Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 7,062 06/09/2022
Tải về


Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Em hãy lí giải về thực tế đó của bản thân.

Trả lời:

- Khi trò chuyện với người khác, em đã từng dùng tục ngữ.

- Em thường dùng tục ngữ khi ở nhà, nói chuyện với những thành viên trong gia đình. Ví dụ: Xem bói ra ma, quét nhà ra rác; cái khó bó cái khôn, có công mài sắt có ngày nên kim, …

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?

Trả lời:

Người ta dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày vì tục ngữ là những câu ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, thể hiện một phép ứng xử, đạo đức nào đó gần gũi với cuộc sống con người.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ. 

- Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là: thiên nhiên, cuộc sống con người.

2. Suy luận: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ. 

- Nét chung nhất về hình thức các câu tục ngữ là đều ngắn gọn, súc tích, nhịp điệu hài hoà.

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Một số câu tục ngữ Việt Nam”: Một số câu tục ngữ Việt Nam nói về chủ đề thiên nhiên và cuộc sống con người.

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam- Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1) 

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.

Trả lời:

- Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục tục ngữ:

+ Câu 1: 8 tiếng

+ Câu 2: 12 tiếng

+ Câu 3: 16 tiếng

+ Câu 4: 14 tiếng

+ Câu 5: 6 tiếng

+ Câu 6: 8 tiếng

+ Câu 7: 6 tiếng

+ Câu 8: 10 tiếng

+ Câu 9: 5 tiếng

+ Câu 10: 6 tiếng

+ Câu 11: 6 tiếng

+ Câu 12: 6 tiếng

+ Câu 13: 7 tiếng

+ Câu 14: 6 tiếng

+ Câu 15: 14 tiếng

- Nhận xét chung về độ dài của tục ngữ: đa số là ngắn gọn.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Trong 15 câu tục ngữ ở trên, câu có gieo vần là: trừ câu 14, các câu còn lại đều có gieo vần.

- Việc gieo vần như vậy khiến cho câu tục ngữ có nhịp điệu, khiến cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.

Trả lời:

- Câu tục ngữ có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt:

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

- Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

+ “ Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.”

+ “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?

Trả lời:

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trên:

+ Số tiếng bằng nhau

+ Từ loại tương ứng qua từng vế

+ Thanh điệu đối nhau

+ Có hình ảnh tương đồng

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng khiến cho câu tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc hơn do có vần có nhịp điệu.

Câu 5 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?

Trả lời:

- Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào các chủ đề: Câu 1 đến câu 5 là về bài học kinh nghiệm thời tiết; Câu 6 đến câu 8 là chủ đề lao động; Câu 9 đến câu 15 là chủ đề đời sống xã hội.

Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.

Trả lời:

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: 1,2,3,5,6,7,8,11,12,13.

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chấn ẩn dụ: 4,9,10,14,15

Câu 7 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?

Trả lời:

- Ý nghĩa của hai câu tục ngữ này không loại trừ nhau.

- Bài học từ hai câu tục ngữ trên là: Học thầy là rất quan trọng nhưng cũng phải biết học hỏi từ cả bạn bè nữa.

Câu 8 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?

Trả lời:

- Bởi vì những câu tục ngữ về đời sống xã hội nói lên những đạo lí sống rất bền vững: tinh thần đoàn kết, con người được đặt lên hàng đầu, …

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Đoạn văn tham khảo:

Anh A: Dạo này làm ăn thế nào?

Anh B: Ôi! Chán lắm anh ạ! Chả có ma nào vào mua.

Anh A: Anh đã kiểm tra khâu sản phẩm chưa?

Anh B: Hàng hoá thì tôi nhập hết ấy mà, có tự làm cái nào đâu. Nhập cho nhanh anh ạ!

Anh B: Ối! Anh nên tìm tòi mà học hỏi họ cách làm đi chứ, muốn lành nghề chớ nề học hỏi mà.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Soạn bài Con hổ có nghĩa

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 22

1 7,062 06/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: