Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn- Ngắn nhất Kết nối tri thức

Với soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 3,295 26/08/2022
Tải về


Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị

- Chọn được truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích

- Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một trật tự đơn giản, dễ hiểu.

- Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa.

- Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không làm sai lệch những yếu tố cơ bản của cốt truyện gốc.

b. Tập luyện

- Kể lại truyện trước các bạn trong nhóm, chú ý bài học được thể hiện qua câu chuyện.

- Luyện kể bằng ngữ điệu truyền cảm (giọng to/ nhỏ, cao/thấp, nhanh/chậm. nhấn/ lướt, …thể hiện lời thoại phù hợp với đặc điểm nhân vật, cảm xúc của câu chuyện).

- Tập kết hợp lời kể với ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, …) để cuốn hút người nghe.

2. Trình bày bài nói

- Mở đầu: Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể.

- Triển khai: Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động; luôn tương tác với người nghe một cách tự nhirn (bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ, …). Có thể sáng tạo trong khi kể (không phải đọc thuộc lòng) để tạo sự lôi cuốn, nhưng không được làm sai lệch nội dung cơ bản của câu chuyện.

- Kết luận: Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

* Bài nói mẫu tham khảo

Sau đây, tôi xin trình bày câu chuyện “Con lừa và bác nông dân”. Một ngày, con lừa của bác nông dân nọ bị ngã xuống một cái giếng bỏ hoang, nó kêu thảm thiết và mong được thoát ra ngoài. Thấy vậy, bác nông dân liền suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng ông quyết định là sẽ lấp giếng để không phải nghe thấy tiếng nó nữa. Cứ thế, ông cùng hàng xóm của mình lấy đất đổ xuống giếng. Con lừa nhìn thấy những chiếc xẻng đất đầu tiên đổ xuống, nó tuyệt vọng. Nhưng khi đất đổ đầy đến chân của nó, nó liền bừngg tỉnh nhìn lên, cố gắng dẫm chân lên đống đất. Và cứ thế, con lừa cuối cùng cũng thoát ra khỏi miệng giếng một cách rất dễ dàng. Câu chuuyện mang lại cho chúng ta một bài học sâu sắc, và đó cũng chính là lí do tôi rất thích chuyện này. Đó là đừng bảo giờ gục ngã, bỏ cuộc trước nghịch cảnh, chúng ta luôn luôn có cách và có cơ hội để vượt qua khó khăn ấy.

3. Sau khi nói

- Cùng người nghe bàn luận, bình phẩm về chi tiết, hình ảnh đặc sắc, bài học đạo lí rút ra từ câu chuyện vừa kể.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, …)

- Bàn bạc, trao đổi về cách sáng tạo khi kể để câu chuyện thêm thú vị, làm nổi bật bài học đạo lí và những kinh nghiệm sống mà câu chuyện ngụ ngôn muốn truyền tải.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 22

Soạn bài Thực hành đọc: Thiên nga, cá măng và tôm hùm

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 26

Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34

1 3,295 26/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: