Soạn bài Phiếu học tập số 1- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Phiếu học tập số 1 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 4134 lượt xem
Tải về


Soạn bài Phiếu học tập số 1

1. Đọc

a. Đọc văn bản

Rừng cháy

[…] Quanh co trong rừng, chẳng biết đâu là đâu, thế mà chỉ chừng một giờ sau tía nuôi tôi đã dắt tôi ra đứng chỗ cây tràm chúng tôi ngồi nghỉ ăn cơm chiều bữa trước …

Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng kệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trăng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn […]. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loại hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ …

Tôi đã ngủ một giấc dài như vậy, sau khi tía con chúng tôi đã lất mật đầy vào hai thùng sắt tây, Cái gùi bé của tôi cũng vừa chất vun gọn những bánh sáp trắng muốt mà tôi đã tỉ mẩn vắt thành những cục tròn tròn như trứng ngỗng.

Tôi ngồi tựa lưng vào một thân cây lá rậm xùm coà, lơ mơ nhìn những làn tơ nhện mỏng tang rung rung trong ánh nắng. Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều, mọi tiếng động chung quanh tôi đều nghe như không rõ rệt, đều bị nén lại, không một chút âm, một thứ vắng lặng mơ hồ rất khó tả. Tôi còn đang chăm chú nghe tiếng quạt cánh của một con ong vàng mà không thấy nó đâu, thì bỗng nghe tiếng động cơ gào rú chuyển động rung trời.

Ba chiếc tàu bay của giặc Pháp bay vút qua bên trên khu rừng chúng tôi đang lấy mật. Chúng bay rất thấp, là là trên ngọn cây, khi tôi vừa kịp nghe thì chúng đã tới rồi […]. Lửa chớp chớp. Súng liên thanh nã đạn xuống rừng nghe inh tai chát óc. Rồi hàng loạt bom nổ ầm ầm, chuyển động cả một vừng rừng ban nãy còn lặng phắc như tờ. Đất dưới chân tôi rung rinh như chực sụp xuống. […]

- An ơi! Nằm xuống mau. Nó thả cái gì đen đen xuống kìa. Nó thả … - Tía nuôi tôi chưa nói dứt câu, vội đẩy tôi nằm gí xuống cỏ. […] Hai khuỷu tay tôi chống xuống đất đỡ bộ ngực lên, đầu cúi gằm xuống trước, tôi dàn sát thân mình vào đất như cn thằn lằn. Nếu có bom nổ gần cũng khỏi bị dội tức ngực vì sức chấn động. Phựt … Phựt … Phựt … Tiếng gì vậy? Sao không nghe tiếng nổ?

- Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con! – Tía nuôi tôi vừa bảo tôi như vậy, trong lúc tôi chưa kịp ngóc đầu lên thì bỗng nghe tía nuôi tôi hét một tiếng gọi: “An ơi!” . Chưa bao giờ tôi nghe ông kêu to như vậy, một thứ tiếng kêu rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng.

- Giặc đốt rừng, con ơi! – Tía nuôi tôi tay vớ chiếc nỏ, tay lôi tôi nhỏm dậy.

Một màn khói đen cuồn cuộn dựng lên trên dãy rừng dọc dài theo sông. […] Tiếng động cơ vẫn gào rú khủng khiếp trên đầu chúng tôi. Chúng không bắn nữa … Chỉ nghe tiếng phựt … phựt … Lửa cháy khắp bốn phía rồi. […]

- Làm sao khiêng hai thùng mật, tía ơi! – Tôi tiếc của, kêu lên.

- Chạy thoát thân đã! – Tía nuôi tôi vất cái nón đang đội lên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió, nơi ngọn lửa bắt đầu tràn đến chúng tôi …

- Lửa dày ở đó … Đừng về phía đó, tía ơi!

- Thoát ra mau. Cố lên. May ra thì còn kịp …

[…] Hốt nhiên, tôi nghe có tiếng chân chạy dồn dập trên đất, như tiếng giày khua.

- Tía ơi, Tây đuổi sau lưng nhiều quá!

- Tây đâu mà Tây. Cứ chạy đi!

Mặc cho tía tôi quát, tôi vẫn cứ ngoái đầu trông lại. Trời ơi, không phải Tây. Trong khói mù nhỏ ra một con heo đầu đàn, cao gần bằng con bò, lông gáy dựng ngược, mũi ngước lên thở phì phì làm cho hai cái nanh dài chỗ khoá mép vươn ra như hai lưỡi dao găm. Rồi vun vút tràn đến một bầy heo rừng, con lớn con bé tranh nhau chạy, sống lưng nhấp nhô tràn tới như một đàn heo mực. Nai con giò phóng bay qua những lùm cây thấp. Hươi, chồn bông lau, cáo, mèo, … tất cả những con thú bốn chân trong rừng đều nhắm mắt nhắm mũi tranh nhau chạy …

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam, Sdd, tr. 172 – 175)

b. Chọn phương án đúng

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đề tài chính được tác giả khai thác trong văn bản là gì?

A. Thiên nhiên vùng rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp

B. Thiên nhiên và cuộc sống con người vùng rừng tràm Nam Bộ

C. Nạn cháy rừng và những nguy cơ về môi trường vùng rừng tràm Nam Bộ

D. Cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Giữa người kể chuyện và các sự việc trong câu chuyện có mối quan hệ như thế nào?

A. Người kể chuyện là người chứng kiến các sự việc đã xảy ra.

B. Người kể chuyện là một nhân vật trong tác phẩm.

C. Người kể chuyện vừa chứng kiến vừa trực tiếp tham gia vào sự việc.

D. Người kể chuyện được nghe kể lại từ lời một nhân vật khác.

Trả lời:

Đáp án: C

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu những chi tiết tiêu biểu giúp em nhận biết thời gian, không gian của các sự việc xảy ra trong câu chuyện.

Trả lời:

Những chi tiết tiêu biểu giúp em nhận biết thời gian, không gian của các sự việc xảy ra trong câu chuyện:

- “thế mà chỉ chừng một giờ sau tía nuôi tôi …”

- “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó …”

- “Trong vắng lặng mệt mỏi của rừng đã xế chiều..”

- “Ba chiếc tàu bay của giặc Pháp bay vút qua bên trên khu rừng chúng tôi đang lấy mật.”

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt nội dung câu chuyện (khoảng 7 – 10 câu).

Trả lời:

Câu chuyện kể về hành trình quay trở về sau khih lấy được mật của nhân vật An. An cùng Tía nuôi quay trở lại được gốc tràm nơi họ ngồi nghỉ ăn cơm chiều bữa trước. Tại nơi này, An đã cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên rừng U Minh lúc chiều tà, một vẻ đẹp vắng lặng và yên tĩnh. An đang tận hưởng cái không gian ấy, thì đột nhiên nghe tiếng động cơ gào rú chuyển động rung trời. Cả vùng rừng lúc này chuyển động với hàng loạt tiếng động: súng liên thanh, bom nổ, … Cả mặt đất cũng rung rinh như sắp sụp xuống. Hai cha con An nằm xuống tránh bom, nhưng không ngờ tới rằng giặc đang đốt rừng. Hai cha con chạy thoát thân bỏ lại hai thùng mật. Chạy theo hai cha con là hàng loạt các con vật bốn chân khác, trong đó có đàn lợn rừng với con heo đầu đàn hung dữ.

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các sự việc trong câu chuyện được kế theo trình tự nào?

Trả lời:

Các sự việc trong câu chuyện được kể theo trình tự thời gian.

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm những chi tiết tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An.

Trả lời:

Những chi tiết tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An:

- “chừng một giờ sau tía nuôi đã dắt tôi ra đúng chỗ cây chàm”

- “An ơi! Nằm xuống mua. Nó thả cái gì đen đen xuống kìa. Nó thả …”

- “Tía nuôi tôi chưa nói dứt câu, vội đẩy tôi nằm gí xuống cỏ”

- “Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con!”

- “An ơi!”

- “Chạy thoát thân cái đã!”

- “Tía nuôi tôi vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió, …”

- “Thoát ra mau. Cố lên. May ra thì còn kịp.”

2. Viết

Câu hỏi (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) phân tích đặc điểm nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An.

Đoạn văn tham khảo

Nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An là một người mà tôi rất ấn tượng trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Từ đoạn trích “Đi lấy mật”, ông hiện lên với một ngoại hình khoẻ khoắn, điểm xuyết là những chi tiết nhỏ thể hiện sự tinh tế, chăm sóc con của mình. Và ở trong đoạn trích “Rừng cháy”, tính cách ấy lại càng được thể hiện rõ ràng hơn. Câu chuyện kể về hành trình quay trở về của hai cha con An sau khi lấy được mật, ngỡ tưởng con đường về sẽ đầy ắp sự yên ả, vui vẻ. Nhưng đột nhiên, có một tiếng động lớn từ khắp rừng, đó chính là ba chiếc máy bay địch và chúng đã thả một cái gì đó đen đen xuống mặt đất. Ngay lập tức, tía nuôi nói với An: “Nằm xuống mau”. Điều này chứng tỏ, ông là một người rất nhanh trí và có khả năng quan sát rất tốt. Quả không hổ danh là người con của rừng núi, am hiểu đời sống cũng như hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trong tình thế khá nguy hiểm như vậy, tía nuôi An hành động rất thận trọng và bình tĩnh, ông còn bảo An: “Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con!”. Hai chữ “nghe con” khiến người đọc cảm nhận được rất sâu sắc tình cảm mà tía nuôi dành cho An, đó chính là tình cảm gia đình, gắn bó, đầy yêu thương. Khi biết được giặc đốt rừng, ông lại một lần nữa xử lí tình huống rất khéo léo. Tía nuôi bảo An chạy thoát thân trước, bỏ lại hai thùng mật mía và cùng động viên An và bản thân mình “Cố lên. May ra còn kịp …” Đối với tía nuôi, tính mạng con người luôn là quan trọng nhất và chúng ta cần phải thật nhanh và cố gắng vượt qua nghịch cảnh. Tóm lại, nhân vật tía nuôi đã để lại trong em nhiều suy nghĩ về con người và cuộc sống, ông là một tấm gương vượt qua khó khăn, nghịch cảnh đời thường mà chúng ta không thể nào quên. 

3. Nói và nghe

Câu hỏi (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trình bày tóm tắt một văn bản truyện em tự tìm đọc có nội dung gần gũi với những văn bản đã học.

Trả lời:

Tóm tắt truyện “Thuần phục sư tử” – Truyện dân gian Ả rập

Câu chuyện kể về một người phụ nữ tên là Ma – li – a, nàng mới lấy chồng được hai năm. Tuy trước khi cưới, chồng nàng là một người rất dễ mén, vui vẻ nhưng gần đây anh ta thường xuyên gắt gỏng. Bất lực trước người chồng, nàng đi nhờ sự giúp đỡ từ môt vị giáo sĩ già trong vùng. Đến nơi, vị giáo sĩ dặn dò Ma – li – a phải đem được ba sợi lông của sư tử sống về, ông sẽ nói cho bí quyết. Mong muốn hạnh phúc đã thôi thúc nàng đi vào rừng để làm quen với chúa sơn lâm – một con vật không ai muốn lại gần. Hàng ngày, nàng mang cừu non đến để có thể làm thân với con vật hung dữ này. Dần dần, con vật thay đổi tính. Nó trở nên dịu dàng hơn và cho nàng lại gần. Cuối cùng, Mai – li – a cũng nhổ được ba sợi lông của sư tử sống mang về cho vị giáo sĩ. Nhận được sợi lông, vị giaos sĩ khen gợi nàng và hỏi: “Lẽ nào con không làm mềm lòng nổi một người đàn ông vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều? Con đã nắm được bí quyết rồi đấy”.

1 4134 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: