…. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới đi luyện tập quân sự.”

3. Theo dõi: Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm

“… là những con người thật đáng yêu. Mỗi người đều mang một cá tính riêng như lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội.”

4. Theo dõi: Cách nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của người viết

Về cách nêu bằng chứng, người viết đã đưa ra cả ba tuyến nhân vật và những cái tên đại diện cho tuyến nhân vật đó. Bên cạnh đó còn chỉ ra đặc điểm chung của tuyến nhân vật.

5. Theo dõi: Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.

“Quê nội và Tảng sáng được viết theo lối tự sự qua vai “tôi”. Vai “tôi” trogn tiểu thuyết thường có những thế mạnh … không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.”

6. Theo dõi: Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm

“Tâm hồn chúng ta – bạn đọc người lớn cũng như trẻ em – có là cục đá thì mới không xúc động xao xuyến với …”

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)”Văn bản viết về những ý kiến, đánh giá của nhà phê bình Trần Thanh Địch về vẻ đẹp giản dị và chân thật của tác phẩm “Quê nội” – Võ Quảng. Tác giả khẳng định rằng tác phẩm “Quê nội” của Võ Quang mang một sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng.

Soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới- Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

Trả lời:

Người viết tập trung bàn luận về vấn đề về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm “Quê nội” của Võ Quảng.

Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

Để bàn về vấn đề người viết đã nêu những ý kiến về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

- Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm: “Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hoà Phức, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công.”

- Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm: “Các nhân vật là những người nông dân bình thường …, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai dĩ,…”

- Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm “Quê nội”:

+ “Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hoà Phức, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công.”

+ “Các nhân vật là những người nông dân bình thường …, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai dĩ,…”

- Cách trình bày bằng chứng của người viết: lược thuật, tóm tắt, không trích đoạn trực tiếp.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

Trả lời:

Mục đích viết của tác giả là bàn luận về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của văn bản, sau đó là đánh giá chung được tác phẩm. Trong văn bản, những đặc điểm trên đã được người viết thể hiện thông qua việc nêu ý kiến về hoàn cảnh đời sống, về thế giới nhân vật, về người kể chuyện. Mỗi khi đưa ra ý kiến người viết lại đưa ra những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng thuyết phục. Mục đích viết có liên quan mật thiết và nhất quán đến toàn bộ bài viết.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Đoạn văn tham khảo:

Tác phẩm “Bầy chim chìa vôi” kể về hai cậu bé Mên và Mon dũng cảm, biết yêu thương những con vật bé nhỏ, tội nghiệp. Nhân vật chính trong tác phẩm khiến người đọc chú ý bởi vì chúng là những đứa trẻ, tuy nhiên chúng lại hết sức nhạy cảm và tinh ý khi phát hiện ra những chú chim chìa vôi bé nhỏ đang gặp phải nguy hiểm. Xây dựng lên những nhân vật như vậy, nhà văn muốn làm bật tâm hồn trong sáng và tình yêu loài vật tha thiết của đứa trẻ. Trong văn bản, tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba khiến cho những mẩu diễn biến câu chuyện diễn ra thật mượt mà, tác giả như đang được quan sát gần những cử chỉ, hành động và lời nói của nhân vật. Đặc biệt, khi những chứng kiến cảnh tượng những chú chim bé nhỏ ướt sũng cất cánh bay lên bầu trời, hai cậu bé đã rất xúc động và ngỡ ngàng. Chúng còn không hiểu tại sao chúng lại khóc. Bằng ngôn ngữ giản dị kết hợp với những hình ảnh đẹp, nhà văn đã kể cho chúng ta về một câu chuyện vô cùng nhẹ nhàng về những cảm xúc ngơ ngây của những đứa trẻ nơi vùng quê. Chúng đã hết lòng để cứu giúp sinh vật sống bé nhỏ, gửi trao cho chúng những hi vọng tốt đẹp về tương lai phía trước.

Đọc và trải nghiệm cùng nhân vật

Em có thể tìm thấy trong cuốn sách đã đọc những nhân vật mà em yêu thích. Đó là nhân vật văn học được xây dựng theo sự tưởng tượng của tác giả, nhưng vẫn có mối liên hệ với những mẫu người trong đời thực. Để tìm hiểu về nhân vật, em có thể tưởng tượng cảnh mình đang đối thoại với nhân vật yêu thích trong một cuộc gặp gỡ. Bằng cách đặt ra những câu hỏi phỏng vấn nhân vật như trong một cuộc trò chuyện, em có thể tìm được câu trả lời về nhân vật trong và sau khi đọc. Chọn cách xưng hô, gọi nhân vật bằng tên hoặc dùng các đại từ nhân xưng, danh từ thay thế đại từ phù hợp với đặc điểm, tuổi tác của nhân vật: bạn, ông, bà, cô, chú, cậu, …

Tham khảo những câu hỏi sau:

- Bạn từ đâu đến?

- Vì sao bạn lại trở thành nhân vật trong tác phẩm này?

- Sở thích của bạn là gì?

- Bạn thấy mình có gì nổi bật (về sở thích, tính cách)?

- Bạn muốn nói điều gì nhất nếu được kể về cuộc đời của chính mình?

- Bạn quan tâm đến ai hay điều gì hơn cả?

- Điều bạn muốn làm tiếp là gì nếu bước ra ngoài trang sách?

Em có thể đặt thêm một số câu hỏi mà cuộc đời nhân vật gợi ra cho em và tìm kiếm câu trả lời từ cuốn sách hoặc liên hệ với thực tế cuộc sống để cùng nhân vật có một cuộc trò chuyện thật bổ ích, thú vị.

Đọc và trò chuyện cùng tác giả: Mon và Mên đang ở đâu?

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Mon và Mên đang ở đâu?”

Văn bản kể về cuộc phỏng vấn giữa một bạn độc giả và nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Qua đó, người đọc hiểu rõ hơn về sự ra đời và cuộc sống của nhân vật do nhà văn sáng tạo lên.

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc bài thuật lại cuộc “phỏng vấn” rất thú vị của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả của truyện ngắn Bầy chim chìa vôi – để có thể hiểu thêm về sự ra đời và cuộc sống của nhân vật do nhà văn sáng tạo trong tác phẩm

Trả lời:

- Học sinh đọc bài thuật lại cuộc “phỏng vấn” rất thú vị của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả của truyện ngắn Bầy chim chìa vôi trong SGK Ngữ Văn 7 – Kết nối tập 1 trang 107, 108.

- Gạch chân và ghi lại những thông tin chính của văn bản.

Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Trả lời câu hỏi

a. Mon và Mên là ai trong mối quan hệ với nhà văn – tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi?

b. Theo em, vì sao nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non”?

c. Cậu bé – người “phỏng vấn" tác giả - ngạc nhiên vì điều gì?

d. Ngoài Mon và Mên, ai là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi?

e. Mon và Mên đang ở đâu? Bầy chim chìa vôi đã bay đi đâu?

Trả lời:

a. Mon và Mên là bạn cùng lứa tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

b. Vì lúc đó “Lũ chim non là điều bọn trẻ quan tâm nhất lúc đó.”

c. Cậu ngạc nhiên vì thấy nhà văn không ở cùng hai cậu bé Mên Mon mà lại biết được hết những sự việc mà hai nhân vật đã làm.

d. Ngoài Mên và Mon, tác giả là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi.

e. Mon và Mên đang ở đâu khiến chính tác giả cũng bối rối. Bầy chim chìa vôi đã bay đi đến một nơi khác.

Câu 3 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chọn đọc một cuốn sách đang gây sự chú ý, tò mò đối với em. Trong quá trình đọc, thử hình dung em có thể đặt ra những câu hỏi nào để làm rõ hơn điều em muốn biết cách tác giả tạo nên nhân vật hoặc những chi tiết tiêu biểu, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách.

Trả lời:

- Tác phẩm em đang chú ý tới là văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.

- Đặt ra những câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề về hoàn cảnh sáng tác:

+ Văn bản được sáng tác vào năm nào?

+ Hoàn cảnh sáng tác của văn bản là gì?

+ Hoàn cảnh sáng tác ấy có ảnh hưởng như thế nào tới nội dung của tác phẩm?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Từ ý tưởng đến sản phẩm: Tham khảo một số sản phẩm sáng tạo của các bạn học sinh

Soạn bài Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Soạn bài Ngày hội với sách

Soạn bài A. Ôn tập kiến thức (Ôn tập học kì 2)

Soạn bài Phiếu học tập số 1

1 2111 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: