Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm  Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 3723 lượt xem
Tải về


 Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1  Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản “Bầy chim chìa vôi” và “Đi lấy mật” chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và từ những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm.

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Tham khảo 1 số đề tài:

+ Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ.

+ Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.

+ Trẻ em với việc học tập.

+ Bạo hành trẻ em.

b. Tập luyện 

- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét.

2. Trình bày bài nói

Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:

- Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị trước.

+ Nêu vấn đề mà em quan tâm, quan điểm của em

+ Các khía cạnh của vấn đề với lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.

+ Sử dụng các từ ngữ để liên kết các ý.

- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói, … phù hợp.

- Sử dụng kết hợp các phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, đoạn phim ngắn, …

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Theo em, người lớn chưa thực sự lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của trẻ em. Thực tế cho thấy, không phải tất cả người lớn đều có khả năng lắng nghe những vấn đề mà trẻ em mắc phải bởi lí do khách quan và chủ quan. Thứ nhất, người lớn quá bận rộn với công việc và những áp lực từ bên ngoài, họ không có đủ thời gian để ngồi xuống lắng nghe những câu chuyện của con em họ. Cuộc sống của họ hàng ngày chỉ xoay quanh công việc và phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho gia đình. Tiếp theo, một trong những lí do người lớn không còn lắng nghe, thấu hiểu trẻ con bởi bản thân họ không có khả năng đó. Hoặc từ nhỏ, ngay chính họ cũng đã chưa một lần được người khác lắng nghe, … Có rất nhiều lí do dẫn đến vấn đề này, và nếu chúng ta không tự sửa chữa và thay đổi sẽ gây ra rất nhiều hệ quả nghiêm trọng. Trẻ em có thể mắc phải những chứng bệnh về tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, hay tự hại bản thân, hoặc rơi vào cảm giác không còn được yêu thượng, tôn trọng, … Bằng chứng cho thấy, gần đây đã có rất nhiều vụ tử tử ở độ tuổi thanh thiếu niên diễn ra mà nguyên nhân chính là do căn bệnh trầm cảm, từ áp lực thi cử, học hành, và hơn hết là không có sự sẻ chia, động viên từ người lớn. Đó là một điều hết sức đau lòng và đáng tiếc, là một người lớn, chúng ta cần phải biết cân bằng mọi việc để có thời gian tương tác và cởi mở hơn với những đứa trẻ xung quanh chúng ta.

3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:

+ Những nội dung (hoặc những điểm) còn chưa rõ trong bài trình bày.

+ Đóng góp chính của người nói trên vấn đề đang trao đổi.

+ Lí lẽ và bằng chứng mà người nói sử dụng.

Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:

+ Giải thích thêm những chỗ người nghe chưa rõ.

+ Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

+ Bổ sung lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình nếu nhận thấy ý kiến đó đúng.

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 32

Soạn bài Thực hành đọc: Ngôi nhà trên cây

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 38

Soạn bài Đồng dao mùa xuân

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42

1 3723 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: