Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 30555 lượt xem
Tải về


Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện đó là gì?

Trả lời:

- Em đã được đọc một câu chuuyện về chú người gỗ Pinochio, do nói dối quá nhiều lần nên mũi của chú dài ra.

- Bài học em rút ra được từ câu chuyện: Đừng bao giờ nói dối người khác.

Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói sau: “Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”.

Trả lời:

- Em hiểu câu nói trên là am chỉ một người có tầm nhìn hạn hẹp giống như một con ếch ngồi dưới đáy giếng và chỉ nhìn thấy một khoảng trời bé tý.

* Đọc văn bản 

Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường

1. Theo dõi: Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ.

- Người thợ mộc đã bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về để làm cái nghề đẽo cày mà bán.

2. Theo dõi: Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường.

- Khi người ta bảo đẽo cày nhỏ, anh đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp.

- Khi người ta bảo đẽo cày to, anh đẽo cày vừa to, vừa cao.

- Khi người ta bảo đẽo cày to gắp ba, anh ta liền đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ bình thường.

3. Suy luận: Vì sao người thợ mộc không bán được cày?

- Người thợ mộc không bán được cày vì anh ta đã nghe theo lời khuyên của rất nhiều người nhưng không có chính kiến riêng của mình nên đã mất cả cơ nghiệp.

Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

1. Theo dõi: Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa. 

-  Môi trường sống của ếch là trong một cái giếng sụp, còn rùa sống ở biển đông.

2. Theo dõi: Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng. 

- Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng là: có thể ra khỏi miệng giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vào giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch … tự do bơi lội trong một cái giếng sụp.

3. Theo dõi: Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển.  

- Con ếch ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

Văn bản 3: Con mối và con kiến

1. Theo dõi: Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?  

- Mối có thái độ xét nét, trêu chọc kiến.

2. Theo dõi: Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?

- Kiến có thái độ bình tĩnh, đáp trả lại những lời bình phẩm của mối.

3. Theo dõi: Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

- Lối sống của mối có thể gây ra hậu quả: đục rỗng hết mọi nơi và có thể độ sụp mọi ngôi nhà.

* Sau khi đọc

Nội dung chính

Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường

Văn bản kể về câu chuyện người thợ mộc làm nghề đẽo cày, nhưng lại không có chính kiến riêng nên đã bị mất hết cả cơ nghiệp vì nghe theo lời của người khác.

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

Văn bản kể về cuộc đối thoại giữa rùa và ếch, chúng kể về môi trường sống của mình và thái độ của bất ngờ, bối rỗi của ếch khi biết được nơi rùa sống.

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Văn bản 3: Con mối và con kiến

Văn bản viết về sự việc mối nhìn thấy kiến làm việc chăm chỉ, khổ cực nhưng không biết rằng bản thân mình thì lại ăn không ngồi rồi, gây hại cho nhà cửa. 

Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến - Ngắn nhất Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”?

Trả lời:

Người thợ mộc trong truyện “Đẽo cày giữa đường” đã đồng ý làm theo những lời khuyên của mỗi người qua đường, kết quả khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?

Trả lời:

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ lắng nghe thật kĩ những lời khuyên của người khác, sau đó phân tích hoàn cảnh cụ thể của bàn thân để từ đó làm ra chiếc cày tốt nhất.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng?

Trả lời:

- Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng là: có thể ra khỏi miệng giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vào giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch … tự do bơi lội trong một cái giếng sụp.

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật?

Trả lời:

- Môi trường sống của ếch: trong một cái giếng sụp, trong giếng có những kẽ gạch, bên dưới có đầy bùn và những con vật khác như: lăng quăng, cua, nòng nọc.

- Môi trường sống của rùa: biển đông rộng lươn, sâu thẳm, nước biển không vì thời gian mà tăng hay giảm.

- Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của con ếch rất lớn: ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rỗi.

Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối”?

Trả lời:

- Con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối” vì nó đã nghe được nơi ở rất rộng lớn và hùng vĩ của con rùa.

Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?

Trả lời:

- Quan niệm sống của mối: thoải mái, không lo lắng cho tương lai của mình.

- Quan niệm sống của kiến: khổ trước sướng sau, có chuẩn bị ở hiện tại thì tương lai mới no đủ.

Câu 7 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. Vì lời của kiến đáp lại mối đã nói lên được sự phá hoại của loài mối: đục và phá huỷ mọi nơi.

Câu 8 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.

Trả lời:

- Những điẻm giống nhau về nội dung của cả ba chuyện:

+ Đều có những nhân vật là con vật

+ Đều rất ngắn gọn

+ Đều gửi gắm cho ta những bài học quý giá

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

Đoạn văn tham khảo:

Thành ngữ đẽo cày giữa đường được xuất hiện từ câu chuyện cùng tên của một người thợ cày. Anh đã bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ đề làm cái nghề này. Vì cửa hàng ở bên đường nên hàng ngày cửa hàng anh đón tiếp rất nhiều vị khách. Khi có người bảo anh đẽo cày cho cao, cho to thì anh làm theo. Một lần khác, có vị khách bảo anh đẽo cày nhỏ, thấp, anh cũng làm theo. Để rồi có một lần, một người bảo anh đẽo thật cao, to gấp đôi, gấp ba bình thường để có thể bán được nhiều, anh làm cày to gấp năm, gấp bảy. Cuối cùng, anh không bán được cái cày nào và cơ đồ sạt nghiệp vì nghe theo rất nhiều lời khuyên khác nhau.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10

Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13

Soạn bài Con hổ có nghĩa

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

1 30555 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: