Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 Tập 1- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 Tập 1Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1841 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 Tập 1

Bài giảng Soạn văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72

* Phó từ

Câu 1 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau:

a. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.

b. Những lúc ấy, thấy Đuy-sen đã bế các em qua suối.

c. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.

Trả lời:

a. Phó từ: mọi

b. Phó từ: các

c. Phó từ: những

Câu 2 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì.

a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?

Trả lời:

a. Phó từ: không, bổ sung ý nghĩ về sự phủ định cho động từ “nghĩ”

b. Phó từ: lắm, bổ sung ý nghĩa về mức độ của từ “hay”

c. Phó từ: cũng, bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự với việc ở phía trước.

d. Phó từ: quá, lắm, bổ sung ý nghĩa về mức độ của trạng thái được nhắc tới.  

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại phó từ này.

 Và những khi ấy tôi nghĩ: Hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tư-nai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của mày bấy nhiêu giây phút sướng vui, mặc dù mày không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trèo lên cao, thật là cao và ngồi lên một cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.

[..] Nếu không, thì hãy vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nại lên tỉnh. Mày còn nhớ khi ông cất tiếng gọi An-tư-nai lần cuối cùng! Hãy vẽ một bức tranh như thế, sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người.

Trả lời:

Tác dụng của việc lặp lại phó từ hãy, bổ sung ý nghĩa cho động từ phía sau nó, chỉ sự cầu khiến, mệnh lệnh. Từ đó, nhấn mạnh nỗi băn khoăn, trăn trở của người hoạ sĩ.

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ.

Trả lời:

Nhân vật thầy Đuy – sen là một người thầy được An – tư – nai và các học trò khác hết mực yêu quý. Đầu tiên, theo lời kể của nhân vật An – tư – nai, thầy Đuy – sen xuất hiện với những câu hỏi thăm rất gần gũi. Thầy đã hỏi bọn học trò nhỏ đi đâu, có thích đi học không và còn hỏi cả tên của An – tư – nai nữa. Khi nhận ra hoàn cảnh khó khăn của An – tư – nai, thầy Đuy – sen không hề tỏ ra thương hại, thầy luôn khuyến khích An – tư – nai đi học. Trong văn bản, ta còn nhận thấy thầy Đuy – sen với nét tính vô cùng đặc biệt khi cùng học trò qua suối. Thầy là người đã hy sinh rất nhiều cho học trò, bế các em qua suối băng lạnh giá, cứ thế lần lượt đưa hết các em sang bờ bên kia. Hãy tưởng tượng bạn làm một việc có ích nhưng lại bị người khác gièm pha, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Chắc chắn là sẽ không bằng lòng và khó chịu trong người. Tuy nhiên, với thầy Đuy – sen, khi bị người khác trêu trọc, thầy không hề tỏ ra quan tâm, bận lòng. Thầy cứ thế vui vẻ, còn kể ra một câu chuyện vui khiến bọn học trò cười phá lên.

Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 1 Soạn bài Thực hành Tiếng việt trang 72

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Quê hương

Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83

Soạn bài Thực hành đọc: Trong lòng mẹ

1 1841 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: