Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ- Ngắn nhất Kết nối tri thức
Với soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữNgữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
A. Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
a. Xác định đề tài và cảm xúc
Em có thể chọn bất cứ đề tài nào mà em yêu thích như: nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước, và ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến.
b. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- Sau khi đã xác định được để tài và tình cảm, cảm xúc, em hãy tìm hình ảnh để thể hiện cảm xúc đó.
Ví dụ, nếu định viết về một vẻ đẹp của thiên nhiên, em có thể dùng hình ảnh bông hoa, chiếc lá, giọt sương, áng mây,... để gửi gắm cảm xúc của mình. Nếu có cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến khi về nghỉ hè, chia tay thầy cô, bạn bè, mái trường, em có thể dùng hình ảnh hoa phượng rơi, chiếc trống trường nằm yên, sân trường vắng để thể hiện cảm xúc.
- Tiếp theo, em hãy liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên.
Chẳng hạn miêu tả hình ảnh áng mây, em có thể triển khai cảm xúc theo hướng tả cảnh mây bay (mây xuất hiện khi nào, ở đâu, mây màu gì, có hình thù như thế nào, bay lửng lơ chậm chạp hay bay nhanh hối hả; những sự vật, hiện tượng thiên nhiên xung quanh như mặt trời, mặt trăng, những vì sao, ánh sáng... có đặc điểm ra sao); hoặc tưởng tượng về hành trình du lịch của áng mây (máy bay về đâu, gặp gỡ những ai, trò chuyện những gì, “cuộc đời của mây kết thúc thế nào,...).
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó, chẳng hạn niềm xúc động trước sự mong manh của áng mây trước gió, suy ngẫm về vòng tuần hoàn của các hiện tượng thiên nhiên,
c. Tập gieo vần
Chọn thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ và tìm vần thích hợp.
d. Đoạn thơ bốn chữ tham khảo
Ai là bạn gió
Mà gió đi tìm
Bay theo cánh chim
Lùa trong tán lá
Gió nhớ bạn quá
Nên gõ cửa hoài.
(Theo Ngân Hà, Bạn của gió)
Mặt trời thổi lửa
Sông biển bốc hơi
Hơi bay cao vút
Thành mây lưng đồi
Mây hồng nhẹ trôi
Mây xanh đằm thắm
Dịu dàng mây trắng
Thẩn thơ mây vàng
Mây đen lang thang
Thân hình nặng trĩu
Gió lên tí xíu
Đã vội khóc oà.
(Theo Hoàng Lựu, Mây khóc)
e. Chỉnh sửa
Sau khi đã hoàn thành, em hãy đọc lại thật kĩ bài thơ. Hãy kiểm tra xem bài thơ em vừa làm đã đáp ứng được các yêu cầu chung của bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ chưa. Có thể theo gợi ý sau:
Yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ |
|
Hình thức nghệ thuật
|
Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng |
Các dòng thơ bắt vần với nhau (vần liền, vần cách, vần hỗn hợp) |
|
Nhịp thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc |
|
Hình ảnh để biểu đạt cảm xúc |
|
Biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm |
|
Nội dung
|
Tình cảm, cảm xúc của em |
Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ |
B. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
* Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng cảu thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
* Phân tích bài viết tham khảo
Đồng dao mùa xuân – một bài thơ xúc động về người lính
- Giới thiệu tên bài thơ và tác giả: Đồng dao mùa xuân của Nguyễn khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”.
- Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ: Tác phẩm thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn, … với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước.
- Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, …
- Khái quá cảm xúc về bài thơ: Bài thơ không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người lính mà còn khẳng định sự tiếp nối thiêng liêng giữa các thế hệ làm nên đất nước muôn đời.
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
- Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước, …
- Điều quan trọng là bài thơ ấy để lại trogn em nhiều ấn tượng, cảm xúc.
b.Tìm ý
Thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:
- Đọc bài thơ nhiều lần đề có được cảm nhận chung về bài thơ.
- Nêu cảm xúc về nét đặc sắc của bài thơ trên các phương diện: chủ đề, cảm xúc của nhà thơ, thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, …
- Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ
c.Lập dàn ý
Sắp xếp các ý đã tìm được thành dàn ý, gồm các phần như sau:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.
2. Viết bài
Dựa vào dàn ý, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:
- Đoạn văn có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn, sử dụng các từ ngữ liên kết.
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ, …).
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn: viết lùi đầu dòng chữ đầu tiên của đoạn văn, chữ cái đầu phải được viết hoa, kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm câu.
* Đoạn văn mẫu tham khảo
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của tác giả Thanh Thảo khắc hoạ hình ảnh người mẹ tần tảo trong kí ức của người con xa quê. Tác phẩm thể hiện nỗi nhớ thương với người mẹ già và quê hương đất nước. Với thể thơ năm chữ khá ngắn gọn, tác giả như kể lại câu chuyện của người con “xa nhà đã mấy năm”. Khi gặp lại lá cơm nếp, người con lại thèm bát xôi của mùa gặt, thấy như khói đang bay ngang tầm mắt và cảm nhận được mùi xôi lạ lùng. Cảm giác lạ lùng đó nhưng thật ra lại rất đỗi thân quen. Sau đó, trong suy nghĩ của người con hiện lên hình ảnh mẹ già bên bếp củi, người thổi cơm nếp không phải ai khác mà “phải” là mẹ. Mẹ chính là người đã đi nhặt từng chiếc lá về để đun lên nồi cơm nếp thơm lừng, con đường con đi lúc này luôn thoang thoảng mùi hương đó. Mùi hương này không phải là mùi hương bình thường của hoa thơm, trái ngọt mà được tác giả nâng lên thành “mùi vị quê hương”. Từ “Ôi” đã cho thấy sự xúc động và trân trọng của tác giả dành cho mẹ, cũng như thức quà mẹ làm. Có thể nói, tình yêu mẹ được tác giả hoà quyện vào tình yêu quê hương đất nước qua hai dòng thơ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương.” Bên cạnh nội dung, nghệ thuật của bài thơ cũng khá đặc sắc: vần liền, nhịp thơ 2/3, 3/2 tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển cho câu chuyện, cũng như cảm xúc mà tác gỉa muốn gửi gắm. Ngoài ra, ở hai câu thơ cuối, biện pháp nhân hoá “Cây nhỏ rừng Trường Sơn/ Hiểu lòng nên thơm mãi …”, có tác dụng tạo điểm nhấn, làm nổi bật lên cảm xúc nhớ thương của người con. Bài thơ đã thể hiện được dòng cảm xúc nhớ thương của người con xa quê thông qua sự gặp gỡ với lá cơm nếp, từ đó tác giả gửi gắm tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước sâu nặng.
3. Chỉnh sửa bài viết
Yêu cầu |
Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. |
Nếu còn thiếu, hãy bổ sung. |
Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. |
Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh. |
Khái quá được cảm xúc về bài thơ |
Đọc lại phần cuối của đoạn văn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu. |
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt. |
Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, … và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi. |
Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 55
Soạn bài Thực hành đọc: Chiều sông Thương
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức